PDA

View Full Version : VÌ SAO GHCG QUYẾT LIỆT PHẢN ĐỐI "AN SINH TRỢ TỬ"



littlewave
19-09-2008, 03:22 PM
TIẾNG KÊU ĐAU THƯƠNG CẤP THIẾT PHẢI BẢO VỆ SỰ SỐNG


Trung tuần tháng 7 năm nay 2008, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hàn Lâm Viện Toà Thánh Sự Sống tái khẳng định bổn phận luân lý phải cung cấp nước uống và lương thực cho các bệnh nhân, cả khi họ ở trong tình trạng hôn mê. Ngưng làm điều đó là phạm tội giết người!

Đức Cha Fisichella đã minh định lập trường của Giáo Hội Công Giáo sau khi có tin tòa án Milano (Bắc Ý) cho phép ông Beppino Englaro ngưng cung cấp nước và thực phẩm cho con gái là chị Eluana Englaro, từ 16 năm nay sống trong tình trạng thực vật.

Năm 1992 chị Eluana bị tai nạn lưu thông và phải sống trong tình trạng thực vật. Năm 1999 ông Beppino đã xin ngưng việc chữa trị cho con gái. Và ngày mùng 9 tháng 7 năm nay luật sư Filippo Lamanna và 2 luật sư khác đã ký giấy chấp nhận lời xin của ông. Giấy phép có hiệu lực tức khắc và có thể tiến hành ngay việc ngưng chữa trị. Nhưng điều này còn tùy thuộc sự nhậy cảm của ông Beppino và của bà luật sư Franca Alessi lo cho vụ này. Hiện nay chị Eluana được săn sóc trong một nhà thương do các Nữ Tu điều khiển trong tỉnh Lecce Bắc Ý. Và các Nữ Tu cương quyết từ chối việc ngưng săn sóc cho chị Eluana.

Câu chuyện đau thương của cô Eluana Englaro tiếp tục lôi kéo dư luận và sự tranh cãi tại Ý. Nhưng có lẽ tiếng nói mạnh nhất, hùng hồn nhất, cảm động nhất lại là tiếng nói của một người đã ra khỏi hôn mê sau hai năm sống trong tình trạng - mà theo lời các bác sĩ quả quyết - là tình trạng thực vật. Đó là ông Salvatore Crisafulli người Ý. Xin nhường lời cho ông Salvatore.

Hôm nay tôi gần tròn 43 tuổi. Tôi bị một tai nạn lưu thông khủng khiếp giống y như trường hợp của chị Eluana Englaro. Tai nạn xảy ra tại Catania vào ngày 11-9-2003. Tôi rơi vào tình trạng hôn mê và được nuôi dưỡng bằng thức ăn chuyển qua các ống. Tôi sống như thế trong vòng hai năm trời cho đến năm 2005 thì bỗng nhiên tôi thoát ra khỏi tình trạng hôn mê. Nhờ thế tôi mới có thể kể lại những gì đã xảy ra cũng như giải bày trọn tâm tình cùng tư tưởng của tôi trong thời gian bị hôn mê. Bị hôn mê nhưng tôi vẫn nghe và hiểu hết những gì người chung quanh nói. Trong thời gian sống như tình trạng thực vật, tôi cảm thấy đói và khát. Chỉ duy nhất có sự khác biệt là tôi không thể thưởng thức hương vị của thức ăn. Còn bây giờ đây khi được nuôi dưỡng bằng miệng, tôi mới cảm nếm hương vị của thức ăn.

Trong thời gian bị hôn mê, tôi nghe và hiểu hết - nhưng không ai biết như vậy - tôi hiểu những gì xảy ra chung quanh tôi, nhưng không tài nào nói được cũng không thể nào động đậy nhúc nhích đôi tay, đôi chân hay bất cứ động tác nào khác mà tôi muốn làm!

Tôi thật sự bị giam tù trong chính thân xác tôi, giống như tôi vẫn còn bị giam như ngày hôm nay. Lúc ấy tôi cũng nghe các bác sĩ tuyên án rằng tôi chỉ sống được trong một thời gian ngắn; rằng tôi chỉ sống như loài thảo mộc; rằng các cử động của đôi mắt chỉ là chuyện tình cờ chứ tôi không làm chủ được các tác động nhắm mở mắt của tôi. Thế nhưng ngày hôm nay, tôi xin long trọng tuyên bố:

- Cuộc sống luôn luôn có giá trị và đáng sống, cho dù đó là cuộc sống bị bất toại, bị nuôi dưỡng bằng các ống dẫn thức ăn và nước uống vào cơ thể, và ngay cả khi bị thương trầm trọng nhất.

Từ nơi chiếc giường - mà gần như tôi được phục sinh vào đời sống - tôi muốn gào to thét lớn cho toàn thế giới nghe được tiếng kêu vừa thảm thiết vừa lặng thầm của tôi rằng:

- Bản tuyên án muốn giết chết Eluana Englaro đúng thật là một án tử hình đầy kinh hoàng và vô luân, mà nếu nó được thi hành, thì đích thật là nó khởi đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giết chết bệnh nhân nan y, khởi đầu bằng việc loại trừ mọi người tàn tật trầm trọng, những người tàn tật mà ngay cả khoa học vẫn còn chờ đợi và hy vọng có thể chữa lành.

Tiếng kêu thống thiết của tôi đến từ một kinh nghiệm đau thương khôn tả, đau thương về cả phương diện thể xác lẫn tâm thần. Tiếng gào thét của tôi xuất phát từ một người đã chạm đến bến bờ sự chết nhưng vẫn còn sống; của một người mà nền khoa học của phân nửa đại lục Âu Châu cho rằng tôi chỉ sống như loài thảo mộc và không bao giờ có thể trở lại cuộc sống của con người bình thương! Thế nhưng, chính con người ấy ngày hôm nay muốn kêu to thét lớn cho toàn thể quý vị hiểu rằng:

- Tôi rất ao ước sống và rất muốn sống!

... Rồi Đức Chúa GIÊSU kể dụ ngôn này. Người kia có một cây vả trồng trong vườn nho mình. Bác ta ra cây tìm trái mà không thấy, nên bảo người làm vườn: ”Anh coi, đã ba năm nay tôi ra cây vả này tìm trái, mà không thấy. Vậy anh chặt nó đi, để làm gì cho hại đất?” Nhưng người làm vườn đáp: ”Thưa ông, xin cứ để nó lại năm nay nữa. Tôi sẽ vun xới chung quanh, và bón phân cho nó. May ra sang năm nó có trái, nếu không thì ông sẽ chặt nó đi” (Luca 13,6-9).

(”Il Settimanale di Padre Pio”, Anno VII, 7 Settembre 2008, n.35, trang 27)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

littlewave
19-09-2008, 03:32 PM
Sống lại sau 19 năm hôn mê (http://vietbao.vn/The-gioi/Song-lai-sau-19-nam-hon-me/30086643/167/)

Terry Wallis bắt đầu nói. Đầu tiên là một số từ rời rạc, dần dần là những cụm từ ngắn, và giờ thì anh đang thao thao bất tuyệt, sau 19 năm câm lặng. Anh vẫn nghĩ bây giờ đang là năm 1984, năm mà Terry bắt đầu hôn mê sau một tai nạn ôtô...

“Anh ấy bắt đầu nói từ "mẹ" làm bà mẹ rất ngạc nhiên, và sau đó là "Pepsi", rồi từ "milk"...”, Alesha Badgley, giám đốc Trung tâm phục hồi chức năng Stone County, kể lại. Terry đã tỉnh lại vào ngày 12, và cất lên những từ đầu tiên vào ngày 13/6. Mỗi ngày sau đó, anh lại có thể nói thêm một số từ khác. Đến bây giờ, anh đang nói rất nhiều, như để bù lại cho 19 năm qua. Cha Terry, ông Jerry Wallis, cho biết, dường như đối với anh, thời gian cũng dừng lại sau vụ tai nạn. Hiện anh vẫn tin rằng Ronald Reagan đang là Tổng thống Mỹ. Terry cũng đòi nói chuyện với bà nội của mình, nhưng bà anh đã mất cách đây vài năm. Anh còn đọc được cả số điện thoại của bà cụ, trong khi tất cả mọi người trong gia đình đều không còn nhớ số điện thoại này. “Nó vẫn đang sống trong năm 1984”, ông Wallis nói.

Năm 1984, khi Terry 20 tuổi, anh đã đi cùng một người bạn trên một chiếc xe hơi, và xe của họ đột nhiên văng ra khỏi đường, lao xuống một con suối. Một ngày sau, người ta tìm thấy Terry và bạn anh bên một cây cầu. Người bạn đã chết, còn Terry bị hôn mê.

Amber, con gái Terry, ra đời trước vụ tai nạn ít ngày. Bây giờ thì Amber đã 19 tuổi, và trong 19 năm qua, đây là lần đầu tiên cô bé được nghe giọng nói của cha mình. Terry cho biết anh muốn tập đi trở lại vì Amber (sau vụ tai nạn, anh đã bị liệt cả chân tay).

Đối với gia đình Terry, sự hồi tỉnh của anh là một điều kỳ diệu. Bà Angilee Wallis, mẹ Terry, cho biết: “Tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc khi nghe câu nói đầu tiên của nó sau 19 năm. Khi đó, tôi đã ngã quỵ xuống sàn”. Còn Sandi, vợ anh, nói: “Tôi đã rất khó khăn, rất đau khổ. Thật khó chấp nhận khi chồng mình sống mà như đã chết”.

Còn theo ông bố, một điều khác cũng thật đáng ngạc nhiên - Terry bị tai nạn vào ngày thứ sáu, ngày 13, và 19 năm sau, cũng vào thứ sáu, ngày 13, anh đã bắt đầu nói trở lại.





Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Chồng hát tình ca suốt 10 năm giúp vợ tỉnh hôn mê

Sau 10 năm nằm hôn mê li bì, một người phụ nữ đứng tuổi họ Chang ở thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) đã hồi tỉnh nhờ trong suốt thời gian đó, chồng của bà, ông Yang, đã liên tục hát bên giường bệnh những khúc tình ca do ông tự sáng tác.

Hai vợ chồng đã lấy nhau được nửa thế kỷ. Người chồng năm nay 75 tuổi, biết vợ từ lúc cả hai còn thơ bé. Năm 1996, người vợ bất ngờ gặp tai nạn và rơi vào cơn hôn mê dai dẳng. Và cũng từ đó, ngày ngày trong nhiều giờ liền, người chồng chung thủy đã liên tục hát những sáng tác tự biên của mình về tình yêu cho người vợ phải nằm bất động nghe. "Tôi biết rằng bà ấy rất thích các tác phẩm của tôi nên tôi tin ở phương pháp trị liệu này..." - về sau, người chồng đã tâm sự với các nhà báo.

Sau gần 10 năm nghe chồng hát tình ca trong cơn hôn mê, đến một ngày đông của năm 2006, người vợ bất ngờ từ từ mở mắt và thốt lên gọi tên chồng thành tiếng.

Câu chuyện này đã khiến cho các y bác sĩ ở bệnh viện thành phố Nam Kinh cực kỳ kinh ngạc, nhưng đó là sự thật.


H.Y - (Theo CAND)

Một người đàn ông Ba Lan có tên là Jan Grzebski (65 tuổi) đã bị hôn mê sau một tai nạn lao động. Và một điều kỳ diệu đã xảy ra: Người bệnh - một cựu công nhân ngành đường sắt đã tỉnh lại sau gần 20 năm “ngủ mê man”



http://www2.vietbao.vn/images/vn7/suc-khoe/70087810-103869sm.jpg



Người công nhân ngành đường sắt có tên là Jan Grzebski đã bị rơi vào trạng thái hôn mê sau một tai nạn lao động. Một toa xe đã va mạnh vào đầu người công nhân này trong khi ông đang làm việc trên đường ray.

Chẳng bao lâu sau đó, các bác sĩ đã buồn bã buông một câu ngắn gọn: Không còn cơ may nào dành cho ông ấy. Ông ấy sẽ không thể tỉnh lại và tình trạng này có lẽ sẽ chỉ kéo dài được từ 2 đến 3 năm mà thôi

Nhưng các bác sĩ đã nhầm, một điều kỳ diệu chưa từng có đã đến với bệnh nhân Jan Grzebski, ông đã tỉnh lại vào ngày 12/4/2007 trong tình trạng cấm khẩu. Kể từ đó đến nay, ông đã học nói và bắt đầu có cảm nhận về vận động.

Và ông đã hiểu được rằng, trong suốt hơn 19 năm qua, người vợ yêu dấu Gertruda đã không một giây phút nào rời xa ông. Các bác sĩ của ông đã từng tuyên bố sau khi tai nạn xảy ra rằng: Ông ấy sẽ không còn cảm nhận được gì hết. Nhưng bằng tình yêu mãnh liệt, Gertruda đã không tin vào điều đó và bà đã đưa chồng về nhà chăm sóc. “Tay chân của ông ấy không thể cử động được, đầu của ông ấy cũng không giữ thẳng được. Ông ấy chỉ như một cái xác còn sống mà thôi” – bà Gertruda đã nói với đài truyền hình TVN24.
Nhưng bằng linh cảm của người vợ, bà Gertruda đã cảm nhận được khát vọng sống trong con người Jan Grzebski. Bà Gertruda nói: “Tôi đã luôn nổi nóng mỗi khi có một ai đó nói rằng, những người rơi vào tình trạng như ông ấy đều được nhận một cái chết nhân đạo. Còn tôi luôn tin tưởng rằng: Jan sẽ bình phục trở lại”.

Và trong năm 2006, lần đầu tiên bà Gertruda có cảm nhận ra rằng chồng bà muốn nói cái gì đó. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa trở lại bệnh viện và ông đã tỉnh lại cách đây 2 tháng.

“Ban đầu, không thể nghe nổi tiếng của ông ấy, nhưng bây giờ thì tiến bộ từng ngày. Ông ấy đã có thể cử động bàn chân, chân tay đã bắt đầu có cảm giác trở lại và có thể diễn đạt được các vấn đề đơn giản” – Bác sĩ Wojciech Pstragowski cho hay. Ngoài ra bác sĩ còn cho biết thêm: “Tôi xin khẳng định rằng, người bệnh sẽ không thể phục hồi được như ngày hôm này nếu không có sự hy sinh của nguời bạn đời của ông ấy”.

Bà Gertruda đã chăm sóc chồng tận tình và chu đáo trong suốt quá trình ông Jan Grzebski phải làm bạn với giường bệnh và xe lăn, ngoài ra bà vẫn phải đảm nhiệm vai trò của một người mẹ đối với các con và gia đình.
Ông bà Grzebski có 4 người con, hiện đã trưởng thành, tất cả đã xây dựng gia đình và ra ở riêng. Ông bà có tất cả 11 đứa cháu và đến bây giờ ông của chúng mới bắt đầu làm quen với những đứa cháu ruột của mình.

Lê Quân (Theo Spiegel)
Việt Báo (Theo_Tien_Phong)

Chuyện lạ về hôn mê

Kỷ lục giấc ngủ dài nhất thuộc về một nàng công chúa Mông Cổ, với 77 năm hôn mê. Thức dậy ở tuổi 102, trông "cô" vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi 25 tuổi.

Con người khi lâm vào trạng thái hôn mê thì coi như đã đứng trước bờ vực của cái chết. Bách khoa toàn thư về y học mô tả tình trạng này như sau: Người hôn mê bị ức chế thần kinh trung ương ở mức cao nhất, thể hiện bằng các triệu chứng mất sâu ý thức, mất các phản xạ đối với tác nhân kích thích bên ngoài, rối loạn các chức năng sống quan trọng...

Hôn mê diễn biến rất phức tạp, có người qua được, có người tử vong, có người nửa sống nửa chết... và cũng có nhiều trường hợp kỳ lạ xung quanh tình trạng này.

Ngày 21/12/1999, khi cô gái xinh đẹp Klite 20 tuổi tỉnh dậy, thì giấc ngủ của cô đã kéo dài 17 năm. Vào năm 3 tuổi, Klite đã rơi vào trạng thái hôn mê bất tỉnh sau một tai nạn giao thông thảm khốc cướp đi cùng lúc sinh mạng của ông bà nội cô. Trong suốt 17 năm ấy, tim của cô vẫn đều đặn đập, các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường, thậm chí cô vẫn trưởng thành, phát dục và có kinh nguyệt hằng tháng như bất kỳ một cô gái nào khác. Tất cả chỉ giống như cô đang ngủ vậy.

Các chuyên gia thần kinh hàng đầu ở Mỹ đã tiến hành hàng trăm cuộc hội thảo, nhiều cuộc thí nghiệm nhằm đánh thức cô dậy, song đều thất bại. Tại thành phố nơi Klite sống, một bệnh viện đã bố trí hẳn phòng bệnh đặc biệt, miễn phí để chăm sóc cô. Để đề phòng cơ thể lâu ngày nằm liệt sẽ bị teo, họ thiết kế một loại giường đặc biệt, hoàn toàn tự động chuyển đổi tư thế nằm. Họ còn áp dụng nhiều tiến bộ khoa học để bằng mọi cách duy trì hoạt động của cơ thể Klite trong tình trạng tốt nhất với hy vọng một ngày nào đó, một kỳ tích sẽ xuất hiện, cô sẽ tỉnh lại.

Cuối cùng thì cái ngày ấy cũng đã đến. Vào một buổi tối, Klite bỗng mở mắt, ngơ ngác nhìn mọi vật xung quanh. Nhóm điều trị ngay lập tức kiểm tra sức khỏe cho cô gái. Họ kinh ngạc khi phát hiện sau giấc ngủ 17 năm, công năng não của cô vẫn không hề bị tổn hại. Ngày thứ hai sau khi tỉnh, cô đã đi lại được bình thường. Duy chỉ có điều, Klite luôn đòi mẹ chơi những thứ đồ chơi dành cho những em bé 3-4 tuổi.

Điều gì đã khiến cô thức giấc? Một bác sĩ tâm lý học danh tiếng thú nhận: "Chúng tôi không thể trả lời được vì điều gì. Chỉ có thể nói rằng, có một cơ chế bí mật mà chúng ta chưa thể hiểu nổi. Phải chăng đó là một ân huệ lạ lùng mà tạo hóa đã ban cho cô ấy?".

Giấc ngủ dài bằng cả đời người

Việc tỉnh dậy sau hàng chục năm hôn mê đã là một điều kỳ lạ trong y học. Nhưng sau một thời gian dài đến 77 năm thì quả là không thể tin nổi. Năm 1917, chúa Mông Cổ Miliga, 25 tuổi, sang Matxcơva (Nga) nghỉ ngơi và tham quan. Trong thời gian đó, Cách mạng Tháng 10 nổ ra và cô tìm cách chạy trốn bằng ngựa khỏi nước Nga. Trên đường đi, chẳng may Miliga bị ngã ngựa và hôn mê.

Nước Nga cho rằng công chúa Miliga là dòng dõi của hoàng đế nổi tiếng Thành Cát Tư Hãn nên đã đưa cô về một bệnh viện ở Matxcơva cứu chữa, tránh những rắc rối về quan hệ ngoại giao. Kể từ khi đó, Miliga nằm bất tỉnh. Mãi tới khi Liên Xô tan rã, nước Nga mới thừa nhận công chúa Mông Cổ bị hôn mê đang nằm trong bệnh viện của Nga bao nhiêu năm ròng.
Ngay sau khi Nga công bố thông tin trên, hàng chục bác sĩ nổi tiếng từ nhiều nước đã tụ họp lại tìm cách chữa trị cho Miliga. Sau một thời gian ngắn được khôi phục hệ thống thần kinh đại não, cô đã tỉnh dậy. Đặc biệt là sau khi tỉnh lại, công chúa Miliga vẫn khỏe mạnh và giữ được vẻ đẹp thanh tú với làn da mịn màng, căng mọng như hồi năm 25 tuổi, dù đã bước sang tuổi 102.

Từ chuyện của Miliga, các bác sĩ đang cố đang tìm hiểu cơ chế tự động sản sinh ra một phản ứng hóa học chống lão hóa của cơ thể trong thời gian người bệnh bị hôn mê.

Mang thai và sinh nở trong khi hôn mê

Tháng 12/1984, Kety bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, sau đó lâm vào tình trạng hôn mê kéo dài. Năm đó cô mới tròn 18 tuổi. Số phận của cô gái bất hạnh này bỗng nhiên thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ khi gia đình cô kiện lên tòa án New York tố cáo một nhân viên bệnh viện đã hiếp dâm cô.
Cuối năm 1994, tức là khoảng sau 12 năm hôn mê trên giường bệnh, các bác sĩ bỗng thấy sự thay đổi bất thường trong cơ thể cô gái. Khám chuyên khoa sản, người ta sửng sốt bởi Kety đã có thai ở tháng thứ tư, vì thai nhi đã lớn nên không thể chỉ định phá. Bố mẹ Kety cũng đề nghị giữ cái thai đến ngày sinh nở, họ muốn nuôi cháu bé, coi như đó là di sản của Kety để lại.
Theo dự kiến thì khoảng tháng 5/1996, người ta sẽ mổ để lấy cháu bé ra. Thế nhưng, đến giữa tháng 3 thì Kety đột nhiên chuyển dạ, sinh đẻ bình thường như những phụ nữ khỏe mạnh khác. Trường hợp của Kety đã đi vào lịch sử y học thế giới: Lần đầu tiên, một cô gái bị hôn mê kéo dài 12 năm lại thụ thai và sinh đẻ an toàn bằng phương pháp tự nhiên.

Điều gì đã xảy ra với những người bị hôn mê kể trên? Hiện nay các chuyên gia y học đang tìm đường “nhìn ngó” vào nơi trọng yếu nhất, đó là đại não. Một loạt thí nghiệm đã được các bác sĩ Anh tiến hành. Tiến sĩ Steven Roberts cho biết, ông đã sử dụng trí tuệ nhân tạo của máy tính để tính toán thông tin phát sinh tại não của bệnh nhân hôn mê dưới dạng tín hiệu điện tử. Mặc dù công suất của các tín hiệu như thế chưa quá một phần triệu volt, song người ta vẫn ghi nhận được nó và phân tích bằng các hệ thống máy tính hiện đại.

Đến nay, các nhà khoa học đã chế tạo được một hệ thống máy móc tiếp xúc với bệnh nhân hôn mê theo nguyên tắc “có - không”. Tuy nhiên, tiến sĩ Roberts vẫn khẳng định, hôn mê là một tình trạng bệnh lý đặc biệt. Hậu quả cũng như sự hồi sinh của nó không ai tiên lượng được chính xác. Nhiều bệnh nhân đã đột ngột thoát ra khỏi tình trạng đó và kể lại một cách chi tiết nỗi khủng khiếp mình đã trải qua khi mất khả năng liên lạc với thế giới xung quanh.



(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)