Cecile Liễu
15-06-2012, 09:50 AM
Về đan viện Carmel Huế tĩnh tâm. Con chẳng chủ ý tìm kiếm điều gì đặc biệt, vì con đường tương lai đã được dự tính và mọi việc tốt đẹp. Con chỉ muốn tạ ơn và sống trong cô tịch vài ngày. Sông Hương vẫn như ngày nào, con nước êm đềm trôi không ngơi nghỉ, đôi bờ cỏ mọc xanh rì. Khu nhà tĩnh tâm nằm ngay sát bờ sông. Từ cửa sổ, con có thể thỏa thích nhìn ngắm dòng chảy hiền hòa của nó. Đêm đến, tiếng nổ lạch bạch của những chiếc thuyền rồng chở du khách, hay thuyền đánh cá vọng lại… gợi lên trong tâm hồn con bao điều về cuộc đời.
Mấy ngày tĩnh tâm lại đúng dịp Huế đón…gió Lào! Nắng – nóng – hanh khô, vào những giờ nắng nhất trong ngày, đôi mắt con sưng lên và đau. Thời tiết này có vẻ không ủng hộ cho người ta “suy niệm”, không sao, con cũng không cần suy niệm về điều gì cả! Thinh lặng trước Chúa Thánh Thể, con để Chúa thấy mình đang ở đây với Người là đủ.
Ngồi bên thềm đan viện, trong một buổi chiều nhạt nắng, con bâng khuâng: một việc hy sinh nho nhỏ, hay chịu một đau khổ nào đó với lòng yêu mến để cứu một linh hồn liệu có …thật không? Công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu là đã trọn vẹn rồi. Không cần thêm gì và cũng không ai có thể làm giảm đi giá trị cứu chuộc đó! Vậy những hy sinh – đau khổ - tình yêu của chị em Carmel có ý nghĩa gì? …
Con nghĩ về những bước chân thừa sai truyền giáo. “Hơn bốn trăm năm về trước, Phanxicô Xaviê chỉ là một người đàn ông mới ngoài tam thập, 36 tuổi, đến một vùng đất đầy chướng khí, âm u, muỗi độc, nước độc. Bấy giờ lên đường truyền giáo là vĩnh biệt quê hương, là ra đi không hẹn ngày trở lại. Thật sự là chết đi trong lòng cho một tiếng gọi cao cả “( Lm NTT). Hôm nay, trên đường đi, con vẫn gặp hình bóng Phanxico Xavie ngày nào. Những tu sỹ trẻ, trí thức, sức sống tràn đầy và trái tim quả cảm… ngày ngày túa ra cánh đồng truyền giáo. Những bước chân thừa sai thật đẹp! Bóng áo nâu của một chị Carmel thấp thoáng trong gió chiều, đưa con trở về với câu hỏi: “Vậy những hy sinh – đau khổ - tình yêu của chị em Carmel có ý nghĩa gì ?” … Chị thánh Teresa HĐG trả lời rằng: “: Chúa không toàn năng sao? Tạo vật lại không phải là của Ngài, Đấng đã dựng nên chúng sao? Vậy tại sao Chúa Giêsu nói: “hãy xin Chúa mùa gặt sai một số thợ gặt?”… Chính bởi vì Chúa Giêsu có một tình yêu khôn thấu đối với chúng ta, Ngài muốn chúng ta dự phần với Ngài trong việc cứu rỗi các linh hồn. Ngài không muốn làm gì mà không có chúng ta. Đấng tạo dựng vũ trụ chờ mong lời cầu nguyện bé nhỏ nghèo hèn để cứu các linh hồn… Ơn gọi riêng của chúng ta không phải là ra gặt ở những cánh đồng lúa chín… sứ mạng của chúng ta là: hãy xin Cha những thợ gặt và cha sẽ sai họ, Cha chỉ chờ một lời cầu nguyện, một tiếng thở dài của lòng con!... ( thư 135)
Phanxico Xavie là quan thầy các xứ truyền giáo. Terexa HĐG là quan thầy các xứ truyền giáo. Một ơn gọi lao mình vào đời, đem tin mừng gieo vãi trên mọi vùng đất. Một ơn gọi chỉ ở trong bốn bức tường nhà Kín, cô tịch ngày ngày dâng những hy sinh nhỏ bé với tình yêu thật lớn lao để cầu nguyện cho “ơn gọi vào đời”. Ôi lạy Chúa, nghĩ đến đây, con thấy hai ơn gọi như song hành với nhau. Lung linh quá! Huyền nhiệm quá!
Câu chuyện chị thánh Teresa đã cố gắng lê những bước chân đau yếu đi dạo trong vườn vì vâng lời, với ý cầu nguyện cho một linh mục thừa sai nào đó, đang vất vã trên đường truyền giáo, hình ảnh đó trong tâm trí con đẹp lạ lùng! Chị viết cho người anh thiêng liêng đang đi truyền giáo ở phương xa rằng: Em đã xin cùng Chúa chúng ta đừng bao giờ cho em được sung sướng khi anh phải đau khổ. Thậm chí em muốn rằng anh luôn luôn được an ủi, còn em thì bị thử thách; có lẽ đây là ích kỷ sao?...vì vũ khí duy nhất của em là yêu mến và chịu đau khổ, và bởi gươm của anh là gươm của lời giảng và việc tông đồ...
Trời đã tối hẳn rồi, rời bỏ bậc thềm nhà, con nhìn về khu Nội Cấm, bên trong cánh cửa kia, có chị dòng Kín nào đang lê những bước chân đau yếu không…
Sông Hương ơi! Từ trăm năm trước, mẹ Aimee De Marie Du Mans đã chọn bờ sông làm nơi tự tình với ơn gọi Carmel. Có hẹn hò gì không mà trăm năm sau, bao thiếu nữ xin tươi từ mọi miền đất nước cũng tìm về đây, kết dệt khúc hoan ca tri ân và cảm tạ bằng cả cuộc đời mình ?
Marie Cécile, Huế 14/6/2012
Mấy ngày tĩnh tâm lại đúng dịp Huế đón…gió Lào! Nắng – nóng – hanh khô, vào những giờ nắng nhất trong ngày, đôi mắt con sưng lên và đau. Thời tiết này có vẻ không ủng hộ cho người ta “suy niệm”, không sao, con cũng không cần suy niệm về điều gì cả! Thinh lặng trước Chúa Thánh Thể, con để Chúa thấy mình đang ở đây với Người là đủ.
Ngồi bên thềm đan viện, trong một buổi chiều nhạt nắng, con bâng khuâng: một việc hy sinh nho nhỏ, hay chịu một đau khổ nào đó với lòng yêu mến để cứu một linh hồn liệu có …thật không? Công cuộc cứu chuộc của Chúa Giêsu là đã trọn vẹn rồi. Không cần thêm gì và cũng không ai có thể làm giảm đi giá trị cứu chuộc đó! Vậy những hy sinh – đau khổ - tình yêu của chị em Carmel có ý nghĩa gì? …
Con nghĩ về những bước chân thừa sai truyền giáo. “Hơn bốn trăm năm về trước, Phanxicô Xaviê chỉ là một người đàn ông mới ngoài tam thập, 36 tuổi, đến một vùng đất đầy chướng khí, âm u, muỗi độc, nước độc. Bấy giờ lên đường truyền giáo là vĩnh biệt quê hương, là ra đi không hẹn ngày trở lại. Thật sự là chết đi trong lòng cho một tiếng gọi cao cả “( Lm NTT). Hôm nay, trên đường đi, con vẫn gặp hình bóng Phanxico Xavie ngày nào. Những tu sỹ trẻ, trí thức, sức sống tràn đầy và trái tim quả cảm… ngày ngày túa ra cánh đồng truyền giáo. Những bước chân thừa sai thật đẹp! Bóng áo nâu của một chị Carmel thấp thoáng trong gió chiều, đưa con trở về với câu hỏi: “Vậy những hy sinh – đau khổ - tình yêu của chị em Carmel có ý nghĩa gì ?” … Chị thánh Teresa HĐG trả lời rằng: “: Chúa không toàn năng sao? Tạo vật lại không phải là của Ngài, Đấng đã dựng nên chúng sao? Vậy tại sao Chúa Giêsu nói: “hãy xin Chúa mùa gặt sai một số thợ gặt?”… Chính bởi vì Chúa Giêsu có một tình yêu khôn thấu đối với chúng ta, Ngài muốn chúng ta dự phần với Ngài trong việc cứu rỗi các linh hồn. Ngài không muốn làm gì mà không có chúng ta. Đấng tạo dựng vũ trụ chờ mong lời cầu nguyện bé nhỏ nghèo hèn để cứu các linh hồn… Ơn gọi riêng của chúng ta không phải là ra gặt ở những cánh đồng lúa chín… sứ mạng của chúng ta là: hãy xin Cha những thợ gặt và cha sẽ sai họ, Cha chỉ chờ một lời cầu nguyện, một tiếng thở dài của lòng con!... ( thư 135)
Phanxico Xavie là quan thầy các xứ truyền giáo. Terexa HĐG là quan thầy các xứ truyền giáo. Một ơn gọi lao mình vào đời, đem tin mừng gieo vãi trên mọi vùng đất. Một ơn gọi chỉ ở trong bốn bức tường nhà Kín, cô tịch ngày ngày dâng những hy sinh nhỏ bé với tình yêu thật lớn lao để cầu nguyện cho “ơn gọi vào đời”. Ôi lạy Chúa, nghĩ đến đây, con thấy hai ơn gọi như song hành với nhau. Lung linh quá! Huyền nhiệm quá!
Câu chuyện chị thánh Teresa đã cố gắng lê những bước chân đau yếu đi dạo trong vườn vì vâng lời, với ý cầu nguyện cho một linh mục thừa sai nào đó, đang vất vã trên đường truyền giáo, hình ảnh đó trong tâm trí con đẹp lạ lùng! Chị viết cho người anh thiêng liêng đang đi truyền giáo ở phương xa rằng: Em đã xin cùng Chúa chúng ta đừng bao giờ cho em được sung sướng khi anh phải đau khổ. Thậm chí em muốn rằng anh luôn luôn được an ủi, còn em thì bị thử thách; có lẽ đây là ích kỷ sao?...vì vũ khí duy nhất của em là yêu mến và chịu đau khổ, và bởi gươm của anh là gươm của lời giảng và việc tông đồ...
Trời đã tối hẳn rồi, rời bỏ bậc thềm nhà, con nhìn về khu Nội Cấm, bên trong cánh cửa kia, có chị dòng Kín nào đang lê những bước chân đau yếu không…
Sông Hương ơi! Từ trăm năm trước, mẹ Aimee De Marie Du Mans đã chọn bờ sông làm nơi tự tình với ơn gọi Carmel. Có hẹn hò gì không mà trăm năm sau, bao thiếu nữ xin tươi từ mọi miền đất nước cũng tìm về đây, kết dệt khúc hoan ca tri ân và cảm tạ bằng cả cuộc đời mình ?
Marie Cécile, Huế 14/6/2012