PDA

View Full Version : TRONG KHỔ CỰC TA NHẬN THẤY CHÚA GIÊSU KYTÔ



PHANXICO_SAVIE
10-09-2008, 09:44 PM
Ở tù với Chúa Giêsu

Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)

sue
12-09-2008, 01:06 PM
Vậy chứng tỏ đời Sue hạnh phúc lắm, hình như chưa lần nào Sue nhận ra Chúa :2:

Rocky
12-09-2008, 02:28 PM
Nhờ người tù ấy... đón Chúa Giêsu vào trong lòng mình... để Chúa hiện diện cùng mà (a/c) đó đã sống những ngày trong tù êm ả, tràn trề hy vọng... và ra tù để đi vào cuộc sống mới...

Như thế, thực ra, người tù đó đã được sống cuộc sống tự do ngay khi còn ở trong tù... Chúa đã giải thoát khỏi tội...

Sự biến đổi kỳ diệu đó, giúp người tù này sống cuộc sống tiếp sau thường luôn có ý nghĩa, trước mọi ngữ cảnh đời sống, ở bất cứ môi trường nào...

littlewave
12-09-2008, 09:08 PM
VÂNG, XIN VÂNG, miễn sao con cảm nhận được có Chúa bên con!

NGƯỜI TÙ BIỆT GIAM (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2857)
https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2857

Tia sáng mặt trời xuyên thấu ngục tù tăm tối (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2181)
https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2181


TÙ NHÂN DO THÁI TIN VÀO ĐỨC CHÚA GIÊSU KITÔ (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2140)
https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=2140

bethichconlua
13-09-2008, 05:19 PM
Ở tù với Chúa Giêsu

Dưới đây là lời tuyên bố của một tù nhân, đăng trong tạp chí Notre Cité, số 239, tháng 1 năm 1973.
Tôi vừa ở tù ra.
Tôi đã ở tù tám năm. Thật không có gì là vẻ vang. Thế nhưng ở tù ra, tôi có cảm tưởng là tôi đã lớn hẳn.
Tám năm bị cầm tù đã giúp tôi khám phá ra một con người kỳ diệu, một con người đã đổi hẳn cuộc sống của tôi: đó là Chúa Giêsu Kitô.
Ta có thể gặp Ngài bất cứ nơi nào có khốn khổ, bất cứ nơi nào người ta đang đau khổ.
Chính trong tù ngục, nơi hai ngày mới được ăn một lần, mà tôi đã gặp Ngài. Ngài đã chờ tôi ở đó, trong cảnh cô đơn, đói lạnh. Vâng, chính trong hoàn cảnh nầy mà tôi đã gặp được Chúa Giêsu Kitô.
Chính lúc ta không còn gì nữa, không thể làm gì nữa, là lúc Ngài làm được mọi sự. Chỉ cần nhìn lên thập giá của Ngài để hiểu. (x. Tìm hiểu đạo Chúa Kitô)

Đúng là ở tù mà lại không bị tù....Người này ra tù chắc là hạnh phúc nhất đấy nhỉ....và chắc chắn người này sẽ sống thật tốt.........và yêu Chúa lắm nhỉ......đọc xong bài này bethichconlua muốn khóc quá......
Chính trong đói rét thì lại tìm được no đầy ơn Chúa.
Chính lúc khốn cùng thì lại tìm thấy hy vọng trong Chúa
Chính lúc tối tăm lại tìm ra ánh sáng Chúa phục sinh
Chính lúc cô đơn lại có Chúa bên cạnh
Chính khốn khổ lại được vui sướng trong tình yêu Chúa

PHANXICO_SAVIE
15-09-2008, 09:26 PM
KIẾP NGƯỜI PHÙ DU !
Tháng 11 đang giữa mùa thu, nếu bạn ở châu Âu hay ở miền bắc Việt Nam, bạn sẽ cảm nghiệm được thu khi nhìn lá vàng rơi xuống khắp đường phố theo chiều gió. Lá vàng thu rơi xuống để rồi cây cối trơ trụi trong băng giá của tuyết lạnh khi đông sang (ở Châu Âu). Lá vàng thu rơi giữa tháng 11 - tháng cầu hồn tung bay như là điệu múa tử thi. Vâng, nhìn lá vàng thu rơi xuống, tôi tự nhiên nghĩ về thân phận mình, thân phận của bạn và thân phận chung của kiếp nhân sinh: sẽ có một ngày, có thể xa, có thể gần, thân xác chúng ta cũng sẽ chết và được chôn vào lòng đất. Vì đó là quy luật vạn vật trên trần gian này: không gì có thể vĩnh cửu như sách Giảng viên có nói:
“Mọi chuyện đều có lúc,
Mọi việc đều có thời.
Một thời để sinh ra và một thời để chết đi” (Gv 3,1-2).
Vâng, đến như đền thờ Gierusalem sừng sững, kiên cố, luôn tượng trưng cho sự bất khuất và sự sống của cả dân tộc Do thái: Đền thờ còn, dân còn. Đền thờ mất, dân tan tác khắp nơi. Dưới gót chân chinh phạt của quân đội La Mã vào năm 70, đã trở thành bình địa: “Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” (Lc 21, 6). Sự phá hủy mà 40 năm trước biến cố ấy, Chúa Giêsu đã báo trước nhiều lần về sự bị phá hủy của Đền thờ mà một trong những lần tiên báo đó, Tin Mừng Luca 21, 5-19 đã ghi nhận lại
Đền thờ kiên cố nguy nga, được xây dựng với sự nỗ lực của cả dân tộc, được bảo vệ với sức mạnh của toàn dân. Tưởng rằng sẽ tồn tại vĩnh cửu nhưng cũng có lúc bị thiêu hủy trong thời gian. Hình ảnh đền thờ Giêrusalem bị thiêu hủy mà Tin Mừng Luca thuật lại lời tiên báo của Chúa Giêsu và hình ảnh lá vàng rơi theo gió mà tôi và bạn đã thấy trong mùa thu, gợi cho chúng ta về kiếp người phù du nói riêng và thế gian sẽ tới hồi chung kết. Vâng, chúng ta đang sống trong một thế giới vô thường, tạm bợ, mọi sự đều thay đổi, mọi sự đều qua đi (x. 1 Cr 7,31b; 1 Ga 2,17).


Tháng 11 đang giữa mùa thu, nếu bạn ở châu Âu hay ở miền bắc Việt Nam, bạn sẽ cảm nghiệm được thu khi nhìn lá vàng rơi xuống khắp đường phố theo chiều gió. Lá vàng thu rơi xuống để rồi cây cối trơ trụi trong băng giá của tuyết lạnh khi đông sang (ở Châu Âu). Lá vàng thu rơi giữa tháng 11 - tháng cầu hồn tung bay như là điệu múa tử thi. Vâng, nhìn lá vàng thu rơi xuống, tôi tự nhiên nghĩ về thân phận mình, thân phận của bạn và thân phận chung của kiếp nhân sinh: sẽ có một ngày, có thể xa, có thể gần, thân xác chúng ta cũng sẽ chết và được chôn vào lòng đất. Vì đó là quy luật vạn vật trên trần gian này: không gì có thể vĩnh cửu như sách Giảng viên có nói:

“Mọi chuyện đều có lúc,

Mọi việc đều có thời.

Một thời để sinh ra và một thời để chết đi” (Gv 3,1-2).

Vâng, đến như đền thờ Gierusalem sừng sững, kiên cố, luôn tượng trưng cho sự bất khuất và sự sống của cả dân tộc Do thái: Đền thờ còn, dân còn. Đền thờ mất, dân tan tác khắp nơi. Dưới gót chân chinh phạt của quân đội La Mã vào năm 70, đã trở thành bình địa: “Không còn hòn đá nào trên hòn đá nào” (Lc 21, 6). Sự phá hủy mà 40 năm trước biến cố ấy, Chúa Giêsu đã báo trước nhiều lần về sự bị phá hủy của Đền thờ mà một trong những lần tiên báo đó, Tin Mừng Luca 21, 5-19 đã ghi nhận lại

Đền thờ kiên cố nguy nga, được xây dựng với sự nỗ lực của cả dân tộc, được bảo vệ với sức mạnh của toàn dân. Tưởng rằng sẽ tồn tại vĩnh cửu nhưng cũng có lúc bị thiêu hủy trong thời gian. Hình ảnh đền thờ Giêrusalem bị thiêu hủy mà Tin Mừng Luca thuật lại lời tiên báo của Chúa Giêsu và hình ảnh lá vàng rơi theo gió mà tôi và bạn đã thấy trong mùa thu, gợi cho chúng ta về kiếp người phù du nói riêng và thế gian sẽ tới hồi chung kết. Vâng, chúng ta đang sống trong một thế giới vô thường, tạm bợ, mọi sự đều thay đổi, mọi sự đều qua đi (x. 1 Cr 7,31b; 1 Ga 2,17).

Sẽ có một ngày, dù là người có quyền bính cao, đại tri thức hay người nông dân bình dị, cũng sẽ là một cái xác bất động, cái xác đó sẽ nằm trong lòng đất hay được thiêu đốt, đều sẽ trở về cát bụi: “sinh bởi cát bụi, trở về cát bụi”. Quả thật, kiếp nhân sinh trên trần gian là kiếp phù du tựa như hoa sớm nở chiều tàn mà Thánh vịnh đã nhấn mạnh : “Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích” (Tv 103,15-16).

Thân xác dù được trang sức cho đẹp, được chăm sóc sức khỏe bởi dịch vụ y tế cao cấp, cũng sẽ có ngày trở về bụi đất với hai bàn tay trắng. Như vàng ròng trang điểm Đền thánh, nhưng rồi Đền thờ cũng không thể đứng vững tồn tại trước sức mạnh chinh phạt của quân đội La Mã. Cuộc sống con người tựa phù du, đến rất nhanh rồi cũng đi rất nhanh, yếu ớt và mong manh... Sự sụp đổ của thành Giêrusalem mà Chúa Giêsu tiên báo trở nên hiện thực là hình bóng ngày thế tận của nhân gian nói chung, của con người nói riêng khi bước vào cõi chết. Rồi đây, sẽ chẳng còn thứ gì tồn tại. Thời gian sẽ hủy diệt tất cả. : Sự sống, sắc đẹp, sức lực, sung sướng... của cuộc đời này đều mỏng dòn và ngắn ngủi. Mọi sự đều tiến về cái chết, dù nhanh hay chậm và riêng biệt với cái chết của bản thân, hay chung với ngày cuối cùng của thế trần.

Tôi ra đi vào cõi chết, tôi sẽ mang theo được gì? Đó cũng là tâm tình của nhạc sĩ Phạm Duy đại diện cho tâm sự con người khi tự hoỉ : "Những Gì Sẽ Đem Theo Về Cõi Chết": “Một mai đây tôi sẽ chết. Trên đường về nơi cõi hết. Tôi sẽ đem theo với tôi những gì đây?”. Ông nhìn nhận chẳng mang theo được gì cả. Tất cả đều phải bỏ lại: danh vọng, tiền bạc, ước mơ, phú quý giàu sang...

“…Kiếpphù du trông thấy mà đau

Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì!...”

(Cung oán ngâm khúc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_oán_ngâm_khúc),Nguyễn Gia Thiều)

Nếu đời người phù du, ra đi hai bàn tay trắng, cuộc sống quả là nặng nề, là bể khổ, lại với “Đời Bỗng Phù Du” làm tâm tư của con người bi quan:

“…Tôi như giòng sông cạn

Cuốn quanh đời mệt nhoài,

Cuốn theo giòng nghiệt ngã.

Buồn rơi theo năm tháng,

Úa trên lưng tháng ngày.

Tôi mang hồn cỏ dại

Ngu ngơ tự hỏi lòng,

Bỗng một ngày thiên thu

Bỗng một đời phù du” (Từ Công Phụng)




Xem ra đời phù du làm cho con người thật thất vọng khi sống trên cõi đời này. Ra đi với hai bàn tay trắng, sẽ đưa đẩy tôi và bạn sống với ý nghĩ: thu vén cho thật nhiều, và hưởng thụ bất tận, vì đời người vắn vỏi, chết rồi có mang được gì đi đâu... Chính ý nghĩ đó đưa chúng ta vào những trạng thái vô độ. Sự phù du của cuộc sống làm cho chúng ta sống vội:

“Nhanh lên chứ, vội vàng lên đi chứ

... Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi”

(Giục Giã , Xuân Diệu).

Sống nhanh hưởng thụ vội vã bởi vì chúng ta muốn làm được tất cả những gì mà mình muốn. Chúng ta mang cảm giác là mình sẽ chết nay mai nên sống hưởng thụ vội vã bao nhiêu có thể, khiến cho cuộc sống trở nên vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình vì :

« Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm… »

(Giục Giã , Xuân Diệu),

Bất chấp tất cả lợi hại của bản thân, bất chấp sự tồn tại của người bên cạnh vì cuộc sống của riêng tôi là đủ.

Tuy đời con người là phù du, nhưng sự phù du đó có thể biến hóa thành cõi hằng sống nếu con người theo đường Chúa Kitô chỉ dạy. Vâng, bởi chính lời Chúa Giêsu đang vang vọng bên kiếp sống phù du của con người: “Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Cho nên thánh Gioan đã khẳng định: “Thế gian đang qua đi cùng với những dục vọng của nó. Chỉ những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa mới tồn tại mãi mãi” (1 Ga 2,17). Chỉ nơi Thiên Chúa mới là những gì vĩnh cửu mới tồn tại lâu dài!

Lá thu rơi xuống trơ trụi lá cành, không còn sức sống trong băng giá của mùa đông. Nhưng đến xuân sang, tất cả đều trổ bông với một sức sống mới. Đó là sự tồn tại sự sống thực vật mà Thiên Chúa đã đặt trong thiên nhiên. Con người cũng sẽ Phục sinh, nở hoa khi theo bước chân của Đức Kitô trên cõi đời phù du này. Cho nên từng bước đường trong cõi kiếp nhân sinh phù du này, tôi sẽ tâm niệm và sống: “Con hướng về Chúa như đất khô mong nước nguồn, như tuần phiên mong trời sáng, như con thơ mong mẹ hiền. Con hướng về Chúa như hừng đông mong mặt trời, như nai kia mong về suối, như chiến tranh mong hòa bình”. Vâng, cho nên ngay “Từ bình minh con kêu lên Chúa và ban đêm con nhớ đến Người”. Lúc bước vào bao trăn trở, khổ đau của cuộc đời: “Khi hồn con u hoài thất vọng, Chúa nên nguồn an vui tuyệt đối”. Khi phải tranh đấu với bản thân, với cuộc sống thì “Chúa nên nguồn sức mạnh”. Khi vượt qua đêm tối của cuộc đời, Ngài “nên nguồn ánh sáng”.
Chính vì thế dù sống trong kiếp phù du hiện taị tôi mặc tâm tình cuả thánh Phaolô : « Chúng ta có sống là sống cho Chúa », và khi ra đi « có chết cũng là chết cho Chúa ». Cho nên tôi luôn an bình và xác tín : « Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa » (Rm 14, 8)
Vâng, dù sống kiếp phù du và đang đi vào coĩ chết, mong rằng chúng ta vẫn luôn vui tươi và hy vọng vì :
“Chúa ơi, mai này khi đời con xế bóng, Chúa nên nguồn phúc trên Thiên Đàng...”