dominico_dung
26-03-2012, 10:28 AM
Lời giới thiệu
TUYỂN TẬP
THÁNH CA VIỆT NAM
Quyển 1
Nghe giáo dân Việt Nam đọc kinh, người ngoại quốc tưởng như đang nghe hát. Sở dĩ như vậy là vì tiếng Việt có sáu dấu giọng ở những cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi đọc kinh chung, thì sáu dấu giọng này có thể được đơn giản thành 2 nốt nhạc cách nhau quãng 3 thứ (tỉ dụ cung kinh mùa thương) hoặc 3 nốt cách nhau một quãng 3 thứ và quãng 4 đúng (cung kinh mùa vui, mùa mừng) hoặc 4 hay 5 nốt (cung ngắm 15 sự thương khó).
Một điều đặc biệt nữa là dù có sáu dấu giọng, nhưng nếu chỉ hát bản văn trên 2 nốt nhạc (quãng 3 thứ) thì người nghe cũng hiểu được nghĩa như thường (cung kinh mùa thương, bài Thương Khó).
Nhận xét trên đây giúp ta hiểu tại sao Thánh Ca Việt Nam phong phú như vậy. So với các nước trong khu vực, số lượng bài thánh ca Việt Nam vẫn làm họ ngạc nhiên. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì từ chỗ nói hay đọc cũng gần như hát, đến chỗ sáng tác thành bài hát chỉ còn là một bước rất ngắn.
Tại Việt Nam thời gian gần đây nở rộ lên một phong trào sáng tác Thánh ca. Đây là một điểm đáng mừng, nhưng cũng kèm theo nhiều lo âu, vì có bài đã qua kiểm duyệt, có bài không.
Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảmđể tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.
Mới đây, qua Huấn thị Thứ Năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới. Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavê”trong cácbản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Cha” cho Chúa Giêsu).
Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 500 bài.
Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể Dân Chúa Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM 1, như một thành quả của một giai đoạn lịch sử Thánh ca Việt Nam và như một món quà mừng năm KIM KHÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010.
Nha Trang, ngày 31 tháng 5 năm 2009
Ngày lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth
+ PhaolôNguyễn Văn Hòa
Giám mục Nha Trang
Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam
Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hòa
(http://www.hdgmvietnam.org/gioi-thieu-tuyen-tap-thanh-ca-viet-nam/434.52.18.aspx)
https://thanhcavietnam.mobi/dominico_dung/ThanhCa/GioiThieu/Muc_luc%201.pdf
https://thanhcavietnam.mobi/dominico_dung/ThanhCa/GioiThieu/Muc_luc%202.pdf
TUYỂN TẬP
THÁNH CA VIỆT NAM
Quyển 1
Nghe giáo dân Việt Nam đọc kinh, người ngoại quốc tưởng như đang nghe hát. Sở dĩ như vậy là vì tiếng Việt có sáu dấu giọng ở những cao độ khác nhau. Tuy nhiên khi đọc kinh chung, thì sáu dấu giọng này có thể được đơn giản thành 2 nốt nhạc cách nhau quãng 3 thứ (tỉ dụ cung kinh mùa thương) hoặc 3 nốt cách nhau một quãng 3 thứ và quãng 4 đúng (cung kinh mùa vui, mùa mừng) hoặc 4 hay 5 nốt (cung ngắm 15 sự thương khó).
Một điều đặc biệt nữa là dù có sáu dấu giọng, nhưng nếu chỉ hát bản văn trên 2 nốt nhạc (quãng 3 thứ) thì người nghe cũng hiểu được nghĩa như thường (cung kinh mùa thương, bài Thương Khó).
Nhận xét trên đây giúp ta hiểu tại sao Thánh Ca Việt Nam phong phú như vậy. So với các nước trong khu vực, số lượng bài thánh ca Việt Nam vẫn làm họ ngạc nhiên. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì từ chỗ nói hay đọc cũng gần như hát, đến chỗ sáng tác thành bài hát chỉ còn là một bước rất ngắn.
Tại Việt Nam thời gian gần đây nở rộ lên một phong trào sáng tác Thánh ca. Đây là một điểm đáng mừng, nhưng cũng kèm theo nhiều lo âu, vì có bài đã qua kiểm duyệt, có bài không.
Đứng trước tình trạng này, cần phải lựa chọn bài hát cho bảo đảmđể tránh nạn “tam sao thất bản”, và nhất là để thi hành đúng Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma ban hành ngày 3/4/1969 (số 25 và 56i) và ấn bản thứ ba ban hành ngày 20/4/2000 (số 48 và 87). Theo quy chế này: Những bài hát dùng thay thế Đối ca Nhập lễ, Hiệp lễ, bản văn phải được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận. Từ năm 1997, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã muốn Ủy ban Thánh nhạc thực hiện Tuyển tập THÁNH CA VIỆT NAM để các giáo phận cùng sử dụng. Công việc này đã được khởi sự và tiếp tục qua hai nhiệm kỳ đặc trách Thánh nhạc của Đức cha Phêrô Nguyễn văn Nho và Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên. Những bước đầu đã đạt được một số thành quả tốt đẹp.
Mới đây, qua Huấn thị Thứ Năm để áp dụng đúng đắn Hiến chế Phụng vụ Thánh, ban hành ngày 28/3/2001 (số 108) Bộ Phụng tự đã quy định: Hội đồng Giám mục phải soạn thảo một Tập Chỉ nam hay một danh mục các bản văn dùng hát trong phụng vụ. Vì thế, năm 2007, một Ban tuyển chọn mới được thành lập với những phương pháp làm việc mới. Ban này đã tiến hành việc tuyển chọn rất công phu, căn cứ vào những tiêu chuẩn phụng vụ, thánh nhạc và mục vụ, đồng thời cũng quan tâm đến sự chọn lọc của thời gian với đôi chút chỉnh sửa khi cần thiết (như không dùng danh xưng “Giavê”trong cácbản văn phụng vụ; theo ý các nhà thần học, không dùng danh xưng “Cha” cho Chúa Giêsu).
Sau 4 năm làm việc, Ban Tuyển chọn đã hoàn tất Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM, quyển 1, và nay được hân hạnh ra mắt cộng đồng Dân Chúa. Tuyển tập này gồm những bài Thánh ca (đã được phép sử dụng) được phổ biến từ những ngày đầu khai sinh nền Thánh nhạc Việt Nam cho đến khoảng năm 1973-1975, với tổng số lên đến gần 500 bài.
Xin trân trọng giới thiệu đến toàn thể Dân Chúa Tuyển Tập THÁNH CA VIỆT NAM 1, như một thành quả của một giai đoạn lịch sử Thánh ca Việt Nam và như một món quà mừng năm KIM KHÁNH GIÁO HỘI VIỆT NAM 2010.
Nha Trang, ngày 31 tháng 5 năm 2009
Ngày lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabeth
+ PhaolôNguyễn Văn Hòa
Giám mục Nha Trang
Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam
Gm. Phaolô Nguyễn Văn Hòa
(http://www.hdgmvietnam.org/gioi-thieu-tuyen-tap-thanh-ca-viet-nam/434.52.18.aspx)
https://thanhcavietnam.mobi/dominico_dung/ThanhCa/GioiThieu/Muc_luc%201.pdf
https://thanhcavietnam.mobi/dominico_dung/ThanhCa/GioiThieu/Muc_luc%202.pdf