PDA

View Full Version : “Cộng Tác Truyền Giáo” Là Gi?



Gia Nhân
27-03-2012, 11:03 AM
“Cộng Tác Truyền Giáo” Là Gi?


“Cộng tác truyền giáo”(cooperatio missionalis)là một thuật ngữđượcBộ Truyền Giảng Phúc Âm cho Các Dân Tộc áp dụng khi ban hành Huấn thị ngày 13/11/1998 nhằm đề ra các nguyên tắc mang tính giáo thuyết và hướng dẫn việc phối hợp thực hiện trong toàn thể Giáo Hội, liên hệ đến sứ mạng loan báo Tin Mừng là một nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tín hữu. Thực vậy, ngay từ trong sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội được Công Đồng Vatican II công bố ngày 7/12/1965 đã viết : “Tất cả các kitô hữu vì là chi thể của Chúa Kitô hằng sống, được sát nhập và nên giống Người nhờ bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, nên họ có bổn phận phải cộng tác vào việc phát triển và bành trướng Thân Thể, để Thân Thể này được sung mãn càng sớm càng hay” (TG 36). Hôm nay, khi giới thiệu trang “CỘNG TÁC TRUYỀN GIÁO”, chúng tôi muốn giới thiệu chính giải thích của Thánh Bộ.


Cộng tác truyền giáo là việc của mọi kitô hữu

"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" (Ga 20,21). Lời tuyên bố này của Đức Kitô vừa gắn liền, đồng thời vừa diễn tả cách hết sức tuyệt vời tính cách duy nhất và liên tục trong sứ mạng truyền giáo. Thật vậy, việc "sai phái của Giáo Hội" (missio Ecclesiae) bắt nguồn từ sự "sai phái bởi Thiên Chúa" (missio Dei).
Toàn thể Giáo Hội đều được kêu gọi dấn bước vào công cuộc truyền giáo bằng cách tích cực cộng tác. Vì đã được rửa tội và thêm sức, kitô hữu nào cũng đều như đã bước vào dòng hoạt động siêu nhiên, theo kế hoạch muôn đời là cứu độ muôn loài muôn vật. Đây chính là kế hoạch của chính Thiên Chúa, đang được hoàn thành dần dần cho các thế hệ sau, là những thế hệ sẽ làm thành đại gia đình nhân loại trong tương lai.
Có thể gọi sự tham gia của các cộng đoàn giáo hội và từng cá nhân tín hữu vào việc hoàn thành kế hoạch thần linh ấy, được gọi là "cộng tác truyền giáo" (cooperatio missionalis), và được diễn ra dưới nhiều hình thức : cầu nguyện, làm chứng, hy sinh, cống hiến sức lực và trợ cấp. Sự cộng tác ấy chính là hoa trái đầu tiên của việc làm sống lại tâm hồn truyền giáo, tức là làm sống lại một tinh thần và một sức sống thúc đẩy các cá nhân cũng như các tổ chức và cộng đoàn của Giáo Hội mở lòng tiếp nhận trách nhiệm chung, có ý thức truyền giáo và hướng lòng “đến các dân tộc”. Thế nên, sáng kiến nào của việc làm sống lại tâm hồn truyền giáo cũng đều nhắm mục đích là đào tạo Dân Chúa biết thi hành sứ mạng chung "hết sức đặc biệt", là nuôi dưỡng các ơn gọi truyền giáo thật sự và khuyến khích mọi hình thức cộng tác vào công cuộc phúc-âm-hóa [Thông điệp “Redemptoris missio" (07/12/1990), số 77-86 ; GL 781].
Cộng tác, một điều kiện cần thiết để phúc-âm-hóa thế giới, là một nghĩa vụ và một quyền lợi của những ai đã chịu phép rửa [x. GL 781]. Nó xuất phát từ bản sắc của họ – là những chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô – và được cụ thể hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, được thực hiện tuỳ theo mức độ về tinh thần trách nhiệm và sự cống hiến khác nhau. "Việc cộng tác (truyền giáo) đâm rễ và sống được trước hết trong việc mỗi người kết hợp với Đức Kitô ... Chính đời sống thánh thiện giúp cho kitô hữu được phong phú trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội" [Thông điệp “Redemptoris missio" (07/12/1990), số 77 ; xt, số 90].
Việc cộng tác truyền giáo cần phải được phối hợp cách thích đáng trong tinh thần hiệp thông Giáo Hội và có trật tự lớp lang thì mới đạt được mục đích. Như sự hiệp thông của Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi, thì cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng để có sự thống nhất bên trong và sự trao đổi hỗ tương giữa các Giáo Hội địa phương với nhau, giữa Giáo Hội địa phương và Giáo Hội toàn cầu, và giữa các thành phần Dân Chúa. Sự hiệp thông giữa các bên ấy sẽ là sự hiệp thông hỗ tương, hay nói cụ thể hơn, là sự hiệp thông để thực hiện hoạt động truyền giáo đặc biệt.
Không được ngăn cản ai thực hiện mối tương quan giữa đức ái trong Giáo Hội và nỗ lực truyền giáo. Thật ra, nét đặc trưng nhất của sự hiệp thông giáo hội là tính cụ thể của sự hiệp thông ấy, để rồi ai cũng có phần trong sự hiệp thông vì sự hiệp thông luôn đụng chạm tới từng cá nhân cụ thể trong hoàn cảnh sống thật của họ.
Hôm nay, khi nhắc tới các cộng đoàn kitô hữu dấn thân vào công cuộc truyền giáo chung, chúng ta cũng có thể nói họ đã hoạt động "với một lòng một dạ" (Cv 4,32).

http://www.simonhoadalat.com