PDA

View Full Version : Sự tích TẾT Trung Thu



huynhlan
10-09-2008, 05:05 PM
Sự tích TẾT Trung Thu .


Tết Trung thu giờ đây đã trở thành ngày hội với mọi gia đình, nhất là trẻ em. Tết Trung thu đến vào rằm tháng Tám, đang giữa độ mùa thu, mùa mát mẻ và đẹp nhất trong năm.

Từ đầu tháng, người ta đã chuẩn bị những cổ đèn muôn màu, muôn sắc, hình thù độc đáo, các đồ chơi của trẻ nhất là hình ông tiến sĩ giấy cùng bánh dẻo, bánh nướng, gọi chung là bánh trung thu để đón Tết. Trẻ em mang những lồng đèn màu sắc sặc sỡ thắp sáng thành từng đoàn dài kéo nhau đi các thôn ngõ để ca hát reo vui dưới ánh trăng. Khi những ngày Rằm cận kề, các đoàn múa lân, múa sư tử rầm rộ với tiếng kèn, tiếng trống, tiếng pháo càng thêm náo nhiệt.

Nguồn gốc tết Trung thu

Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Nguyên vào năm đó, đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, gió mát hây hây, say cảnh đẹp của trời đất, nhà vua ngự chơi ngoài thành mãi đến trời khuya. Lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Trông người và theo cử chỉ, nhà vua đoán ngay là một vị thượng tiên giáng thế. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:

- Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?

Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vòng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế. Có những tiên nữ nhan sắc với xiêm y cực kỳ lộng lẫy, xinh như mộng, đẹp như những bài thơ hay, nhảy múa theo những vũ điệu vô cùng quyến rũ, đủ muôn hồng nghìn tía.

Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung Quảng và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt điện, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu. Trong ngày Tết này, người ta uống rượu thưởng trăng nên còn gọi là Tết Trông trăng.

Trăng với trung thu

Tết Trung thu sơ khởi là Tết Trông trăng nên nói đến Tết Trung thu không thể bỏ qua trăng được. Trăng được in hình trên mặt bánh Trung thu, trăng được vẽ trên mặt đèn đêm rằm tháng Tám. Từ những năm tháng ở tiểu học, học sinh đã được dạy trăng là một hộ tinh của trái đất xoay quanh trái đất, mỗi vòng là một tháng theo âm lịch.

Ta thấy được mặt trăng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Tuỳ theo vị trí của trăng với mặt trời và quả đất ta thấy trăng khuyết hay tròn. Khi nào bóng quả đất che kín hết mặt trăng là có nguyệt thực mà người xưa gọi là Gấu ăn trăng. Người xưa đã đem chậu thau, mâm đồng, thanh la, não bạt ra gõ tới khi hết nguyệt thực, tức cho tới khi gấu sợ tiếng gõ ở trần gian phải nhả mặt trăng ra.

Những linh vật ở cung trăng

Trên cung trăng có nhiều linh vật thuộc quyền cai quản của Thái âm thần nữ. Những linh vật này đều hiền từ và ngoan ngoãn, trong số đó đáng kể nhất là con Thiềm thừ và Ngọc thỏ. Con Thiềm thừ là một giống cóc, đầu có sừng bằng thịt, bụng có vệt chữ bát màu đỏ. Tiền thân Thiềm thừ là nàng Hằng Nga, vợ chàng Hậu Nghệ, vua xứ Hữu Cung, có tài thiện xạ bách phát bách trúng. Hậu Nghệ có dịp lên vườn Lãnh Uyển, xin đức Giao trì Vương mẫu ban cho thuốc trường sinh bất tử. Mang thuốc về,

Hậu Nghệ không uống ngay mà phải mang quân đi đánh giặc nên cất thuốc vào lò. Ở nhà nàng Hằng Nga ăn trộm thuốc uống rồi sợ quá bay lên cung trăng ra mắt Thái âm thần nữ kể rõ sự tình, cầu xin thần che chở. Thái âm biến Hằng Nga thành con Thiềm thừ đem giấu ở một nơi kín đáo trong cung Quảng Hàn. Hậu Nghệ đi trận về thấy mất cả vợ lẫn thuốc tức giận lắm nên quyết tìm nàng cho bằng được.

Thời ấy trên trời có mười mặt trời, ngờ vọ trốn trong những mặt trời này nên Hậu Nghệ đã bắn rơi chín mặt trời nhưng vẫn không thấy vợ. Hậu Nghệ bớt lại mặt trời thứ mười để lấy ánh sáng ban ngày, cũng như chàng không bắn rơi mặt trăng vì ban đêm chỉ có một mặt trăng.

Chàng cần ánh sáng ban đêm để đi tìm vợ nhưng vẫn không thấy Hằng Nga. Nàng vẫn biến hình ẩn núp trong cung Quảng cho tới ngày nay.

Khi nói đến Hằng Nga ta cũng phải nói về Chú Cuội - ca dao Việt Nam :



Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
Bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời!
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.


Chú Cuội chính là cái bóng người trên cung trăng mà người Trung Quốc gọi là Ngô Cương và cây Đan quế, chúng ta gọi là cây Đa thần.

Chú Cuội là kẻ “Đi nói dối cha, về nhà nói dối chú”, suốt đời nói dối đánh lừa người.

Sau cùng Cuội ta đánh lừa được một lão trượng hiền lành nên lão trượng cho Cuội một cây đa thần có thể dùng lá chữa bệnh người chết sống lại. Lão trượng dặn Cuội ta mang về phải luôn luôn tưới cho cây tốt tươi. Cuội nghe lời lão trượng mang cây đa về trồng ở mé Đông và dặn vợ hàng ngày phải tưới nước cho cây.

Lão trượng dặn Cuội là cây Đa thần kỵ nước tiểu, trồng cây ở hướng Đông thì mọi người phải đi tiểu ở hướng Tây, bằng không cây sẽ dông lên trời mất. Về nhà Cuội vũng dặn vợ và người nhà: “Có tiểu thì tiểu đằng Tây, chớ tiểu đằng Đông cây dông lên trời”.

Hàng ngày Cuội vào rừng đốn củi, ở nhà vợ Cuội vẫn tưới cây rất chăm chỉ. Cho đến một hôm vì vợ Cuội mải mê công việc khác quên không tưới cây, chợt Cuội về đến ngõ, vợ Cuội mới nhớ ra. Sợ đi múc nước tưới cây chồng sẽ nhìn thấy và mắng nên nàng chạy tới gốc cây vạch váy tiểu vào đó và đã phạm vào điều kiêng. Nàng vừa tiểu vào gốc cây, cây bỗng từ từ nhổ gốc và bay lên trời.

Cuội vừa về tới nơi, thấy cây dông lên trời, sẳn có chiếc cuốc trong tay, Cuội liền móc vào gốc cây mong giữ cây lại. Nào ngờ cả Cuội và cây Đa đều bay lên cung Quảng cho tới ngày nay.

Chẳng biết ở trên cung trăng, Cuội có nhìn thấy dưới trần gian và ngắm chúng ta không nhưng hàng năm vào ngày Rằm tháng Tám, mọi người vẫn uống rượu trông trăng và ngắm nhìn Cuội.

Đả nói về Chú Cuội thì cũng còn thêm một nhân vật nữa đó chính là THỎ NGỌC

Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói. Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẳn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt heon lệ.

Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thui để những con khác có cái ăn cho đỡ đói. Vừa lúc đó Ngọc hoàng thượng đế đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.

Đã hoàn tất chưa nhỉ ... à còn nữa đó là CÂY ĐAN QUẾ

Ngoài các linh vật tại cung Quảng Hàn còn có bóng một cây mà ở trần gian nhìn lên ta thấy hình đen trên mặt trăng.

Đó là cây Đan quế tức là cây quế đỏ.

Theo sách Trung Hoa, cây này cao 105 mét, gốc lớn vô cùng, đường kính ước vài ba trượng. Cây sống hàng ngàn vạn năm. Gỗ và vỏ rắn như thép. Gốc cây có nhiều vết băm đổ vì quanh năm lúc nào cũng có người cầm búa bổ vào gốc cây.

Đó là thằng Cuội nhưng theo người Trung quốc thì hắn là Ngô Cương. Xưa kia Ngô Cương đã tu tiên đắc đạo nhưng sau làm nhiều điều càn bậy trong chốn tiên cung nên bị Ngọc Hoàng nổi giận bắt đày xuống cung trăng, giao cho việc chặt và bóc vỏ cây Đan quế. Vỏ cây Đan quê cứng như thép nên Ngô Cương chặt không nổi. Bởi vậy cho tới ngày nay, Ngô Cương vẫn cố chặt và bóc vỏ cây.

Bởi vậy người trần mỗi đêm trông lên lại thấy bóng Cuội đang lúi húi ở gốc cây.

huynhlan

huynhlan
10-09-2008, 05:18 PM
Sự tích bánh trung thu



http://www.htv.com.vn/data/news/2004/9/31726/banhtrungthu07-150.jpg



Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn viên, là thứ không thể thiếu để cúng trăng và thổ địa công vào mỗi mùa Trung thu. Phong tục ăn bánh trung thu vào Tết Trung thu bắt đầu từ cuối đời nhà Nguyên bên Trung Quốc đến nay.


Tương truyền vào thời đó, người Trung Nguyên không chịu nổi ách thống trị của người Mông Cổ, những người có chí khí đều muốn khởi nghĩa chống nhà Nguyên. Để tập hợp được các lực lượng đấu tranh, nhưng trong điều kiện không thể truyền tin đi, Lưu Bá Ôn đã nghĩ ra một cách truyền tin rộng rãi và bảo đảm, đó là kêu gọi mọi người mua bánh trung thu ăn vào Tết Trung thu để tránh họa.


Sau khi mọi người mua bánh về và cắt ra, nhìn thấy bên trong có giấu một mảnh giấy viết “đêm 15 tháng 8 khởi nghĩa”, nhờ vậy người dân đã nhiệt liệt hưởng ứng, và lật đổ được nhà Nguyên.

Cũng từ đó, bánh trung thu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào mỗi Tết Trung thu.


Khi đến ngày Tết Trung thu , phải có bánh Trung Thu mà thiếu "Đèn kéo quân" là không ổn nhỉ ?


http://www.htv.com.vn/data/news/2004/9/32431/denkeoquan150.jpg


Ngày xưa, gần đến dịp tết Trung thu, theo lệnh Vua, dân chúng nô nức thi nhau chế ra những chiếc đèn kỳ lạ nhưng không có chiếc đèn nào làm cho vua vừa ý. Bấy giờ, có một nông dân nghèo khó tên là Lục Đức mồ côi cha, ăn ở với mẹ rất hiếu thảo. Một hôm nằm mơ, Lục Đức thấy một vị thần râu tóc bạc phơ hiện ra phán rằng: "Ta là Thái Thượng Lãn Quân, thấy nhà ngươi nghèo khó nhưng ăn ở hiếu thảo với mẹ, vậy ta bày cho ngươi cách làm chiếc đèn dâng Vua".
Hôm sau theo lời dặn của Thần, Lục Đức cùng mẹ lấy những thân trúc trắng cùng giấy màu để làm chiếc đèn. Thời gian qua mau, khi chiếc đèn làm xong là ngày rằm tháng 8 cũng vừa đến. Chàng vui mừng cùng mẹ đem chiếc đèn vào kinh thành dâng vua. Nhà vua xem, thấy chiếc đèn vừa lạ, vừa nhiều màu sắc lại biết chuyển động nên rất hài lòng. Khi Vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức theo lời Thần tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho sáu cá tính của con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Cái chong chóng quay luôn luôn, tượng trưng cho con người hay thay đổi cũng có căn do, đó là đạo làm người. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện cá tính của con người".

Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên làm quay chong chóng. Hiện lên sáu màu sắc rực rỡ là hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Tất cả những hình nhân trên đèn được làm bằng giấy. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu và phong làm Vạn Hộ Hầu.

Từ đó, mối khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm nên những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.

Theo cctv.com

theresa _hien
11-09-2008, 01:24 AM
Trung Thu ngày nay khác xưa nhiều quá. Bây giờ đâu còn đâu cái không khí đốt đèn cây Trung Thu đi đón Trăng như hồi nao. Mọi người đều xài đèn điện hềt rồi. Và hình như nó thiếu đi một cái gì đó khác xưa rất nhiều. chắc vì xã hội thay đổi nên mọi thứ cũng thay đổi theo thời gian luôn.
Và khi ở xa xứ cái trung Thu nó càng làm cho theresa buồn hơn vì chẳng thất không khí gì mấy. Vì hồi đó mỗi trung Thu mình đều có tham gia vào hoạt động của Giáo xứ. Còn bây giờ thì không còn nữa rồi.

giusehien
11-09-2008, 04:37 AM
Sắp đến Tết Trung Thu rồi. Cái Trung Thu hồi lúc mình còn nhỏ nó vui là vì mọi người trong làng trong xã tui làm lồng đèn. Bây giờ ra mua cái lồng đèn điện tử sao thấy mất cái vui chính của Trung Thu hồi đó đối với mình.

huynhlan
12-09-2008, 01:12 PM
1.Cám ơn các bạn đã đọc bài và chia sẽ .
2. bạn NVY ơi huynhlan đâu có mùi gì mà bạn ngửi được vậy? :nhay:


Trung Thu là Tết của con
Hỏi sao ba má lại đi chơi nhiều
Đi chơi rồi lại về làm liều
Làm liều nên mới ra nhiều thiếu nhi :106:
Ba như thế nên má đòi đi " tu "
hihihi

Nếu mà ba má không đi.
Làm sao lại có thiếu nhi hả trời
Đó là quy luật muôn đời
Trung thu là tết của mọi người đấy thôi .


Trung thu - Tết của thiếu nhi!
Ngươi lớn - vì lớn ...được đi chơi nhìu !?
Miễn là không được làm liều ! ( bạn NVY nha )
Sau này giàu có hãy có nhiều thiếu nhi!

Trung Thu là Tết thiếu nhi
Cớ sao người lớn lại đi la cà
Người lớn là trẻ em...già
Chỉ khác trẻ nhỏ đó là có...râu


:nhay:

huynhlan
13-09-2008, 01:45 PM
Tui mới tham gia vào TCVN
Gặp ngay... NVY là đà trước sân
Đọc bài - suy niệm bất thần... hun hít lung tung !
Tui nào có sợ đâu !
Nhanh chân tiến bước cho mau vào nhà
Nào ngờ cũng chẳng có tha.
Bài nào cũng thấy " anh " ta đi ra đi vào ?

Tui bèn cúi xuống hỡi ơi...
Chao ôi bài bị hiểu lơ phơ ... tả tơi mất rồi!
Cũng may ACE đến kịp thời
Ra tay "hộ tống" để mời tui dzô ...hii

Này cứ dám nhào dzô không nghỉ suy
Tui mà thấy thời cơ đến gần...
Bao nhiêu công sức của trăm bài qua .
Đừng khóc ..rồi sinh cái tính " tăng tăng "

NVY ơi! Thôi thôi có ít lời,
"Cả hơn trăm bài rồi chẳng chơi đâu !
Để thành viên mới tham gia với nào .

Thôi thì tui viết mấy lời
Xem xong, " ông " nhớ ngưng dùm cho tui!
"Cái loa di động" nhiều chiều nhột tai
Bữa nào ông cũng phát hoài
Toàn là chuyện đâu đâu ... Than ôi!
Hình như ông chẳng biết... buồn!
Nói cười, cười nói, cứ luôn cái mồm.

Người chi hễ nói, nói dai
Bài hay suy niệm , ông lấy đề tài xỏ xiên?
Giá như ông vắng triền miên
TCVN chắc nhiều thành viên .

vui thôi...đừng giận nha " ông " nhóc

:nhay::nhay:

huynhlan

vante
13-09-2008, 03:44 PM
Gửi Tặng các bạn Album: "Nhạc Tết Trung Thu".
Mời các bạn thưởng thức. Chúc các bạn nột mùa Trung Thu vui vẻ và hạnh phúc cũng như tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, an lành trong Chúa.

Lạy Chúa Xin ban cho chúng con một mùa Trung Thu an lành !

https://thanhcavietnam.info/file/storage/969download.gif https://thanhcavietnam.info/file/storage/19nhactettrungthu.rar.

huynhlan
13-09-2008, 06:18 PM
... Vào ngày giữa mỗi tháng âm lịch, nhìn lên bầu trời, ta thấy vầng trăng rất tròn đầy và tỏa ra ánh sáng êm dịu, làm cảnh vật chung quanh ta trở nên đẹp đẽ. Đêm trăng đẹp nhất là vào giữa mùa thu. Mùa thu bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9, nên giữa mùa thu là ngày 15 tháng 8. Vào ngày này, trăng tròn hơn, ánh sáng sáng hơn, cảnh vật đẹp hơn.

Người ta chọn ngày nay làm ngày tết cho các em thiếu nhi, gọi là tết Trung Thu.

Vầng trăng, các mùa, cảnh vật … tự nhiên mà có hay ai đã dựng nên ? Giáo lý Hội Thánh dạy, với sự nhận biết của trí khôn, chúng ta nhận thấy phải có người làm ra chúng và Lời Chúa cho ta biết tác giả làm ra chúng là Thiên Chúa. Như thế vầng trăng, các mùa, thời tiết, cảnh vật là do Chúa dựng nên để ta sống, chiêm ngưỡng và hưởng dùng.

Vì thế, trong ngày tết Trung Thu này, tâm tình đầu tiên của chúng ta là cảm tạ Thiên Chúa. Chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cảm tạ.

... Vầng trăng tròn, cảnh sắc đẹp tuyệt vời của đêm Trung Thu làm ta cảm thấy Chúa ở gần chúng ta và thương yêu chúng ta nhiều. Tình thương của Chúa còn tỏ rõ hơn nữa qua tâm tình yêu thương của Chúa Giêsu dành cho giới thiếu nhi chúng ta. Thật vậy, ngày xưa, các tông đồ sợ các em thiếu nhi làm rầy Chúa nên đã xua đuổi các em đi. Thấy vậy, Chúa Giêsu không bằng lòng và nói với các ông ấy rằng : “Hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời là của những người giống như chúng”. Chúa còn ôm các thiếu nhi vào lòng và chúc lành cho các em ấy nữa.

Trong ngày tết Trung Thu này, chắc chắn Chúa Giêsu luôn chúc lành cho thiếu nhi . Ngài còn bầy tỏ tình thương của Ngài qua những cố gắng lo cho chúng ta mừng tết Trung Thu của cha mẹ, người lớn, những người có trách nhiệm.

Vì thế, tâm tình thứ hai chúng ta cần có trong ngày Tết Trung Thu là cố gắng đáp đền tình thương của Chúa, của cha mẹ và những người có trách nhiệm khác. Cách đáp đền tốt nhất mà Chúa thích là chúng ta cố gắng sống tốt hơn, ngoan hơn, chăm chỉ hơn. Với tâm tình này chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện. Cầu nguyện cho Hội Thánh. Chúng ta cầu xin cho công việc của Hội Thánh đang chăm lo cho thiếu nhi, theo gương Chúa Giêsu, thu được nhiều kết quả tốt.