PDA

View Full Version : Chúa Nhật Thứ XXIV Thường Niên A: Tha Thứ



caoduc
15-09-2008, 09:06 AM
Chúa Nhật Thứ XXIV Thường Niên A
Tha Thứ

Hc 27,33-28,9 ; 1Rm 14,7-9 ; Mt 18, 21-35


------------Văn hào Ernest Hemingway đã kể câu chuyện về một người cha và cậu con trai đang ở lứa tuổi thiếu niên. Mối quan hệ cha con của họ không được tốt đẹp và luôn căng thẳng. Cuối cùng, sau một trận cãi vã kịch liệt, cậu bé đùng đùng bỏ nhà ra đi. Tuy giận dữ và đau lòng, nhưng người cha biết rằng con mình rất cần sự uốn nắn và dạy dỗ để trưởng thành. Vậy nên ông đã bôn ba khắp nơi để tìm kiếm đứa con nổi loạn. Cuối cùng, khi tới Madrid, trong nỗ lực cuối cùng của mình, ông cho đăng một thông cáo trên báo: "Paco thương yêu, hãy đến gặp cha chiều mai trước cửa tòa soạn. Mọi tội lỗi đều được tha thứ. Cha yêu con. Cha của con".

------------Chiều hôm đó, người cha đến tòa soạn thật sớm vì ông không muốn trễ giây phút nào để gặp đứa con thân yêu của mình. Và điều bất ngờ là, tới đó, ông đã gặp… 800 cậu bé tên Paco. Cả 800 cậu bé này đều đã bỏ nhà ra đi và đều đang mong đợi sẽ gặp được người cha rộng lượng của mình ở đó với vòng tay dang rộng yêu thương.

------------Mong được tha thứ và trả về với vòng tay yêu thương của gia đình và bạn bè là tinh thần hướng thượng: “nhân chi sơ tính bản thiện của con người. Đôi lúc có những người bạn yêu thương lại làm tổn thương chúng ta. Càng đau lòng hơn khi họ không nói lời xin lỗi. Có thể vì lòng tự ái, vì nỗi sợ yếu thế, và vì e ngại rằng họ không được tha thứ đã ngăn họ lại. Dành thời gian tìm hiểu sự yếu đuối ẩn sau hành vi của người khác, và sự phức tạp của từng tình huống sẽ cho phép chúng ta bắt đầu một sự tha thứ.

------------Hãy làm một bước tiến yêu thương tha thứ, chúng ta sẽ đón nhận được những hoa trái không ngờ như người cha nhận được kết quả của hàng trăm cậu bé lỗi lầm muốn trở về với vòng tay yêu thương được tha thứ.

------------Trong nỗ lực đưa nhân loại đến với đức ái chọn hảo, Chúa Giêsu đã dạy con người hãy biết tha thứ không ngừng cho nhau qua con số tha thứ 70 lần 7 tức là tha luôn thứ Chính Ngài tấm gương sống động khi cất lời xin Cha tha thứ cho những kẻ thi hành án tử với Ngài - người vô tội. Tấm gương tha thứ ngay lúc họ gây cho Ngài đau khổ nhất, phản chiếu khuôn mặt nhân từ như Ngài kêu gọi: "Phải có lòng nhân từ" (Mt 7, 1-2). Hơn nữa, tha thứ là điều kiện để chính mình được thứ tha như Ngài dạy trong kinh Lạy Cha: “xin tha nợ chúng con nhưng chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Sách Huấn Ca nhấn mạnh kẻ thù hận là không có yêu thương và không đáng được tha tội: :”Nó chẳng biết thương người đồng loại, mà lại dám xin tha tội cho mình! ! Nó chỉ là người phàm mà để tâm thù hận, thì ai sẽ xin tha tội cho nó? (Hc 28, 4-5). Cho nên sách Huấn Ca đã dạy trước :”Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha (Hc 28, 2). Chính vì lẽ đó Chúa Giêsu kêu mời mọi người: "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ... Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha (Lc 6, 36-37)

------------Trong đời sống hằng ngày, việc lầm lỗi với nhau thường diễn ra, nếu như: :”Lấy oán trả oán, oán chập chùng” (Ðức Phật), đời sống bị sự thù nghịch đào sâu và tình bác ai yêu thương sẽ mất dần trên nhân gian, cuộc sống sẽ trở lên như một bãi chiến trường. Vâng, ở đời nếu như: “răng đền răng, mắt đền mắt!” thì chúng ta còn lại được cái gì !

------------Tha thứ khuyến khích người được thứ tha trở về với con đường chính lộ và nảy sinh tình yêu khi sống trong vòng tay nhân ái, đó là động lực để họ dấn thân trong yêu thương: Ai được tha nhiều sẽ mến nhiều, ai được tha ít sẽ mến ít (x. Lc 7,47b).

------------Một điểm quan trọng thường được ghi dấu mà chúng ta thường không chú ý, tha thứ không chỉ là cho người lỗi lầm được hồng ân, mà còn cho chính người sống tinh thần thứ tha:



Một nghiên cứu mới đây của Đại học Hope, Michigan (Mỹ), cho thấy, hệ tuần hoàn của con người sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng khi tồn tại suy nghĩ thù hận và được cải thiện đáng kể khi họ hình dung tới việc tha thứ cho ai đó. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford cũng nhận thấy những người tích cực tha thứ thường ít cáu giận bực bội hơn và ít có triệu chứng sinh lý như stress. Chương trình Tha Thứ do Stanford University ở Palo Alto đề ra cũng đã cho thấy kết quả tương tự khi nói rằng việc những người cố gắng tha thứ thì ít mang trong lòng sự giận dữ, cũng như cơ thể không bị mệt mỏi như những người từ chối sự tha thứ (Theo Oanh Thơ, Tha Thứ)

Những cuộc nghiên cứu mới đây của Viện Y Tế Công Cộng ở Californa Mỹ, khẳng định rằng lòng thù ghét và oán hận sẽ phá hoại hệ miễn dịch của chúng ta và làm gia tăng nguy cơ bị các bệnh tim, ung thư và thậm chí cả bệnh tiểu đường. Nỗi cay đắng trong lòng sẽ làm chúng ta đau ốm! (Andrew Matthews, Đời thay đổi khi ta thay đổi, Tha thứ cho người)


------------Cho nên sống tha thứ là giả thoát chính chúng ta khỏi những xiềng xích của cảm xúc giận hờn đè nặng, làm cho cuộc sống được thư thái tự do, sức khỏe thăng tiến. Vâng, tha thứ làm thêm cho cuộc sống tâm linh: tiến tới đức ái chọn hảo theo gương Chúa Kitô, làm thêm cuộc sống nhân văn: sức khỏe được bảo vệ.

------------Tuy nhiên, con đường dẫn đến thứ tha đầy gian nan dù chỉ nói một lời tha thứ. Mỗi chúng ta có cảm nghiệm: để đến được hòa giải quả không đơn giản, nhất là những ai gây tổn thất tinh thần và thể xác. Vâng, tha thứ luôn đòi hỏi vừa có sự nỗ lực cố gắng nơi con người, vừa cần trợ giúp ân sủng đến từ Thiên Chúa, Đấng tỏa sáng gương mặt bao dung như kinh nghiệm của bà Corrie Ten Boom : Corrie được giải thoát khỏi trại tập trung của quốc xã, sau khi các Đồng Minh chiếm được nước Đức. Bà đã để rất nhiều thời gian để tự giải thoát mình khỏi cơn hận thù câm lặng của mình đối với các lý hình. Bà lập một dự án chữa lành các vết thương và những hiềm khích do đệ nhị thế chiến gây nên. Bà vận động xuyên qua nhiều nước bằng cách rao giảng sức mạnh sáng tạo của tha thứ và của tình thương. Bà đến nước Đức phổ biến sứ điệp của bà. Một hôm tại Munich, sau khi đã nói chuyện với một nhóm người Đức ao ước làm cho mình được thứ tha, bà đã có một kinh nghiệm sống đau lòng thử thách chính sức mạnh tha thứ của bà: Một người đàn ông tiến về phía bà, chìa tay ra cho bà và nói: "Bà Ten Boom, tôi sung sướng biết bao khi đã nghe bà nói rằng Chúa Giêsu tha thứ hết mọi tội lỗi cho chúng ta". Corrie đã lập tức nhận ra ngay một người trong số các lý hình của mình ở trại tập trung. Bà nhớ lại y đã lăng nhục bà và các bạn tù phụ nử của bà thế nào, khi y cưỡng bách họ tắm trần truồng trước cái nhìn khinh miệt "siêu nhân"của y. Ngay lúc y muốn bắt tay bà, Corrie bổng chốc cảm thấy bàn tay bà bị đông cứng lại phía bà. Bấy giờ bà ý thức được sự bất lực của bà để tha thứ cho y, bà vừa kinh ngạc vừa khiếp sợ vì điều đó. Dù bà đã tin chắc rằng mình đã được chữa lành khỏi vết thương, đã chiến thắng sự hận thù của mình và đã tha thứ. Nhưng ngay lúc ấy, đứng trước một trong những tên lý hình, bà đã bị nắm chặt bởi khinh bỉ và hận thù. Bị đờ người ra, bà chẳng còn biết làm gì hay nói gì nữa. Lúc ấy, bà bắt đầu cầu nguyện : "Lạy Chúa Giêsu, con cảm thấy bất lực để tha thứ cho người đàn ông nầy. Xin Chúa tha thứ cho con". Ngay lúc ấy, có cái gì kỳ diệu đã xảy ra, bà cảm thấy mình được tiếp vào sự tha thứ của Chúa Giêsu. Bàn tay của bà đưa lên và nắm lấy bàn tay của kẻ tra tấn bà trước kia. Cùng một lúc, bà vừa tự giải thoát mình vừa giải thoát tên lý hình của bà khỏi cái quá khứ khủng khiếp của mình.

------------Kinh nghiệm tha thứ của bà Corrie giữa sự đau thương thù hận hiện về và cố gắng nỗ lực tha thứ cho kẻ thù. Giữa lúc cảm thấy sự bất lực do đè nặng quá khứ đau thương với sự thù hận, bà phó thác vào Thiên Chúa “cái bất lực của lòng tha thứ ”. Lời thú nhận bất lực của bà đã làm cho ân sủng của Thiên Chúa tuôn trào vào tâm hôn bà, khiến Corrie có khả năng phá tan xiềng xích của thù hận và hòa nhập ân sủng thứ tha.

------------Vâng, con sẽ cố gắng tha thứ, xin cho con được ân sủng thứ tha của Thiên Chúa ở trong con, để con có thể cam đảm tha thứ cho anh em.

“Chỉ người nào đã có kinh nghiệm về tha thứ mới có thể tha thứ thực sự” (George Soares-Prabhu)

Lm. Vinh Sơn, Sàigon 13/09/2008