gioanha
03-04-2012, 07:34 AM
THỨ NĂM TUẦN THÁNH 2012
THÁNH LỄ TIỆC LY:
TRAO BAN CHÍNH MÌNH
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, Thứ Năm thánh hôm nay gợi lên một bầu khí trầm lặng sâu thẳm của tình yêu của một người cha đang xao xuyến buồn rầu vì phải chia tay với những người con bé nhỏ yêu thương, và trước khi chia tay người cha ấy đã muốn làm tất cả những gì có thể được để ở lại, ở bên con cái mình lúc mình vắng mặt. Người cha ấy chính là Chúa Giêsu, trong bầu khí long trọng linh thiêng tại nhà tiệc ly, Đức Giêsu muốn ở lại với các môn đệ qua việc lập Bí Tich Thánh Thể, và trao ban chính mình cho các ông qua việc thiết lập Chức Linh mục, đồng thời dạy các ông sống đến cùng bài học yêu thương và phục vụ qua việc cúi xuống rửa chân cho họ.
Bữa tiệc Chúa Giêsu cùng các môn đệ cử hành hôm nay nằm trong bối cảnh của bữa tiệc mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái, kỷ niệm biến cố Thiên Chúa dùng cánh tay hùng mạnh và những phép lạ vĩ đại để giải thoát dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ Ai cập. Mỗi gia đình phải chuẩn bị một con chiên không tì vết và sát tế nó lấy máu bôi lên khung cửa, những nhà nào có dấu máu chiên thì sẽ được cứu thoát và nhà nào không có dấu máu chiên thì sẽ bị trừng phạt. Con chiên ấy chính là hình ảnh báo trước con Chiên của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã chịu sát tế, lấy máu mình để tẩy rửa tội lỗi và cứu chuộc nhân loại, đem đến sự sống cho con người. Trong khung cảnh của bữa tiệc ly, chính Chúa Giêsu đã diễn tả một tình yêu thương đến tột cùng, chính thánh Gioan đã nhận ra điều đó: Trước lể Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của người đã đến, giờ Người phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.
Chính vì yêu thương đến cùng, muốn trao ban tất cả, không tiếc gì bản thân, muốn trở nên một với những người mình yêu, nên Ngài cầm lấy bánh dâng lời tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: Anh em hảy cầm lấy mà ăn, này là mình Thày. Từng động tác từng cử chỉ đều diễn tả một trái tim yêu thương đến tột cùng, cầm lấy bánh bẻ ra, là chấp nhận chết đi, là trao tặng, là không còn tiếc gì, không còn giữ lại riêng cho mình điều gì, chấp nhận trở nên một tấm bánh được bẻ ra để cho người khác ăn. Với việc làm này, Chúa Giêsu đã liên tục làm những phép lạ là biến bánh và rượu trở nên máu thịt của mình và lại làm cho máu thịt ấy trở thành của ăn, của uống, thành lương thực nuôi dưỡng linh hồn. Trở thành của ăn của uống, Chúa Giêsu, không muốn ở bên ngoài, cũng không chỉ muốn ở bên cạnh những người mình yêu, mà muốn đi vào tận trong tim gan người mình yêu, muốn đi vào tận đường gân thớ thịt của người mình yêu và trở thành máu thịt người mình yêu, làm của nuôi sống người mình yêu.
Hãy cầm lấy mà ăn – một lời mời gọi và một lời Chúa “nài xin” chúng ta đừng để ngài cô đơn lẻ loi một mình, đừng để sự hiến thân trao tặng của Ngài trở nên vô ích, nhưng được chúng ta đón nhận và để cho Ngài đi vào trong cuộc đời của chúng ta, ở trong, và nuôi dưỡng, nên một với chúng ta.
Chúa Giêsu đã tạo nên hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, trong lúc các tông đồ còn chưa hiểu hết những lời Chúa nói, thì Ngài lại tiếp tục truyền cho họ: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày! Với lệnh truyền này, Chúa Giêsu đã chính thức thiết lập thiên chức Linh Mục, chức tư tế thừa tác, dầu biết rằng các môn đệ của mình là những con người bất toàn, yêu đuối, Chúa biết rõ Phêrô là kẻ sẽ chối thày, còn những người khác thì sẽ nhát đảm chạy trốn khi Thày gặp thử thách, vậy mà Chúa vẫn trao cho các ông cái quyền: Làm như Thày vừa làm để tưởng nhớ đến Thày. Với việc thiết lập chức linh mục này, Chúa Giêsu muốn qua những con người yếu đuối tội lỗi này, Ngài được tiếp tục ở lại với nhân loại, tiếp tục là tấm bánh được bẻ ra cho tất cả mọi người hưởng dùng, hơn thế nữa Ngài còn chấp nhận trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào những con người yếu đuồi tội lỗi này.
Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày, đồng thời cũng là một đòi hỏi cho các linh mục, họ là những con người như bất cứ một người nào, song Chúa muốn chính họ cũng phải làm như Chúa, tức là cũng phải yêu thương anh em đến tận cùng, đến hy sinh và trao ban cả hơi thở sức sống, máu thịt của mình cho những người được trao cho họ, chúa muốn họ là con người nhưng lại mang trái tim của Chúa, có đôi tay và cái nhìn của Chúa, để qua họ Thiên chúa tiếp tục yêu thương phục vụ những anh em đồng loại, xoa dịu và trở nên tấm bánh được bẻ ra trao cho người khác. Không chỉ muốn các linh mục mang trái tim nhân từ yêu thương của Chúa, mà qua việc lãnh nhận tấm bánh của Chúa mỗi ngày, tất cả mọi người đều được mời gọi làm như Chúa, là mở rộng đôi tay, là bẻ mình ra cho anh em, vì anh em, là yêu thương như Chúa đã yêu, sống như Chúa đã sống và làm như Chúa đã làm.
Cũng trong khung cảnh của bữa ăn chia tay này Chúa đã làm một việc hết sức bất ngờ, Thánh Gioan đã ghi lại từng cử chỉ, từng động tác của Chúa: Ngài đứng dậy rời bàn ăn, cởi áo ngaoì ra, lấy khăn thắt lưng, đổ nước vào chậu, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, và lây khăn thắt lưng mà lau. Một hành động thật khó chấp nhận đối với các tông đồ, thông thừơng chỉ có nô lệ mới phải rửa chân cho chủ, vây mà giờ đây Chúa Giêsu đang tự mình làm điều đó trước mặt các môn đệ và rửa chân cho chính những học trò của mình. Chúa đã cúi xuống rửa chân cho cả Giuda kẻ phản bội, cho Phêrô kẻ chối Chúa…cử chỉ ấy là một cử chỉ tột cùng của sự khiêm nhường hạ mình, không còn quan tâm đến thế giá địa vị của mình nũa: thày rửa chân cho trò, chủ rủa chân cho đầy tớ. Với việc rửa chân cho các tông đồ Chúa Giêsu đã đảo lộn hoàn toàn không chỉ quan niêm mà còn đảo lộn cả trật tự phục vụ, phục vụ không chọn lựa. Chính vì thế mà Simon Phêrô đã phản ứng gay gắt: Thưa Thày, không đời nào như thế! Thày định rửa chân cho con sao? Chúa đã trả lời: Viêc Thày làm bây giờ con chưa hiểu, sau này con sẽ hiểu… Ta là Chúa, là Thày mà còn rửa chân cho các con thì các con cũng hãy rửa chân cho nhau. Hãy rửa chân cho nhau đó chính là ý nghĩa của việc làm của Chúa Giêsu và cũng là đòi hỏi của Ngài.
Thưa quý OBACE, Rửa chân cho nhau, Chúa muốn mỗi người chúng ta phải chấp nhận cúi xuống để phục vụ một cách vô điều kiện, phục vụ không phải là một việc ban ơn phân phát mà là một bổn phận đòi buộc. Hãy cúi xuống để có thể lắng nghe và thông cảm với những đau khổ và nhọc nhằn của anh chị em mình, bao lâu chúng ta không dám cúi xuống, không dám rửa chân cho anh em, thì chúng ta không thể nghe, không thể nhìn thấy những đau khổ bất hạnh của anh chị em mình. Hãy cúi xuống để phục vụ, trước hết là người cha người mẹ già trong gia đình, là những người sinh thành dưỡng dục mình bằng sự yêu thương kính trọng, hãy cúi xuống để yêu thương và phục vụ người chồng người vợ và con cái của mình bằng sự hy sinh bằng sự trao ban và yêu thương đến tận cùng, hãy quan tâm đến nhau nhiều hơn, hãy quan tâm đên hàng xóm láng giềng, những người sống bên cạnh chúng ta, hãy để cho trái tim mình nhạy bén và nhắc bảo cho chúng ta biết phải làm gì cho nhau.
Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày, là lời mời gọi tha thiết Chúa gửi đến cho từng người chúng ta hãy siêng năng đến với Bí Tích Thánh Thể, siêng năng lãnh nhận, cầm lấy mà ăn để nhận được sự nâng đỡ bổ sức và tình yêu thương của Chúa. Hãy làm việc này mà nhớ đên Thày còn là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta chu toàn chức linh mục của mình là thờ phượng tế tự Thiên Chúa, là dâng hy lễ mỗi ngày cùng với những hy sinh vất vả để làm nên của lễ tôn vinh thiên Chúa đem ơn cứu độ cho chính mình và cho gia đình, đừng để cho công việc và sự lười biếng làm cho chúng ta quên lệnh truyền thiêng liêng này, đồng thời cũng cầu nguyện và thông cảm cho các linh mục thừa tác, họ là những con người yêu đuối hèn mọn đang cần đến sự nâng đỡ và cảm thông của chúng ta.
Yêu như Thày đã yêu, sống như Thày đã sống - đòi chúng ta phải trở thành hiện thân của Chúa Kitô nơi trần gian này, trở thành một Kitô khác qua đời sống và hành động yêu thương phục vụ của mỗi chúng ta, dám hy sinh dám cho đi tất cà kể cả mạng sống của mình vì hạnh phúc của anh em, để mọi người khi tiếp xúc với người Công giáo, họ có thể nhìn thấy và đụng chạm đuợc đến Đức Giêsu qua hành động yêu thương của chúng ta. Amen
xxx
THỨ SÁU TUẦN THÁNH 2012
CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU!
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Mới cách đây hai tuần, một người đàn ông khi thấy đứa con trai bị nạn, máu chảy đầy người, ông vội vã đặt con lên xe honda để chở con tới bệnh viện, song vì qua vội vàng, một chiếc xe tải đã đâm thẳng vào chiếc xe của ông, ông bị hất xuống đập đầu xuống đường và chết, còn đứa con thì vẫn còn sống. Trong đám tang của người cha, đứa con ấy vật vã dằn vặt chính mình mà kêu lên: Ba ơi! Con đã làm cho Ba phải chết, ba đã chết vì con!
Thưa quý OBACE trong buổi chiều bi thương này, Giáo Hội không cử hành thánh lễ, cũng không có một bất cử hành nào khác, mà Giáo Hội muốn dừng lại ở dưới chân cây thập giá của Chúa Giêsu, để hồi tưởng lại cả một cả một cuộc đời, một hành trình thập giá của Chúa mình, để chiêm ngắm tôn thờ và biết ơn một tình yêu vô cùng lớn lao: yêu đến nỗi chịu chết vì người mình yêu. Chiêm ngăm cái chết của Chúa để mỗi người suy gẫm, để xét mình nhìn lại chính mình vì tôi mà Chúa đã chấp nhận hy sinh như vậy ?
Trước hết, cái chết của Chúa Giêsu không phải là cái chết bất ngờ đối với Thiên Chúa, mà là cái chết đã được Thiên Chúa thấy trước. Ngay khi cho con của mình là Đức Giêsu xuống thế làm người thì cũng đồng nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận cho con của mình chịu nhiều rủi ro của thân phận con người, và chấp nhận cả đến cái chết của phận người. Trong câu chuyện trao đổi với Nicodemo, Đức Giêsu cũng đã nhìn thấy kết cục cuộc đời của Ngài là cái chết treo: như Mose treo con rắn nơi hoang địa thế nào thì con người cũng bị treo lên như vậy, và nhiều lấn khác Ngài cũng nói về việc Con người bị treo lên để kéo mọi người lên cùng Ngài.
Hình phạt thập giá là một hình phạt của người Phênixi, đã được người Rôma lấy làm bản án tử hình dành cho những tội phạm nguy hiểm và cho nhửng nô lệ bỏ trốn với mục đich răn đe trấn áp. Đây là một cái chết khủng khiếp dã man mà con người đã nghĩ ra để hành hạ nhau, và người Do Thái nhìn những kẻ bị chết treo là dấu hiệu những kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Thế nhưng với cái chết đóng đinh thập giá của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã biến sự độc ác dã man của con người trở thành phương thế đem ơn tha thứ cho nhân loại, đã biến cây thập giá chết chóc thành cây mang lại sư sống đời đời, và cây thập giá không còn là sự nguyền rủa của Thiên Chúa mà là sự chúc phúc và là cách diễn tả tình yêu tột cùng của Thiên Chúa, và sự khôn ngoan quyền năng của Ngài.
Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết của sự vâng phục hiếu thảo của một người con hết mực yêu mến vâng lời cha, của một người tôi tớ trung thành tuyệt đối với chủ mình, điều này đã được tiên tri Isai nhìn thấy và diễn tả trong bài ca về người tôi tớ của Thiên Chúa qua bài đọc một. Đây là một bài ca bi hùng về một người tôi tớ được Thiên Chúa hết mực yêu mến, song lại bị người đời khinh miệt hành hạ, người tôi tớ ấy chấp nhận tất cả những roi đòn hành hạ vì chúng ta: Tội lỗi chúng ta, người mang lấy vào thân, người ta tưởng Người bị Thiên Chúa trừng phạt, nhưng thực ra Người chịu đánh đòn bị đâm thâu là vì chúng ta…Lời Tiên báo của Isai đã hoàn toàn ứng nghiệm khi chúng ta nghe bài thương khó của Chúa Giêsu.
Giáo Hội đã hát lên bài thương khó của Chúa Giêsu, cũng một phần nào cho thấy bầu khi bi hùng của phụng vụ hôm nay, cái chết của Chúa Chúa Giêsu là cái chết hết sức đau thương, và trong cái chết này thì sự tàn ác của con người cũng lên đến cực độ, song Giáo Hội vẫn nhìn thấy thập giá không phải là một sự thất bại của Thiên Chúa, cũng không phải là dấu chấm hết của cuộc đời của một con người Giêsu, mà thập giá lại trở thành tiếng nói yêu thương tuyệt vời là đỉnh cao của sự tha thứ, vì thế thập giá trở thành biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ: Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người dám hiến mạng sống mình vì người mình yêu, và trên cây thập giá, Chúa Giêsu đã tuyên bố lời tha thứ, xin Chúa cha tha thứ cho những kẻ hành hạ và giết chết mình, không chỉ xin tha thứ mà Chúa Giêsu còn biện hộ cho chúng nữa: Lạy cha xin tha cho chúng vì chúng lầm không biết. Thập giá trở thành cầu nối giữa đất với trời, giữa Thiên chúa và nhân loại, thành chìa khóa mở cửa nước trời cho nhân loại. Xưa vì tội lỗi của con người Adam Eva đã cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa, nay được nối lại, sự sống lại được thông ban, xưa vì nguyện tội khiến cho cửa trời bị đóng lại, thì nay nhờ cây thập giá của Chúa Giêsu, cửa trời đã được mở ra cho con người bước vào.
Thập giá và cái chết của Chúa Giêsu trở thành một hy lễ xá tội cho nhân loại và vì nhân loại. Xưa kia trong cựu ước hàng năm người ta phải dâng con chiên non làm con vật đền tội, thì hôm nay trên thập giá, Chúa Giêsu chính là con chiên đền tội cho nhân loại, và hơn thế nữa, thư Do Thái còn nhìn thấy Chúa Giêsu trên thập giá chính là lúc Ngài thi hành trọn vẹn chức năng Thượng Tế của Người, Người không dâng con chiên làm của lễ xá tội mà là dâng chính mình cùng với sự đau đớn để làm nên của lễ tha tội cho nhân loại, Người đã lấy chính máu mình mà tẩy rửa hoàn toàn tội lỗi của nhân loại từ ngàn xưa cho đến ngày tận cùng thế giới. Vị thượng tế Giêsu là người đã có thể cảm thông được với những đau khổ yếu đuối của chúng ta, Ngài đã chịu thử thách tư bề và đã chiến thắng và lên trời ngự trên Ngai của Thiên Chúa trong vinh quang.
Thánh Gioan cũng nhận ra Chúa Giêsu là một vị Thượng Tế ngay trong cuộc khổ nạn của Ngài, chính Chúa Giêsu đã biết trước tất cả những gì sẽ xảy đến cho Ngài và Ngài chủ động đón nhận nó như là một kế hoạch đã được thiết lập, Ngài bước vào cuộc khổ nạn thập giá như một chiến sĩ bước ra trận, như một thày thượng tế chuẩn bị tất cả những lễ vật cần thiết cho cuộc hiến tế. Khi đối diện với các thày thượng tế và luật sĩ Do Thái, Chúa Giêsu dõng dạc xưng mình là Con Thiên Chúa khiến cho thượng tế Anna tức giận đến xé áo mình ra, khi đối diện với Philatô Chúa Giêsu xác nhận vương quyền của Ngài và làm chứng cho sự thật về chính Ngài, về Thiên Chúa khiến cho Philatô vô cùng bối rối, suy nghĩ và phải đặt vấn đề: Sự thật là gì?
Suy niệm về cái chết thập giá của chúa Giêsu trong bầu khí của ngày Thứ Sáu Thánh hôm nay, đòi chúng ta phải có một chọn lựa dứt khoát, chúng ta không chỉ thương cảm về cái chết của Chúa Giêsu theo cảm xúc tự nhiên, mà đòi chúng ta phải tỏ rõ thái độ chon lựa của mình hoặc chọn Đức Giêsu và thập giá của Người hoặc là chạy trốn hay chọn thế gian. Ngày xưa trong sân của dinh Philatô những người Do Thái đã gáo thét để đòi giết bằng được Giêsu: Giết đi, giết đi! Đóng đinh nó vào thập giá; Họ đòi tha Baraba là tên cướp nguy hiểm và đòi giết Đức Giêsu, họ đã công khai chọn đứng về phía của sự ác của sự xấu để loại trừ Chúa Giêsu, cũng có thể ngày hôm nay chúng ta là người Kitô hữu song chúng ta đã không dám đứng về phía Chúa Giêsu, không dám sống và làm chứng cho Ngài không dám sống đến cùng giới răn của Chúa, vì sợ thiệt thòi ảnh hưởng đến quyền lợi, chúng ta buông theo lối sống người đời và loại trừ Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài ra khỏi cuộc sống của bản thân và gia đình, khi chúng ta ngang nhiên vi phạm lề luật của Thiên Chúa bằng một cuộc sống buông thả, bằng cuộc sống khô khan lười biếng, bằng gian tham lỗi bác ái lỗi công bằng.
Cũng tại sân của dinh Philatô, các thượng tế và dân Do Thái đã công khai từ chối vương quyền của Thiên Chúa và chấp nhận vương quyền của hòang đế Rôma: Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Caesare. Thái độ ấy cũng có thể đang xảy ra trong cuộc sống của người Kitô hữu khi chúng ta chối bỏ thập giá của Đức Giêsu, chúng ta tôn thờ của cải vật chất, đặt quyền lực danh vọng làm vua điều khiển và chi phấi cuộc đời mình. Chúng ta cũng sẽ giống người Do Thái nhận Caesare làm vua khi lòng chúng ta, tâm hồn chúng ta không có chỗ cho Thiên Chúa; trong ngày sống, chúng ta để cho công việc và nhiều mối lo toan chiếm cứ hết cả tâm hồn, khiến cho không có giờ nào dành cho Thiên Chúa, ngay cả đến và phút gia đình cùng nhau đọc kinh cầu nguyện mà nhiều người trong gia đình còn muốn tránh né.
Suy niệm về cái chết thập giá của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi đón nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào cuộc đời, cùng bước theo Đức Giêsu trên con được thập giá và để cho tình yêu thương tha tứ từ thập giá của Chúa trở nên sức sống cho chúng ta, đồng thời sống và bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngài đã chết cho chúng ta được sống bằng sống ngoan thảo theo giới răn và lệnh truyền của Chúa. Amen
xxx
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH 2012
CHIẾN THẮNG CỦA TÌNH YÊU
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, Phụng vụ của đêm canh thức Phục sinh như muốn trình bày cả một chiều dài của lịch sử cứu độ mà, qua đó Thiên Chúa thể hiện tình yêu và sự khôn ngoan lạ lùng của Ngài, khởi đi từ công trình sáng tạo. Với công trình này Thiên Chúa đã thể hiện quyền năng của Ngài, Ngài tạo nên mọi vật chỉ từ một mệnh lệnh: Hãy có! Thì mọi sự từ không nên có, Ngài tạo nên vụ trụ và tô điểm cho nó trở nên tất tốt đẹp, ban cho vũ trụ sự sống, và con người là tạo vật quý giá nhất, là đỉnh cao của công trình tạo dựng được Thiên Chúa trao cho trông coi vũ tru và được sống trong tình trạng hạnh phúc của vườn địa đàng. Thế nhưng con người đầu tiên đã không giữ được tình trạng hạnh phúc ấy, họ đã quay lưng chống lại Thiên Chúa và hậu quả là đau khổ và sự chết đã trở thành hình phạt cho con người.
Thiên Chúa cũng lại là người cha yêu thương, Ngài không nỡ nhìn con cái mình phải đau khổ và phãi chết, Ngài đã mở ra cho con người một tia hy vọng, Ngài húa sẽ ban Đấng Cứu Độ cho nhân loại. Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc tuyển chọn một người là Apbraham, để từ ông Thiên Chúa tạo lập nên một dân tộc mới, dân của Thiên Chúa, tuy nhiên, có những lúc Thiên Chúa đã thử thách ông đến tột độ, Ngài đã đòi Abraham sát tế đứa con duy nhất là Isaac. Cuộc sát tế này, lạ trở thành hình ảnh báo trước của một người cha là Thiên Chúa sẽ chấp nhận để con mình bị giết chết, trở thành của lễ toàn thiên đem ơn tha tội cho nhân loại.
Cuộc xuất hành vượt qua Biển Đỏ là một bằng chứng mạnh mẽ về quyền năng và tình yêu thương cưu độ của Thiên Chúa, Thiên Chúa đã dùng cánh tay hùng mạnh cùng nhiều phép lạ để đưa dân Ngài ra khỏi cảnh nô lệ của Ai Câp, Thiên Chúa đã đưa họ vượt qu Biển Đỏ khô chân, đã nuôi dưỡng và huấn luyện họ suốt 40 năm dài trong sa mạc. Với việc làm này, Thiên Chúa tỏ mình ra Ngài là Thiên Chúa cứu chuộc, Thiên Chúa hùng mạnh, và cũng là một Thiên Chúa yêu thương và thành tín, mặc dù dân Israel đã nhiều lần phản bội bất trung, thì Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương và trung thành với lời cam kết.
Thiên Chúa qua miệng tiên tri Isai đã hứa sẽ thiết lập nên một dân mới, một giao ước mới. Nếu như giao ước cũ tại núi Sinai đã bị dân Israel phản bội thì hôm nay Thiên Chúa sẽ dùng máu cùa Con Ngài mà ký kết một giao ước mới, một giao ước vĩnh cửu, giao ước này sẽ không ghi khắc trên hai bia đá như ngày xưa nữa, mà được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người, nếu như giao ước ngày xưa được ký kết với dân Israel mà thôi, thì giao ước mới này, Thiên Chúa sẽ ký kết với dân mới là tất cả mọi người mọi dân, mọi nước.
Giao ước mới mà tiên tri Isai tiên báo đã được Thiên Chúa ký kết qua Con của người là Đức Giêsu, Ngài đã dùng chính máu của mình mà ký kế một giao ước với nhân loại, qua giao ước này, Thiên Chúa thề hứa sẽ cưu độ và đem đến cho nhân loại một sự sống mới sự sống đời đời. Với Giao ước mới được ký kết bằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã xóa bỏ bản án chết chóc cho con người và đưa con người đến sự sống mới mà cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu chính là bảo đảm cho giao ước mới này.
Tin Mừng Marcô thuật lại biến cố Phục sinh và những phụ nữ là những người đầi tiên nhìn thấy sứ thần hiện ra, và thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ, điều đó đã làm các bà chết khiếp vì sợ hãi và không dám nói gì với ai. Tại sao vậy ? Đọc lại đoạn Tin Mừng, Thánh Marcô đã cho chúng ta thấy một số lý do tại sao các phụ nữ này đã không nhận ra được những dấu chỉ của việc Chúa sống lại.
Mặc dù trời đã sáng, mặt trời đã hé mọc, một ngày mới, một thời đại mới, ngày thứ nhất đã bắt đầu, vậy mà những người phụ nữ này vẫn để mình sống trong bóng đêm của ngày hôm qua, tức là bóng tối của con người cũ, với những hoài niệm cũ, tâm hồn các bà chưa nhận được ánh sáng của ngày mới, của mặt trời mới, các bà vẫn để cho cái tảng đá của quá khứ chết chóc sợ hãi đè nặng trong tâm hồn, vì thế các bà hỏi nhau: Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mồ giùm chúng ta đây ? Chính điều này đã khiến các bà không còn nhớ gì đến những lần Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, nhiều lần Ngài đã nói trước về việc Ngài sẽ chỗi dây từ cỏi chết, thế nhưng các bà đã không đón nhận được lời tiên báo ấy.
Các bà nhìn thấy ngôi mộ đã trống, không còn xác Chúa Giêsu ở đó và còn được sứ thần trấn an và nói cho biết: Đừng hoảng sợ ! Các bà tìm Đức Giêsu Nazaret, Đấng bị đóng đinh, Người đã chỗi dậy không còn ở đây nữa, đây là chỗ đã đặt xác của Ngài, hãy về nói với các môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilea trước các ông và các ông sẽ gặp Người ở đó. Lời của sứ thần chính là sứ điệp phục sinh được gửi đến cho các phụ nữ : Chúa đã sống lại rồi Người không còn ở đây nữa. Đây là sứ điệp quan trọng, là tin vui phục sinh được trao cho các phụ nữ này, song họ chưa vượt ra khỏi lối suy nghĩ cũ, họ vẫn để cho sự sợ hãi bởi cuộc tử nạn và sợ hãi người Do Thái xâm chiếm làm cho Tin mừng Phục sinh bị bóp nghẹt trong sự sợ hãi ấy.
Các Phụ nữ này vẫn chỉ đi tìm một Đức Giêsu Nazaret bị đóng đinh, đi tìm cái nơi đã đặt xác Người, chứ họ không tìm Đấng Phục Sinh, nên họ không gặp được Ngài và không chấp nhận được tin mừng Phục sinh của Ngài. Còn Chúa Giêsu Phục sinh, qua lời của sứ thần, đã đưa ra cho họ một cuộc hẹn hò, một cuộc gặp gỡ: người sẽ đến Galile trước các ông, và các môn đệ sẽ gặp Ngài tại đó. Đấng Phục sinh sẽ là người hẹn và đồng thời là điểm hẹn cho tất cả chúng ta đến gặp Ngài. Theo Đức Thánh Cha Benedicto giải thích, thì Chúa Phục sinh luôn đi trước như là một mục tử để dẫn dắt chúng ta là con chiên của Ngài đạt đến hạnh phúc, đến điểm hẹn Nước Trời.
Thưa quý OBACE, nhì lại cả một chặng dài của lịch sử cứu độ, giúp chúng nhận ra rằng, Thiên Chúa đã định liệu một kế hoạch khôn ngaon tử ngàn xưa để cứu chuộc nhân loại, và tạo nên một dân tộc mới, một thời đại mới nhờ cái chết và cuộc Phục sinh của Đức Giêsu. Vì thế, cái chết thập giá của Chúa Giêsu tuy vô cùng man rợ tàn ác, như lại không phải là điều bất ngờ đối với Thiên Chúa, và càng thấy cái chết thập giá tàn bạo bao nhiêu, thì cũng đồng thời nhìn thấy tình trạng trầm trọng tội lỗi của con người đã gây ra bấy nhiêu và nhìn thấy tình yêu thương vô bờ của Thiên chúa bấy nhiêu.
Cuộc Phục sinh của Cháu Giêsu là mặt trời mọc lên chiếu tỏa ánh sáng của một thời đại mới, đòi mỗi chúng ta cũng phải để cho ánh sáng phục sinh của Chúa quét sạch những góc tối còn lại trong tâm hồn, xua đi những suy nghĩ cũ, việc làm cũ của con người cũ, để đón nhận và mang lấy một con người mới, con người đã thực sự được biến đổi nên phù hợp với ánh sáng mới.
Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ giùm chúng ta đây? Câu hỏi này của các phụ nữ củng là một động lực cho chúng ta, hãy để cho Chúa Giêsu Phục sinh lật bỏ khỏi chúng ta hòn đá chết chóc, hòn đá ích kỷ của cái tôi nó đang đè nặng tăm hồn chúng ta. Đó có thể còn là hòn đá tội lỗi, mặc cảm đã đè nặng trong tâm hồn chúng ta nhiều năm, khiến chúng ta ngần ngại đến với Chúa và khiến chúng ta ngượng ngùng với anh em. Hãy để cho Chúa Giêsu Phục sinh dùng Bí tích Giải tội và Thánh Thể lật bỏ tảng đá ấy khỏi chúng ta, để chúng ta có thể đến với Chúa và đến với anh em cách gần gũi hơn.
Ngài sẽ đến Galilea trước các ông và sẽ gặp các ông ở đó. Ngày nay Chúa Phục sinh cũng đang hẹn hò với chúng ta không phải ở Gailea nữa, mà Ngài hẹn chúng ta ở nơi đây, trong thánh lễ mỗi ngày, qua Bí tich Thánh Thể, qua Lời của Chúa, chúng ta sẽ được gặp lại Ngài, được sự an ủi đỡ nâng của Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi sợ hãi và sóng gió của cuộc sống trần gian hôm nay, và sẽ đem đến cho chúng ta niêm vui mừng hân hoan. Amen
xxx
Chính ngày: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
TUYÊN XƯNG NIỀM TIN PHỤC SINH
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Thưa quý OBACE, chúng ta tụ họp nơi đây để cử hành và tuyên xưng vào Mầu Nhiệm Chúa Phục sinh. Cho đến ngày hôm nay, niềm tin vào Chúa phục sinh vẫn là một điều khó chấp nhận đối với nhiều người, và là niềm tin chỉ có ở nơi Kitô giáo chúng ta. Khi nóí chuyện với những người ngoài Kitô giáo có thể họ dễ dàng chấp nhận về hệ thống giáo lý và luân lý của Kitô giáo, nhưng không dể để họ chấp nhận niềm tin Phục Sinh, có nhiều người còn lấy niềm tin vào Chúa Phục sinh của chúng ta để phản bác chúng ta. Niềm tin vào Chúa phục Sinh không chỉ là niềm tin nền tảng mà còn là niềm hy vọng chắc chắn của chúng ta. Để đón nhận được niềm tin này đòi chúng ta phải đặt mình ở trong niềm tin và lời chứng của Giáo Hội và niềm tin vào Kinh Thánh. Đó cũng là điều các bài đọc cũng như Tin Mừng mùa Phục sinh muốn nói cho chúng ta.
Câu chuyện trong Tin Mừng Gioan muốn nhấn mạnh điều đó. Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Macdala đi ra thăm mộ, thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ, bà chạy về báo cho ông Simon và người môn đệ Đức Giêsu thương mến và nói: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ. Đây chính là lý chứng đầu tiên của việc Chúa sống lại, đó là ngôi mộ đã trống, không còn xác Chúa nữa. Bà Maria này đã không dễ dàng chấp nhận việc Chúa phục sinh, vì trong tâm hồn bà còn bị phủ một màn tối của cái nhìn tự nhiên: ai đó đã lấy mất xác Chúa! Trong lúc bà lo sợ hoang mang như thế, thì bà đã chạy về gặp Simon và người môn đệ Chúa yêu. Tác giả tin mừng nhấn mạnh là bà chạy về với Simon, điều đó có nghĩa là bà không chạy đi, mà là chạy về với Simon, là thủ lãnh của giáo Hội, là người được Chúa trao quyền đứng đầu trong anh em và là người sẽ có tiếng nói chính thức về biến cố này.
Chúng ta cũng thấy vai trò nổi bật của Simon, Tin mừng kể lại: khi cả hai người cùng chạy ra xem mộ, mặc dầu người kia đến trước, song ông không vào trong mộ, mà ông nhừơng bước cho người anh cả là Simon Phêrô vào trước. Cả hai ông đều thấy mộ đã trống, và còn thấy dấu chứng khác của việc Chúa đã Phục sinh, đó là những tấm vải và những khăn liệm còn để ở đó, chứng tỏ không phải xác Chúa bị mất trộm, vì nếu có người lấy đi, thì họ sẽ đem cả cái xác đã bọc vải đó đi, chứ không để lại làm gì, và hơn thế nữa, các ông còn thấy các tấm khăn che đầu, che mặt và những băng vải, không hề bị xáo trộn, mà được gấp lại gọn gàng và để riêng thứ nào vào thứ đó, và như thế, thì câu nói hồ nghi của bà Maria Macdala: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, là không có cơ sở.
Tác giá Tin Mừng nói lên cảm nghiệm của các ông rằng: Ông đã thấy và đã tin. Tức là các ông đã thấy những dấu chứng đầu tiên này, thì các ông đã tin rằng Chúa đã sống lại thật và không thể có ai đến lấy trộm hoặc mang xác Chúa đi nơi khác. Tác giả cũng nói thêm: trước đó họ chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trổi dậy từ cõi chết. Đây chính là mấu chốt quan trọng của màu nhiệm Chúa Phục sinh, đó là phải dựa vào Kinh Thánh, vì Kinh Thánh đã chuẩn bị, đã nói trước và minh chứng về biến cố này; chính Chúa Giêsu khi còn sống Ngài cũng đã nhiều lần nói về việc Ngài sẽ bị người ta giết, đóng đinh Ngài và ngày thứ ba Người sẽ sống lại từ cõi chết, và Ngài đã từng dùng quyền năng của mình mà làm cho kẻ chết sống lại, như là một minh chứng về quyền năng Thiên Chúa ở nơi Ngài. Dó đó nếu tin vào Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ đón nhận được niềm tin Phục sinh hôm nay.
Bên cạnh đó Kinh Thánh còn là sách ghi lại lời chứng của các tông đồ về biến cố quan trọng này. Chúng ta lật lại sách Công vụ Tông đồ, sẽ tìm thây những lời chứng mạnh mẽ của Simon Phêrô về việc Chúa Phục sinh, mà các tông đồ đã quả quyết: Chúa đã sống lại thật! Bài đọc một hôm nay thuật lại bài giảng của Phêrô tại nhà ông Cornêliô. Trong bài giảng này, Phêrô đã tóm lược cà cuộc đời của Chúa Giêsu và sứ điệp của Ngài và còn khẳng định: Như quý vị biết rõ, biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa về Đức Giêsu Nazareth… và chúng tôi xin làm chứng về những việc Người đã làm. Phêrô làm chứng rằng Chúa Giêsu đã bị người Do Thái giết và treo Ngài trên thập giá, Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy và cho Người xuất hiện tỏ tường trước mặt những chứng nhân đã được tuyển chọn.
Thánh Phêrô cũng quả quyết rằng: Chúng tôi đã cùng ăn uống với Ngài sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Lời chứng này muốn khẳng định rằng Đức Giêsu sống lại thật, sống lại với cả con người bằng xương bằng thịt thật, chứ không phải là một cái bóng, cũng không phải do các môn đệ ảo ưởng nhìn người này ra người nọ, vì chính các ông đã gặp gỡ chuyện trò với Ngài, thậm chí đã ăn uống với Ngài, mặc dù thân xác phục sinh của Chúa không cần phải ăn uống nữa, nhưng đó là cách Chúa làm để củng cố niềm tin cho các tông đồ, và truyền cho các ông phải làm chứng về điều này. Cũng chính vì thế, mà các tông đồ đã dám sống tới cùng điều mà các ông đã làm chứng, va dám chấp nhận cả cái chết để làm chứng cho điều các ông đã thấy và đã tin, vì không ai lại dám chết vì một điều vô lý.
Các tông đồ cũng thấy rằng các ngôn sứ từ xưa cũng đã nói về Chúa Giêsu và tiên báo về việc sống lại của Ngài, và ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ danh Ngài mà được ơn tha tội. Vì thế mà trong thư Colosê, Thánh Phaolô đã nói với họ rằng: Anh em đã được trổi dây cùng với Chúa Kitô, thì hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Thưa quý OBACE, với việc làm phép nước đêm hôm qua nhắc cho chúng ta nhớ rằng, nhờ Bí tích Rửa tội mỗi người cũng được dìm trong dòng nước thanh tẩy, tức là đả chết con người cũ và đã sống lại với một con người mới, thì lòng trí và đời sống chúng ta cũng sẽ phải được đổi mới.
Là những người tin và làm chứng về việc Chúa Phục sinh, chúng ta đã sống như thế nào và làm chứng như thế nào? Tin vào Tin mừng phục sinh trước hết chúng ta phải sống trong niềm vui, và để có niềm vui này, thì chúng ta phải có Chúa Phục sinh trong tâm hồn. Nói như Thánh Phaolô, chúng ta phải để lòng trí chúng ta thuộc về thượng giới, tức là chúng ta không thể để cho vật chất, của cải thế gian làm chủ đời ta, và càng không thể đề cho nó chiếm hết cả cuộc đời và tâm trí chúng ta được, trái lại hãy để cho Chúa Phục sinh cư ngụ và thắp sáng tâm hồn chúng ta. Hãy để cho ánh sáng Phục sinh xua đi những mảng tối trong tâm hồn, và những góc tối trong cách chúng ta làm ăn buôn bán hoặc cách chúng ta cư xử với anh em. Hãy để cho màu nhiệm Phục sinh thúc đẩy chúng ta rũ bỏ nhữ đam mê lôi kéo của xã hội, như rượu chè, cờ bạc, đam mê xấu, mà hãy để những thời giờ ấy làm những việc tốt, việc có ích cho gia đình, người thân và cho cộng đồng, cho giáo xứ.
Đối với các bạn trẻ, khi tiếp xúc với môi trường của nhà trường, của đại học hoặc nơi công sở, các bạn vẫn thường gặp những câu hỏi chất vấn về đức tin vào màu nhiệm Chúa phục sinh và về Giáo Hội, mỗi khi bị thử thách về đức tin như thế và mỗi khi gặp khó khăn, hãy noi theo tấm gương của Maria Macdala, chạy về với Simon Phêrô, tức là chạy về với Giáo Hội, vì Giáo Hội là mẹ và là thày của chúng ta trong đức tin, và hãy tin tưởng vào sự hướng dẫn dạy bảo của Giáo hội, đừng để cho những lập luận, những lý thuyết của người đời làm lung lạc đức tin của các bạn, và nhất là đừng chạy ra ngoài để chỉ trích Giáo Hội.
Thưa quý OBACE, chỉ có Chúa Kitô và những ai tin Ngài mới được phục sinh như Ngài, chúng ta không thể tìm kiếm sự phục sinh và hạnh phúc đời đời ở nơi con người hoặc những lý thuyết của thế gian, chỉ nơi Chúa Kitô Đấng đã sống lại mới có thể làm cho chúng ta sống lại. Tin vào màu nhiệm sống lại, thì chúng ta không thể cứ sống trong tình trạnh chết chóc của tội lỗi và tật xấu, mà phải giũ bỏ lại tất cả để sống con người mới và còn là người làm chứng đáng tin cho màu nhiệm Chúa Phục sinh. Chúng ta chỉ có thể trở thành người làm chứng đáng tin, khi chúng ta được gặp gỡ Chúa Phục Sinh qua việc cầu nguyện tâm sự với Chúa, gặp Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể và các Bí tích khác, và chúng ta gặp được Chúa qua chính lời Kinh Thánh mỗi ngày, thì khi đó chúng ta mới có thể nói với mọi người rằng: Chúa đã sống lại thật. chính chúng tôi làm chứng về Ngài, chúng tôi đã gặp Ngài.
Cầu chúc cho mọi người trở thành chứng nhân đáng tin của Chúa Phục sinh. Amen.
.
THÁNH LỄ TIỆC LY:
TRAO BAN CHÍNH MÌNH
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, Thứ Năm thánh hôm nay gợi lên một bầu khí trầm lặng sâu thẳm của tình yêu của một người cha đang xao xuyến buồn rầu vì phải chia tay với những người con bé nhỏ yêu thương, và trước khi chia tay người cha ấy đã muốn làm tất cả những gì có thể được để ở lại, ở bên con cái mình lúc mình vắng mặt. Người cha ấy chính là Chúa Giêsu, trong bầu khí long trọng linh thiêng tại nhà tiệc ly, Đức Giêsu muốn ở lại với các môn đệ qua việc lập Bí Tich Thánh Thể, và trao ban chính mình cho các ông qua việc thiết lập Chức Linh mục, đồng thời dạy các ông sống đến cùng bài học yêu thương và phục vụ qua việc cúi xuống rửa chân cho họ.
Bữa tiệc Chúa Giêsu cùng các môn đệ cử hành hôm nay nằm trong bối cảnh của bữa tiệc mừng Lễ Vượt Qua của người Do Thái, kỷ niệm biến cố Thiên Chúa dùng cánh tay hùng mạnh và những phép lạ vĩ đại để giải thoát dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ Ai cập. Mỗi gia đình phải chuẩn bị một con chiên không tì vết và sát tế nó lấy máu bôi lên khung cửa, những nhà nào có dấu máu chiên thì sẽ được cứu thoát và nhà nào không có dấu máu chiên thì sẽ bị trừng phạt. Con chiên ấy chính là hình ảnh báo trước con Chiên của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã chịu sát tế, lấy máu mình để tẩy rửa tội lỗi và cứu chuộc nhân loại, đem đến sự sống cho con người. Trong khung cảnh của bữa tiệc ly, chính Chúa Giêsu đã diễn tả một tình yêu thương đến tột cùng, chính thánh Gioan đã nhận ra điều đó: Trước lể Vượt Qua, Đức Giêsu biết giờ của người đã đến, giờ Người phải bỏ thế gian mà về cùng Cha, Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.
Chính vì yêu thương đến cùng, muốn trao ban tất cả, không tiếc gì bản thân, muốn trở nên một với những người mình yêu, nên Ngài cầm lấy bánh dâng lời tạ ơn bẻ ra và trao cho các môn đệ mà nói: Anh em hảy cầm lấy mà ăn, này là mình Thày. Từng động tác từng cử chỉ đều diễn tả một trái tim yêu thương đến tột cùng, cầm lấy bánh bẻ ra, là chấp nhận chết đi, là trao tặng, là không còn tiếc gì, không còn giữ lại riêng cho mình điều gì, chấp nhận trở nên một tấm bánh được bẻ ra để cho người khác ăn. Với việc làm này, Chúa Giêsu đã liên tục làm những phép lạ là biến bánh và rượu trở nên máu thịt của mình và lại làm cho máu thịt ấy trở thành của ăn, của uống, thành lương thực nuôi dưỡng linh hồn. Trở thành của ăn của uống, Chúa Giêsu, không muốn ở bên ngoài, cũng không chỉ muốn ở bên cạnh những người mình yêu, mà muốn đi vào tận trong tim gan người mình yêu, muốn đi vào tận đường gân thớ thịt của người mình yêu và trở thành máu thịt người mình yêu, làm của nuôi sống người mình yêu.
Hãy cầm lấy mà ăn – một lời mời gọi và một lời Chúa “nài xin” chúng ta đừng để ngài cô đơn lẻ loi một mình, đừng để sự hiến thân trao tặng của Ngài trở nên vô ích, nhưng được chúng ta đón nhận và để cho Ngài đi vào trong cuộc đời của chúng ta, ở trong, và nuôi dưỡng, nên một với chúng ta.
Chúa Giêsu đã tạo nên hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, trong lúc các tông đồ còn chưa hiểu hết những lời Chúa nói, thì Ngài lại tiếp tục truyền cho họ: Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày! Với lệnh truyền này, Chúa Giêsu đã chính thức thiết lập thiên chức Linh Mục, chức tư tế thừa tác, dầu biết rằng các môn đệ của mình là những con người bất toàn, yêu đuối, Chúa biết rõ Phêrô là kẻ sẽ chối thày, còn những người khác thì sẽ nhát đảm chạy trốn khi Thày gặp thử thách, vậy mà Chúa vẫn trao cho các ông cái quyền: Làm như Thày vừa làm để tưởng nhớ đến Thày. Với việc thiết lập chức linh mục này, Chúa Giêsu muốn qua những con người yếu đuối tội lỗi này, Ngài được tiếp tục ở lại với nhân loại, tiếp tục là tấm bánh được bẻ ra cho tất cả mọi người hưởng dùng, hơn thế nữa Ngài còn chấp nhận trở nên hoàn toàn lệ thuộc vào những con người yếu đuồi tội lỗi này.
Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày, đồng thời cũng là một đòi hỏi cho các linh mục, họ là những con người như bất cứ một người nào, song Chúa muốn chính họ cũng phải làm như Chúa, tức là cũng phải yêu thương anh em đến tận cùng, đến hy sinh và trao ban cả hơi thở sức sống, máu thịt của mình cho những người được trao cho họ, chúa muốn họ là con người nhưng lại mang trái tim của Chúa, có đôi tay và cái nhìn của Chúa, để qua họ Thiên chúa tiếp tục yêu thương phục vụ những anh em đồng loại, xoa dịu và trở nên tấm bánh được bẻ ra trao cho người khác. Không chỉ muốn các linh mục mang trái tim nhân từ yêu thương của Chúa, mà qua việc lãnh nhận tấm bánh của Chúa mỗi ngày, tất cả mọi người đều được mời gọi làm như Chúa, là mở rộng đôi tay, là bẻ mình ra cho anh em, vì anh em, là yêu thương như Chúa đã yêu, sống như Chúa đã sống và làm như Chúa đã làm.
Cũng trong khung cảnh của bữa ăn chia tay này Chúa đã làm một việc hết sức bất ngờ, Thánh Gioan đã ghi lại từng cử chỉ, từng động tác của Chúa: Ngài đứng dậy rời bàn ăn, cởi áo ngaoì ra, lấy khăn thắt lưng, đổ nước vào chậu, cúi xuống rửa chân cho các môn đệ, và lây khăn thắt lưng mà lau. Một hành động thật khó chấp nhận đối với các tông đồ, thông thừơng chỉ có nô lệ mới phải rửa chân cho chủ, vây mà giờ đây Chúa Giêsu đang tự mình làm điều đó trước mặt các môn đệ và rửa chân cho chính những học trò của mình. Chúa đã cúi xuống rửa chân cho cả Giuda kẻ phản bội, cho Phêrô kẻ chối Chúa…cử chỉ ấy là một cử chỉ tột cùng của sự khiêm nhường hạ mình, không còn quan tâm đến thế giá địa vị của mình nũa: thày rửa chân cho trò, chủ rủa chân cho đầy tớ. Với việc rửa chân cho các tông đồ Chúa Giêsu đã đảo lộn hoàn toàn không chỉ quan niêm mà còn đảo lộn cả trật tự phục vụ, phục vụ không chọn lựa. Chính vì thế mà Simon Phêrô đã phản ứng gay gắt: Thưa Thày, không đời nào như thế! Thày định rửa chân cho con sao? Chúa đã trả lời: Viêc Thày làm bây giờ con chưa hiểu, sau này con sẽ hiểu… Ta là Chúa, là Thày mà còn rửa chân cho các con thì các con cũng hãy rửa chân cho nhau. Hãy rửa chân cho nhau đó chính là ý nghĩa của việc làm của Chúa Giêsu và cũng là đòi hỏi của Ngài.
Thưa quý OBACE, Rửa chân cho nhau, Chúa muốn mỗi người chúng ta phải chấp nhận cúi xuống để phục vụ một cách vô điều kiện, phục vụ không phải là một việc ban ơn phân phát mà là một bổn phận đòi buộc. Hãy cúi xuống để có thể lắng nghe và thông cảm với những đau khổ và nhọc nhằn của anh chị em mình, bao lâu chúng ta không dám cúi xuống, không dám rửa chân cho anh em, thì chúng ta không thể nghe, không thể nhìn thấy những đau khổ bất hạnh của anh chị em mình. Hãy cúi xuống để phục vụ, trước hết là người cha người mẹ già trong gia đình, là những người sinh thành dưỡng dục mình bằng sự yêu thương kính trọng, hãy cúi xuống để yêu thương và phục vụ người chồng người vợ và con cái của mình bằng sự hy sinh bằng sự trao ban và yêu thương đến tận cùng, hãy quan tâm đến nhau nhiều hơn, hãy quan tâm đên hàng xóm láng giềng, những người sống bên cạnh chúng ta, hãy để cho trái tim mình nhạy bén và nhắc bảo cho chúng ta biết phải làm gì cho nhau.
Hãy làm việc này mà nhớ đến Thày, là lời mời gọi tha thiết Chúa gửi đến cho từng người chúng ta hãy siêng năng đến với Bí Tích Thánh Thể, siêng năng lãnh nhận, cầm lấy mà ăn để nhận được sự nâng đỡ bổ sức và tình yêu thương của Chúa. Hãy làm việc này mà nhớ đên Thày còn là lời nhắc nhở cho tất cả chúng ta chu toàn chức linh mục của mình là thờ phượng tế tự Thiên Chúa, là dâng hy lễ mỗi ngày cùng với những hy sinh vất vả để làm nên của lễ tôn vinh thiên Chúa đem ơn cứu độ cho chính mình và cho gia đình, đừng để cho công việc và sự lười biếng làm cho chúng ta quên lệnh truyền thiêng liêng này, đồng thời cũng cầu nguyện và thông cảm cho các linh mục thừa tác, họ là những con người yêu đuối hèn mọn đang cần đến sự nâng đỡ và cảm thông của chúng ta.
Yêu như Thày đã yêu, sống như Thày đã sống - đòi chúng ta phải trở thành hiện thân của Chúa Kitô nơi trần gian này, trở thành một Kitô khác qua đời sống và hành động yêu thương phục vụ của mỗi chúng ta, dám hy sinh dám cho đi tất cà kể cả mạng sống của mình vì hạnh phúc của anh em, để mọi người khi tiếp xúc với người Công giáo, họ có thể nhìn thấy và đụng chạm đuợc đến Đức Giêsu qua hành động yêu thương của chúng ta. Amen
xxx
THỨ SÁU TUẦN THÁNH 2012
CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊSU!
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Mới cách đây hai tuần, một người đàn ông khi thấy đứa con trai bị nạn, máu chảy đầy người, ông vội vã đặt con lên xe honda để chở con tới bệnh viện, song vì qua vội vàng, một chiếc xe tải đã đâm thẳng vào chiếc xe của ông, ông bị hất xuống đập đầu xuống đường và chết, còn đứa con thì vẫn còn sống. Trong đám tang của người cha, đứa con ấy vật vã dằn vặt chính mình mà kêu lên: Ba ơi! Con đã làm cho Ba phải chết, ba đã chết vì con!
Thưa quý OBACE trong buổi chiều bi thương này, Giáo Hội không cử hành thánh lễ, cũng không có một bất cử hành nào khác, mà Giáo Hội muốn dừng lại ở dưới chân cây thập giá của Chúa Giêsu, để hồi tưởng lại cả một cả một cuộc đời, một hành trình thập giá của Chúa mình, để chiêm ngắm tôn thờ và biết ơn một tình yêu vô cùng lớn lao: yêu đến nỗi chịu chết vì người mình yêu. Chiêm ngăm cái chết của Chúa để mỗi người suy gẫm, để xét mình nhìn lại chính mình vì tôi mà Chúa đã chấp nhận hy sinh như vậy ?
Trước hết, cái chết của Chúa Giêsu không phải là cái chết bất ngờ đối với Thiên Chúa, mà là cái chết đã được Thiên Chúa thấy trước. Ngay khi cho con của mình là Đức Giêsu xuống thế làm người thì cũng đồng nghĩa là Thiên Chúa chấp nhận cho con của mình chịu nhiều rủi ro của thân phận con người, và chấp nhận cả đến cái chết của phận người. Trong câu chuyện trao đổi với Nicodemo, Đức Giêsu cũng đã nhìn thấy kết cục cuộc đời của Ngài là cái chết treo: như Mose treo con rắn nơi hoang địa thế nào thì con người cũng bị treo lên như vậy, và nhiều lấn khác Ngài cũng nói về việc Con người bị treo lên để kéo mọi người lên cùng Ngài.
Hình phạt thập giá là một hình phạt của người Phênixi, đã được người Rôma lấy làm bản án tử hình dành cho những tội phạm nguy hiểm và cho nhửng nô lệ bỏ trốn với mục đich răn đe trấn áp. Đây là một cái chết khủng khiếp dã man mà con người đã nghĩ ra để hành hạ nhau, và người Do Thái nhìn những kẻ bị chết treo là dấu hiệu những kẻ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Thế nhưng với cái chết đóng đinh thập giá của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã biến sự độc ác dã man của con người trở thành phương thế đem ơn tha thứ cho nhân loại, đã biến cây thập giá chết chóc thành cây mang lại sư sống đời đời, và cây thập giá không còn là sự nguyền rủa của Thiên Chúa mà là sự chúc phúc và là cách diễn tả tình yêu tột cùng của Thiên Chúa, và sự khôn ngoan quyền năng của Ngài.
Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết của sự vâng phục hiếu thảo của một người con hết mực yêu mến vâng lời cha, của một người tôi tớ trung thành tuyệt đối với chủ mình, điều này đã được tiên tri Isai nhìn thấy và diễn tả trong bài ca về người tôi tớ của Thiên Chúa qua bài đọc một. Đây là một bài ca bi hùng về một người tôi tớ được Thiên Chúa hết mực yêu mến, song lại bị người đời khinh miệt hành hạ, người tôi tớ ấy chấp nhận tất cả những roi đòn hành hạ vì chúng ta: Tội lỗi chúng ta, người mang lấy vào thân, người ta tưởng Người bị Thiên Chúa trừng phạt, nhưng thực ra Người chịu đánh đòn bị đâm thâu là vì chúng ta…Lời Tiên báo của Isai đã hoàn toàn ứng nghiệm khi chúng ta nghe bài thương khó của Chúa Giêsu.
Giáo Hội đã hát lên bài thương khó của Chúa Giêsu, cũng một phần nào cho thấy bầu khi bi hùng của phụng vụ hôm nay, cái chết của Chúa Chúa Giêsu là cái chết hết sức đau thương, và trong cái chết này thì sự tàn ác của con người cũng lên đến cực độ, song Giáo Hội vẫn nhìn thấy thập giá không phải là một sự thất bại của Thiên Chúa, cũng không phải là dấu chấm hết của cuộc đời của một con người Giêsu, mà thập giá lại trở thành tiếng nói yêu thương tuyệt vời là đỉnh cao của sự tha thứ, vì thế thập giá trở thành biểu tượng của tình yêu thương và tha thứ: Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người dám hiến mạng sống mình vì người mình yêu, và trên cây thập giá, Chúa Giêsu đã tuyên bố lời tha thứ, xin Chúa cha tha thứ cho những kẻ hành hạ và giết chết mình, không chỉ xin tha thứ mà Chúa Giêsu còn biện hộ cho chúng nữa: Lạy cha xin tha cho chúng vì chúng lầm không biết. Thập giá trở thành cầu nối giữa đất với trời, giữa Thiên chúa và nhân loại, thành chìa khóa mở cửa nước trời cho nhân loại. Xưa vì tội lỗi của con người Adam Eva đã cắt đứt mối tương quan với Thiên Chúa, nay được nối lại, sự sống lại được thông ban, xưa vì nguyện tội khiến cho cửa trời bị đóng lại, thì nay nhờ cây thập giá của Chúa Giêsu, cửa trời đã được mở ra cho con người bước vào.
Thập giá và cái chết của Chúa Giêsu trở thành một hy lễ xá tội cho nhân loại và vì nhân loại. Xưa kia trong cựu ước hàng năm người ta phải dâng con chiên non làm con vật đền tội, thì hôm nay trên thập giá, Chúa Giêsu chính là con chiên đền tội cho nhân loại, và hơn thế nữa, thư Do Thái còn nhìn thấy Chúa Giêsu trên thập giá chính là lúc Ngài thi hành trọn vẹn chức năng Thượng Tế của Người, Người không dâng con chiên làm của lễ xá tội mà là dâng chính mình cùng với sự đau đớn để làm nên của lễ tha tội cho nhân loại, Người đã lấy chính máu mình mà tẩy rửa hoàn toàn tội lỗi của nhân loại từ ngàn xưa cho đến ngày tận cùng thế giới. Vị thượng tế Giêsu là người đã có thể cảm thông được với những đau khổ yếu đuối của chúng ta, Ngài đã chịu thử thách tư bề và đã chiến thắng và lên trời ngự trên Ngai của Thiên Chúa trong vinh quang.
Thánh Gioan cũng nhận ra Chúa Giêsu là một vị Thượng Tế ngay trong cuộc khổ nạn của Ngài, chính Chúa Giêsu đã biết trước tất cả những gì sẽ xảy đến cho Ngài và Ngài chủ động đón nhận nó như là một kế hoạch đã được thiết lập, Ngài bước vào cuộc khổ nạn thập giá như một chiến sĩ bước ra trận, như một thày thượng tế chuẩn bị tất cả những lễ vật cần thiết cho cuộc hiến tế. Khi đối diện với các thày thượng tế và luật sĩ Do Thái, Chúa Giêsu dõng dạc xưng mình là Con Thiên Chúa khiến cho thượng tế Anna tức giận đến xé áo mình ra, khi đối diện với Philatô Chúa Giêsu xác nhận vương quyền của Ngài và làm chứng cho sự thật về chính Ngài, về Thiên Chúa khiến cho Philatô vô cùng bối rối, suy nghĩ và phải đặt vấn đề: Sự thật là gì?
Suy niệm về cái chết thập giá của chúa Giêsu trong bầu khí của ngày Thứ Sáu Thánh hôm nay, đòi chúng ta phải có một chọn lựa dứt khoát, chúng ta không chỉ thương cảm về cái chết của Chúa Giêsu theo cảm xúc tự nhiên, mà đòi chúng ta phải tỏ rõ thái độ chon lựa của mình hoặc chọn Đức Giêsu và thập giá của Người hoặc là chạy trốn hay chọn thế gian. Ngày xưa trong sân của dinh Philatô những người Do Thái đã gáo thét để đòi giết bằng được Giêsu: Giết đi, giết đi! Đóng đinh nó vào thập giá; Họ đòi tha Baraba là tên cướp nguy hiểm và đòi giết Đức Giêsu, họ đã công khai chọn đứng về phía của sự ác của sự xấu để loại trừ Chúa Giêsu, cũng có thể ngày hôm nay chúng ta là người Kitô hữu song chúng ta đã không dám đứng về phía Chúa Giêsu, không dám sống và làm chứng cho Ngài không dám sống đến cùng giới răn của Chúa, vì sợ thiệt thòi ảnh hưởng đến quyền lợi, chúng ta buông theo lối sống người đời và loại trừ Chúa Giêsu và giáo huấn của Ngài ra khỏi cuộc sống của bản thân và gia đình, khi chúng ta ngang nhiên vi phạm lề luật của Thiên Chúa bằng một cuộc sống buông thả, bằng cuộc sống khô khan lười biếng, bằng gian tham lỗi bác ái lỗi công bằng.
Cũng tại sân của dinh Philatô, các thượng tế và dân Do Thái đã công khai từ chối vương quyền của Thiên Chúa và chấp nhận vương quyền của hòang đế Rôma: Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Caesare. Thái độ ấy cũng có thể đang xảy ra trong cuộc sống của người Kitô hữu khi chúng ta chối bỏ thập giá của Đức Giêsu, chúng ta tôn thờ của cải vật chất, đặt quyền lực danh vọng làm vua điều khiển và chi phấi cuộc đời mình. Chúng ta cũng sẽ giống người Do Thái nhận Caesare làm vua khi lòng chúng ta, tâm hồn chúng ta không có chỗ cho Thiên Chúa; trong ngày sống, chúng ta để cho công việc và nhiều mối lo toan chiếm cứ hết cả tâm hồn, khiến cho không có giờ nào dành cho Thiên Chúa, ngay cả đến và phút gia đình cùng nhau đọc kinh cầu nguyện mà nhiều người trong gia đình còn muốn tránh né.
Suy niệm về cái chết thập giá của Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi đón nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào cuộc đời, cùng bước theo Đức Giêsu trên con được thập giá và để cho tình yêu thương tha tứ từ thập giá của Chúa trở nên sức sống cho chúng ta, đồng thời sống và bày tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa vì Ngài đã chết cho chúng ta được sống bằng sống ngoan thảo theo giới răn và lệnh truyền của Chúa. Amen
xxx
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH 2012
CHIẾN THẮNG CỦA TÌNH YÊU
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Kính thưa quý OBACE, Phụng vụ của đêm canh thức Phục sinh như muốn trình bày cả một chiều dài của lịch sử cứu độ mà, qua đó Thiên Chúa thể hiện tình yêu và sự khôn ngoan lạ lùng của Ngài, khởi đi từ công trình sáng tạo. Với công trình này Thiên Chúa đã thể hiện quyền năng của Ngài, Ngài tạo nên mọi vật chỉ từ một mệnh lệnh: Hãy có! Thì mọi sự từ không nên có, Ngài tạo nên vụ trụ và tô điểm cho nó trở nên tất tốt đẹp, ban cho vũ trụ sự sống, và con người là tạo vật quý giá nhất, là đỉnh cao của công trình tạo dựng được Thiên Chúa trao cho trông coi vũ tru và được sống trong tình trạng hạnh phúc của vườn địa đàng. Thế nhưng con người đầu tiên đã không giữ được tình trạng hạnh phúc ấy, họ đã quay lưng chống lại Thiên Chúa và hậu quả là đau khổ và sự chết đã trở thành hình phạt cho con người.
Thiên Chúa cũng lại là người cha yêu thương, Ngài không nỡ nhìn con cái mình phải đau khổ và phãi chết, Ngài đã mở ra cho con người một tia hy vọng, Ngài húa sẽ ban Đấng Cứu Độ cho nhân loại. Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc tuyển chọn một người là Apbraham, để từ ông Thiên Chúa tạo lập nên một dân tộc mới, dân của Thiên Chúa, tuy nhiên, có những lúc Thiên Chúa đã thử thách ông đến tột độ, Ngài đã đòi Abraham sát tế đứa con duy nhất là Isaac. Cuộc sát tế này, lạ trở thành hình ảnh báo trước của một người cha là Thiên Chúa sẽ chấp nhận để con mình bị giết chết, trở thành của lễ toàn thiên đem ơn tha tội cho nhân loại.
Cuộc xuất hành vượt qua Biển Đỏ là một bằng chứng mạnh mẽ về quyền năng và tình yêu thương cưu độ của Thiên Chúa, Thiên Chúa đã dùng cánh tay hùng mạnh cùng nhiều phép lạ để đưa dân Ngài ra khỏi cảnh nô lệ của Ai Câp, Thiên Chúa đã đưa họ vượt qu Biển Đỏ khô chân, đã nuôi dưỡng và huấn luyện họ suốt 40 năm dài trong sa mạc. Với việc làm này, Thiên Chúa tỏ mình ra Ngài là Thiên Chúa cứu chuộc, Thiên Chúa hùng mạnh, và cũng là một Thiên Chúa yêu thương và thành tín, mặc dù dân Israel đã nhiều lần phản bội bất trung, thì Thiên Chúa vẫn một mực yêu thương và trung thành với lời cam kết.
Thiên Chúa qua miệng tiên tri Isai đã hứa sẽ thiết lập nên một dân mới, một giao ước mới. Nếu như giao ước cũ tại núi Sinai đã bị dân Israel phản bội thì hôm nay Thiên Chúa sẽ dùng máu cùa Con Ngài mà ký kết một giao ước mới, một giao ước vĩnh cửu, giao ước này sẽ không ghi khắc trên hai bia đá như ngày xưa nữa, mà được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người, nếu như giao ước ngày xưa được ký kết với dân Israel mà thôi, thì giao ước mới này, Thiên Chúa sẽ ký kết với dân mới là tất cả mọi người mọi dân, mọi nước.
Giao ước mới mà tiên tri Isai tiên báo đã được Thiên Chúa ký kết qua Con của người là Đức Giêsu, Ngài đã dùng chính máu của mình mà ký kế một giao ước với nhân loại, qua giao ước này, Thiên Chúa thề hứa sẽ cưu độ và đem đến cho nhân loại một sự sống mới sự sống đời đời. Với Giao ước mới được ký kết bằng cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, Thiên Chúa đã xóa bỏ bản án chết chóc cho con người và đưa con người đến sự sống mới mà cuộc Phục Sinh của Chúa Giêsu chính là bảo đảm cho giao ước mới này.
Tin Mừng Marcô thuật lại biến cố Phục sinh và những phụ nữ là những người đầi tiên nhìn thấy sứ thần hiện ra, và thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mộ, điều đó đã làm các bà chết khiếp vì sợ hãi và không dám nói gì với ai. Tại sao vậy ? Đọc lại đoạn Tin Mừng, Thánh Marcô đã cho chúng ta thấy một số lý do tại sao các phụ nữ này đã không nhận ra được những dấu chỉ của việc Chúa sống lại.
Mặc dù trời đã sáng, mặt trời đã hé mọc, một ngày mới, một thời đại mới, ngày thứ nhất đã bắt đầu, vậy mà những người phụ nữ này vẫn để mình sống trong bóng đêm của ngày hôm qua, tức là bóng tối của con người cũ, với những hoài niệm cũ, tâm hồn các bà chưa nhận được ánh sáng của ngày mới, của mặt trời mới, các bà vẫn để cho cái tảng đá của quá khứ chết chóc sợ hãi đè nặng trong tâm hồn, vì thế các bà hỏi nhau: Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mồ giùm chúng ta đây ? Chính điều này đã khiến các bà không còn nhớ gì đến những lần Chúa Giêsu nói về cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, nhiều lần Ngài đã nói trước về việc Ngài sẽ chỗi dây từ cỏi chết, thế nhưng các bà đã không đón nhận được lời tiên báo ấy.
Các bà nhìn thấy ngôi mộ đã trống, không còn xác Chúa Giêsu ở đó và còn được sứ thần trấn an và nói cho biết: Đừng hoảng sợ ! Các bà tìm Đức Giêsu Nazaret, Đấng bị đóng đinh, Người đã chỗi dậy không còn ở đây nữa, đây là chỗ đã đặt xác của Ngài, hãy về nói với các môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilea trước các ông và các ông sẽ gặp Người ở đó. Lời của sứ thần chính là sứ điệp phục sinh được gửi đến cho các phụ nữ : Chúa đã sống lại rồi Người không còn ở đây nữa. Đây là sứ điệp quan trọng, là tin vui phục sinh được trao cho các phụ nữ này, song họ chưa vượt ra khỏi lối suy nghĩ cũ, họ vẫn để cho sự sợ hãi bởi cuộc tử nạn và sợ hãi người Do Thái xâm chiếm làm cho Tin mừng Phục sinh bị bóp nghẹt trong sự sợ hãi ấy.
Các Phụ nữ này vẫn chỉ đi tìm một Đức Giêsu Nazaret bị đóng đinh, đi tìm cái nơi đã đặt xác Người, chứ họ không tìm Đấng Phục Sinh, nên họ không gặp được Ngài và không chấp nhận được tin mừng Phục sinh của Ngài. Còn Chúa Giêsu Phục sinh, qua lời của sứ thần, đã đưa ra cho họ một cuộc hẹn hò, một cuộc gặp gỡ: người sẽ đến Galile trước các ông, và các môn đệ sẽ gặp Ngài tại đó. Đấng Phục sinh sẽ là người hẹn và đồng thời là điểm hẹn cho tất cả chúng ta đến gặp Ngài. Theo Đức Thánh Cha Benedicto giải thích, thì Chúa Phục sinh luôn đi trước như là một mục tử để dẫn dắt chúng ta là con chiên của Ngài đạt đến hạnh phúc, đến điểm hẹn Nước Trời.
Thưa quý OBACE, nhì lại cả một chặng dài của lịch sử cứu độ, giúp chúng nhận ra rằng, Thiên Chúa đã định liệu một kế hoạch khôn ngaon tử ngàn xưa để cứu chuộc nhân loại, và tạo nên một dân tộc mới, một thời đại mới nhờ cái chết và cuộc Phục sinh của Đức Giêsu. Vì thế, cái chết thập giá của Chúa Giêsu tuy vô cùng man rợ tàn ác, như lại không phải là điều bất ngờ đối với Thiên Chúa, và càng thấy cái chết thập giá tàn bạo bao nhiêu, thì cũng đồng thời nhìn thấy tình trạng trầm trọng tội lỗi của con người đã gây ra bấy nhiêu và nhìn thấy tình yêu thương vô bờ của Thiên chúa bấy nhiêu.
Cuộc Phục sinh của Cháu Giêsu là mặt trời mọc lên chiếu tỏa ánh sáng của một thời đại mới, đòi mỗi chúng ta cũng phải để cho ánh sáng phục sinh của Chúa quét sạch những góc tối còn lại trong tâm hồn, xua đi những suy nghĩ cũ, việc làm cũ của con người cũ, để đón nhận và mang lấy một con người mới, con người đã thực sự được biến đổi nên phù hợp với ánh sáng mới.
Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi mộ giùm chúng ta đây? Câu hỏi này của các phụ nữ củng là một động lực cho chúng ta, hãy để cho Chúa Giêsu Phục sinh lật bỏ khỏi chúng ta hòn đá chết chóc, hòn đá ích kỷ của cái tôi nó đang đè nặng tăm hồn chúng ta. Đó có thể còn là hòn đá tội lỗi, mặc cảm đã đè nặng trong tâm hồn chúng ta nhiều năm, khiến chúng ta ngần ngại đến với Chúa và khiến chúng ta ngượng ngùng với anh em. Hãy để cho Chúa Giêsu Phục sinh dùng Bí tích Giải tội và Thánh Thể lật bỏ tảng đá ấy khỏi chúng ta, để chúng ta có thể đến với Chúa và đến với anh em cách gần gũi hơn.
Ngài sẽ đến Galilea trước các ông và sẽ gặp các ông ở đó. Ngày nay Chúa Phục sinh cũng đang hẹn hò với chúng ta không phải ở Gailea nữa, mà Ngài hẹn chúng ta ở nơi đây, trong thánh lễ mỗi ngày, qua Bí tich Thánh Thể, qua Lời của Chúa, chúng ta sẽ được gặp lại Ngài, được sự an ủi đỡ nâng của Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi sợ hãi và sóng gió của cuộc sống trần gian hôm nay, và sẽ đem đến cho chúng ta niêm vui mừng hân hoan. Amen
xxx
Chính ngày: THÁNH LỄ CHÚA NHẬT PHỤC SINH
TUYÊN XƯNG NIỀM TIN PHỤC SINH
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Đặc trách Huấn Giáo GP. Xuân Lộc
Thưa quý OBACE, chúng ta tụ họp nơi đây để cử hành và tuyên xưng vào Mầu Nhiệm Chúa Phục sinh. Cho đến ngày hôm nay, niềm tin vào Chúa phục sinh vẫn là một điều khó chấp nhận đối với nhiều người, và là niềm tin chỉ có ở nơi Kitô giáo chúng ta. Khi nóí chuyện với những người ngoài Kitô giáo có thể họ dễ dàng chấp nhận về hệ thống giáo lý và luân lý của Kitô giáo, nhưng không dể để họ chấp nhận niềm tin Phục Sinh, có nhiều người còn lấy niềm tin vào Chúa Phục sinh của chúng ta để phản bác chúng ta. Niềm tin vào Chúa phục Sinh không chỉ là niềm tin nền tảng mà còn là niềm hy vọng chắc chắn của chúng ta. Để đón nhận được niềm tin này đòi chúng ta phải đặt mình ở trong niềm tin và lời chứng của Giáo Hội và niềm tin vào Kinh Thánh. Đó cũng là điều các bài đọc cũng như Tin Mừng mùa Phục sinh muốn nói cho chúng ta.
Câu chuyện trong Tin Mừng Gioan muốn nhấn mạnh điều đó. Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Macdala đi ra thăm mộ, thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ, bà chạy về báo cho ông Simon và người môn đệ Đức Giêsu thương mến và nói: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ. Đây chính là lý chứng đầu tiên của việc Chúa sống lại, đó là ngôi mộ đã trống, không còn xác Chúa nữa. Bà Maria này đã không dễ dàng chấp nhận việc Chúa phục sinh, vì trong tâm hồn bà còn bị phủ một màn tối của cái nhìn tự nhiên: ai đó đã lấy mất xác Chúa! Trong lúc bà lo sợ hoang mang như thế, thì bà đã chạy về gặp Simon và người môn đệ Chúa yêu. Tác giả tin mừng nhấn mạnh là bà chạy về với Simon, điều đó có nghĩa là bà không chạy đi, mà là chạy về với Simon, là thủ lãnh của giáo Hội, là người được Chúa trao quyền đứng đầu trong anh em và là người sẽ có tiếng nói chính thức về biến cố này.
Chúng ta cũng thấy vai trò nổi bật của Simon, Tin mừng kể lại: khi cả hai người cùng chạy ra xem mộ, mặc dầu người kia đến trước, song ông không vào trong mộ, mà ông nhừơng bước cho người anh cả là Simon Phêrô vào trước. Cả hai ông đều thấy mộ đã trống, và còn thấy dấu chứng khác của việc Chúa đã Phục sinh, đó là những tấm vải và những khăn liệm còn để ở đó, chứng tỏ không phải xác Chúa bị mất trộm, vì nếu có người lấy đi, thì họ sẽ đem cả cái xác đã bọc vải đó đi, chứ không để lại làm gì, và hơn thế nữa, các ông còn thấy các tấm khăn che đầu, che mặt và những băng vải, không hề bị xáo trộn, mà được gấp lại gọn gàng và để riêng thứ nào vào thứ đó, và như thế, thì câu nói hồ nghi của bà Maria Macdala: Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, là không có cơ sở.
Tác giá Tin Mừng nói lên cảm nghiệm của các ông rằng: Ông đã thấy và đã tin. Tức là các ông đã thấy những dấu chứng đầu tiên này, thì các ông đã tin rằng Chúa đã sống lại thật và không thể có ai đến lấy trộm hoặc mang xác Chúa đi nơi khác. Tác giả cũng nói thêm: trước đó họ chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trổi dậy từ cõi chết. Đây chính là mấu chốt quan trọng của màu nhiệm Chúa Phục sinh, đó là phải dựa vào Kinh Thánh, vì Kinh Thánh đã chuẩn bị, đã nói trước và minh chứng về biến cố này; chính Chúa Giêsu khi còn sống Ngài cũng đã nhiều lần nói về việc Ngài sẽ bị người ta giết, đóng đinh Ngài và ngày thứ ba Người sẽ sống lại từ cõi chết, và Ngài đã từng dùng quyền năng của mình mà làm cho kẻ chết sống lại, như là một minh chứng về quyền năng Thiên Chúa ở nơi Ngài. Dó đó nếu tin vào Kinh Thánh, thì chúng ta sẽ đón nhận được niềm tin Phục sinh hôm nay.
Bên cạnh đó Kinh Thánh còn là sách ghi lại lời chứng của các tông đồ về biến cố quan trọng này. Chúng ta lật lại sách Công vụ Tông đồ, sẽ tìm thây những lời chứng mạnh mẽ của Simon Phêrô về việc Chúa Phục sinh, mà các tông đồ đã quả quyết: Chúa đã sống lại thật! Bài đọc một hôm nay thuật lại bài giảng của Phêrô tại nhà ông Cornêliô. Trong bài giảng này, Phêrô đã tóm lược cà cuộc đời của Chúa Giêsu và sứ điệp của Ngài và còn khẳng định: Như quý vị biết rõ, biến cố đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa về Đức Giêsu Nazareth… và chúng tôi xin làm chứng về những việc Người đã làm. Phêrô làm chứng rằng Chúa Giêsu đã bị người Do Thái giết và treo Ngài trên thập giá, Thiên Chúa đã cho Người trỗi dậy và cho Người xuất hiện tỏ tường trước mặt những chứng nhân đã được tuyển chọn.
Thánh Phêrô cũng quả quyết rằng: Chúng tôi đã cùng ăn uống với Ngài sau khi Ngài từ cõi chết sống lại. Lời chứng này muốn khẳng định rằng Đức Giêsu sống lại thật, sống lại với cả con người bằng xương bằng thịt thật, chứ không phải là một cái bóng, cũng không phải do các môn đệ ảo ưởng nhìn người này ra người nọ, vì chính các ông đã gặp gỡ chuyện trò với Ngài, thậm chí đã ăn uống với Ngài, mặc dù thân xác phục sinh của Chúa không cần phải ăn uống nữa, nhưng đó là cách Chúa làm để củng cố niềm tin cho các tông đồ, và truyền cho các ông phải làm chứng về điều này. Cũng chính vì thế, mà các tông đồ đã dám sống tới cùng điều mà các ông đã làm chứng, va dám chấp nhận cả cái chết để làm chứng cho điều các ông đã thấy và đã tin, vì không ai lại dám chết vì một điều vô lý.
Các tông đồ cũng thấy rằng các ngôn sứ từ xưa cũng đã nói về Chúa Giêsu và tiên báo về việc sống lại của Ngài, và ai tin vào Ngài thì sẽ nhờ danh Ngài mà được ơn tha tội. Vì thế mà trong thư Colosê, Thánh Phaolô đã nói với họ rằng: Anh em đã được trổi dây cùng với Chúa Kitô, thì hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Thưa quý OBACE, với việc làm phép nước đêm hôm qua nhắc cho chúng ta nhớ rằng, nhờ Bí tích Rửa tội mỗi người cũng được dìm trong dòng nước thanh tẩy, tức là đả chết con người cũ và đã sống lại với một con người mới, thì lòng trí và đời sống chúng ta cũng sẽ phải được đổi mới.
Là những người tin và làm chứng về việc Chúa Phục sinh, chúng ta đã sống như thế nào và làm chứng như thế nào? Tin vào Tin mừng phục sinh trước hết chúng ta phải sống trong niềm vui, và để có niềm vui này, thì chúng ta phải có Chúa Phục sinh trong tâm hồn. Nói như Thánh Phaolô, chúng ta phải để lòng trí chúng ta thuộc về thượng giới, tức là chúng ta không thể để cho vật chất, của cải thế gian làm chủ đời ta, và càng không thể đề cho nó chiếm hết cả cuộc đời và tâm trí chúng ta được, trái lại hãy để cho Chúa Phục sinh cư ngụ và thắp sáng tâm hồn chúng ta. Hãy để cho ánh sáng Phục sinh xua đi những mảng tối trong tâm hồn, và những góc tối trong cách chúng ta làm ăn buôn bán hoặc cách chúng ta cư xử với anh em. Hãy để cho màu nhiệm Phục sinh thúc đẩy chúng ta rũ bỏ nhữ đam mê lôi kéo của xã hội, như rượu chè, cờ bạc, đam mê xấu, mà hãy để những thời giờ ấy làm những việc tốt, việc có ích cho gia đình, người thân và cho cộng đồng, cho giáo xứ.
Đối với các bạn trẻ, khi tiếp xúc với môi trường của nhà trường, của đại học hoặc nơi công sở, các bạn vẫn thường gặp những câu hỏi chất vấn về đức tin vào màu nhiệm Chúa phục sinh và về Giáo Hội, mỗi khi bị thử thách về đức tin như thế và mỗi khi gặp khó khăn, hãy noi theo tấm gương của Maria Macdala, chạy về với Simon Phêrô, tức là chạy về với Giáo Hội, vì Giáo Hội là mẹ và là thày của chúng ta trong đức tin, và hãy tin tưởng vào sự hướng dẫn dạy bảo của Giáo hội, đừng để cho những lập luận, những lý thuyết của người đời làm lung lạc đức tin của các bạn, và nhất là đừng chạy ra ngoài để chỉ trích Giáo Hội.
Thưa quý OBACE, chỉ có Chúa Kitô và những ai tin Ngài mới được phục sinh như Ngài, chúng ta không thể tìm kiếm sự phục sinh và hạnh phúc đời đời ở nơi con người hoặc những lý thuyết của thế gian, chỉ nơi Chúa Kitô Đấng đã sống lại mới có thể làm cho chúng ta sống lại. Tin vào màu nhiệm sống lại, thì chúng ta không thể cứ sống trong tình trạnh chết chóc của tội lỗi và tật xấu, mà phải giũ bỏ lại tất cả để sống con người mới và còn là người làm chứng đáng tin cho màu nhiệm Chúa Phục sinh. Chúng ta chỉ có thể trở thành người làm chứng đáng tin, khi chúng ta được gặp gỡ Chúa Phục Sinh qua việc cầu nguyện tâm sự với Chúa, gặp Chúa Giêsu qua Bí tích Thánh Thể và các Bí tích khác, và chúng ta gặp được Chúa qua chính lời Kinh Thánh mỗi ngày, thì khi đó chúng ta mới có thể nói với mọi người rằng: Chúa đã sống lại thật. chính chúng tôi làm chứng về Ngài, chúng tôi đã gặp Ngài.
Cầu chúc cho mọi người trở thành chứng nhân đáng tin của Chúa Phục sinh. Amen.
.