PDA

View Full Version : Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Người Giữ Đền La Mã “Hai Lúa”



hungdung
05-09-2008, 08:50 PM
Bức Ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Người Giữ Đền La Mã “Hai Lúa”


http://danchuausa.net/images1/MeLaMaBenTre13.jpg


Có thể nói là may mắn đến với tôi vào giờ chót khi được tin anh “Hai Lúa” : người giữ Đền La Mã mời xuống giúp Tam Nhật Thánh ở xứ của anh. Có thể nói may mắn vì cũng nhiều lần tôi đã hứa với anh Hai là tôi sẽ xuống nhưng chưa có dịp xuống, nay thì lời hứa đã thành hiện thực. Sau một chặng đường khá dài cũng như qua được chuyến phà Rạch Miễu tôi được về đến vùng đất Mẹ La Mã.


https://thanhcavietnam.info/file/storage/153melamabentre13.jpg


Đền La Mã là một trong ba trung tâm hành hương kính Đức Mẹ của Việt Nam, nhưng có lẽ do hoàn cảnh đưa đẩy làm sao đó nên cũng ít người biết đến.
La Mã là tên Đức Cha Ngô Đình Thục đặt cho một họ đạo mới thành lập năm 1949, trước kia gọi là Bầu Dơi, thuộc làng Hiệp Hưng, tỉnh Bến Tre. Bầu Dơi là một cánh đồng u minh đầy sông rạch, quanh năm ngập lụt, chỉ lưa thưa mấy xóm nhà lá nông phu nghèo nàn.
Vì chiến cuộc, nên bổn đạo Sơn Đốc kéo xuống Bầu Dơi lánh nạn. Một đêm trời tối, ông Biện Nguyễn Văn Hạt lẻn vào nhà thờ Sơn Đốc đem bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lồng kiếng về gửi tại nhà con trai là anh Nguyễn Văn Thành.
Ngày 2 tháng 2 năm 1959, quân Pháp bố ráp vùng Bầu Dơi, nhà anh Nguyễn Văn Thành bị phá và bức ảnh Đức Mẹ bị mất.
Ba tháng sau, một bà lão theo đạo Cao Đài tên là Võ Thị Liềng đi xúc cá, tình cờ gặp được bức ảnh dưới một con rạch. Bức ảnh còn đủ kiếng nhưng đã phai hết màu, không còn hình dáng gì hết, chỉ toàn màu bùn lầy lấm đen. Bà lão tri hô lên và nhiều người xúm lại. Họ biết đó là bức ảnh gửi nhà anh Thành. Anh Thành nhận bức ảnh đem về nhưng vì lem luốc nên dùng để che sương nắng nơi vách nhà bị thủng. Ông Biệt Hạt thấy vậy, sợ bất kính nên đem bức ảnh về nhà mình đặt trên tủ bản thờ dưới tượng Thánh Tâm.
Lễ Đức Mẹ Mân Côi, ngày 7 tháng 10 năm 1950, Bầu Dơi lại một lần nữa chìm trong khói lửa, dân làng chạy trốn hết. Nhà ông Biện Hạt cũng bị bắn phá tan nát, nhưng ông và người con út tên Trọng, mười bốn tuổi, không chạy kịp nên đành nằm núp dưới vách lá sau tủ thờ. Hai Cha con kêu cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn miệng. Sau trận bố ráp, ông Hạt và con trai chạy ra thấy cột kèo xiêu đổ, nhà bị đạn xuyên tứ phía, duy chỉ có bàn thờ là không sao. Hai cha con thoát chết đến trước bàn thờ cám ơn Đức Mẹ. Ôi lạ quá ! Bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở dưới bùn hơn 3 tháng đã nhạt phai hết, nay phút chốc lộ hình ra tốt đẹp và xinh tươi lạ lùng, ngoại trừ 2 mũ triều thiên thì đến ngày 15 tháng 8 năm 1951 lễ Đức Mẹ Mông Triệu mới lộ rõ. Dân làng tuốn đến xem sự lạ đều sửng sốt.
Các tín hữu bàn tán rất sôi nổi về bức ảnh lạ. Nhiều người đem lòng tin. Cha Luca Sách, cha sở họ Cái Bông dè dặt rước bức ảnh về nhà thờ họ Cái Bông. Đến ngày 20 tháng 6 năm 1951, sau khi đã trang hoàng lại nhà thờ, bổn đạo rước Đức Mẹ về lại La Mã cách trọng thể, có cả tín đồ các giáo phái khác cùng tham dự.
Tiếng lành đồn xa, tín hữu các nơi đua nhau đến kính viếng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Nhiều ơn lạ được thông ban. Một ngôi thánh đường được mọc lên giữa vùng đồng chua nước mặn. Một bầu không khí đạo hạnh bao phủ khắp miền, minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện đầy tình mẫu tử yêu thương của Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Trải qua nhiều đời linh mục phụ trách, nay Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã được Đức Giám mục địa phận giao cho anh “Hai Lúa” (Cha Tôma Trần Quốc Hùng - Dòng Chúa Cứu Thế) thân thương phụ trách. Có lẽ Đức Giám mục địa phận biết con cái Cha Thánh Anphongsô được “cái duyên” là quảng bá Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp nên Ngài đã giao cho “Hai Lúa” chăng ? Hay có lẽ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp biết “Hai Lúa” thương Đức Mẹ nên muốn Hai Lúa ở lại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp chăng ? Nhớ lại ngày xưa, ngoài Thái Hà Ấp – Hà Nội - có một Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã kiên vững giữ Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp thì nay ở miền Tây sông nước có Hai Lúa Tôma Trần Quốc Hùng giữ Đền của Mẹ.
Vốn sinh sau đẻ muộn trong Dòng nhưng qua các bậc cha anh được biết “Hai Lúa” được sinh ra trong một gia đình cũng có tiếng chứ không phải đùa. Gọi thân thương là “Hai Lúa” chứ được chút như “Hai Lúa” thì cũng đỡ cho Nhà Dòng, cho Giáo Hội biết mấy. “Hai Lúa” thuộc lớp đàn anh có học vấn nghiêm chỉnh chứ không phải thuộc dạng chỉ biết cày biết cấy thôi. Được biết “Hai Lúa” ngày xưa có bằng cấp Triết Học cũng như nằm trong nhóm dịch thuật Thánh Kinh của Cha Nguyễn Thế Thuấn chứ không phải thuộc hạng xoàng.
Có lẽ do hoàn cảnh đẩy đưa và cuộc đời đưa đẩy để rồi “Hai Lúa” “ở rể” miền Tây sông nước. Chút tình riêng, “Hai Lúa” kể lại những ngày tháng xa xưa của mình. Do tiên đoán được biến cố lịch sử của miền Nam nên “Hai Lúa” và 3 anh em nữa về miền Tây. Từ ngày đấy, chẳng hiểu sao miền Tây sông nước nó “bén duyên” với “Hai Lúa” cùng 3 anh em nữa và rồi bốn anh em cũng đã dành ra nửa đời người giúp các họ đạo của địa phận Vĩnh Long.
Ngày tháng dần trôi, anh em người ở lại kẻ ra đi. Cũng đôi ba lần “Hai Lúa” được gợi ý về lại đất Sài Thành nhưng “Hai Lúa” lại cứ mãi nặng lòng với vùng đất nghèo.
Mới đây, khi nghe tin Đức Giám mục giáo phận giao cho phụ trách Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã thì “Hai Lúa” lo lắm. “Hai Lúa” lo vì mình cũng đã “có tí tuổi” rồi nên không biết có “kham” nổi không ? Nhưng rồi với lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa cũng như sự trợ giúp của Mẹ và rồi “Hai Lúa” đã nhận lời. Sau khi suy nghĩ, cầu nguyện “Hai Lúa” trộm nghĩ rằng có lẽ Mẹ muốn phần cuối cuộc đời mục tử của mình là phục vụ ở Đền Mẹ.
Giờ đây khách hành hương đến với Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thấy khang trang hơn, đẹp hơn chút vì sau khi nhận Đền, “Hai Lúa” đã nâng nền của Đền, sơn phết cửa nẻo lại cho tươm tất. Thế nhưng những việc đấy chỉ là những dự tính nhỏ của “Hai Lúa” thôi vì lẽ cơ sở vật chất của Họ Đạo La Mã còn rất sơ xài.
Đang làm mấy gian phòng để cho các cha cũng như khách hành hương nghỉ chân thì bị chính quyền sở tại đình chỉ do chưa có “Sổ đỏ” !!! Chính quyền đình thì ta cũng chỉ làm lại khi nào được phép thôi.
Đang định thay mái ngói cho Đền Đức Mẹ nhưng vật giá vội vã leo thang trước dự định nên dự định vẫn còn định trong dự kiến để làm.
Đang trao đổi với chính quyền sở tại để làm đoạn đường từ ngoài lộ vào Đền Đức Mẹ thì được các vị hữu trách bảo là ưu tiên đường chính hơn đường vào Đền. Nhà Nước đã bảo ưu tiên đường chính thì đường vào Đền của Mẹ cũng phải chờ thôi. Giá như mà có tiền thì “Hai Lúa” tự làm một mình chú cũng chẳng nại đến sự cộng tác của chính chính quyền địa phương.
Thế đấy ! Còn nhiều việc phải làm đang chờ và đang dành cho “Hai Lúa” tại ngôi Đền Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã lắm.
Tôi được “Hai Lúa” tâm sự nhiều về những khó khăn trong đời phục vụ. Gọi là tâm sự để cho có người hiểu được công việc thôi, trên mọi tâm sự đấy “Hai Lúa” dzui dzẻ xác tín với tôi rằng “Thiên Chúa luôn dùng đường cong để vẽ đường thẳng”.
Vâng ! tin rằng Thiên Chúa vốn dĩ là Đấng làm những điều mà con người không thể làm được sẽ thực hiện những điều mà Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp La Mã, “Hai Lúa” và bà con bổn đạo La Mã hằng mong đợi.
Nguyện xin Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn nâng đỡ “Hai Lúa” để “Hai Lúa” hoàn thành sứ mạng mà Giáo phận cũng như Nhà Dòng trao phó. Nguyện xin Mẹ Hằng Cứu Giúp luôn ban những ơn cần thiết cho con cái Mẹ khi họ chạy đến vùng đất La Mã thân thương để kêu cầu Mẹ.


Anmai, DCCT

Giacobe
03-10-2008, 06:55 PM
Ảnh hư rồi anh ơi:|chả xem đc,ủa mà sao trong này hok thấy đề cập đến Linh Địa Trà Kiệu nhỉ?

hungdung
03-10-2008, 09:26 PM
Vài dòng về sự tích Đức Mẹ hiện hình tại Họ La Mã, Bến Tre, Việt Nam



SAIGÒN - Buổi chiều ngày 16/6/2008, rất đông giáo dân tại Sài Gòn đã đến dòng Chúa Cứu Thế để tham dự thánh lễ khai mạc tuần chín ngày kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh được rước từ họ đạo có tên gọi là La Mã, ở Bến Tre.
Mở đầu là cuộc cung nghinh ảnh của Đức mẹ từ trong tu viện ra nhà thờ. Tại sao lại có một cuộc rước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, một tấm ảnh có vẻ cũ theo thời gian, một cách long trọng như vậy? Xin quí vị điểm qua phần tài liệu sau đây được trích trong trang web của Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Tại làng Hiệp Hưng, Tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long có một nơi gọi là Bầu Dơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi dành cho chim cò dơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Dơi chừng hai cây số.

Khoảng năm 1930, cha sở Cái Bông là cha Luca Sách ở gần đấy, sai một thầy đến giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phượng tự và giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và Sơn Đốc không giao thông được với nhau. Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng, dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu Dơi. Thế là nhóm Công Giáo này không có Linh Mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số. Sau đó một năm, dân làng Bầu Dơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng. Ngày 11 tháng 11 năm 1949 Đức Cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn, Ngài đã thân hành đến thăm Bầu Dơi và đổi tên là họ La Mã, Bến tre. Từ đó La Mã xuất hiện tại Việt Nam.

Nguyên khi lập nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lộng khám kiếng. Nhưng năm 1957, khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn văn Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là Nguyễn văn Thành mượn đem về nhà riêng.

Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1957, có cuộc khủng bố đạo ở vùng này, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất tích, ông trùm Hạt rất là buồn bã.

Một hôm vào thượng tuần tháng năm, người láng giềng của nhà anh Thành tên là Võ thị Liễng (đạo Cao Đài) đi xúc cá ngoài ven sông, vớt được một cái khung ảnh. Anh Thành nhận ra là cái khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng trước. Chị Hiền cho lại anh Thành. Anh đem khám đi rửa nhưng ảnh không còn nét chi nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy các bà phước đang tô điểm bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các bà đã hết thuốc, lại bảo về nhà mua ảnh khác mà dùng chứ vẽ lại sao được.

Ảnh thật sự hư rồi, ảnh không còn để tôn kính được mà đem ra che mưa đỡ nắng ở nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng tám dương lịch, vì tình thế chiến tranh, anh Thành là thanh niên nên cũng không thể ở nhà được, phải dọn sang Tam Bình là quê vợ sinh lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, lấy về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.

Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin

Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai bà phước nghe biết sự lạ đã xẩy ra trên bức ảnh của ông. Hai bà nói:

- Ngày mai chúa nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi.

Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai bà nói:

- Qủa thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ đẹp tốt tươi thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm.

Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xẩy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều như phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có.

Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là cha Sách coi. Ngài bảo:

- Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho rước về.

Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dự xin họ La Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong một tuần 9 ngày. Chính ngày lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, cha Phêrô Dự đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.

Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:

- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?

Bấy giờ cha Dự mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.

Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau. Tuy vậy mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ, vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm lâu dưới bùn và nước.

Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường.

Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám Mục Vĩnh Long đã ban một tâm thư huấn dụ như sau:

"Dù Bề Trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà Ta không cấm bổn đạo đến viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi thánh ấy cho được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy- từ hàng Giáo sĩ cho đến bổn đạo thường - như không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu.

Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm giờ thánh hay là lần hạt Mần Côi.

Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồ ạt, cợt giỡn vì là nơi thánh.

Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết na kín đáo, không nên lòe loẹt son phấn.

Ta khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin khất gì.

Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí Tích thì Ta ban cho các cha đã có quyền giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.

Sau hết Ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã, thì trình bày việc ấy cho Cha Bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay cha Sở La Mã."

Thánh lễ đồng tế trọng thể được cử hành, sốt sắng trong tâm tình yêu mến, biết ơn của nhiều người giáo dân tham dự hôm nay. Trong thánh lễ, ngoài nội dung nói về tình mẹ của Đức Maria đối với con người, linh mục thuyết giảng còn kể câu chuyện về một thanh thiếu niên trong một gia đình đạo Tin Lành, vì có lòng yêu mến Đức Mẹ mà được ơn Đức Mẹ dẫn dắt trở thành linh mục của Chúa Kitô.

Sau thánh lễ, các em thiếu nhi với các trang phục khác nhau đã tung hoa, múa trước ảnh Đức Mẹ trong tiếng hát rất hân hoan của cộng đoàn.

Việc cung nghinh đón rước trọng thể ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã làm cho nhiều người hiểu được tình yêu thương bao la, chan hòa của một người mẹ Thiên Chúa. Và mỗi người, trong cảm nghiệm của mình trên bước đường đời đã có thể nhận ra Đức Maria chính là quà tặng của Thiên Chúa dành cho nhân loại.

Maria Vũ Loan

hungdung
03-10-2008, 09:29 PM
Đức Mẹ Hiện Hình Tại Họ La Mã, Bến Tre, Việt Nam



http://i286.photobucket.com/albums/ll82/vncssr035/xulama.jpg


Tại làng Hiệp Hưng, Tỉnh Bến Tre, thuộc Giáo Phận Vĩnh Long có một nơi gọi là Bầu Dơi. Nơi đây là một cánh đồng trũng bỏ hoang, cây cối mọc um tùm, là nơi dành cho chim cò dơi cú đến tụ họp. Dân chúng vùng này phần đông quây quần tụ họp chung quanh chợ Sơn Đốc, cách Bầu Dơi chừng hai cây số.

Khoảng năm 1930, cha sở Cái Bông là cha Luca Sách ở gần đấy, sai một thầy đến giảng đạo và cất một ngôi nhà thờ nhỏ ở gần khu chợ để làm nơi phượng tự và giảng dạy những người tân tòng. Từ năm 1945, chiến tranh làm cho họ Cái Bông và Sơn Đốc không giao thông được với nhau. Mãi tới năm 1947, chiến tranh lan rộng, dân chúng Sơn Đốc phải tản cư hết, trong số đó có 11 gia đình tản cư lên Bầu Dơi. Thế là nhóm Công Giáo này không có Linh Mục chăm sóc. Mấy năm sau họ mới tiếp xúc được với xứ Cái Sơn do cha Phêrô Dư cai quản, cách xa tới 20 cây số. Sau đó một năm, dân làng Bầu Dơi cất được một ngôi nhà thờ làm nơi thờ phượng. Ngày 11 tháng 11 năm 1949 Đức Cha Vĩnh Long về làm phép Thêm Sức tại Cái Sơn, Ngài đã thân hành đến thăm Bầu Dơi và đổi tên là họ La Mã, Bến tre. Từ đó La Mã xuất hiện tại Việt Nam.

Nguyên khi lập nhà thờ Sơn Đốc năm 1930, Cha Luca Sách, Bổn Sở Cái Bông có tặng nhà thờ này một bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lộng khám kiếng. Nhưng năm 1950, khi bổn đạo bỏ nhà cửa, đền thờ, chợ búa đi tản cư khắp nơi, ông già Nguyễn văn Hạt là trùm trong họ phải rước ảnh Đức Mẹ về nhà mình. Sau ông cho con trai là Nguyễn văn Thành mượn đem về nhà riêng.

Ngày mùng 2 tháng 2 năm 1950, có cuộc khủng bố đạo ở vùng này, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình khác phải nhiều sự khốn khó, đến bức ảnh cũng bị mất tích, ông trùm Hạt rất là buồn bã.

Một hôm vào thượng tuần tháng năm, người láng giềng của nhà anh Thành tên là Võ thị Liềng (đạo Cao Đài) đi xúc cá ngoài ven sông, vớt được một cái khung ảnh. Anh Thành nhận ra là cái khung ảnh Đức Mẹ của gia đình đã bị mất từ mấy tháng trước. Chị Liềng cho lại anh Thành. Anh đem khám đi rửa nhưng ảnh không còn nét chi nữa, ngoài mấy nét mờ mờ như nét viết chì. Nhân ngày ấy các bà phước đang tô điểm bàn thờ, chị vợ đã đến xin thuốc về cho chồng tô lại bức ảnh, nhưng các bà đã hết thuốc, lại bảo về nhà mua ảnh khác mà dùng chứ vẽ lại sao được.

Ảnh thật sự hư rồi, ảnh không còn để tôn kính được mà đem ra che mưa đỡ nắng ở nơi mái hiên nhà bị dột. Đến tháng tám dương lịch, vì tình thế chiến tranh, anh Thành là thanh niên nên cũng không thể ở nhà được, phải dọn sang Tam Bình là quê vợ sinh lánh nạn. Ông Hạt đến nhà dọn đồ cho con thấy bức ảnh vứt trong kẹt vách, lấy về đặt trên bàn thờ sáng tối cầu nguyện.

Hai tháng sau, ngày mùng 7 tháng 10 năm 1950, chiến sự lại diễn ra ngay trong khu vực Bầu Dơi, lửa đạn bắn ra tơi bời khiến dân làng phải chạy trốn. Ông Trùm Hạt cùng người con út không kịp chạy phải núp dưới tủ thờ cho qua cơn sóng gió. Lúc im tiếng súng, căn nhà ông đã bị tan nát vì súng đạn, chỉ trừ nơi tủ thờ ông núp là còn nguyên vẹn, nhìn lên ảnh Đức Mẹ để tạ ơn thì ôi lạ lùng xiết bao! Bức ảnh mờ phai mục nát trước kia, sao đã sáng rõ mọi nét, tốt tươi mọi màu sắc từ lúc nào? Ông Trùm cảm động vô cùng. Với tâm hồn đơn sơ và thành tín của một ông già đạo đức nơi thôn dã, ông tin ngay là một phép lạ của Đức Mẹ: Đức Mẹ chẳng những đã cứu thoát hai cha con ông trong lúc nguy khốn cực điểm, lại còn hiển linh trên bức ảnh phai mờ mà xưa nay ông vẫn tôn kính và hết niềm cậy tin.

(xem ảnh) (http://javascript%3Cb%3E%3C/b%3E:openpage%28%27anhlama.html%27,%27usertips%27,%27757%27,%27960%27%29)

Hai mắt rướm lệ, ông Trùm Hạt cùng con quỳ xuống tạ ơn Đức Mẹ. Ngay chiều hôm đó ông Trùm Hạt đi nhà thờ cầu kinh, rồi kể cho hai bà phước nghe biết sự lạ đã xẩy ra trên bức ảnh của ông. Hai bà nói:

- Ngày mai chúa nhật, ông đem bức ảnh đến cho chúng tôi coi.
Sáng hôm sau ông đi lễ mang theo bức ảnh và hai bà nói:

- Qủa thiệt, hồi vớt bức ảnh lên thì mục nát phai mờ, mà bây giờ ảnh Mẹ đẹp tốt tươi thế này, ấy là Đức Mẹ thương ông lắm.

Các bổn đạo trong họ cũng đều nhận sự lạ lùng đã xẩy ra nơi bức ảnh. Ai nấy đều như phấn khởi và hân hoan vì đã thấy sự lạ, nhất là được thấy một bức ảnh đẹp chưa từng có.

Sau ông Trùm Hạt đưa ảnh tới Cái Bông cho cha sở cũ của mình là cha Sách coi. Ngài bảo:

- Để bức ảnh lại đây tôi giữ giùm, đợi khi nào La Mã dựng xong nhà thờ sẽ cho rước về.

Ngày 20 tháng 6 năm 1951, họ La Mã khánh thành ngôi nhà thờ mới, tuy cũng lợp lá sơ sài, nhưng khang trang rộng rãi hơn trước. Ngày 15 thang 8 năm 1951, nhân dịp mừng lễ Đúc Mẹ Mông Triệu lần đầu tiên, kể từ khi Đức Giáo Hoàng Piô 12 ban sắc lệnh phải tin về tín điều Mẹ Lên Trời cả hồn cả xác này, Cha Phêrô Dư xin họ La Mã cho họ chánh xứ Cái Sơn mượn bức ảnh lạ về tôn kính trong một tuần 9 ngày. Chính ngày lễ Mẹ Mông Triệu, trước giờ hành lễ, người ta rước bức ảnh xung quanh nhà thờ, đến khi sắp đặt bức ảnh lên đài, cha Phêrô Dư đang sắp giảng, ngài nhìn lên bức ảnh cầu nguyện thì ôi! lạ lùng thay! ngài thấy trong bức ảnh một mũ triều thiên hiện thêm ra trên đầu Đức Mẹ. Ngài nhớ rõ bức ảnh trước đây không có triều thiên. Ngài quay ra chỉ cho bổn đạo thấy sự thay đổi lạ lùng ấy. Hàng ngàn người có mặt ở nhà thờ đều cảm động.

Ngày 12 tháng 1 năm 1952 Đức Cha Ngô Đình Thục đến viếng họ La Mã. Sau khi ở nhà thờ về, ngài hỏi cha Dự:

- Ủa! Sao trên đầu Đức Mẹ lại có cái triều thiên từ bao giờ? Lần trước tôi có thấy đâu?

Bấy giờ cha Dư mới kể cho ngài nghe câu chuyện xẩy ra hôm 15 tháng 8 năm 1951. Hiên nay nhiều người còn giữ được hình chụp bức ảnh trước ngày 15 tháng 8 năm 1951, nghĩa là khi chưa có mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Đó là tang chứng rất rõ ràng.

Một điều khác cũng đáng để ý, là khi bức ảnh mới vớt lên, vì ảnh gắn vào với kính, nên khi gỡ ra thủng nhiều chỗ. Bây giờ chẳng những chân dung Mẹ hiện lên rất đẹp, mà những chỗ thủng trước kia cũng biến mất, chỉ còn một lỗ ở phía sau. Tuy vậy mặt sau bức ảnh và trên cái khung gỗ, vẫn còn nhiều dấu vết do sự ngâm lâu dưới bùn và nước.

Từ đó, tin Đức Mẹ hiện hình đồn ra khắp nơi và người ta tuôn đến La Mã cầu xin Đức Mẹ đông đúc vô ngần. Nhiều người đã tuyên bố mình đã được phép lạ tỏ tường.

Trước lòng cậy trông và sùng kính của dân chúng, Đức Giám Mục Vĩnh Long đã ban một tâm thư huấn dụ như sau:

"Dù Bề Trên chưa đoán định hư thật thế nào, Toà Ta không cấm bổn đạo đến viếng nhà thờ ấy, miễn là sẵn lòng vâng phục lý đoán Hội Thánh sẽ ra, sau khi đã truy cứu rõ ràng cẩn thận, và miễn là hằng nhớ mình đến viếng nơi thánh ấy cho được cầu nguyện và hãm mình, không phải đi du lịch, ăn chơi sung sướng. Cho nên Ta khuyên lơn ai đi đến nơi ấy- từ hàng Giáo sĩ cho đến bổn đạo thường - như không ăn chay được thì ít ra kiêng thịt và không dùng các thứ rượu.
Nếu không thức được trót đêm cầu nguyện thì it là thức một giờ làm giờ thánh hay là lần hạt Mần Côi.

Nếu không thinh lặng được thì nói nhỏ tiếng, không nên ồ ạt, cợt giỡn vì là nơi thánh.

Nam nữ không nên trà trộn, nhất là nhựt một chiều rồi. Người nữ phải ăn mặc nết na kín đáo, không nên lòe loẹt son phấn.

Ta khuyên ai nấy đừng lợi dụng chốn thánh mà buôn bán kiếm lời hoặc phổ khuyến xin khất gì.

Muốn cho ai nấy dễ bề chịu các phép Bí Tích thì Ta ban cho các cha đã có quyền giải tội trong Địa phận mình cũng được giải tội ở La Mã.

Sau hết Ta ước ao cho những kẻ tưởng mình đã được ơn riêng Đức Mẹ ban ở La Mã, thì trình bày việc ấy cho Cha Bổn sở, tốt hơn là xin giấy chứng minh lương y trước khi đi La Mã và sau khi nghĩ mình được ơn riêng Đức Mẹ cho thuyên giảm bệnh tật rồi, gửi giấy má ấy đến tay cha Sở Lạ Mã.

Làm huấn lệnh này tại Vĩnh Lòng ngày 11 tháng 2 năm 1952 cũng là ngày Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.

Ký tên
Phêrô Ngô Đình Thục
Giám Mục Vĩnh Long

* Tài liệu do GM Raphael Nguyễn Văn Diệp, nguyên GM phó Giáo phận Vĩnh Long cung cấp