Ðăng Nhập

View Full Version : Chúa Nhật V Phục Sinh Năm B



Vinam
05-05-2012, 06:34 AM
Chia sẻ Tin Mừng CN V PS NB


Cây Nho Thật



Cây nho là biểu tượng bình an và thịnh vượng của dân Do Thái. Có lẽ vì thế hình ảnh cây nho đã được khắc trên đồng tiền Do Thái dưới thời dòng họ Maccabe, thế kỷ II, trước Công nguyên. Theo sử gia Josephus, sau này vua Hêrôđê còn trân trọng gắn trên cửa vào Đến Thờ, một cây nho bằng vàng.

Trong Kinh Thánh, cây nho cũng từng được nhắc đến với tần xuất khá cao, để khắc họa dân tộc Israel, mà trước đây Thiên Chúa đã từng yêu thương giải thoát khỏi kiếp đọa đầy nô lệ ở Ai Cập: ”Gốc nho này Chúa bứng từ Ai Cập, đuổi chư dân lấy chỗ mà trồng. Chúa khẩn hoang bốn bề quang đãng, cho bén rễ sâu mà lan rộng khắp nơi.”(Tv 80, 9-10) Nhưng Israel đã đền đáp lại bằng thái độ bất trung, bất nghĩa với Thiên Chúa. “Ta đã trồng ngươi như cây nho hảo hạng, cây nho thuần chủng. Sao ngươi lại thoái hóa thành những cây nho tạp chủng?” (Gr 2:21)

Thầy là cây nho thật.


Vì thế, Đức Ki tô muốn xóa đi hình ảnh cây nho đã bị thoái hóa, lai tạo, hay biến đổi gien kia, bằng cách công bố, chính Người chính mới là cây nho thuần chủng, thuần giống, nguyên mẫu do chính Thiên Chúa trồng cấy. Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.(Ga 15, 1) Đồng thời mời gọi nhân loại tái sinh, trở về cội nguồn giống tốt, nguyên thủy, nhân chi sơ, tính bản thiện.“Không ai có thể vào nước Thiên Chúa, nếu không tái sinh bới nước và Thần khí (Ga 3, 5)).



http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f45767%5fANXTi2IAANXiT6M8fgoVdWIXv4U&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

Anh em là cành

Thật bất ngờ, Đức Kitô không hề phân biệt đâu là cành chính, đâu là cành phụ, hoặc ai là nhánh cái, ai là nhánh con. Dưới mắt Người, nhân phẩm mọi người đều bình đẳng, đồng hạng và giá trị ngang nhau, không hơn, không kém. Có khác chăng, chính là mức độ kếp hợp mật thiết với Người như thế nào mới đáng kể.

Từ khi Adam và Eva ăn trái cây biết lành biết dữ, con người bắt đầu vướng vào cái tâm phận biệt. Chính cái tâm phân biệt này tạo ra lắm phiền muộn, nghiệp chướng, đánh mất tình người, tình huynh đệ tương thân, tương ái. Chẳng hạn khi con người trầm luân vào vòng cương tỏa của cái thiện, cái ác, hơn thiệt, tốt xấu, của giai cấp cao thấp, mới phát sinh ra thái độ vô minh, khen chê, cái thói nịnh trên, nạt dưới, trọng phú, khinh bần, bon chen, chà đạp, hãm hại lẫn nhau, coi nhau như thù địch, nhưbậc thang leo lên danh lợi…

May thay, Người quá đỗi thương yêu nhân loại, đã kịp thời đến giải thoát con người khỏi cái tâm hư đó, cùng ban tặng lại tình người, tình huynh đệ, một khi cành nào biết kết hợp chặt chẽ vào cây nho thật là Người. Nguyện ước của Người là tái lập lại quan hệ song phương hỗ tương hiệu quả.

Chúa luôn hiện diện trong đời sống từng người, từ khi người ta nhận bí tích Thánh Tẩy. Nhưng con người lại không phải luôn luôn ở trong Người, mà có khi ở trong người khác, hay của cải, danh lợi, ham muốn, dục vọng, nên từ chối hợp nhất với Người, như cành nho chối bỏ dưỡng chất cần thiết để sinh trưởng, nên sẽ bị đào thải, bị đốn đi, quăng vào lò lửa. “Cành nào gắn liền với Thầy mà không sinh hoa trái, thì Người chặt đi.”(Ga 15, 2)

Chịu cắt tỉa đểsinh nhiều hoa trái

Cây nho luôn được tận tình chăm sóc tỉa cành. Trong ba năm đầu người trồng không cho đơm bông kết trái, mà còn tỉa thật sạch để cây nho phát triển và giữ được sức sống mạnh mẽ. Nếu không được cắt tỉa thật kỹ cây nho sẽ không cho trái nhiều.

Thảo vật còn phải chịu hy sinh như thế, huống hồ con người, tạo vật cao cấp, muốn trở nên tốt lành, đạo hạnh, hầu xứng đáng kết hợp vói Đấng Tối Cao. Ngoài tuân giữ lề luật, còn phải dứt khoát với những thói kiêu căng, tự phụ, khoe khoang, màu mè, phù phiếm, như cây nho phải chịu đau đớn bấm ngọn, tỉa chồi khỏi lãng phí nhựa, mới sinh nhiều hoa trái. “Còn cành nào sinh hoa trái, thì Người cắt tỉa cho nó sinh nhiều hoa trái hơn.” (Ga 15, 2)

Lời Thầy ở lại trong anh em

Khi liên kết với nguồn mạch sự sống, con người được Lời Chúahướng dẫn soi đường.“Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi”(Tv 119, 105). Lời Chúa chính là mối liên kết chặt chẽ giữa cành và với thân cây nho, điều hoa sức sống, mạch nhựa nuôi dưỡng toàn thân, đem lại phong phú kết quả. Lời Chúa tỉa gọt, mài dũa, chấn chỉnh tâm hồn con người trở nên trong sáng, hoàn thiện, phù hợp với sự sống vĩnh cửu. Khi thật sự sống Lời Chúa, cùng liên lỷ cầu nguyện, thì con người mới có thể trổ hoa kết trái nhiều.

Và anh em trở thành môn đệ của Thầy

Nguyện ước của Người chẳng viển vông, mà rất thực tế và hữu ích cho con người, là trở nên đồng hình đồng dạng với Người, kết hiệp mật thiết với Người, chịu hy sinh thử thách và quên mình như Người, để cho Danh Cha cả sáng, qua vai trò chứng nhân Tình Yêu, phục vụ tha nhân và mở mang Nước Chúa.“Ai muốn làn môn đệ Ta, phải bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.”(Mt 16, 24)

Lạy Chúa, xin cho con sống niềm tin vững vàng, cùng thể hiện niềm tin ấy qua cuộc sống liên kết thân hữu với mọi người, biết hy sinh bản thân, từ bỏ những phù phiếm trần tục, để có thể gặt hái nhiều hoa thơm, trái ngọt dâng lên Chúa.

Lạy Mẹ Mân Côi, xin luôn giữ gìn con sống trong ân sủng của Chúa, để con khỏi bị cắt bỏ, và quăng vào ngọn lửa đời đời. Amen.

AM Trần Bình An
Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

Vinam
05-05-2012, 08:16 AM
06/05/12 CHÚA NHẬT TUẦN 5 PS – B
Ga 15,1-8



Ở LẠI TRONG NHAU


“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.” (Ga 15,4)


Suy niệm: Những người yêu nhau thường trao cho nhau những kỷ vật. Những dấu chỉ vật chất nơi những kỷ vật đó dẫu nhỏ bé nhưng có một sức mạnh lạ kỳ khiến họ, nhờ những kỷ vật, luôn có thể hiện diện với nhau một cách sống động và sâu xa.

Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly, đã trao ban chính Thân mình Ngài làm kỷ vật. Ngài không muốn chỉ hiện diện bên cạnh, bên ngoài chúng ta như một món đồ trang sức chúng ta mang trên thân mình; mà Ngài muốn hiện diện với chúng ta thật sâu xa, trong cõi lòng của chúng ta, để chúng ta cũng được ở sâu trong cõi lòng của Ngài. Và Ngài không có hình ảnh nào minh hoạ cách hùng hồn hơn nữa cho việc “ở trong nhau” trừ hình ảnh “Thầy là cây nho, các con là cành.” Hình ảnh đó được hiện thực hoá trong Bí tích Thánh Thể mà Ngài thiết lập cũng trong bữa Tiệc Ly.


http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f10361%5fANbTi2IAAIYLT6RnwgvDlg87YCc&pid=2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo



Mời Bạn: Hiệu quả của việc “ở trong Chúa” là bạn sinh nhiều hoa trái thiêng liêng. Phương thế để “ở lại trong Chúa” là suy gẫm và sống Lời Chúa đồng thời lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Điều kiện để hoa trái thiêng liêng có thể trổ sinh là bạn phải được cắt tỉa bằng những hy sinh từ bỏ. Cành nho là bạn sẽ làm cho Thiên Chúa được tôn vinh và bạn sẽ là môn đệ đích thực của Chúa Kitô nếu bạn sinh nhiều hoa trái cho Nước Trời

Sống Lời Chúa: Suy niệm Lời Chúa và lãnh nhận bí tích Thánh Thể là hai việc thiết yếu không thể thiếu trong đời sống của người kitô hữu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết ở lại trong Chúa như cành liền cây, và xin dạy con biết chấp nhận những hy sinh khổ chế cần thiết để lớn lên và trổ sinh hoa trái dồi dào. Amen.

Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

hatbui.
05-05-2012, 09:40 AM
Bài Hát: Như cành liền cây








Sáng Tác: Ý Vũ (https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Artist,259)
Trình Bày: Diệu Hiền - bé Minh Quỳnh - bé Tâm Trang (https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Singer,1447)

https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/#Play,8961

Vinam
06-05-2012, 09:34 AM
07/05/12 THỨ HAI TUẦN 5 PS
Ga 14,21-26



LIÊN KHÚC TÌNH YÊU


“Ai yêu mến Thầy thì sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (Ga 14,21)


Suy niệm: Hằng ngày quanh ta không thiếu những ‘lời qua tiếng lại’, những chuyện hơn thua ‘ăn miếng trả miếng’, chẳng ai chịu ai; nhóm này nhận trách nhiệm cuộc pháo kích, nhóm kia dọa cài bom để trả thù. Chính trong bầu khí bạo lực của nền văn minh sự chết này mà Chúa Giêsu muốn thiết lập Vương quốc Tình Yêu. Nơi thập giá Chúa Giêsu,

Thiên Chúa tha thứ mọi xúc phạm và cho con người được làm người con của Thiên Chúa. Chúa Giêsu bảo đảm là hành vi và tâm tình yêu thương mà ta dành cho Thiên Chúa cho dù thô hèn và bất xứng cũng sẽ được tiếp nhận và nhân rọng thêm ra. Nếu ta yêu mến Thiên Chúa, Ngài không để ta hụt hẫng, nhưng chắc chắn nhận được hiệu ứng tích cực từ phía Thiên Chúa. Những nốt nhạc yêu thương đó sẽ được hát tiếp theo làm nên liên khúc tình yêu mà con người và Thiên Chúa cùng hát chung.

Mời Bạn:
Chân phước Anrê Phú Yên nói với những người đến thăm mình khi bị bắt: “Hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu, hãy lấy sự sống đáp lại sự sống.” Bằng câu nói này, vị chứng nhân tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam đã định hướng cho công cuộc sống đạo và truyền đạo của chúng ta.

Chia sẻ:
Chúng tôi đang cùng nhau bồi đắp nền văn minh nào: tình thương và sự sống hay hận thù và sự chết?

Sống Lời Chúa:
Nếu Thiên Chúa tiếp nhận tôi và yêu thương tôi, tôi cũng cư xử như thế với anh em tôi. Tôi rất tế nhị cảm thông với những vụng về thiếu sót trong cách bày tỏ tình yêu thương của anh em.

Cầu nguyện:
Hát kinh Hoà Bình.

Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

Vinam
08-05-2012, 07:11 AM
09/05/12 THỨ TƯ TUẦN 5 PS
Ga 15,1-8



NHƯ CÀNH LIỀN CÂY





“Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (Ga 15,5)





Suy niệm: Cành nho và thân nho có một mối liên hệ khăng khít: cành nho phát xuất từ thân nho; cành nho chỉ là cành nho khi thuộc về thân nho chứ không phải bất cứ một loại thân nào khác. Ngược lại, thân nho sinh cành nho để nó sinh hoa trái; cành nho không cho trái là cành nho làm hại thân nho; mà muốn có trái thì cành nho phải gắn liền với thân nho (c.4)… Khi khẳng định: “Thầy là cây nho, anh em là cành”, Chúa Giêsu muốn nói lên mối quan hệ duy nhất giữa Ngài và người môn đệ, “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” Chẳng làm gì được, nghĩa là không thể sinh hoa trái; mà cành nho không sinh hoa trái là cành nho vô dụng, chỉ để làm mồi cho lửa mà thôi (c.6).

Mời Bạn: Vai trò của người môn đệ không chỉ ở lại trong Chúa Giêsu, như cành nho với thân nho, mà còn phải sinh nhiều hoa trái. Và hoa trái của người môn đệ là yếu tố làm cho Chúa Cha được tôn vinh (c.8). Vậy hãy xét lại xem, những hoa trái hiện tại của mình có thể làm cho Chúa Cha được tôn vinh?

Chia sẻ: Cây nho thì sinh quả nho; thế đâu là hoa trái của ‘cây Kitô hữu’?

Sống Lời Chúa: Năng suy niệm Lời Chúa và lãnh nhận các bí tích là phương thế nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu và bảo đảm cho việc sinh hoa trái.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, chính tình yêu là dấu chỉ để nhận biết chúng con thuộc về Chúa; xin cắt tỉa khỏi chúng con sự tham lam và ích kỷ, để đời sống chúng con trở thành lời ca tụng Chúa nhờ biết sống yêu thương.

Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

Vinam
09-05-2012, 06:47 AM
10/05/12 THỨ NĂM TUẦN 5 PS
Ga 15,9-11


GIỮ CÁC ĐIỀU RĂN

“Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người.” (Ga 15,10)

Suy niệm: Chúa Giêsu đã từng nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy.” Đối với Chúa Giêsu, sống là sống cho Cha, làm những gì Cha truyền làm. Do đó, không có việc làm theo sở thích hay ý riêng. “Tôi không tìm cách làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30). Là Con Thiên Chúa làm người, Chúa Giêsu cũng cảm biết đau như loài người cảm, cũng rùng mình khiếp sợ trước cái chết như bao người khác. Trước ngày chịu tử hình, Chúa đã cầu nguyện cùng Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha.” Chúa Giêsu đã vâng phục cho đến chết. Vì thế “Thiên Chúa đã siêu tôn Người” (Pl 2,9) đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha, nghĩa là ở trong tình thương của Chúa Cha một cách trọn vẹn.

Mời Bạn: Lẽ tự nhiên không ai muốn phải làm, hoặc không được làm những điều ngược với bản tính của mình. Bởi vì phải hy sinh, phải bỏ ý riêng. Ngược lại “ở lại trong tình thương của Chúa” ai mà không thích. Nhưng mà không có con đường nào khác để đến với Chúa Cha, ở lại trong tình thương của Cha, ngoài con đường Chúa Giêsu đã đi. Con đường ấy là con đường vâng phục.

Sống Lời Chúa: Vâng phục là con đường thánh hoá và mang lại niềm vui trong Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, khi ở trần gian, Chúa đã tuyệt đối vâng phục Chúa Cha, và giờ đây Chúa đang hưởng niềm vui bên Chúa Cha. Xin cho chúng con biết noi gương vâng phục như Chúa.



Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

Vinam
10-05-2012, 08:11 AM
11/05/12 THỨ SÁU TUẦN 5 PS
Ga 15,12-17

SỐNG TÌNH BẠN VỚI CHÚA KITÔ

“Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” (Ga 15,15)

Suy niệm: William Beatie nhận định rằng tình bạn cho chúng ta cảm nghiệm về sự hiện diện của Thiên Chúa bởi vì nơi người bạn đích thực, chúng ta có thể ký thác tâm sự, được lắng nghe và cảm thông; người bạn là người mà chúng ta có thể tin cậy nhưng không vì thế mà bị đánh mất chính mình. Tình bạn giữa người với người mà đã thế, tình bạn mà Chúa Kitô dành cho chúng ta còn tỏ bày cho chúng ta sự hiện diện của Thiên Chúa biết chừng nào? Quả thế, Chúa Giêsu gọi chúng ta là bạn hữu vì “tất cả những gì Thầy nghe biết nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.” Để được trở thành bạn hữu với Chúa Kitô, chỉ cần có một điều kiện, đó là: “thực hiện những điều Thầy truyền dạy.”

Mời Bạn: Chúa Kitô không như vị hoàng đế cao xa nọ, cao hứng vi hành thăm thần dân rồi lại trở về ngôi cao chức trọng. Chúa Kitô đến và ở lại, đồng phận với chúng ta; Ngài đối xử thân tình và gọi chúng ta là bạn hữu, Ngài còn yêu thương chúng ta đến mức “hy sinh cả tính mạng vì bạn hữu của mình.” Tình yêu của Ngài đối với bạn sâu xa như thế. Còn bạn, bạn sống tình bằng hữu với Ngài như thế nào?

Chia sẻ: Bạn có coi việc thờ phượng như gánh nặng bó buộc mà bạn chỉ làm ở mức tối thiểu cho khỏi bị tội không?

Sống Lời Chúa: Sống với Chúa như chân phước Anrê Phú Yên: “lấy tình yêu đáp lại tình yêu, lấy sự sống đáp lại sự sống, để giữ nghĩa cùng Chúa cho đến hết hơi, cho đến trọn đời.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đối xử thân tình và gọi chúng con là bạn hữu. Xin cho chúng con biết đem trọn tình yêu của chúng con đáp lại tình yêu đó.



Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích

Vinam
11-05-2012, 07:51 AM
12/05/12 THỨ BẢY TUẦN 5 PS
Th. Păngraxiô, tử đạo
Ga 15,18-21


ĐỂ THUỘC VỀ CHÚA KITÔ

“Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó.” (Ga 15,19)

Suy niệm: “Yêu nhau yêu cả đường đi; ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.” Chuyện thế thái nhân tình vốn là thế! Nếu Chúa Kitô đã bị “thế gian” ghét, thì việc các môn đệ của Ngài có bị “thế gian” ghét lây cũng chẳng lạ gì, bởi vì họ thuộc về Chúa Kitô chứ không thuộc về “thế gian.” Người môn đệ phải dám chung chia số phận, đồng cam cộng khổ với thầy mình. Thế nhưng trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, các môn đệ đều bỏ Thầy mà trốn hết. May thay, Chúa Phục sinh đã nhóm lên trong họ niềm hy vọng mới. Từ nay, các môn đệ của Ngài không cho việc mình bị thù ghét vì thuộc về Chúa Kitô là điều xui xẻo, bất hạnh, mà trái lại đó là niềm hạnh phúc và hãnh diện: “Các tông đồ hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giêsu” (Cv 5,41).

Mời Bạn: Nếu bạn bị người đời ghét bỏ vì bạn sống ích kỷ, kiêu căng, gian dối,… thì có gì đáng hãnh diện? Bạn còn đáng ghét nữa là khác! Hay ngược lại, nếu như vì “cầu hai chữ bình an” mà bạn không dám sống cách triệt để những giá trị của Tin Mừng, thì bạn cũng không phải là môn đệ đích thực của Chúa Kitô. Ở giữa hai thái cực đó, người môn đệ đích thực của Chúa Kitô, không sống vì sự yêu ghét của người đời nhưng chọn Ngài làm lẽ sống và tìm thấy hạnh phúc khi được thuộc trọn về Ngài.

Chia sẻ: Trong cung cách sống của bạn, có điều gì, vô tình hay hữu ý, gây phản cảm, hiểu lầm về Tin Mừng Chúa Kitô?

Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái, một cử chỉ thân ái cho một người bạn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin chọn con làm khí cụ bình an của Chúa.(Kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô Assisi)





Thư Đàn Gia Đình Lâm Bích