gioanha
26-05-2012, 04:04 PM
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ ĐƯA CHÂN CHA GIÁO BÊNÊĐICTÔ NGUYỄN HƯNG
NIỀM KHAO KHÁT CỦA KẺ LỮ HÀNH NGHÈO KHÓ
(x.Mt 5,3-12)
Lm. Giuse Đệ Đoàn Viết Thảo
Phó Giám Đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc
Kính thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ,
Việc ra đi của Cha Bênêđictô Nguyễn Hưng được nhìn dưới ánh sáng của Lời Chúa có thể gợi biết về niềm khao khát của kẻ lữ hành nghèo khó.
Thật vậy, mỗi người khi bước vào cuộc đời là bước vào một cuộc lữ hành: phiêu bạt đó đây, gặp người gặp vật giữa cảnh đời. Tất cả chỉ là xa lạ, là khách lạ trong dòng thời gian thật mau qua và cách biệt. Bao vị tiên tổ, lắm kẻ đương thời, nhiều người lại đến; lần lượt đi qua, để lại tất cả những dấu vết cuộc đời chịu mòn theo tháng ngày.
Cuộc lữ hành vắn vỏi chợt đến vội đi như hững hờ và dang dở đượm chút tình ép uổng nuối tiếc cho một phận kiếp lữ hành lưu lạc như ít vần thơ diễn tả:
"Con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn".
"Sương kia ở đậu miền xa, con gió ở trọ bao la đất trời.
Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời"[1].
Lòng người cũng muốn diễn tả cái khát vọng thành toàn trong nỗi đau dang dở, để ngập ngừng thốt lên những lời thơ:
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề.
Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ.
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa[2].
Nếu ai kia nhìn cuộc đời như vô tình vô định, thì Kinh Thánh đặt đời người vào trong bàn tay Chúa:
Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả[3].
Và dù cuộc sống có vắn vỏi, cuộc ra đi có vội vã, thì đó vẫn không ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa:
Nhà tôi ở đã bị giật tung, và đem đi như lều mục tử.
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.
Từ sáng tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực. (Is 38,12)
Với cha Cha Bênêđictô Nguyễn Hưng, cuộc lữ hành của ngài bắt đầu vào ngày 01/04/1955. Ngài đã cất bước lên đường để gặp người gặp vật, khi bước chân vào học trường làng, rồi vào chủng viện Huế. Ngài đi nhiều nơi, gặp nhiều người, học nhiều chữ: thánh nhạc, toán học, Thánh Kinh, Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt, Pontificio Istituto Biblico, Pontificia Universita Gregoriana - Rôma. Đường lữ khách của cha Bênêđictô còn mở rộng thêm và rẽ nhiều ngã, khi ngài được sai đến phục vụ tại nhiều giáo xứ và Tòa Giám Mục Xuân Lộc, và sẽ còn nhiều ngã rẽ hơn nữa nếu Chúa chưa gọi ngài về vào ngày 12/05/2012 vừa qua. Với sự ra đi này, điểm dừng sau cùng trong kiếp lữ hành của ngài là ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, trong vai trò giáo sư Kinh Thánh.
Cuộc lữ hành của cha Bênêđictô đã hoàn tất hay còn dang dở ? Không ai có thể trả lời được, chỉ biết rằng hôm nay, người linh mục của Chúa đã kết thúc phần đời dương thế và hân hoan hát bài cảm tạ ra trình diện trước Đấng Tối Cao. Nhưng nhìn lại thì cuộc hành trình dang dở vẫn còn đó, vì nhiều dòng nhạc ngài chưa kết, điểm thi học trò ngài chưa trả lại. Cái dang dở tuyệt đẹp của nợ ân tình với Thiên Chúa và ân nghĩa nhân trần. Cái dang dở tuyệt đẹp của tuổi trẻ đã qua mà tuổi già chưa tới, vì như bức tranh cuộc đời đúng lúc định hình dưới ánh mắt quan phòng dịu hiền của Thiên Chúa. "Đời chỉ đẹp khi còn dang dở". Quả thật, ước vọng và khao khát của con người đi về tuyệt đối vẫn còn chưa nguôi; cái tuyệt hảo vượt trên cái dang dở. Cái dang dở hướng về hoàn hảo.
Bao bến bờ cha Nguyễn Hưng đã đi qua, ngài sống cuộc đời thanh thoát vì ý thức linh mục lữ hành. Ngài vẫn cứ đôi bàn tay trắng như vào đời vì tâm niệm đời linh mục của ngài là "Cho thì có phúc hơn là nhận"[4]. Ngài cho đi tất cả vì ngài là người nghèo của Đức Chúa. Lại nữa, một người nghèo cho những người nghèo, ngài tâm niệm cho thì có phúc hơn là nhận, vì hơn bao giờ hết ngài cảm nhận chính mình đón nhận được muôn vàn ân phúc từ Thiên Chúa - Đấng muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương - Đấng tín thành. Và như thế ngài sẽ nhận được lời chúc phúc: "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ"[5].
"Cho thì có phúc hơn là nhận" để Chúa là Tất Cả, và tất cả cho anh em. Thư Rôma dạy rằng: “Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa”[6].
Có lúc con người nhìn phận mình như lục bình trôi, nó hững hờ nhưng thanh thản; có sắc tím của màu hoa, nhưng cánh hoa lại quá mong manh chịu kiếp bèo dạt, mây trôi, vô định. Phận người là cát bụi và chỉ có thế. Thật vô tình.
Nhưng dù có lúc suy nghĩ:
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.
Từ sáng tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực[7],
thì người ta vẫn nhận ra rằng bên kia tất cả, Ngài vẫn hiện diện vì: Phận lữ khách đời ai như dòng chảy mãi xa, thì chính Chúa như mãi đôi bờ ôm nắn khúc quanh. Và có ngút ngàn tràn xa nơi biển cả, thì chính Ngài là bến bờ vô hạn cho giới hạn đời ai, vì: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Ðức Kitô. Người là Ðấng Thiên Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người đã xuất hiện vì anh em trong thời cuối cùng này. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng đã cho Người chỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa"[8].
Một cuộc hành trình dù hoàn hảo đến đâu, khi nhìn lại vẫn thấy có lấm láp, có vấp váp, có dang dở nhưng tràn đầy tình yêu. Cho dù cuộc lữ hành đầy chướng ngại và nghi nan, người tín hữu trong tin yêu và hy vọng hướng tới:
Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa
và chẳng cực hình nào động tới được nữa.
Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi;
khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc.
Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt,
nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình.
Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt,
nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử[9].
Như vậy, dù cuộc sống con người tuy có nhiều lầm lỗi và yếu đuối, “nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Ðức Kitô Giêsu trên cõi trời" (Ep 2,4-6), vì ngài biết chúng ta được dựng nên bằng gì : Ngài biết rằng chúng ta chỉ là cát bụi.
[1] Lời bài hát “Ở Trọ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
[2] Hồ Zếch, Bài “Ngập Ngừng”.
[3] Tv 139, 2-3.
[4] Cv 20, 35.
[5] Mt 5, 3.
[6] Rm 14, 7-8.
[7] Is 38, 12.
[8] 1Pr 1, 18-21.
[9] Kn 3, 1-4.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đệ Đoàn Viết Thảo
Nguồn: dcvxuanloc.net
NIỀM KHAO KHÁT CỦA KẺ LỮ HÀNH NGHÈO KHÓ
(x.Mt 5,3-12)
Lm. Giuse Đệ Đoàn Viết Thảo
Phó Giám Đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc
Kính thưa Cộng Đoàn Phụng Vụ,
Việc ra đi của Cha Bênêđictô Nguyễn Hưng được nhìn dưới ánh sáng của Lời Chúa có thể gợi biết về niềm khao khát của kẻ lữ hành nghèo khó.
Thật vậy, mỗi người khi bước vào cuộc đời là bước vào một cuộc lữ hành: phiêu bạt đó đây, gặp người gặp vật giữa cảnh đời. Tất cả chỉ là xa lạ, là khách lạ trong dòng thời gian thật mau qua và cách biệt. Bao vị tiên tổ, lắm kẻ đương thời, nhiều người lại đến; lần lượt đi qua, để lại tất cả những dấu vết cuộc đời chịu mòn theo tháng ngày.
Cuộc lữ hành vắn vỏi chợt đến vội đi như hững hờ và dang dở đượm chút tình ép uổng nuối tiếc cho một phận kiếp lữ hành lưu lạc như ít vần thơ diễn tả:
"Con chim ở đậu cành tre, con cá ở trọ trong khe nước nguồn".
"Sương kia ở đậu miền xa, con gió ở trọ bao la đất trời.
Tôi nay ở trọ trần gian, trăm năm về chốn xa xăm cuối trời"[1].
Lòng người cũng muốn diễn tả cái khát vọng thành toàn trong nỗi đau dang dở, để ngập ngừng thốt lên những lời thơ:
Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề.
Đời chỉ đẹp khi hãy còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ.
Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa[2].
Nếu ai kia nhìn cuộc đời như vô tình vô định, thì Kinh Thánh đặt đời người vào trong bàn tay Chúa:
Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,
biết cả khi con đứng con ngồi.
Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa,
đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,
mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả[3].
Và dù cuộc sống có vắn vỏi, cuộc ra đi có vội vã, thì đó vẫn không ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa:
Nhà tôi ở đã bị giật tung, và đem đi như lều mục tử.
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.
Từ sáng tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực. (Is 38,12)
Với cha Cha Bênêđictô Nguyễn Hưng, cuộc lữ hành của ngài bắt đầu vào ngày 01/04/1955. Ngài đã cất bước lên đường để gặp người gặp vật, khi bước chân vào học trường làng, rồi vào chủng viện Huế. Ngài đi nhiều nơi, gặp nhiều người, học nhiều chữ: thánh nhạc, toán học, Thánh Kinh, Giáo Hoàng Học Viện Pio X Đà Lạt, Pontificio Istituto Biblico, Pontificia Universita Gregoriana - Rôma. Đường lữ khách của cha Bênêđictô còn mở rộng thêm và rẽ nhiều ngã, khi ngài được sai đến phục vụ tại nhiều giáo xứ và Tòa Giám Mục Xuân Lộc, và sẽ còn nhiều ngã rẽ hơn nữa nếu Chúa chưa gọi ngài về vào ngày 12/05/2012 vừa qua. Với sự ra đi này, điểm dừng sau cùng trong kiếp lữ hành của ngài là ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc, trong vai trò giáo sư Kinh Thánh.
Cuộc lữ hành của cha Bênêđictô đã hoàn tất hay còn dang dở ? Không ai có thể trả lời được, chỉ biết rằng hôm nay, người linh mục của Chúa đã kết thúc phần đời dương thế và hân hoan hát bài cảm tạ ra trình diện trước Đấng Tối Cao. Nhưng nhìn lại thì cuộc hành trình dang dở vẫn còn đó, vì nhiều dòng nhạc ngài chưa kết, điểm thi học trò ngài chưa trả lại. Cái dang dở tuyệt đẹp của nợ ân tình với Thiên Chúa và ân nghĩa nhân trần. Cái dang dở tuyệt đẹp của tuổi trẻ đã qua mà tuổi già chưa tới, vì như bức tranh cuộc đời đúng lúc định hình dưới ánh mắt quan phòng dịu hiền của Thiên Chúa. "Đời chỉ đẹp khi còn dang dở". Quả thật, ước vọng và khao khát của con người đi về tuyệt đối vẫn còn chưa nguôi; cái tuyệt hảo vượt trên cái dang dở. Cái dang dở hướng về hoàn hảo.
Bao bến bờ cha Nguyễn Hưng đã đi qua, ngài sống cuộc đời thanh thoát vì ý thức linh mục lữ hành. Ngài vẫn cứ đôi bàn tay trắng như vào đời vì tâm niệm đời linh mục của ngài là "Cho thì có phúc hơn là nhận"[4]. Ngài cho đi tất cả vì ngài là người nghèo của Đức Chúa. Lại nữa, một người nghèo cho những người nghèo, ngài tâm niệm cho thì có phúc hơn là nhận, vì hơn bao giờ hết ngài cảm nhận chính mình đón nhận được muôn vàn ân phúc từ Thiên Chúa - Đấng muôn ngàn đời vẫn trọn tình thương - Đấng tín thành. Và như thế ngài sẽ nhận được lời chúc phúc: "Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ"[5].
"Cho thì có phúc hơn là nhận" để Chúa là Tất Cả, và tất cả cho anh em. Thư Rôma dạy rằng: “Thật vậy, không ai trong chúng ta sống cho chính mình, cũng như không ai chết cho chính mình. Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa”[6].
Có lúc con người nhìn phận mình như lục bình trôi, nó hững hờ nhưng thanh thản; có sắc tím của màu hoa, nhưng cánh hoa lại quá mong manh chịu kiếp bèo dạt, mây trôi, vô định. Phận người là cát bụi và chỉ có thế. Thật vô tình.
Nhưng dù có lúc suy nghĩ:
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.
Từ sáng tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực[7],
thì người ta vẫn nhận ra rằng bên kia tất cả, Ngài vẫn hiện diện vì: Phận lữ khách đời ai như dòng chảy mãi xa, thì chính Chúa như mãi đôi bờ ôm nắn khúc quanh. Và có ngút ngàn tràn xa nơi biển cả, thì chính Ngài là bến bờ vô hạn cho giới hạn đời ai, vì: “Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Ðức Kitô. Người là Ðấng Thiên Chúa đã biết từ trước, khi vũ trụ chưa được dựng nên, và Người đã xuất hiện vì anh em trong thời cuối cùng này. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Ðấng đã cho Người chỗi dậy từ cõi chết, và ban cho Người được vinh hiển, để anh em đặt niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa"[8].
Một cuộc hành trình dù hoàn hảo đến đâu, khi nhìn lại vẫn thấy có lấm láp, có vấp váp, có dang dở nhưng tràn đầy tình yêu. Cho dù cuộc lữ hành đầy chướng ngại và nghi nan, người tín hữu trong tin yêu và hy vọng hướng tới:
Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa
và chẳng cực hình nào động tới được nữa.
Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi;
khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc.
Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt,
nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình.
Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt,
nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử[9].
Như vậy, dù cuộc sống con người tuy có nhiều lầm lỗi và yếu đuối, “nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Ðức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Ðức Kitô Giêsu trên cõi trời" (Ep 2,4-6), vì ngài biết chúng ta được dựng nên bằng gì : Ngài biết rằng chúng ta chỉ là cát bụi.
[1] Lời bài hát “Ở Trọ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
[2] Hồ Zếch, Bài “Ngập Ngừng”.
[3] Tv 139, 2-3.
[4] Cv 20, 35.
[5] Mt 5, 3.
[6] Rm 14, 7-8.
[7] Is 38, 12.
[8] 1Pr 1, 18-21.
[9] Kn 3, 1-4.
Tác giả bài viết: Lm. Giuse Đệ Đoàn Viết Thảo
Nguồn: dcvxuanloc.net