PDA

View Full Version : Câu hỏi về phụng vụ



Trunghieu
09-03-2012, 10:36 PM
Trong Mùa Chay, đặc biệt là Tam Nhật Vượt Qua, có rất nhiều nghi thức Phụng vụ. Khi tham dự Thánh lễ, ta chỉ thấy linh mục cử hành nghi thức chứ không rõ ý nghĩa của các nghi thức ấy.
Em xin được phép lập topic Ý nghĩa của Phụng vụ. Mong các anh, chị chuyên về phụng vụ giải đáp thắc mắc cho em cũng như mọi người

Câu hỏi 1: Tại sao trong ngày thứ năm tuần thánh lại hát Kinh Vinh Danh.
Câu hỏi 2: Trong ngày thứ 5 tuần thánh, nhà tạm để trống có ý nghĩa gì?

Trunghieu
13-03-2012, 09:55 AM
Câu hỏi 1: Tại sao trong ngày thứ năm tuần thánh lại hát Kinh Vinh Danh.

Trích dẫn Petrus.Thien
Trong Thánh lễ Tiệc ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành nghi thức rửa chân, thánh lễ đó nhằm tưởng niệm việc Chúa Kitô lập phép Thánh Thể và chức linh mục, cũng như ban bố giới luật mới tức là giới luật yêu thương. hát kinh Vinh Danh trong thánh lễ đó nhằm chúc tụng Chúa với những hồng ân đặc biệt đó mà Chúa ban.


Trích dẫn god is love
thứ năm tuần thánh có Ca hiệp lễ, ca tâm niệm, ca dâng lễ và kinh tiền tụng sẽ ca tụng bộ mặt vinh quang Mầu Nhiệm Cứu Thế : Vì chúng ta, Chúa Kitô đã tự hạ, vâng lời cho đến chết, vì thế Thiên Chúa đã suy tôn Người và tặng ban cho Người một danh hiệu cao quý hơn mọi danh hiệu.Sau bài hát "Vinh Danh", chấm dứt chuông nhạc rộn ràng để bước vào một màn cảnh mới, màn cảnh bi thương khổ nạn của Chúa Giêsu : chính đêm nay Chúa bắt đầu tự nộp mình trong tay quân dữ. Chúng ta hãy theo sát bước chân Chúa trong các chặng khổ nạn này.

Cám ơn các anh chị nhé :6::6:

Đại Dương Gia
13-03-2012, 10:23 AM
Trunghieu!
Bạn biết rằng, bước vào Tam Nhật Thánh là chúng ta bước vào việc tưởng nhớ Đức Giêsu đi vào cuộc thương khó Tử Nạn và Phục Sinh.
Việc tưởng nhớ vừa mang mang ý nghĩa tưởng niệm vừa mang tính hiện tại hoá. Nghĩa là tưởng nhớ lại biến cố Chúa Giêsu đã thực hiện xưa và hiện tại hoá việc đó ngay giây phút này trong các nghi thức phụng vụ và hiện tại hoá ngay chính chúng ta đang đi vào hiệp thông cùng Chúa Giêsu.
Một cách nào đó, việc tưởng nhớ này giống như chúng ta đang “diễn lại cảnh” Chúa Giêsu bắt đầu cuộc thương khó từ (thứ 5 TT) nhà Tiệc Ly - vườn Giệt-si-ma-ni –(Thứ 6 TT) đóng đinh Thập Giá – (thứ 7 TT) mai táng – “xuống ngục tổ tông”- đến Phục Sinh.
Hoạt cảnh đó bắt đầu với niềm vui – đi đến buồn thương tang tóc – và rồi vỡ oà trong niềm vui Phục Sinh.
Kinh Vinh Danh mang ý nghĩa vui mừng và long trọng, được hát lên ngày thứ 5 để diễn tả niềm vui trước khi đi vào khổ nạn cùng với ý nghĩa long trọng của bữa Tiệc Ly. Rồi sau đó bước vào sự đau thương… Để rồi ngày Phục Sinh, Kinh Vinh Danh lại được hát lên trong niềm vui tột cùng của mọi niềm vui.


Cùng với câu trả lời trên về Kinh Vinh Danh, việc nhà tạm hoàn toàn để trống cũng nằm trong khung cảnh cuộc tưởng niệm.
Nhà tạm là nơi lưu giữ Thánh Thể, trong khi ngày thứ 5 TT là việc kỷ niệm lập thiên chức linh mục, lập phép thánh Thể, cùng với dấu chứng yêu thương (rửa chân). Nghĩa là việc này như một việc bắt đầu, và trước đó chưa có, Bí tích TT chưa được lập thì chưa có TT nên nhà tạm để trống, chưa có linh mục thì ai truyền phép, chưa có hành động yêu thương thì chưa nói được là có bí tích “yêu thương”.

Trunghieu
13-03-2012, 10:33 AM
Câu hỏi 3: Tại sao phải hạ màn che Thánh Giá ngày thứ 6 Tuần Thánh
Câu hỏi 4: Ý nghĩa của việc làm phép nước, lửa ngày thứ 7 Tuần Thánh

Đại Dương Gia
13-03-2012, 11:02 AM
Câu hỏi 3: Tại sao phải hạ màn che Thánh Giá ngày thứ 6 Tuần Thánh
Câu hỏi 4: Ý nghĩa của việc làm phép nước, lửa ngày thứ 7 Tuần Thánh

Khi cử hành một nghi lễ Phụng Vụ trong cùng một thời điểm thì luôn luôn phải có và chỉ có một thánh giá duy nhất (thánh giá chỉ có một mặt có hình Chúa Giêsu, chứ không phải mặt trước mặt sau đều có hình CGS).
Ngày thứ sáu TT có nghi thức Kính Thờ Thánh Giá (hay mở ảnh hôn chân). Nghi thức này sử dụng một thánh giá để biểu dương và kính thờ rồi, thì buộc phải che hoặc cất thánh giá có sẵn trước đây.

Nghi lễ làm phép lửa và phép nước trong đêm Vọng Phục Sinh như trunghieu hỏi, nếu giải thích sẽ rất dài. Xin nói vắn tắt thế này:
“Nếu Đức Giêsu không phục sinh thì mọi thứ đều vô ích – phép lạ Phục Sinh là phép lạ của mọi phép lạ”. Phục Sinh là khởi đầu của của việc tái sinh, là một cuộc Tân Sáng Tạo.
Vì thế, Lễ Phục Sinh là mẹ của mọi Thánh Lễ, là nghi thức khởi đầu của mọi nghi thức.

Việc làm phép nước nhắc đến việc tái sinh, nhờ công cuộc cứu chuộc đưa chúng ta tái sinh làm con người mới trong Chúa. Tựa như dân Israel vượt qua biển Đỏ, kitô hữu cũng vượt qua con người cũ để bước vào đời sống mới qua dòng nước thánh tẩy.

Nghi thức làm phép lửa nhắc lại việc Chúa dùng cột lửa dẫn đường cho dân Israel trong hành trình Xuất Ai Cập. Ý nghĩa làm phép lửa mới mang nghĩa ánh sáng, và cây nến phục sinh tượng trưng Đức Kitô là Ánh Sáng…

Trunghieu
13-03-2012, 11:09 AM
Câu hỏi 5: Ý nghĩa, lịch sử bài Exsultet (Tin mừng Phục Sinh) trong ngày thứ 7 Tuần Thánh

hoaanhdao
13-03-2012, 04:41 PM
Câu hỏi 5: Ý nghĩa, lịch sử bài Exsultet (Tin mừng Phục Sinh) trong ngày thứ 7 Tuần Thánh

Nội dung bản văn exsultet đã là lời giải thích rồi chú trunghieu à

Trunghieu
15-03-2012, 10:18 AM
Bài Exsultet gồm ba phần. Phần đầu như tiếng kèn lệnh bằng thơ với ba lời hô hào “Mừng vui lên” (Exsultet trong tiếng Latinh). Tiếp theo là một phần như kinh Tiền Tụng (Preface) tạo nên phần thân của bài thánh ca, so sánh giữa lễ Vượt Qua của Cựu Ước với sự Phục Sinh vui mừng của Đức Kitô. Bài Exsultet kết thúc với lời nguyện xin Chúa Cha toàn năng chấp nhận lễ dâng cây Nến Phục Sinh và “hy lễ dâng chiều hôm” của Giáo Hội.
Xem kỹ lại phần dẫn nhập, chúng ta thấy cấu trúc gồm ba phần. Có ba nhóm được mời gọi “Mừng vui lên!”: các thiên thần cùng với các cơ binh trên trời; trái đất và muôn loài thụ tạo và cuối cùng là Giáo Hội, “Khắp nơi trong cung điện này vang lên. Ngàn muôn tiếng ca reo mừng của nhân trần” (theo bản “Exsultet” của Văn Chi). Chủ đề bóng tối bị ánh sáng vinh quang của Đức Kitô phá vỡ đã sớm xuất hiện trong bài thánh ca: “Ánh huy hoàng chiếu soi … ánh quang vinh Vua muôn đời chói ngời … được ơn thoát ly xa miền tối tăm u sầu … uy nghiêm trong muôn ngàn ánh quang”. Ngay phần nhạc cũng giúp phân biệt được ba phần rõ rệt vì các cung điệu được lập lại ở mỗi phần.
Tiếp theo là kinh Tiền Tụng riêng. Trong Thánh Lễ, kinh Tiền Tụng luôn đi trước kinh Thánh Thánh Thánh lúc bắt đầu Kinh Nguyện Thánh Thể. Kinh Tiền Tụng thường liệt kê ra những ý hướng để chúng ta tạ ơn Chúa, thường là nối kết chúng với ngày lễ đang được cử hành. Trong Lời công bố phục sinh, các biến cố vĩ đại của Thiên Chúa đều được trình bày, bắt đầu bằng biến cố Xuất Ai Cập trong Cựu Ước rồi tiếp tục trải qua những hành động cứu rỗi kỳ diệu của Đức Giêsu, Con Chiên Vượt Qua. Có thể gọi đây là lời kinh cầu, bản văn được dẫn nhập với những khẳng định bắt đầu bằng câu “Đây là đêm…” (Hæc nox est trong tiếng Latinh). Đây là những câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao có đêm đặc biệt này?”, và hiển nhiên câu hỏi này có liên hệ đặc biệt với câu hỏi của trẻ em Do Thái giáo trong bữa ăn Seder. Và đây là những câu trả lời: “Tội lỗi được huỷ bỏ … Kitô hữu được tẩy xoá mọi tội khiên … xiềng xích sự chết bị bẻ tung … sự dữ bị xua tan … mọi vết nhơ được tẩy sạch … người vô tội được phục hồi … người ưu phiền được sướng vui hân hoan … phá tan mọi hận thù oan ghét … mang lại hoà bình yêu thương … khuất phục mọi quyền bính thế gian”
Với thể loại thơ ca đặc sắc của Nghi lễ Roma, Lời công bố phục sinh khiến chúng ta suy nghĩ: “Vì chưng nếu không được cứu chuộc khỏi mọi tội khiên, chúng ta sinh ra nào có ích chi?” “Để cứu chuộc đầy tớ, Chúa Cha đã nộp chính con yêu”. “Ôi! Tội hồng phúc, đã ban cho chúng ta Đấng Cứu Chuộc rất cao sang!” “Ôi! Đêm hồng phúc, này đêm nối kết trời đất, phối hợp Thiên Chúa với muôn người thế chúng tôi!”.
Bài Exsultet kết với lời nguyện dâng lễ: “Xin hãy nhận cây Nến Phục Sinh này, dù ngọn lửa phân chia nhưng không bao giờ mòn hao, cột lửa thiêng toả ánh vinh quang Thiên Chúa”. Thầy phó tế cầu xin cho ngọn lửa của cây nến hoà hợp với muôn ngàn ánh sáng thiên cung, và ngôi Sao Mai (Đức Kitô) không bao giờ lặn nữa tìm thấy ngọn lửa này luôn cháy sáng. (Flammas eius lucifer matutinus inveniat: ille, inquam, Lucifer, qui nescit occasum).
Nhạc điệu hùng tráng được lấy lại từ các bài thánh ca cổ dùng cho kinh Tiền Tụng. Bản văn tiếng Latinh (Exsultet iam angelica turba cælorum…) có thể được tìm thấy trong Sách Lễ Roma từ năm 1964. Hát bài Exsultet luôn là một kinh nghiệm hân hoan cho các thầy phó tế mới được truyền chức vì bản văn này thật sự dành cho họ. Chính thầy phó tế chứ không phải vị chủ tế, không phải linh mục hay giám mục, cũng không phải Giáo Hoàng được trao ban cơ hội loan báo trước tiên tin vui về sự phục sinh của Chúa. Chính thừa tác viên phục vụ này, bậc thấp nhất trong phẩm trật, đã được tôn vinh khi công bố rằng vũ trụ từ nay đã thay đổi hoàn toàn – Đức Kitô đã sống lại! Thật là một nghịch lý kỳ diệu! Thật là một sự vặn vẹo hồng phúc!
chuyển ngữ
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính

Trunghieu
15-03-2012, 10:22 AM
Câu hỏi 6: tại sao Chúa Nhật IV mùa Chay lại đặc biệt hơn các Chúa nhật Mùa Chay khác ( trừ Lễ Lá)
Câu hỏi 7: vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, tưởng nhớ biến cố Chúa Giêsu vào thành Gierusalem, tại sao lại đọc bài thương khó ?

hoaanhdao
15-03-2012, 10:47 AM
Trong phụng vụ có hai lễ mà các cha thường mặc áo hồng như lễ cưới là chúa nhật 3 mùa vọng và chúa nhật 4 mùa chay. vừa mang ý nghĩa dừng lại sau khi đi được một nửa đường chuẩn bị, vừa biểu lộ sự vui mừng vì mầu nhiệm đang trông chờ sắp tới.
ca nhập lễ hôm đó khởi đầu bằng chữ vui lên trích trong sách tiên tri Isaia và thư Philipphe...

Em biết ngần đó do một ngừoi chỉ cho thôi.

Trunghieu
20-03-2012, 09:49 AM
Theo truyền thống từ lâu đời, Chúa Nhật IV Mùa Chay thường được gọi là Chúa Nhật “Hãy vui lên” (Rejoice Sunday, Laetare Sunday!), vì Ca Nhập Lễ mở đầu bằng câu “Hãy vui lên!… (Isaia 66, 10-11).
Chúng ta hãy vui lên trong Chúa là Đấng đã yêu thương cứu chuộc chúng ta. Chúng ta hãy vui lên nơi Thập Tự Giá là nguồn ơn cứu rỗi của chúng ta. Chúng ta hãy vui lên để hướng tâm hồn chúng ta về niềm vui Phục Sinh, sau những cố gắng hy sinh hãm mình, làm việc từ thiện trong suốt Mùa Chay Thánh.
Trong Thánh lễ hôm nay, các vị chủ tế có thể mặc áo lễ mầu hồng thay màu tím, có thể trưng bày hoa trên Bàn thờ, cũng có thể sử dụng các nhạc cụ trong trong Thánh lễ (theo phụng vụ, trong suốt Mùa Chay, chỉ đệm đàn nhẹ cho Ca đoàn hát).

Lm Anphong Trần Đức Phương

duoc1706
20-03-2012, 10:22 PM
Mình có một câu thắc mắc muốn hỏi:
Tại sao lễ Tro được Giáo Hội xác đặt vào ngày thứ Tư mà không phải là ngày nào khác trong tuần?

Đại Dương Gia
21-03-2012, 06:11 AM
Mình có một câu thắc mắc muốn hỏi:
Tại sao lễ Tro được Giáo Hội xác đặt vào ngày thứ Tư mà không phải là ngày nào khác trong tuần?


Giải thích cách tính theo Lễ Vượt Qua Do Thái và năm Âmm Lịch của chúng ta thì hơi dài duoc1706 ạ. Thôi thì theo cách tóm tắt sau đây cho dễ nhớ:
Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Chay chúng ta được mời gọi chay tịnh trong 40 ngày theo gương Chúa Giêsu vào sa mạc ăn chay cầu nguyện. Thời gian MC có 5 tuần, đếm ngược lên (5x7=35) mới có 35 ngày nên cộng thêm về trước đó 5 ngày nữa là đến thứ 4 mới đủ 40 ngày. Không cộng về phía sau là vì Chúa Nhật là ngày Chúa Phục Sinh.

vũng_nước
27-03-2012, 11:34 AM
https://thanhcavietnam.info/Vung_Nuoc/ALBUM_TEMP/giaidapnhatam.mp3

nguồn: GM Nguyễn Văn Khảm (Kinh Thánh 100 tuần, tuần 48)

Trunghieu
29-03-2012, 10:00 AM
Câu hỏi 7: vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá, tưởng nhớ biến cố Chúa Giêsu vào thành Gierusalem, tại sao lại đọc bài thương khó ?


Câu này sao chưa ai trả lời nè !

Câu hỏi 8: Nguồn gốc và ý nghĩa của nến Phục Sinh ? Nếu nến đốt chưa hết trong mùa Phục sinh có thể để đốt trên bàn thờ nữa dc ko?

http://4.bp.blogspot.com/_YMV2WSKmR5Q/S7fMS4nPkvI/AAAAAAAABPI/j7GJaGhdO80/s1600/Paschal+Candle.jpg

HuyCena
29-03-2012, 10:05 AM
Nến Phục Sinh (Osterkerze/ Eastercandle):

Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư tông đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống. Đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus. Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay.

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. Mọi người reo mừng. Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước. Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghĩa "đầu tiên" và "cuối cùng" của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên: Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi. Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh được đốt sáng.

tạovật
06-04-2012, 06:48 PM
Chiều Thứ Sáu Tuần Thánh khi cử hành nghi thức "Tưởng niệm cuộc thương khó...", linh mục mặc áo màu đỏ, sao không là màu tím nhỉ ? Quý vị nào biết xin giải thích cho người chưa biết. Cám ơn rất nhiều.