PDA

View Full Version : Nhà báo AP 'bị đánh' vì vụ tòa Khâm sứ



littlewave
20-09-2008, 12:34 AM
Nhà báo AP 'bị đánh' vì vụ tòa Khâm sứ


http://www.bbc.co.uk/f/t.gif http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080919143146benstocking203.jpghttp://www.bbc.co.uk/worldservice/images/furniture/800_arrow.gif (http://www.youtube.com/watch?v=XjZ7Fo1svVM)

Bấm đây để xem video nhà báo bị hành hung được đưa lên YouTube (http://www.youtube.com/watch?v=XjZ7Fo1svVM)

Phóng viên hãng tin AP ở Hà Nội bị ‘cảnh sát đánh và tịch thu máy ảnh’ khi đến chụp hình cảnh nhà chức trách cho xây công viên ở khu đất tranh chấp với Công giáo.

Bản tin của AP từ Bangkok tối 19/9 cho hay ký giả Ben Stocking, trưởng đại diện của họ tại Hà Nội đã bị ‘đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân.

Cảnh sát cũng tịch thu máy ảnh của nhà báo kỳ cựu 49 tuổi này.

Trả lời văn phòng Bangkok của AP qua điện thoại từ Hà Nội, Ben Stocking nói: “Họ bảo tôi chụp hình ở chỗ không được phép, nhưng ̣để lấy tin, tôi vẫn vào”.

Sau đó, nhân viên an ninh mặc thường yêu cầu nhà báo ra khỏi hiện trường và về đồn công an.

Bạo lực với nhà báo

Tại đó, vẫn theo Ben Stocking, đã diễn ra cảnh ông bị đánh khi muốn lấy lại chiếc máy ảnh.

“Một người công an đập chiếc máy ảnh vào đầu tôi và một người khác đấm thẳng vào mặt tôi.”


" Việc bạo hành của công an đối với một nhà báo là không thể chấp nhận được đối với bất cứ chính quyền văn minh nào"

John Daniszewski, giám đốc bộ phận tin quốc tế của AP
Theo bài viết của Joycelyn Gecker của AP, cú đánh từ đằng sau bằng chính chiếc máy ảnh đã “làm rách một đường trên đầu” của nhà báo.

Ben Stocking đã phải khâu bốn mũi trên đầu và hiện đã được thả về sau hai tiếng rưỡi bắt giữ.

Phát ngôn viên cho đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, bà Angela Aggeler cho hay đã gửi lời phản đối chính thức lên chính quyền Việt Nam.

Cho đến tối thứ Sáu theo giờ Việt Nam, hãng AP cho hay họ cũng yêu cầu nhà chức trách xin lỗi và trả lại tài sản riêng của Ben Stocking nhưng “Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời”.

AP cũng nói rằng bạo lực nhắm vào phóng viên quốc tế tại Việt Nam là chuyện hiếm xảy ra dù chính quyền kiểm soát chặt chẽ việc đến và đi của phóng viên.

Sáng sớm 19/09, chính quyền Hà Nội bất ngờ thực hiện 'dự án xây dựng công viên cây xanh' tại khu đất Tòa Khâm sứ cũ ở Hà Nội vốn tranh chấp với Giáo hội Công giáo từ tám tháng qua.

Sau khi chính quyền huy động cả xe tải và cần trục cùng đông đảo công an, cảnh sát đến phong tỏa khu vực này, nhiều giáo dân và linh mục đã đến tiếp tục cầu nguyện.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080919_apreporterbeaten.shtml

MyNick3D
21-09-2008, 10:18 AM
AP công bố ảnh vụ đánh nhà báo

Hãng thông tấn Mỹ đăng ảnh nhà báo Ben Stocking sau khi ‘bị đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ trong khi Việt Nam tuyên bố không có việc hành hung ký giả này.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080921022620benstocking.jpg

AP nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nhà báo của hãng vi phạm pháp luật

Trong bản tin mới nhất hôm 21/9, Associated Press (AP) cho biết tiếp tục bảo vệ lời kể của nhà báo Stocking rằng ông bị hành hung.

Hãng này cũng nói không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy ông vi phạm pháp luật khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ.

Hãng thông tấn Mỹ thuật lại rằng sau hai tiếng rưỡi ở đồn cảnh sát, trưởng đại diện AP ở Hà Nội ra về với nhiều vết máu dính trên quần áo và đầu.

Ap nói ông Stocking cũng bị một vết rách trên đầu và phải khâu bốn mũi tại một phòng khám tư.

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói rằng “hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking".

Thông cáo báo chí trên website Bộ Ngoại Giao Việt Nam trích lời ông Dũng nói: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, sáng ngày 19/9/2008, phóng viên Ben Stocking đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm".

"Những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã nhắc nhở nhưng ông Ben Stocking cố tình không tuân thủ".

Hãng tin Mỹ nhấn mạnh việc đối xử với ông Stocking là “không thể chấp nhận được” và là một “hành động quá đà của cảnh sát”.

Phản đối

Đoạn video được đăng trên trang YouTube chỉ cho thấy phần đầu vụ bắt giữ nhà báo 49 tuổi.

AP nói trước khi bị cảnh sát mặc thường phục giải đi, đoạn video cho thấy ông Stocking đứng chụp ảnh vụ biểu tình bên một sĩ quan an ninh giữa ban ngày. Nhà báo này cũng không chống lại khi bị đưa đi.

Hãng thông tấn này đã yêu cầu phía Việt Nam xin lỗi và hoàn trả tài sản của phóng viên.

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã gửi công hàm phản đối lên Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã yêu cầu phía chính phủ Việt Nam ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.

Trong bản tin mới, AP cũng trích báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo có trụ sở ở Mỹ ra hồi tháng Năm về “một loạt các vụ bắt bớ, giam giữ và xét xử phóng viên” của chính phủ Việt Nam, đi ngược lại với hiến pháp, vốn “bảo vệ tự do báo chí và tự do ngôn luận”.

Sau vụ nhà báo Ben Stocking 'bị đánh', các tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đều đều đã lên tiếng phản đối.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml

littlewave
21-09-2008, 11:14 AM
Phản ứng của VN về vụ phóng viên AP !!!!!!!!!!!!!!!!!


http://www.bbc.co.uk/f/t.gif http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080920114721mofaonben.gif


Bộ Ngoại Giao phản hồi tin đánh và bắt giữ phóng viên Ben Stocking trong hai giờ


Việt Nam quả quyết không có việc hành hung phóng viên AP Ben Stocking trong khi Hoa Kỳ gửi công hàm phản đối.

Chính phủ Việt Nam vừa lên tiếng về việc hãng thông tấn Associated Press (Mỹ) nói phóng viên của họ bị hành hung khi tác nghiệp tại Nhà Chung.

AP cho biết giả Ben Stocking, trưởng đại diện của họ tại Hà Nội đã bị ‘đấm, bóp cổ và đập vào đầu’ khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân ở khu vực Tòa Khâm sứ cũ, nơi mà giới chức hiện đang cải tạo thành công viên.
Hãng này cũng nói máy ảnh của ông Stocking, 49 tuổi, đã bị tịch thu và hiện chưa được hoàn trả.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng đã bác bỏ việc phóng viên AP bị đánh và nói điều ông gọi là phóng viên Ben Stocking của AP đã vi phạm pháp luật.

http://www.bbc.co.uk/f/t.gif
"Hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking" _ Lê Dũng, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt NamWebsite Bộ Ngoại Giao Việt Nam trong thông cáo báo chí trích lời ông Dũng nói: "Theo thông tin chúng tôi nhận được, sáng ngày 19/9/2008, phóng viên Ben Stocking đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam, cố tình chụp ảnh tại khu vực đã có biển cấm".

"Những người làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đã nhắc nhở nhưng ông Ben Stocking cố tình không tuân thủ".

Ông Dũng nói thêm rằng "Hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking".

Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Sean McCormack nói các quan chức Mỹ đã gửi công hàm phản đối về vụ này tới chính phủ Việt Nam.

Ông McCormack cũng nói rằng Hoa Kỳ luôn giữ lập trường rõ ràng là "ủng hộ tự do tôn giáo và quyền của người dân được tự do thờ tự, cho dù họ theo tôn giáo nào, cho dù họ ở đâu: Việt Nam hay nơi nào khác trên thế giới."
Các tổ chức quốc tế Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đều đã lên án vụ nhằm vào phóng viên AP.

Báo chí im lặng



http://www.bbc.co.uk/f/t.gif http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080920013913ben.jpg


"Họ bảo tôi là tôi đang chụp hình ở chỗ không được phép, nhưng vì sự việc chính là tin nên tôi vẫn vào"_Phóng viên Ben Stocking

Một ngày sau sự kiện có sự tham gia của hàng ngàn người ngay trung tâm Hà Nội, báo chí và truyền thông Việt Nam gần như im lặng về vụ Nhà Chung.

Ngoại trừ tờ Hà Nội Mới có bài nói về dự án công viên cây xanh 'phục vụ cộng đồng', các báo khác không thấy đề cập tới những gì xảy ra tại Tòa Khâm sứ cũ.

Tuy nhiên thông tin về sự kiện này được loan tải rộng rãi trên mạng internet và các blog cá nhân.

Đoạn video dài hai phút quay cảnh Ben Stocking bị hai người dẫn đi được post lên YouTube đã thu hút hàng chục ngàn lượt người vào xem.

Tuy nhiên trong đoạn này, không thấy cảnh công an "đập máy ảnh vào đầu" ông Stocking, điều mà ông nói đã xảy ra tại đồn công an khi ông muốn lấy lại máy ảnh.

Phóng viên AP đã bị giam hai tiếng rưỡi đồng hồ và bị khâu bốn mũi trên đầu.

AP, một trong các hãng thông tấn hàng đầu thế giới, đã yêu cầu phía Việt Nam xin lỗi và hoàn trả tài sản của phóng viên.

Ông Stocking nói với văn phòng của hãng tại Bangkok qua điện thoại rằng ông bị công an ngăn vì ở nơi cấm chụp hình nhưng 'vì đây là tin nóng nên tôi vẫn vào'.

Rộng đường dư luận:

Tre Viet
Đất đai là của Dân tộc Việt Nam. Đất vua, chùa làng, phong cảnh Phật. Chùa Báo Thiên trong một trong "An Nam Tứ Khí" từ đời Lý - Trần - Lê đã bị chính quyền thực dân xóa bỏ để dựng nhà thờ, tòa khâm sứ. Sao quý vị không xét soi cho kĩ. Giám mục Puginier đã từng nói một câu mà người Việt Nam đáng phải khắc bia vàng để ghi nhớ: “Không có giáo dân Việt Nam hỗ trợ thì quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam”.

FX Xanh, Saigon
Dự án biến Tòa Khâm Sứ Hà nội thành công viên cây xanh chỉ trong một ngày đêm, Với tốc độ này Cần phải khen thưởng cho lãnh đạo Quận Hoàn Kiếm ngay . Nghĩ lại nước ta có rất nhiều , nhiều cái dự án làm chẳng bao giờ xong , có cái cầu làm xong rồi nhưng không đi được vì hai đầu cầu chưa có mặt bằng , có cái dự án chỉ có trên giấy , chỉ khổ cho dân đen suốt ngày ngóng cổ chờ qui hoạch , cũng có cái dự án rất đơn sơ , nhỏ nhặt , con nít làm cũng được mà người lớn làm không xong như cái " số nhà " ấy . Ở Sài gòn hay Hà nội đi tìm nhà là một việc hơi bị gay .Kể ra thỉ nhiều vô kể cái dự án " đầu to đuôi chuột " . Ấy vậy mà ở Hà Nội Cái dự án công viên cây xanh biến tướng kia nhanh đến vậy. Khen thay khen thay.

Minh Hoang, HN
Tôi không ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng tôi thấy những người Công giáo đi đang đi quá đà. Cách làm của những người Công giáo làm tôi thấy mất thiện cảm, gây chia rẽ trong những người Việt Nam. Hãy tìm biện pháp khác chứ đừng phá vỡ sự đoàn kết của người dân Việt Nam.

Minh, Melbourne
Xin gửi lời chia sẻ - động viên đến ông Ben Stocking sau tai nạn nghề nghiệp của ông tại Hà Nội - thủ đô của phẩm giá con người. Hy vọng ông sẽ trân trọng hơn những quyền cơ bản mà ông được hưởng tại quý quốc, với tư cách là một công dân - một nhà báo, và ít nhiều cảm thông với những gì mà đồng bào của tôi - đồng nghiệp của ông ở Việt Nam đang phải chịu đựng.

Anh, HN
Lúc đầu tôi không hiểu sao BBC đặt tựa đề là phóng viên AP bị đánh nhưng xem kỹ lại phần cuối đoạn Video trên Youtube thấy có một người áo đen nắm cổ phóng viên bắt đi thì thấy có vẻ như việc tố cáo bị đánh là có cơ sở. Đúng là có biển cấm chụp hình nhưng vẫn có người quay phim chụp ảnh, với lại thông thường các biển cấm quay phim chụp hình chỉ được đặt những nơi nhạy cảm an ninh quốc phòng vậy mà ở đây lại cấm quay phim chụp ảnh thì tôi cho rằng có vấn đề khuất tất ở đây.

Tudo, HN
Tôi không có bàn luận về vấn đề chính trị, tôi không quan tâm. Tôi chỉ thấy lạ là làm sao có đoạn video trên. Không gian khu vực đó rất rộng, tại sao người quay video chú ý ngay từ đầu anh phòng viên AP kia trước khi anh CAVN mời ông AP ra chỗ khác. Liệu có phải là một "kịch bản" phim của AP, biết trước CA sẽ phản ứng nên cố tình cho diễn viên "ông tây" loăng quăng vào đó chụp với vẩn (cứ quan sát video mà xem) rồi từ xa quay để thực hiện kịch bản sau đó phóng lên thành sự kiện chính trị.

Pham Anh
Sao lại cấm chụp hình và tác nghiệp báo chí ở khu vực không thuộc bí mật quân sự hay bí mật quốc gia nhỉ? Chắc đây là dân chủ và tự do báo chí kiểu Xã Hội Chủ Nghĩa.

Clark Nguyen , Sài Gòn City
Nếu có thể phóng viên Ben Stocking vi phạm luật pháp ở Việt nam thì thực tế là luật pháp cũng di động. Cái biển cấm chụp hình đang để ở một chỗ và được nhân viên an ninh chuyển sang chỗ khác. Tức là biển cấm và luật pháp Việt Nam nó không phải được đặt một chỗ mà luôn di chuyển, di chuyển đến nơi mà nhà cầm quyền độc tài muốn đặt.

Tran Du, Narita Nhật Bản
Tại sao lại cấm quay phim chụp hình ở một nơi mà sắp trở thành công viên? Tôi vô cùng muốn biết những chỗ như thế nào thì không được quay phim chụp hình? Thi thoảng xem ti vi tôi vẫn thấy chiếu lễ động thổ xây dựng một công trình công cộng cơ mà sao ở đây lại cấm! Tại sao ....?

Suu, Hanoi
Có cái biển cấm chụp ảnh to tổ chảng thế mà còn cứ xông vào thì kêu gì nữa!

FX Xanh, Sài Gòn
Dự án biến Tòa Khâm Sứ Hà nội thành công viên cây xanh chỉ trong một ngày đêm, Với tốc độ này cần phải khen thưởng cho lãnh đạo Quận Hoàn Kiếm ngay.

Xuan UK
Thật là xui cho bác Lê Dũng vì có người đưa lên youtube bằng chứng là ông Ben này có mặt ở hiện trường và bị dắt đi thật. Nếu không thì việc của ông người phát ngôn đơn giản hơn rất nhiều: "ông Stocking không hề xuất hiện ở Nhà Chung, vì vậy tất cả sự kiền đều là vu khống và bịa đặt, bao gồm cả việc ông ấy chụp hình và bị dắt đi. Vì không xuất hiện nên ông không thể bị đưa về đồn công an..."

Cao Vinh
Xin mời mọi người xem kỹ nhé, tua đi tua lại đặc biệt là đoạn cuối. Thứ nhất: Có biển báo chụp hình? Tại sao nhiều người trong khu vực cấm, PV nhà nước quay ngang nhiên??? Thứ 2 : vị trí phóng viên đứng chụp không bị cấm. Sau đó chú mặc áo phông đen đến xách cái biển cấm tới??? Luật gì ở đây ta? Thứ 3: Xem kĩ đoạn gần cuối, đầu tiên là "dẫn" đi ( vì đông người), sau đó, đến gốc cây, khuất chỗ vắng, đã nắm sau cổ áo, anh phóng viên cố vùng ra, thì lại anh áo đen ghì chật, vòng tay "khoá cổ".

Chung Hale, HN
Chiều cuối ngày trong tuần, tôi hay đến phố Nhà thờ để gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, tôi đã chứng kiến thấy có rất nhiều người bị tịch thu hoặc bị nhắc nhở khi chụp ảnh nói chung trong chiều ngày 19/09/2008 vừa qua. Nhưng nếu bạn nhanh ý, bạn có thể dùng máy di động để chụp lại những sự việc xẩy ra khi đó mà không bị ai nhắc nhở. Vậy tôi cũng không hiểu cái biển cấm chụp ảnh kia là cấm cái gì, hay chỉ kiếm cớ với những người thuộc báo giới như ngài Ben Stocking. Nhân đây, tôi cũng bầy tỏ thái độ không ủng hộ với việc làm của cơ quan VN có chức trách trong vụ Thái Hà và vụ Nhà Chung, đồng thời cũng xin gửi lời động viên sức khỏe tới phóng viên Ben Stocking.

Ẩn danh
Vào đồn công an mà không bị đánh đập mới là chuyện lạ. Như dân Ta đây, biết tiếng Việt để phân trần mà còn hết răng ăn cháo, huống gì Tây chữ Việt bẻ đôi cũng chả hiểu. Cũng may là Tây nên mới mời vào đồn, còn ta thì vừa dừng xe ngoài đường là đã ăn ngay cái tát vào mặt rồi!.

Wakeupfuture
Tôi có xem đoạn trên you tube, tôi không thấy gì gọi là đánh đập cả! Không biết sự thật ra sao, có đúng là khâu mấy mũi như BBC nói không? Nhưng rõ ràng đây là khu mà chính quyền cấm chụp ảnh. Tôi thấy nhân viên An Ninh rất nhẹ nhàng nhắc nhở. Và tôi cũng nghĩ rằng chính quyền cũng sẽ rất cẩn trọng trong vụ này chứ chưa nói gì đến giới báo chí mà lại là báo chí Phương Tây. Nên chuyện đánh phóng viên mà là phóng viên nước ngoài là điều khó tin. Liệu có sự xảo ngôn để gây sự chú ý của thế giới nhằm đạt được mục đích gì chăng trong vụ này? Trong vụ này và nhiều vụ khác tôi thấy Công giáo sẽ khó mà hòa nhập được trong lòng dân tộc Việt vốn đã nhiều hiềm khích với người công giáo.

Conan
"Khu vực có biển cấm"! hay quá, bây giờ nhà nước ta đã có chiêu mới để đối phó với PV nước ngoài. Chỗ nào, cái gì không muốn cho PV nước ngoài đưa tin thì "treo biển cấm chụp hình, quay phim". Tôi nghĩ từ từ NN CS sẽ treo bản cấm từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Buồn cười thật. Vậy mà một số người còn nói PV nước ngoài phạm luật. Tôi không hiểu luật này là luật gì nữa? Sao giống luật rừng quá.

Paul Tan, TP HCM
Tôi cho rằng, Chính phủ Việt nam phải điều tra vấn đề này cho rõ ràng. Vì Công lý và Sự thật lúc, vì hòa bình thịnh vượng của một đất nước văn minh không thể có kiểu công an cảnh sát lại đi đánh người đang tác nghiệp vì một Xã Hội tốt đẹp công bằng dân chủ và Văn Minh. Nếu giả sử vấn đề này là sự thật thì còn gì là đất nước dân chủ cho dân và vì dân nữa chứ !

CS, SG
Cùng một hệ thống chính trị, nhưng chúng ta thấy phản ứng của hai cấp Chính quyền hoàn toàn trái ngược nhau: TP HN phản ứng cực nhanh khi quyết định biến Toà Khâm sứ thành vườn hoa (thời gian chưa đầy 24h), trong khi đó Đức TGM Kiệt gửi đơn khẩn cấp cầu cứu lên tận Trung ương suốt hơn một ngày mà công trình vườn hoa vẫn được tiến hành khẩn trương. Hoá ra "vĩ mô" lại chậm hơn "vi mô"!

Saigon
Đã cấm là không được làm, luật pháp toàn thế giới đã như vậy, đừng tưởng Tây là có quyền, Tây cũng đặt điều nói dối, BBC cũng đặt điều đưa tin giật gân.

Dao Sang, HN
Tôi có theo dõi các bản tin của quý báo thường xuyên, nhưng quả thật những thông tin trên có phần thiếu thông tin, và các bằng chứng xác thực. Mong quý báo hãy chọn lọc thông tin để tránh việc tờ báo của mình trở thành một tờ báo lá cải.

Thanh, Hà Nội
Ông nhà báo này bị đấm vì dám đưa tin nhạy cảm là đúng rồi. Ông không biết là chính quyền VN chúng tôi rất sợ thông tin nhạy cảm à. Sự thật nhà nước không thích nghe đồng nghĩa với chống đối, phản động. Còn việc công an bảo không hành hung ông, tốt nhất là đừng kiện cáo gì không lại bị vu cho là nói sai sự thật rồi tội nghiệp ra. Ở VN chúng tôi, người dân vẫn thường bị CS đánh dùi cui chảy máu đầu, máu mũi chẳng qua vì không đội mũ bảo hiểm (có thể bị ăn cắp khi để ở xe), mặc dù báo chí đưa tin hẳn hoi, nhưng gần như 100% CS nói rằng họ bị người dân tấn công trước (Người dân VN manh động thật, dám đánh cả CS), và 99% vụ việc không được giải quyết vì không có chứng cứ (làm gì có ai lúc nào cũng có máy quay phim trong người đâu, mà họ hành hung thì nhanh lắm, quay chẳng kịp)

Ta đi tới
Cứ theo lời "phát ngôn viên" Lê Dũng: Công an không hành hung nhà báo..., vậy chắc ông nhà báo AP này bị khùng hay sao mà tự đập vào đầu mình rồi phải khâu 4 mũi? Ai chứ tôi thì tin ông AP này nói thật bởi vì tôi là người Việt Nam. Vụ Khâm sứ và Thái Hà này lúc đầu tôi cũng 'nghe theo" tờ HNM, nhưng thông qua cách hành xử của chính quyền HN, tôi cho rằng Giáo dân đòi đất là có cơ sở.

source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080920_ap_reporter_update.shtml

AP công bố ảnh vụ 'đánh nhà báo' (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml)


http://www.bbc.co.uk/worldservice/images/2008/09/20080921023821benstocking2.jpg (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080921_ap_evidence.shtml)