JB.Lưu Hùng Vương
03-04-2012, 09:01 PM
Anh Chị Em thân mến,
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly.
Cách đây hơn hai ngàn năm, trong Nhà Tiệc Ly tại nước Do Thái, trước khi ra đi chịu chết để cứu chuộc loài người chúng ta, Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể cao sâu mầu nhiệm để nói lên lòng Chúa yêu thương chúng ta vô bờ vô bến!
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta hãy cùng nhau suy niệm Lời Chúa về những hoàn cảnh Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể trong Nhà Tiệc Ly.
+++
Khi chia ly, ai cũng muốn chỉ thấy quanh mình những người thân thiết. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu chỉ muốn quy tụ quanh Ngài những môn đệ thân thiết nhất: “Khi giờ đã đến, Chúa Giêsu vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” (Lc 22,14-15).
Khi chia ly, ai cũng muốn có một nơi thật kín đáo để thổ lộ tâm tình. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu chọn một phòng kín đáo để tâm sự: “Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: “Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta" (Mc 14, 13-15).
Khi chia ly, ai cũng muốn tỏ ra hiệp nhất với những người thân yêu, vì thế, sẽ mời họ ăn một bữa tiệc chia ly. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu mời các Tông Đồ ăn một bữa tiệc chia ly: “Chiều đến, Chúa Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ” (Mt 26,20).
Khi chia ly, ai cũng muốn đem ra đãi món ăn, món uống quý nhất của mình. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu đãi các Tông Đồ món ăn, món uống quý nhất của Chúa, đó là Mình và Máu Thánh của Ngài, của ăn hằng sống, của uống trường sinh: “Cũng đang bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy”" (Mc 14,22-23).
Khi chia ly, ai cũng muốn nói sự thật một lần cuối cùng cho rõ. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu nói rõ điều bí mật nhất của Ngài, là bản tính Thiên Chúa của Ngài, và mầu nhiệm cao siêu nhất mà Ngài muốn mặc khải, là mầu niệm Thiên Chúa Ba Ngôi: “Nói thế xong, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân, là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,1-3).
Khi chia ly, người nào phải ra đi, thì lòng bồi hồi cảm động, dùng dằng, nói tới nói lui. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu cũng dùng dằng, nói lui nói tới: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3).
Khi chia ly, người nào phải ra đi, thì nói nhiều lời an ủi những người ở lại. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu cũng nói nhiều lời an ủi các Tông Đồ: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1) / “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27) / “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Khi chia ly,ôngf ra đi nói lời trối trăn cuối cùng. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu trối lại: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 34-35).
+++
Phép Thánh Thể bắt buộc chúng ta phải có một đức tin thật sâu xa vì đây là Mầu Nhiệm vượt quá mọi hiểu biết của con người, vượt quá mọi hiểu biết của các thánh, vượt quá mọi hiểu biết của các thiên thần. Mầu Nhiệm Thánh Thể nằm trong Quỹ Đạo vô cùng sâu thẳm của Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Mầu Nhiệm mà không một loài thụ tạo nào có thể hiểu được. Đức tin đã là mầu nhiệm, nhưng đây, Phép Thánh Thể còn là Mầu Nhiệm của Đức Tin!
Chúng ta phải tin thật những lời Chúa Giêsu đã hứa về Phép Thánh Thể: “Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống" (Ga 6,52-55).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, tức là Chúa Giêsu đã biến bánh và rượu trở thành Thịt và Máu của Ngài để nuôi sống thế gian: “Cũng trong bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,26-28).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu đã ban quyền cho các Tông Đồ cử hành Phép Thánh Thể: "Rồi Chúa cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22,19).
Chúng Phải tin thật Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ cử hành Phép Thánh Thể qua mọi thời đại, cho tới khi Ngài lại đến trong vinh quang: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết" (1 Cr 11, 26).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu có mặt thật sự dưới hình thức bánh rượu sau khi linh mục truyền phép, nghĩa là sau khi Truyền Phép, bánh và rượu không còn nữa, mà chỉ có Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, gồm Thân Xác Phục Sinh của Ngài, Linh Hồn của Ngài, và Bản Tính Thiên Chúa của Ngài.
+++
Anh Chị Em thân mến,
Mầu Nhiệm Thánh Thể là trung tâm và là chóp đỉnh của đời sống đức tin của chúng ta: như con người sống được là nhờ có trung tâm tim, nhờ có chóp đỉnh đầu, người công giáo chúng ta sống được đời sống đức tin là nhờ có Tim Thánh Thể, nhờ có Đầu Thánh Thể.
Trên trời, dưới đất, không có điều nào cao cả cho bằng Phép Thánh Thể do Chúa Giêsu đã lập: chỉ phán một lời, tức thì bánh và rượu trở nên Mình thật và Máu thật của Chúa.
Thiên Chúa là Đấng phép tắc vô cùng, làm gì cũng được, nhưng Thiên Chúa không làm được một điều gì lạ lùng hơn Phép Thánh Thể. Chúng ta dám nói như vậy.
Đạo Công Giáo chúng ta là Đạo Thánh Thể.
Hoặc là Phép Thánh Thể! Hoặc là không còn Đạo Công Giáo nữa!
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hết lòng tin vào Phép Thánh Thể do Chúa đã lập!
Đây là Mầu Nhiệm Đức Tin!
Amen.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=7543:bai-ging-v-phep-thanh-th-do-chua-giesu-lp-th-nm-tun-thanh-nm-phng-v-b&catid=16:thanh-le-ngay-chua-nhat&Itemid=33
Chiều Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly.
Cách đây hơn hai ngàn năm, trong Nhà Tiệc Ly tại nước Do Thái, trước khi ra đi chịu chết để cứu chuộc loài người chúng ta, Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể cao sâu mầu nhiệm để nói lên lòng Chúa yêu thương chúng ta vô bờ vô bến!
Cộng đoàn phụng vụ chúng ta hãy cùng nhau suy niệm Lời Chúa về những hoàn cảnh Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể trong Nhà Tiệc Ly.
+++
Khi chia ly, ai cũng muốn chỉ thấy quanh mình những người thân thiết. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu chỉ muốn quy tụ quanh Ngài những môn đệ thân thiết nhất: “Khi giờ đã đến, Chúa Giêsu vào bàn, và các Tông Đồ cùng vào với Người. Người nói với các ông: "Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình” (Lc 22,14-15).
Khi chia ly, ai cũng muốn có một nơi thật kín đáo để thổ lộ tâm tình. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu chọn một phòng kín đáo để tâm sự: “Chúa Giêsu sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: “Thầy nhắn: "Cái phòng dành cho tôi ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ của tôi ở đâu?” Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta" (Mc 14, 13-15).
Khi chia ly, ai cũng muốn tỏ ra hiệp nhất với những người thân yêu, vì thế, sẽ mời họ ăn một bữa tiệc chia ly. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu mời các Tông Đồ ăn một bữa tiệc chia ly: “Chiều đến, Chúa Giêsu vào bàn tiệc với mười hai môn đệ” (Mt 26,20).
Khi chia ly, ai cũng muốn đem ra đãi món ăn, món uống quý nhất của mình. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu đãi các Tông Đồ món ăn, món uống quý nhất của Chúa, đó là Mình và Máu Thánh của Ngài, của ăn hằng sống, của uống trường sinh: “Cũng đang bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy”" (Mc 14,22-23).
Khi chia ly, ai cũng muốn nói sự thật một lần cuối cùng cho rõ. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu nói rõ điều bí mật nhất của Ngài, là bản tính Thiên Chúa của Ngài, và mầu nhiệm cao siêu nhất mà Ngài muốn mặc khải, là mầu niệm Thiên Chúa Ba Ngôi: “Nói thế xong, Chúa Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân, là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô” (Ga 17,1-3).
Khi chia ly, người nào phải ra đi, thì lòng bồi hồi cảm động, dùng dằng, nói tới nói lui. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu cũng dùng dằng, nói lui nói tới: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3).
Khi chia ly, người nào phải ra đi, thì nói nhiều lời an ủi những người ở lại. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu cũng nói nhiều lời an ủi các Tông Đồ: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1) / “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến, cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27) / “Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22).
Khi chia ly,ôngf ra đi nói lời trối trăn cuối cùng. Trong giờ chia ly, Chúa Giêsu trối lại: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau" (Ga 13, 34-35).
+++
Phép Thánh Thể bắt buộc chúng ta phải có một đức tin thật sâu xa vì đây là Mầu Nhiệm vượt quá mọi hiểu biết của con người, vượt quá mọi hiểu biết của các thánh, vượt quá mọi hiểu biết của các thiên thần. Mầu Nhiệm Thánh Thể nằm trong Quỹ Đạo vô cùng sâu thẳm của Mầu Nhiệm Ba Ngôi, Mầu Nhiệm mà không một loài thụ tạo nào có thể hiểu được. Đức tin đã là mầu nhiệm, nhưng đây, Phép Thánh Thể còn là Mầu Nhiệm của Đức Tin!
Chúng ta phải tin thật những lời Chúa Giêsu đã hứa về Phép Thánh Thể: “Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?" Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống" (Ga 6,52-55).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu đã lập Phép Thánh Thể trong Bữa Tiệc Ly, tức là Chúa Giêsu đã biến bánh và rượu trở thành Thịt và Máu của Ngài để nuôi sống thế gian: “Cũng trong bữa ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,26-28).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu đã ban quyền cho các Tông Đồ cử hành Phép Thánh Thể: "Rồi Chúa cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." (Lc 22,19).
Chúng Phải tin thật Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ cử hành Phép Thánh Thể qua mọi thời đại, cho tới khi Ngài lại đến trong vinh quang: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết" (1 Cr 11, 26).
Chúng ta phải tin thật Chúa Giêsu có mặt thật sự dưới hình thức bánh rượu sau khi linh mục truyền phép, nghĩa là sau khi Truyền Phép, bánh và rượu không còn nữa, mà chỉ có Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, gồm Thân Xác Phục Sinh của Ngài, Linh Hồn của Ngài, và Bản Tính Thiên Chúa của Ngài.
+++
Anh Chị Em thân mến,
Mầu Nhiệm Thánh Thể là trung tâm và là chóp đỉnh của đời sống đức tin của chúng ta: như con người sống được là nhờ có trung tâm tim, nhờ có chóp đỉnh đầu, người công giáo chúng ta sống được đời sống đức tin là nhờ có Tim Thánh Thể, nhờ có Đầu Thánh Thể.
Trên trời, dưới đất, không có điều nào cao cả cho bằng Phép Thánh Thể do Chúa Giêsu đã lập: chỉ phán một lời, tức thì bánh và rượu trở nên Mình thật và Máu thật của Chúa.
Thiên Chúa là Đấng phép tắc vô cùng, làm gì cũng được, nhưng Thiên Chúa không làm được một điều gì lạ lùng hơn Phép Thánh Thể. Chúng ta dám nói như vậy.
Đạo Công Giáo chúng ta là Đạo Thánh Thể.
Hoặc là Phép Thánh Thể! Hoặc là không còn Đạo Công Giáo nữa!
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con hết lòng tin vào Phép Thánh Thể do Chúa đã lập!
Đây là Mầu Nhiệm Đức Tin!
Amen.
Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=7543:bai-ging-v-phep-thanh-th-do-chua-giesu-lp-th-nm-tun-thanh-nm-phng-v-b&catid=16:thanh-le-ngay-chua-nhat&Itemid=33