PDA

View Full Version : Sống "thử" trước khi thành hôn ?



hungdung
06-09-2008, 09:41 AM
Sống "thử" trước khi thành hôn ?



Giáo huấn Công giáo

về vấn đề nam nữ Sống chung trước khi kết hôn,

còn gọi là "sống thử"


1. Đắng cay sống thử: (http://xuanha.net/Hoidesongdao/87songthu.htm)

- Vân: Có vóc dáng đẹp, gương mặt dễ thương nên khi bước chân vào giảng đường đại học, Vân được nhiều chàng trai cùng trường theo đuổi. Thế nhưng bỏ qua cơ hội có người yêu là dân thành phố chính gốc, Vân quyết tâm yêu Cường, một chàng trai tỉnh lẻ, đang học năm cuối trường Bách khoa. Yêu nhau được vài tháng, Vân quyết định chuyển về sống với Cường trong căn phòng trọ ở quận 3, Sài gòn. Bạn bè can ngăn nhưng Vân bảo đã yêu nhau, và đã quyết tâm cưới sau khi ra trường. Để vui đắp cho ngày cưới trong tương lai, ngay từ bây giờ họ phải "sống thử".
Ba tháng đầu bạn bè cả hai bên đều yên tâm khi thấy cả hai người quấn quýt bên nhau. Dần dà mâu thuẫn bắt đầu nẩy sinh, Vân chê Cường không gọn gàng ngăn nắp. Cường chê Vân không đảm đang tháo vát. Từ đó mỗi ngày họ đều cãi nhau. Vài tháng sau, Cường ra trường cũng là lúc Vân không chịu nổi nên dọn về sống chung với mấy người bạn. Cường giận, chia tay và bắt đầu cặp kè với cô bồ mới làm cùng công ty. Lúc này, đám bạn thấy Vân mệt mỏi, xanh xao và thường xuyên phải nghỉ học vì một cuộc tình không có kết quả và cái thai gần ba tháng đã làm Vân kiệt sức. Giải quyết xong hậu quả của một năm sống thử, Vân bỏ học, về quê mở một cửa hàng tạp hóa và sống với người mẹ góa bụa trong căn nhà nhỏ ở một tỉnh miền Tây.

- Quyên: Đối với Quyên thì khác, tốt nghiệp trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Ra trường kiếm được việc làm trong một công ty kinh doanh máy tính ở thành phố. Giám đốc công ty là một chàng còn khá trẻ nhưng đã ly dị vợ. Là một phụ nữ dịu dàng, sự thông minh khéo léo cộng với sắc đẹp không kém phần hấp dẫn, Quyên đã lôi cuốn ông giám đốc trẻ vào mối tình thầm kín. Trước đây, khi là sinh viên Quyên đã yêu một kỹ sư tin học nhưng rồi mối tình đầu đẹp đẽ đó đã tan thành mây khói khi chàng trai đi lấy vợ. Buồn chán và đau khổ, Quyên chẳng còn tin vào bất kỳ một người đàn ông nào cho đến khi gặp vị giám đốc này.
Sau một năm yêu thương, Quyên tuyên bố là họ sắp cưới nhau, vì thế Quyên không thuê nhà nữa mà dọn về nhà riêng của vị giám đốc ở Gò Vấp. Thời gian cứ trôi qua trong lặng lẽ, mỗi lần bạn bè hỏi đến đám cưới, Quyên đều lảng tránh: "Tụi mình còn làm vài hợp đồng chưa làm xong, chắc phải vài tháng nữa". Rồi một hôm Quyên xách valy đến nhà của một người bạn xin ngủ ké. Sự khác thường này khiến cho bạn bè nghi ngờ về một sự rạn nứt trong quan hệ của họ. Vài ngày sau, Quyên xin nghỉ việc ở công ty. Ngày lên xe về quê, Quyên chỉ giải thích: "Tụi mình không hợp nhau". Sự đau khổ và chạy trốn của Quyên làm cho đám bạn vừa thương, vừa giận. Thương vì Quyên là cô gái dịu dàng, dễ thương nhưng giận vì cô quá nông nổi và bảo thủ. Hiện tại, Quyên đã lấy chồng nhưng sống không hạnh phúc về sự ẩn hiện của quá khứ.

- Thanh: Giảng viên trẻ tu nghiệp ở nước ngoài về, Thanh, gặp và quen một chàng kỹ sư tin học. Sau ba tháng, họ quyết định về sống với nhau trong căn phòng trọ trên đường Trần Hưng Đạo. Lúc đầu, cô sống trong hạnh phúc và chuẩn bị tiến đến hôn nhân nhưng sau đó vài tháng, họ tách rời nhau không một lời giải thích. Gặp nhau trên giảng đường, họ không thèm nhìn nhau. Không ai dám hỏi vì sao họ chia tay, nhưng mọi người đều nhìn thấy sự đau khổ trong đôi mắt của cô.

- Hồng: Sinh viên năm thứ 2, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn. Không chỉ thu hút nhờ cách ăn nói nói thông minh và cá tính. Hồng là cô gái khá đẹp với mái tóc ngang vai và gương mặt sáng. Sát bên cạnh phòng trọ của Hồng là Hà, một sinh viên hơn cô hai tuổi. Những ngày đầu mới là hàng xóm, quan hệ giữa hai người chỉ là những câu trêu đùa vô tình. Mọi việc chỉ khởi đầu khi anh hàng xóm bỗng trở nên buồn bực, chán chường vùi đầu trong men rượu vì chia tay người yêu.
Sự chia sẻ, an ủi của Hồng lúc này trở thành liều thuốc hữu hiệu nhất vừa là chất keo kết dính hai người. Khi chính thức trở thành người yêu, họ dọn sang ở chung phòng cho tiện bề cơm nước. Đôi bạn trẻ quên hẳn việc học, chỉ vùi đầu vào những ngày hoan hỉ. Song niềm vui chẳng kéo dài, Hồng phải nghỉ học cả tháng trời để đến bệnh viên "giải quyết hậu quả".
Cũng từ đó, cô gái ngoan hiền, xinh xắn thay đổi hẳn: ít nói, không về thăm bố mẹ ở quê, học hành sa sút. Cô không có mặt trong ngày phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên. Cuộc sống chung ngắn ngủi ấy kéo dài thêm vài tháng nữa rồi "đường ai nấy đi". Cho đến bây giờ, Hồng vẫn chưa một lần về thăm nhà bởi nỗi ám ảnh mệt mỏi của những tháng ngày "sống thử". (theo Tuoitreonline)

2. Một phân vân

Em là sinh viên năm thứ ba, bạn em năm thứ tư, chúng em yêu nhau đã 2 năm nay rồi và dự định khi em ra trường sẽ làm đám cưới. Theo lời đề nghị của bạn em thì chúng em sẽ sống chung với nhau cho đỡ tốn chi phí học hành, hơn nữa muốn sống chung thử một thời gian trước khi cưới để có kinh nghiệm. Em thấy đề nghị cũng hay, cũng đỡ tốn tiền thật, tuy nhiên em vẫn cảm thấy chưa an tâm lắm, em không biết phải tính sao, có nên đồng ý hay không?.

Có thể nhiều bạn trẻ dù đã nghe qua về những hậu quả của cuộc sống thử cũng vẫn do dự trước những mời gọi hấp dẫn của nếp sống này.
Những lý do biện minh cho việc "sống thử" của các bạn trẻ nghe qua thì thấy chấp nhận được, nhưng nghĩ lại sẽ thấy không ổn.

a/ Xét về thể lý và tâm lý:
- Trước hết, con người không phải là "món đồ vật" để thử rồi bỏ đi.
- Thứ đến, hôn phối là kết quả của một tình yêu chân thực, chấp nhận tất cả con người của nhau, cái tốt cũng như cái xấu, để xây dựng cuộc đời cho nhau, đưa nhau và con cái tới hạnh phúc chân thực.
- Thứ ba, tình yêu chân thực đòi phải chấp nhận kết quả là con cái, khác hẳn với tình yêu ích kỉ chỉ tìm thú vui, rồi phủi tay, để lại những thiệt thòi cho bên nữ...

b/ Đối với luật đạo Công giáo: "sống thử" như vợ chồng là phạm tội trọng điều Thiên Chúa đã cấm trong 10 điều răn: "Thứ sáu: chớ làm sự dâm dục".
Việc "vợ chồng" chỉ dành cho những người Công giáo đã lãnh Bí tích hôn phối thành sự trong Giáo hội. Vợ chồng sẽ sống với nhau suốt đời "khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng nhau " trong tình yêu Thiên Chúa. Hôn phối Công giáo diễn tả tình yêu Chúa Kitô dành cho Giáo hội, rất cao quí, không có vấn đề sống thử hay bỏ nhau, vì "điều Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được chia lìa".
Việc yêu đương vợ chồng cốt để tỏ lòng yêu nhau và để sinh con cái theo ý định của Thiên Chúa. "Sống thử" chỉ là tìm thú vui thể xác mà vô trách nhiệm trong việc sinh dưỡng con cái là làm trái ý định của Thiên Chúa. Sống thử mà không có pháp lý đời đạo là chấp nhận một thiệt thòi bị dư luận cười chê.

3. Lập trường Giáo hội Công giáo:

- Qua Thông điệp Familiaris Consortio của Đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô 2:
Ngài viết:
"Hoàn cảnh bất thường trong hôn phối, người ta gọi là "hôn phối thử"(Trial Marriage) , mà nhiều người thời nay muốn biện minh bằng cách gán cho nó vài giá trị nào đó. Nhưng lý lẽ của trí khôn con người cho thấy rằng sống thử như thế không thể chấp nhận được, bởi sống thử không làm cho con người thụ lý, mà nhân phẩm con người luôn luôn và chỉ đòi rằng: tình yêu trao ban mình không giới hạn về thời gian, không có trường hợp khác.
"Giáo hội không thể chấp nhận thứ kết hợp như vậy, nó đi xa hoặc đi lệch con đường đức tin. Vì, trước hết, việc trao tặng thân xác trong liên hệ phái tính đúng là một biểu tượng thực việc trao tặng toàn thân, hơn nữa, trao tặng như thế, trong tình trạng hiện thời của vấn đề, không thể có sự thật đầy đủ, nếu không đối chiếu với tình yêu đức ái, đã được Chúa Kitô ban tặng. Thứ đến, hôn phối giữa 2 người đã được rửa tội đòi tính cách không thể chia lìa.
"Người ta không thể thắng vượt hoàn cảnh muốn "sống thử", nếu người ta ngay từ thời thơ ấu- với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa và sức mạnh- đã không được huấn luyện để cai trị dục vọng ngay từ lúc đầu, khi thiết lập liên hệ bằng tình yêu chân thực với người khác.
"Điều trên không thể có bảo đảm nếu không có sự giáo dục đúng đắn về tình yêu chân chính và việc sử dụng quyền lợi về phái tính, đó là cho con người biết các khía cạnh, kể cả về thể xác mình trong sự sung mãn của mầu nhiệm về Chúa Kitô.
"Thật là rất hữu ích khi tìm hiểu những nguyên nhân của hiện tượng này, bao gồm phương diện tâm lý và xã hội cốt để tìm cách chữa trị thích hợp .
(Đức Gioan Phaolô 2, Tông huấn về Gia đình- Familiaris Consortio số 80)

- Qua Giáo lý ban hành năm 1992:

"Ngày nay nhiều người đòi một thứ "quyền thử", khi hai bên đã có ý lấy nhau. Dù hai bên cương quyết đến đâu trong dự tính, thì những quan hệ tính dục có trước như thế đều "không cho phép bảo đảm sự chân thành và sự thuỷ chung trong liên hệ nhân bản giữa người nam và người nữ, và nhất là làm sao bảo vệ được họ chống lại những thị hiếu và những sự ngông cuồng?".
"Quan hệ xác thịt chỉ hợp luân lý khi đã thiết lập xong một cộng đồng sinh sống dứt khoát giữa người nam và người nữ. Tình yêu con người không cho phép "thử". Nó đòi hỏi một sự hiến thân trọn vẹn của hai người cho nhau"(GlCg số 2391).

- Giáo luật điều 1059 có ghi: "Hôn phối của các người công giáo, cho dù chỉ một bên là người công giáo, bị chi phối không những bởi luật Thiên Chúa, mà còn bởi luật Giáo Hội nữa, tuy vẫn tôn trọng thẩm quyền của luật dân sự về hiệu quả thuần túy dân sự của hôn nhân".

- Các bạn trẻ Công giáo nên ý thức và giữ vững lập trường trong vấn đề này, đừng dễ ngả theo tinh thần xác thịt, thế gian.

- Quyết định không chấp nhận sống chung để giữ danh tiết cho mình, danh giá cho mình, cho gia đình, cho họ hàng là một việc đáng làm dù phải vượt qua gian khó.

- Trong cuộc sống đức tin, đòi người trẻ tôn trọng ơn thánh, tôn trọng đền thờ Thiên Chúa trong linh hồn và thân xác mình, tôn trọng đời nhau, tương lai của nhau, tôn trọng hạnh phúc gia đình tương lai của 2 người, nếu lấy được nhau. Sự nết na, tiết dục, khiết tịnh, sự khôn ngoan rất cần, nếu không, người thiệt hại hơn cả chính là người phụ nữ.
Cầu nguyện, chiến đấu để sống đứng đắn trưởng thành đáng được Thiên Chúa chúc phúc cho gia đình tương lai của các bạn là điều cao quí biết bao.

Để kết thúc, tôi xin tặng các bạn trẻ câu chuyện sau đã từng làm tôi cảm kích :

"Marcel Callo người Pháp. Gia đình Marcel cũng đông người như gia đình VN ta (9 người con). Từ nhỏ Marcel đã phải làm việc để giúp cha mẹ (thu dọn nhà cửa, rửa chén bát, giặt áo quần cho các em). Cậu luôn tỏ ra có khiếu lãnh đạo, vui vẻ, cởi mở và thành thật.
13 tuổi Marcel bắt đầu học nghề thợ in để kiếm thêm tiền giúp ba má và các em. Cậu đưa hết tiền kiếm được cho ba má. Khi làm việc với các bạn, cậu tỏ ra bất đồng ý khi nghe những câu chuyện không đứng đắn hay nói thô tục, chửi thề. Cậu rủ bạn lập hội Giới trẻ công nhân Công giáo để giúp nhau sống đức tin và gây tình thân.
Năm 1941, khi Marcel 20 tuổi cậu gặp cô Magarita Derniaux, tình yêu 2 người bắt đầu triển nở, nhưng mãi một năm sau cậu mới hôn cô lần đầu tiên. Lập trường của cậu là:

"Tôi không muốn là môt người thích đùa giỡn với trái tim phụ nữ, vì tình yêu của tôi cao quí và trong sạch. Nếu tôi đợi cho tới 20 tuổi mới đi với bạn gái, vì tôi muốn tìm một tình yêu đích thực. Người ta phải biết làm chủ trái tim mình trước khi hiến tặng cho người mà Chúa Kitô đã chọn cho họ"
Và cô bồ Magarita viết:
Khi đó tôi mới xong chương trình huấn nghệ. Sau thánh lễ, anh đã hôn tôi lần đầu tiên. Anh đã muốn trì hoãn cử chỉ yêu thương này để cảm ơn Chúa, vì đã cho chúng tôi được biết nhau".
Bốn tháng sau, họ đã bàn thảo với nhau những điều về đời sống thiêng liêng, cùng đọc những kinh giống nhau, thường xuyên dự thánh lễ và rước lễ.
Không may cho họ, thế chiến thứ 2 xảy đến. Quân đội Đức bắn phá làng mạc của Marcel, và bắt chàng cùng các thanh niên khác sang Đức để chế tạo bom.
Marcel rất buồn, vì xa bạn, xa nhà, xa quê hương, nhưng cậu đã được ơn tỉnh ngộ và biết lợi dụng hoàn cảnh để vươn lên.
Anh lại tổ chức nhóm Công nhân Công giáo để. Người Đức đã khám phá ra, và Marcel bị giam giữ, bị kết án. Thêm vào đó, Chúa để cho anh mang bệnh sốt rét, sưng phổi, và nhiều đau khổ khác.
Cuối cùng Marcel đã bị xử tử lúc 22 tuổi đời. Anh chết như một vị thánh tử đạo, dù anh nghĩ anh không xứng đáng.

Ngày 4/10/1987 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã đưa anh Marcel lên đài vinh quang chân phước để nêu gương cho các bạn trẻ Công giáo.



(Lm. Đoàn Quang,CMC.)

teresadoquyen
06-09-2008, 03:58 PM
SỐNG THỬ !
Đây là MOT mà một số bạn trẻ thời nay đang tham gia vào . Mình nghĩ khi sống thử các bạn chỉ biết đến hiện tại , trong khi hậu quả sống thử sẽ theo các bạn đên tương lai

bethichconlua
06-09-2008, 04:35 PM
Với mình thì luôn phản đối việc sống thử...
HÃY ĐỂ THIÊN CHÚA CHỌN ANH EM CHỨ ANH EM ĐỪNG CHỌN NHAU.......

giusehien
08-09-2008, 09:27 AM
Theo phong tục Việt Nam những đôi trai gái chỉ được sống chung như vợ chồng sau khi làm lễ cưới. Nhưng có một thực trạng hiện nay tại Việt Nam là số sinh viên thanh niên sống chung với nhau trước hôn nhân ngày càng tăng, mà báo chí trong nước gọi là “sống thử”.Thực trạng “sống thử” đang gia tăng phải chăng là điều tất yếu của một xã hội thời mở cửa hay do chủ quan trong quan điểm yêu cuồng sống vội, không xác định được mục đích sống thử để làm gì của các bạn trẻ.

phan_nghị
08-09-2008, 10:47 PM
giới trẻ bây giờ xem hôn nhân như món hàng, thuận mua vừa bán, có thêm dịch vụ dùng thử, kém chất lượng là đổi. Họ ko hiểu được hết các đặc tính của hôn nhân. Tội lội, tội lỗi, vấn đề nóng hổi nửa là nạn ly dị, làm cho giáo hội đau đầu.

nenhongxinhxan
29-09-2008, 01:35 PM
hi vong la nhung ai da lam duong lac loi thi biet tro ve voi Chua vi: THIEN CHUA LA TINH YEU!!!

phan_nghị
29-09-2008, 05:10 PM
hi vong la nhung ai da lam duong lac loi thi biet tro ve voi Chua vi: THIEN CHUA LA TINH YEU!!!
Amen.....................