PDA

View Full Version : Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên Năm II



hoathuytinh
08-08-2012, 07:02 PM
BÀI ĐỌC I: Gr 31, 31-34
"Ta sẽ ký kết giao ước mới và Ta sẽ không còn nhớ tội lỗi nữa".
Trích sách Tiên tri Giêrêmia.
Chúa phán: "Đây tới ngày Ta ký kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước này không giống như giao ước Ta ký kết với tổ phụ chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi đất Ai-cập, giao ước ấy chính chúng đã phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng". Chúa phán: "Đây là giao ước Ta sẽ ký kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy lòng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng; Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta". Chúa phán: "Người này sẽ không còn phải dạy người nọ, anh sẽ không còn phải dạy em rằng: 'Ngươi hãy nhìn biết Chúa', vì mọi người từ nhỏ chí lớn đều nhìn biết Ta, vì Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không còn nhớ đến tội lỗi của chúng".
Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 50, 12-13. 14-15. 18-19

Đáp: Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch (c. 12a).

Xướng: 1) Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi con. - Đáp.

2) Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng con. Con sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài. - Đáp.

3) Bởi vì Chúa chẳng ưa gì sinh lễ; nếu con dâng lễ toàn thiêu, Chúa sẽ không ưng. Của lễ con dâng, lạy Chúa, là tâm hồn tan nát; lạy Chúa, xin đừng chê tấm lòng tan nát, khiêm cung. - Đáp.

ALLELUIA: Tv 144, 13cd

Alleluia, alleluia! - Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa làm. - Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 16, 13-23
"Con là Đá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Đức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy: con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".
Đó là lời Chúa.

www.thanhlinh.net (http://www.thanhlinh.net)

phale
08-08-2012, 10:40 PM
Lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy,
vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa (Mt 16,23)



http://tgpsaigon.net/sites/default/files/imagecache/main_img/sites/default/files/Images/Suyniem201208/Mt 16,13-20.jpg

Suy niệm:

Có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh của Thập giá. Nơi nào có người Kitô hữu thì nơi đó có Thập giá. Vào thời Chúa Giêsu, Thập giá là một cực hình làm cho con người khiếp sợ, tủi hổ. Hằng ngày, người Do thái chứng kiến cảnh các tội nhân vác những khúc gỗ lớn tuần hành qua các khu phố trước khi đến núi Sọ; những khúc gỗ sần sùi ấy sẽ được sử dụng để treo chính các tội nhân.

Chúa Giêsu đã loan báo về cái chết của Ngài, đồng thời mời gọi các môn đệ Ngài cũng hãy vác Thập giá của mình để tiến bước theo Ngài. Theo Chúa Giêsu, đó là lời mời gọi cốt yếu của Kitô giáo. Vì sự nghiệp, vì lý tưởng, người ta có thể hy sinh mạng sống của mình. Một người vô tín ngưỡng có thể vì lý tưởng dám hy sinh tất cả cuộc đời của mình; thế nhưng điểm chính yếu của Tin mừng lại là một con người, đó là Chúa Giêsu Kitô. Đời sống Kitô giáo chỉ có thể là đời sống nếu nó được tiếp tục nuôi dưỡng bởi con người Chúa Kitô như là nguồn mạch của sự sống.

Chúng ta ghi dấu thánh giá trên người chúng ta, chúng ta mang thánh giá trên người chúng ta, đó không là dấu hiệu của sự chết, nhưng là biểu dương sức sống của Đấng đã chết, đã phục sinh và đang tác động trong chúng ta. Nói như thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà chính là Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúa Kitô sống trong chúng ta để tiếp tục và hoàn tất công trình cứu rỗi của Ngài. Chúa Kitô đã vác Thập giá và đã chết một lần, cuộc tử nạn ấy cần phải được tiếp tục qua các Kitô hữu. Cũng chính thánh Phaolô đã nói: “Tôi cần phải bổ khuyết những gì còn thiếu sót trong cuộc tử nạn của Chúa Kitô”.

Thập giá đang được vẽ lại dưới muôn nghìn hình thức. Chúa Kitô đang tiếp tục vác lấy Thập giá với những người đang bị giam giữ một cách bất công, những người bị tước đoạt quyền sống, những người bị tra tấn và hành hạ. Chúa Kitô đang tiếp tục cuộc tử nạn của Ngài qua con người chúng ta. Người Kitô hữu chịu gian khó thử thách vì ý thức rằng Chúa Kitô đang sống trong chúng ta.

Xin cho Lời Chúa và sức sống của Chúa nâng đỡ chúng ta, để giữa những đau khổ, thử thách của cuộc sống hiện tại, chúng ta luôn kiên vững và an vui.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, thánh Phêrô hôm nay đã tuyên xưng Chúa là Đấng hằng sống, dù rằng ngày mai ông lại chối Chúa đến ba lần. Chúa biết Phêrô sẽ gục ngã trước nghi nan mặc dù lòng ông không muốn thế. Chúa nhìn thấu suốt tâm can. Chúa biết tấm lòng chân thật của thánh nhân. Xin Chúa cũng nhìn đến lòng thành của chúng con. Chúng con vẫn tuyên xưng mình là người Kitô giáo nhưng lại không sống điều chúng con tin. Chúa bảo chúng con yêu người nhưng chúng con vẫn còn ghét bỏ nhau. Chúa bảo chúng sống công bình nhưng chúng con vẫn để cho những danh lợi thú làm chủ con người chúng con. Chúa muốn chúng con vác thập giá mà theo Chúa nhưng chúng con lại sợ khó. Lạy Chúa, xin nâng đỡ đức tin còn yếu kém của chúng con để dù giữa những đau khổ, thử thách của cuộc sống, chúng con luôn kiên vững và an vui trong bổn phận của mình. Amen



tgpsaigon.net (http://tgpsaigon.net/)

phale
08-08-2012, 10:49 PM
HUẤN QUYỀN

Dựa vào các Bài đọc trong Thánh Lễ hôm nay cho chúng ta xác tín rằng Chúa chỉ trao quyền Giáo Huấn (ngôn sứ) riêng cho Hội Thánh của Ngài đã đặt ông Phêrô làm thủ lãnh (Giáo hoàng tiên khởi), và Hội Thánh chỉ được xây dựng bền vững và phát triển dựa trên nền tảng giáo lý phát xuất từ Cha trên trời, cùng Đức Tin và lòng Mến của các Kitô hữu thể hiện qua gian khổ vì Tin Mừng.

A. HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN NỀN TẢNG GIÁO LÝ PHÁT XUẤT TỪ CHA TRÊN TRỜI.

Thực vậy, Chúa đã mạc khải riêng cho ông Phêrô, thủ lãnh Hội Thánh, và Chúa cũng chỉ mạc khải cho Hội Thánh của Ngài.

I/ Chúa mạc khải riêng cho ông Phêrô, thủ lãnh Hội Thánh.

1- Chỉ có ông Phêrô tuyên xưng Đức Tin về Đức Giêsu : “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Nghe thế Đức Giêsu xác nhận : “Này anh Simon con ông Giôna, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 16,17 : Tin Mừng). Như thế lời tuyên xưng Đức Tin của ông Phêrô trổi vượt hơn những người ngoài Nhóm Mười Hai chỉ nói Đức Giêsu là ông Gioan Tẩy Giả sống lại, người khác nói là ông Êlya, hay ông Giêrêmia, hoặc một ngôn sứ khác (x Mt 16,14 : Tin Mừng).

2- Đức Giêsu nói với Nhóm Mười Hai : “Simôn, Simôn ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh.” (Lc 22,31-32).

C. Chỉ có ông Phêrô được Chúa mạc khải bỏ Luật cắt bì sau khi Chúa cho ông nhận ra trong một thị kiến có chiếc khăn từ trời túm bốn góc thả xuống trước mặt ông, trong đó có những con vật dơ mà Chúa bảo ông cứ giết mà ăn (x Cv 11,1-18), và ông đã hiểu rằng : Cứ giảng Lời Chúa để thanh tẩy dân ngoại, ai tin thì ban Bí tích Thánh Tẩy cho họ, không cần giữ Luật cắt bì (x Cv 15,28). Bởi vì Đức Giêsu đã quyết định xây dựng tòa nhà Hội Thánh trên nền tảng Đức Tin và lòng Mến của ông Phêrô, nên sau khi ông tuyên xưng Đức Tin, Đức Giêsu nói : “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18 : Tung Hô Tin Mừng).

II. Chúa chỉ mạc khải cho Hội Thánh Công Giáo.

1. Đức Giêsu ngợi khen Cha trên trời đã không mạc khải cho hạng khôn ngoan thông thái, mà chỉ mạc khải cho kẻ bé mọn (x Mt 11,25). Kẻ bé mọn chính là những người sống trong Hội Thánh Chúa Ki-tô, những người được Chúa Ki-tô cứu độ (x Mt 18,3 ; Lc 12,32 ; 1Ga 2,1.12.14.18.28).

2. Đức Giêsu chỉ cắt nghĩa việc Ngài làm và Lời Ngài dạy cho các môn đệ theo Ngài hiểu mà thôi, còn những kẻ khác không theo Đức Giêsu, cũng không ở riêng với Ngài, thì họ có nhìn lấy nhìn để cũng không thấy, nghe mà không hiểu !(x Mt 13,10-17; Mc 4,10-12).

3. Khi Đức Giêsu bị xử án, thượng tế tra hỏi Ngài : “Ông dạy giáo lý thế nào ?” Ngài trả lời : “Cứ vào Nhà Thờ hỏi người đã nghe tôi nói, hằng ngày tôi giảng dạy ở đó” (Ga 18,19-21). Bởi vì “ai nghe lời môn đệ tôi, chính là nghe tôi” (Lc 10,16a). Như thế, từ khi Đức Giêsu chịu Tử Nạn (Thánh Lễ của Ngài bắt đầu), thì việc Ngài giảng dạy hằng ngày trong Nhà Thờ phải hiểu là môn đệ Đức Giêsu giảng (x HCPV số 7).
4. Thánh Phaolô đã xác tín cho chúng ta : “Thiên thần nào từ trời xuống, loan báo cho anh em Tin Mừng khác với Tin Mừng chúng tôi đã loan báo cho anh em, thì xin Thiên Chúa loại trừ kẻ ấy đi!” (Gl 1,8).

Vì những chứng từ trên đây, mà trong Hiến Chế Mạc Khải số 8, Công Đồng Vat.II dạy : “Thiên Chúa, xưa đã phán dạy nay vẫn không ngừng ngỏ lời với Hiền Thê (Hội Thánh) của Con yêu dấu mình, và Thánh Thần làm cho tiếng nói sống động của Phúc Âm vang dội trong Hội Thánh, và nhờ Hội Thánh làm vang dội trong thế giới, hướng dẫn các tín hữu biết toàn thể Chân Lý và làm cho Lời Chúa Ki-tô tràn ngập lòng họ”. Đúng với lời thánh Phêrô, vị Giáo hoàng tiên khởi đã nói : “Không ai được tự tiện giải thích Lời Sách Thánh, vì Lời Chúa không do người phàm đem đến, nhưng là nhờ Thánh Thần thúc đẩy có người nói ra” (2 Pr 1,20-21). Thực vậy, khi Hội Thánh dâng Lễ, “chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, Thánh Thần nâng đỡ tình cảnh yếu hèn của ta. Vì cầu xin thế nào cho phải ta nào có biết. Song chính Thánh Thần chuyển cầu cho ta bằng những tiếng rên khôn tả” (Rm 8,26). Nên chỉ trong Phụng Vụ, Hội Thánh mới làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Giêrêmia nói : “Này sẽ đến những ngày – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ lập Giao Ước với nhà Israel và Giu-đa một giao ưóc mới, không giống như Ta đã lập với cha ông chúng, Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia : “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn sẽ biết Ta – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa” (Gr 31,31-32a,33b-34 : Bài đọc năm chẵn). Thánh Phaolô đã dựa vào lời ngôn sứ Giêrêmia mà nói : “Anh em là bức thư của Đức Ki-tô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người” (2Cr 3,3). Vì Lời Chúa ta đón nhận trong Phụng Vụ có giá trị thanh tẩy tội lỗi, nên mỗi khi dự Lễ, ta hãy cầu nguyện : “Lạy Chúa, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng” (Tv 51/50,12a : Đáp ca năm chẵn).

Chúng ta phải tin rằng quyền giáo huấn Chúa ban riêng cho Hội Thánh, mà Ngài đã đặt ông Phêrô làm thủ lãnh, đó là quyền tự do của Ngài, kẻ nào lẩm bẩm kêu trách chủ chăn Hội Thánh, vì cho là bất xứng, như ông Phêrô bị Chúa mắng là Satan, để không tin Chúa ban quyền Giáo Huấn riêng cho Hội Thánh, mà nghĩ rằng ai cũng có Thánh Thần giúp hiểu Lời Chúa là đủ, thì sẽ mang họa, như xưa bà Miriam lẩm bẩm phê bình ông Môsê, khi biết ông lấy vợ ngoại giáo, bà nói : “Không lẽ Chúa chỉ mạc khải riêng cho ông Mô-sê hay sao, Ngài cũng mạc khải cho cả chúng ta nữa chứ?” Thế là bà bị Chúa phạt cùi (x Ds 12). Bởi đó người Kitô hữu phải hãnh diện về Giáo Lý đã được đón nhận từ Hội Thánh Công Giáo, mà Cha trên trời ban cho. Chúng ta phải chứng tỏ mình hơn những anh em ly giáo mới làm vinh hiển Chúa. Kẻ nào ngu dốt về Giáo Lý, chính nó phá Hội Thánh, Satan chẳng cần ra tay.

Đức Pio X vào trường Truyền Giáo Roma hỏi các Đại Chủng sinh :

· Quyền lực nào phá Hội Thánh mạnh nhất ?
· Thưa những gia đình Công Giáo ly dị nhau.
· Không phải.
· Thưa cộng sản vô thần duy vật.
· Không phải.
· Quyền lực Satan.
· Càng không phải. Vì Chúa Giêsu đã nói với ông Phêrô : “Quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi con” (Mt 16,18b).

Cuối cùng vì không ai trả lời được, Đức Giáo hoàng nghiêm sắc mặt nói : Những người Công Giáo ngu dốt về giáo lý mới chính là sức mạnh tàn phá Hội Thánh. Vì thế “ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! Người phán : Các ngươi chớ cứng lòng” (Tv 95/94,7b.8a : ĐC năm lẻ).

B. HỘI THÁNH ĐƯỢC XÂY DỰNG TRÊN ĐỨC TIN VÀ LÒNG MẾN CỦA CÁC KITÔ HỮU CHẤP NHẬN CHẾT VÌ PHỤC VỤ DƯỚI ÁNH SÁNG TIN MỪNG.

Người Công Giáo phải nói được như Chúa Giêsu: “Các điều Ta nói thì như Cha Ta đã nói với Ta sao, Ta cũng nói vậy” (Ga 12,50), mà “một Lời Chúa phán làm ra chín tầng trời, một hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú” (Tv 33/32,6). Tuy vậy, vì Đức Giêsu hết lòng loan báo Lời Cha mà bị giết, nhưng chỉ ba ngày sau Ngài sống lại. Bởi thế, Đức Giêsu đã báo trước cho các môn đệ biết về cuộc Khổ Nạn của Ngài. Vậy mà ông Phêrô không nhận ra giá trị qua đau khổ Ngài đi đến vinh quang, ông cho rằng : Ai đương đầu với gian khổ là dấu Chúa không thương, nên ông kéo riêng Ngài ra để khuyên răn : Thầy chớ liều ! Ông liền bị Đức Giê-su kết án là satan và đuổi ông đi về phía sau Ngài (x Mt 16, 21-23 : Tin Mừng).

Vậy chỉ khi nào ông Phêrô chấp nhận chết vì phục vụ dưới ánh sáng Tin Mừng, đã được Đức Giêsu báo trước : “Người ta sẽ lôi con đến nơi con không muốn”, nói thế để ông phải chết giống Thầy” (Ga 21,17-19). Có thế ông mới xứng đáng được Đức Giêsu tín nhiệm đặt làm thủ lãnh Hội Thánh.

Thực vậy, Hội Thánh được xây dựng không chỉ dựa trên quyền năng của Thiên Chúa, mà còn được xây dựng bền vững và phát triển lệ thuộc vào cách tuyên xưng Đức Tin bằng máu của những người Công Giáo. Vì thế Đức Giêsu không tuyên bố xây dựng Hội Thánh trên ông Phêrô, khi Ngài mới gọi ông từ thuyền đánh cá, mà Ngài chỉ xây dựng Hội Thánh trên con người đã chấp nhận từ bỏ mọi sự vác Thánh Giá theo Thầy hằng ngày (x Lc 9,23). Trong kinh Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng Hội Thánh có bốn đặc tính : Duy Nhất-Thánh Thiện-Công Giáo-Tông Truyền. Như thế thì còn thiếu đặc tính thứ năm là Tử Đạo! Ý thức điều đó thánh Phaolô nói : “Tôi vui sướng trong các nỗi thống khổ vì anh em, và trong thân xác tôi, tôi bù đắp những gì còn thiếu nơi các nỗi quẫn bách Đức Ki-tô phải chịu, vì Thân Mình Ngài là Hội Thánh” (Cl 1,24).

Chân lý này đã được tiên báo qua việc ông Môsê lấy gậy đập vào tảng đá hai lần, để có nước trong lành cho dân và súc vật uống (x Ds 20, 9-11 : Bài đọc năm lẻ). Thánh Phaolô đã giải thích : Tảng Đá đó là Chúa Kitô (x 1Cr 10,3-4). Vì người Công Giáo mang danh là Kitô hữu, nghĩa là người có Chúa Kitô ở cùng, mà Chúa Kitô là Tảng Đá đã bị đập, thì những kẻ theo Ngài cũng chung một số phận (Ga 21,18-19). Nhưng “người ta càng hành hạ dân Chúa chọn, thì họ càng nên đông đúc và lan tràn, khiến cho những kẻ gia công bách hại đâm ra hoảng sợ” (Xh 1,12). Vì thế ông Tertulianô nói : “Máu các thánh Tử Đạo là hạt giống phát sinh các Ki-tô hữu”

THUỘC LÒNG

Vì nhiệt tâm lo việc Nhà Chúa, mà con phải thiệt thân, lời kẻ thóa mạ Ngài này chính con hứng chịu (Tv 69/68, 10).

Lm. Giuse Đinh Quang Thịnh