PDA

View Full Version : Áo thánh Chúa Giêsu thành Trier



maytrang1978
30-07-2012, 01:10 PM
Áo thánh Chúa Giêsu thành Trier
6465


Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phero, mộ thánh Phaolo ở Roma, Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương thánh của Ba Vua, ở Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu, ở nhà thờ chính tòa Trier từ thế kỷ thứ 12. lưu giữ tấm áo Chúa Giêsu.

Phúc âm Thánh Gioan thuật lại về tấm áo sau cùng của Chúa Giêsu: “Ðóng đinh Ðức Giêsu vào thập giá xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần; họ lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ trên xuống dưới. (24) Vậy họ nói với nhau: "Ðừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được". Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, còn áo dài, cũng bắt thăm luôn.“ (Ga 19,23).

Theo tương truyền còn lại ở Trier, Thánh nữ Helena, mẹ của hoàng đế Constantin cả đã tìm thấy những di tích Thánh của Chúa Giêsu bên đất thánh Giêrusalem, trong đó có tấm áo của Chúa Giêsu mà quân lính đã bắt thăm chia nhau. Tấm áo thánh này Thánh nữ Helena đã cho đem về thành Trier lưu giữ như qùa tặng.

Sử sách không để lại tường thuật bút tích gì về niên đại tấm áo Chúa Giêsu ở thành Trier có từ khi nào. Nhưng lần đầu tiên nhắc đến tấm áo thánh trong sử sách ngày 01.05.1196, dịp Đức Tổng giam mục Gioan thứ nhất làm phép thánh hiến phần phía Đông nhà thờ chính tòa Trier và đặt di tích thánh tấm áo Chúa Giêsu vào nơi đó. Ngoài ra còn có bút tích cổ xưa hơn ghi lại chiếc dép Chúa Giêsu còn lưu giữ ở nhà Dòng Prüm cũng thuộc giáo phận Trier.

Hoàng đế Maximiliam đệ nhất năm 1512 đến thành phố Trier đã mong muốn được nhìn thấy tấm áo Chúa Giêsu. Đức Tổng giám mục Richard đã cho mở hòm đựng tấm áo Chúa Giêsu trước sự hiện diện của Hoàng đế và các vị chức sắc đạo đời thời điểm lúc đó. Và từ thời điểm đó đều có cuộc hành hương đến viếng áo thánh Chứa Giêsu ở Trier, khi thì hằng năm, khi thì cách quãng 7 năm một lần, khi thì lâu dài hơn. Lần sau chót cuộc hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu ở Trier diễn ra năm 1996.

Năm nay 2012 Giáo phận Trier mở dịp hành hương viếng áo thánh Chúa Giêsu từ ngày 13. Tháng Tư đến 13.Tháng Năm, để kỷ niệm 500 năm lần đầu tiên mở hòm đựng Áo thánh Chúa Giêsu ra cho khách hành hương đến kính viếng thời hòang đế Maximiliam đệ nhất năm 1512.

Cuộc hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu lần này diễn ra với chủ đề: „Und führe zusammen, was getrennt ist - dẫn lại hợp nhất những gì bị chia ngăn cắt.“

Đến hành hương viếng tấm áo Chúa Giêsu ở Trier không phải để xem tấm áo vải lịch sử thời xưa còn gìn giữ bảo quản hay sự huyền bí lạ lùng.

Đến hành hương viếng tấm áo Thánh Chúa Giêsu còn lưu giữ lại cho tới ngày nay không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua sự gì lạ lùng huyền bí. Nhưng muốn suy nghĩ lần tìm về sứ điệp ý nghĩa đạo đức thần học qua tấm áo thánh Chúa Giêsu.

Ý nghĩa chính tấm áo thánh Chúa Giêsu nằm trong trung tâm đạo đức thần học, và nhắc nhớ ta đến những kỷ niệm của Chúa Giêsu Kitô.

Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con với xác phàm như mọi người, đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.

Tấm áo không đường chia cắt may khâu của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, như các vị Thánh Giáo phụ cũng đã xác tín, sự hiệp nhất không bị chia cắt ngăn cản trong thiên nhiên. Tấm áo Thánh Chúa Giêsu trở thành dấu chỉ hình ảnh của tình yêu Thiên Chúa đã làm người.

Tấm áo thánh Chúa Giêsu, mà con người chúng ta hành hương kính viếng là hình ảnh nói lên Chúa Giêsu Thiên Chúa đã trở thành người và đã mặc tấm áo này để che thấn xác con người của mình. Tấm áo Chúa Giêsu không có đường may cắt khâu vá, mà quân lình bắt thăm để xem ai trúng được đã trở thành nền đạo đức thần học của Phúc âm Thánh Gioan, và các vị Giáo Phụ cũng đã suy tư cho đó là hình ảnh nói lên sự hợp nhất không thể bị chia cắt của Giáo Hội do Chúa Giêsu sáng lập nuôi dẫn.

„Tấm áo (Tunika) Chúa Giêsu không có đường may khâu chia cắt là hình ảnh nói lên sự hiệp nhất không bị phân chia, như Chúa Giêsu là linh mục thượng phẩm đã cầu nguyện vào buổi chiều ngày chịu khổ hình cho các Tông đồ, cho Giáo Hội của Ngài. Trong thực tế, chức Linh mục của Chúa Giêsu và sự hiệp nhất nên một không bị chia cắt giữa các Tông đồ và Giáo Hội nằm trong kinh cầu nguyện của Thầy cả thượng phẩm.„
(Joseph Ratzinger Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, I I. tr. 241).