Caohuong
16-08-2012, 07:27 AM
http://gxvinhhuong.net/uploads/giao-xu-vinh-huong-online/2012_08/mot.vai.ghi.nhan.olimpic.jpg
Một vài ghi nhận về Olympics London 2012
Sau hơn hai tuần thi đấu, Thế vận hội (Olympics) London 2012 đã kết thúc với một lễ bế mạc đầy ấn tượng vào tối Chủ nhật 12/08/2012. Nước Anh hãnh diện không chỉ vì thành tích vượt trội của các vận động viên của mình mà còn vì đã tổ chức thành công Olympics.
Thế vận hội lần này cũng chứng kiến sự tranh đua quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cho vị trí cường quốc thể thao số một. Trong khi đó, dù gửi một đoàn động viên đông nhất từ trước tới nay, Việt Nam chia tay Olympics London 2012 không một chiếc huy chương, gây thất vọng và cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho những ai quan tâm đến thể thao nước nhà.
Nước Anh vui mừng, hãnh diện
Tại Olympics Bắc Kinh cách đây bốn năm, đoàn vận động viên Anh bất ngờ giành được 47 huy chương, trong đó có 19 huy chương vàng và chiếm vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng chung cuộc.
Chỉ tiêu đặt ra cho đoàn Anh lần này là 48 huy chương. Nhưng với số huy chương giành được là 65, trong đó có 29 huy chương vàng và xếp thứ ba, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, các vận động viên Anh đã vượt qua mọi chỉ tiêu, mong đợi.
Với 60 triệu dân – chỉ bằng khoảng 2/3 dân số Việt Nam – giành được số huy chương như vậy thể hiện sức mạnh thể thao của nước Anh.
Cùng với thành tích thể thao vượt bậc đó, người dân Anh còn có nhiều lý do khác để vui mừng, hãnh diện. Mấy ngày trước lễ khai mạc, đâu đó có những quan ngại về an ninh. Nhưng trong hơn hai tuần tranh tài, cũng như trong suốt 70 ngày rước đuốc Olympics vòng quanh nước Anh, không có một sự cố nào xảy ra.
Trừ ngày đầu – khi một vài nơi thi đấu có ghế trống chỗ – trong suốt 18 ngày Olympics diễn ra, hầu như địa điểm thi đấu nào cũng chật đầy khán giả. Dù thi đấu ở đâu, trong bất cứ một thể thao nào, các vận động viên cũng được khán giả nồng nhiệt ủng hộ.
Nhớ cách đây bốn năm, trước và trong Olympics Bắc Kinh 2008, đâu đó tại nhiều nước trên thế giới cũng như chính tại Trung Quốc đã có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều nơi thi đấu thiếu vắng khán giả.
Người dân Anh cũng hãnh diện vì họ đã tổ chức một Thế vận hội rất giản dị, dân dã, rất ‘đời thường’ – và thậm chí hơi ‘lập dị’ dưới mắt một số người – nhưng đầy tính nhân văn và mang đậm bản sắc, ‘tính cách’ riêng của mình. Hay nói đúng hơn qua Olympics này họ muốn cho thế giới biết về những nét đẹp, bản sắc riêng này của họ.
Với những ai muốn xem những lễ hội với các màn trình diễn thật hoành tráng, chuyên nghiệp, hay tỷ mỷ từng chi tiết như từng thấy tại Bắc Kinh cách đây bốn năm có thể hơi thất vọng về lễ khai mạc và bế mạc Olympics London.
Một chi tiết mà chắc ai cũng có thế thấy được đó là trong cả lễ khai mạc và bế mạc, có nhiều màn múa nhảy trông có vẻ không ‘chuyên nghiệp’ với những dụng cụ rất đời thường.
Chẳng hạn, trong lễ bế mạc có cảnh đoàn người nhảy múa tay cầm chổi, gõ thùng rác, vui vẻ quét dọn đường phố. Nhưng qua màn nhảy múa hơi ‘bát nháo’ đó, đạo diễn muốn gợi lại cảnh người dân London cũng như tại nhiều thành phố khác ở Anh tự nguyện ra đường cùng nhau quét dọn khu phố của mình sau vụ đốt phá, bạo loạn năm ngoái.
Hơn nữa, nếu nhìn kỹ, ai cũng có thể thấy, cái nền nơi màn nhảy múa đó cũng như nhiều tiết mục khác diễn ra có ghi những câu nói đầy triết lý sống được trích ra từ kho tàng văn chương Anh. Nổi bật trong những câu nói đó là ‘To be or not to be’ của đại văn hào Anh William Shakespeare.
Những màn múa nhảy trong lễ khai mạc và bế mạc Olympics 2012 trông cũng không được ‘chuyên nghiệp’ vì đa số những người tham gia đều là những ‘nghệ sỹ’ quần chúng, nghiệp dư, thiện nguyện.
Và nếu theo dõi kỹ Olympics 2012, ai cũng có nhận thấy rằng ngay từ đầu, nước Anh muốn Olympics này là một Thế vận hội của dân, với dân, do dân và cho dân. Chẳng hạn, trong 70 ngày rước đuốc Olympics qua mọi miền nước Anh, không một chính trị gia hay một người nào thuộc gia đình hoàng gia được chạm đến ngọn đuốc Olympics. Trong số 8000 người được chọn để cầm ngọn đuốc ấy, đa số là những người dân bình thường, đến từ nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau.
Các chính trị gia, thậm chí Thủ tướng Anh David Cameron, cũng không được dành những chỗ ngồi đặc biệt khi họ tới xem thi đấu hay cổ động cho vận động viên nước Anh. Họ vào các khán đài xem thi đấu như bất cứ khán giả nào.
Nước Anh tổ chức thành công Olympics cũng vì họ biết dựa vào dân, làm với dân. Có đến 70 ngàn người dân Anh, thuộc nhiều nghề nghiệp, tuổi tác khác nhau đã làm việc thiện nguyện trong hơn hai tuần qua.
Một màn trình diễn đáng chú ý khác trong lễ khai mạc là cảnh các bác sỹ, y tá trong trang phục truyền thống của mình nhảy múa, chăm sóc cho các trẻ em tại một bệnh viện. Chắc có không ít người nước ngoài cảm thấy khó hiểu tại sao một lễ khai mạc Thế vận hội lại có một màn trình diễn như vậy.
Nhưng qua màn trình diễn độc đáo và kéo dài 20 phút đó, đạo diễn Danny Boyle cũng như ban tổ chức muốn ghi nhớ đóng góp của Y tế quốc gia (National Health Service) Anh. NHS cũng là một niềm tự hào của người dân Anh và cũng là điểm làm nhiều người dân tại nhiều nơi trên thế giới – trong đó có những nước được coi là ‘xã hội chủ nghĩa’ như Việt Nam – phải ghen tỵ. Ở Anh các dịch vụ y tế, chẳng hạn như khám chữa bệnh, đều hoàn toàn miễn phí.
Một chi tiết khác cũng đáng ghi nhận đó là chính Anh là nước khởi xướng tổ chức Paralympics (Thế vận hội cho người khuyết tật) vào năm 1948 khi London đăng cai tổ chức Olympics. Kể từ đó đến giờ Paralympics luôn được tổ chức vào dịp Olympics. Hai tuần nữa, Paralympics 2012 sẽ khai mạc tại London.
Bởi vậy, có thể xét về mặt quy mô và hình thức, lễ khai mạc và bế mạc Olympics London 2012 không bằng Olympics Bắc Kinh. Nhưng qua hai lễ hội này, cũng như gì diễn ra trước và trong kỳ Thế vận hội – và bằng chính những cử chỉ, hình ảnh dân dã, đời thường nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa – giới lãnh đạo và người dân Anh đã chứng tỏ rằng họ rất coi trọng những khía cạnh dân sinh, dân chủ, nhân văn, nhân quyền; họ biết thừa kế, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp như bao dung, tôn trọng khác biệt.
Và chính những điều này đã giúp họ – một đảo quốc nhỏ hơn nhiều so với Việt Nam về diện tích (Anh: 209,331 km2 và Việt Nam: 331,211 km2) và dân số – luôn tìm được chỗ đứng quan trọng trên thế giới nói chung và tổ chức thành công Olympics 2012 cũng như giành được ví trí cao trong Thế vận hội lần này.
Tranh giành vị trí số một
Điểm đáng chú ý thứ hai tại Thế vận hội London 2012 là sự tranh đua quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại Olympics Bắc Kinh 2008, tuy thua kém Mỹ về số huy chương (100 so với 110) nhưng Trung Quốc giành được 51 huy chương vàng và Mỹ chỉ có 36 và do vậy, Trung Quốc được xếp đầu bảng. Nhưng với lợi thế sân nhà, việc Trung Quốc vượt Mỹ về số huy chương vàng lúc đó không gây chú ý nhiều.
Tại Thế vận hội lần này Trung Quốc đã dẫn đầu trong hơn 10 ngày đầu thi đấu. Chính điều đó làm dư luận quan tâm và các quan chức thể thao Mỹ lên tiếng lo ngại. Dù cuối cùng, Mỹ vượt qua Trung Quốc chiếm vị trí đầu bảng (với 104 huy chương trong đó có 46 vàng so với Trung Quốc chỉ đoạt 88 huy chương và 36 huy chương vàng) – và có những chỉ trích Trung Quốc áp dụng chế độ luyện tập khắc nghiệt – không ai phủ nhận sự lớn mạnh cũng như tham vọng thể thao Trung Quốc.
Tại Olympics năm 1984, nước này chỉ đoạt 32 huy chương thua xa Mỹ (174 huy chương) và thậm chí thua cả Roumania, nước giành được 53 huy chương. Hơn nữa, ngoài những môn thể thao mà Trung Quốc có thế mạnh như cầu lông, bóng bàn, các vận động viên Trung Quốc giờ có thể tranh tài ở nhưng bộ môn khác như cử tạ, bơi lội, đua xe đạp, chèo thuyền – những môn thường được coi là không phải sở trường của họ.
Có thể nói cũng giống như việc Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Mỹ để tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, nước này cũng làm tất cả để thách đố vị trí số một của Mỹ trên đấu trường thể thao quốc tế. Có điều, khác hẳn với chính trường thế giới – thao trường quốc tế luôn có trọng tài, có luật lệ đủ mạnh, minh bạch và công minh để bảo đảm cuộc cạnh tranh này cũng như các cuộc đo tài khác giữa các nước diễn ra công bằng, đúng luật.
Việc 8 nữ vận động viên cầu lông, trong đó có cặp đương kim vô địch thế giới đến từ Trung Quốc bị loại khỏi Olympics 2012 vì ‘không muốn thắng’ nhằm gặp đối thủ nhẹ hơn trong vòng sau là một ví dụ.
Nhưng Olympics không đơn thuần chỉ là cuộc tranh tài giữa Mỹ và Trung Quốc. Có đến 85 quốc gia, lãnh thổ giành được huy chương trong kỳ Thế vận hội này. Trong số đó có Bắc Hàn và Cuba và bốn nước Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Với 14 huy chương, trong đó có 5 huy chương vàng, Cuba xếp thứ 15 và Bắc Hàn đứng thứ 20 với 6 huy chương, trong đó có 4 huy chương vàng. Đoàn Thái Lan giành 3 huy chương, 2 bạc và 1 đồng. Indonesia và Malaysia mỗi nước đoạt 2 huy chương, 1 bạc và 1 đồng và Singapore có 2 huy chương đồng.
Trông người lại nghĩ đến ta
Xem các vận động viên Cuba, Bắc Hàn hay của bốn nước thuộc khối ASEAN tranh tài và đoạt huy chương, chắc có không ít người Việt thấy ‘thẹn’ – nếu không muốn nói là cảm thấy tự ti, mặc cảm – về sự yếu kém của thể thao Việt Nam. Vì Thế vận hội không đơn thuần chỉ là một cuộc tranh tài thể thao giữa các vận động viên. Những tấm huy chương còn diễn tả vị thế của từng nước và niềm tự hào của từng quốc gia.
Từ cảm nghiệm của bản thân và qua những gì tác giả được biết từ những người thân quen, có thể nói với rất nhiều người Việt, dù sống ở đâu, chắc ai cũng ráng (thức khuya) ngồi lại để có thể nhìn thấy đoàn Việt Nam ra mắt trong đêm lễ khai mạc (vì các đoàn vận động viên được giới thiệu theo thứ tự alphabet của tên nước mình).
Chờ cả tiếng nhưng chỉ thấy đoàn vận động viên xuất hiện trên màn hình mấy giây và chắc ai cũng thấy thất vọng vì trong khi bình luận viên của chương trình lễ khai mạc (BBC) nói nhiều và chi tiết về nhiều đoàn vận động viên khác, đoàn Việt Nam chẳng được bình luận gì.
Một lần mở TV xem và tình cờ tác giả bài viết này thấy hai người bình luận – trong đó có Sir Steve Redgrave, vận động viên Anh từng năm lần đoạt huy chương vàng Olympics về môn chèo thuyền – đang hỏi nhau lá cờ có nền đỏ và một sao vàng ở giữa được cắm cùng với nhiều lá cờ của các quốc gia khác trên khán đài tại Eton Dorney – nơi diễn ra các môn chèo thuyền – là cờ của nước nào. Nhưng cả hai đều trả lời không biết.
Chứng kiến những cảnh này, là người Việt chắc ai cũng thấy buồn nhưng không ai có thể trách người ta được vì thành tích Olympics của đoàn Việt Nam quá mờ nhạt, không ai nổi bật, lấy gì để người ta bình luận. Cũng vì thể thao Việt Nam, trong đó có chèo thuyền, quá yếu kém – nếu không muốn nói là không có gì – làm sao người ta có thể biết đến Việt Nam. Nếu như đoạt được huy chương và lá cờ Việt Nam được kéo lên đâu đó tại các khán đài Olympics, chắc thế giới sẽ biết lá cờ có sao vàng trên nền đỏ ấy là quốc kỳ của (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) Việt Nam.
Thành tích yếu kém của thể thao Việt Nam không chỉ làm những ai quan tâm đến thể thao nước nhà và tình hình chung của Việt Nam thất vọng mà còn làm không ít người nước ngoài ngạc nhiên, thắc mắc. Có người hỏi tại sao là một nước có dân số lớn – lớn hơn cả Đức, Pháp, Anh, hay những nước châu Á khác như Hàn Quốc – mà không giành được một chiếc huy chương nào.
Người khác còn so sánh Việt Nam với hai nước cộng sản và được cho là nghèo đói hơn Việt Nam là Bắc Hàn và Cuba hay với các nước trong khối ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Khi họ so sánh Việt Nam với các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp thì ít nhiều người Việt nào cũng có thể lý giải và chấp nhận được. Nhưng khi họ so sánh Việt Nam với Bắc Hàn hay Malaysia chắc chắn sẽ có không ít người cảm thấy ‘khó chịu’ vì không biết trả lời như thế nào.
Vì lấy lý do kinh tế hoặc nguyên nhân khác đều không thuyết phục. Hơn nữa, viện lý do nào cũng chỉ bộc lộ sự yếu kém, thua sút của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Theo một bài viết trên BBC, nguyên nhân được một quan chức thể thao Việt Nam nêu ra để lý giải cho sự thiếu vắng huy chương của Việt Nam là người Việt ‘nhỏ nhẹ’.
Nhưng xét về thể lực – chiều cao thấp, lớn nhỏ, nặng nhẹ – có thể nói Việt Nam cũng không thua bao nhiêu so với các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Hơn nữa, trong khi đoàn Việt Nam không đoạt được một huy chương nào, hai vận động viên gốc Việt tương đối ‘nhỏ nhẹ’ lại giành được 3 huy chương, 2 bạc và 1 đồng. Và nếu có 3 huy chương này, đoàn Việt Nam có thể xếp ngang hàng với Thái Lan ở vị trí 57 tại Olympics London 2012.
Vận động viên người Đức gốc Việt Marcel Nguyễn – người mang về cho đoàn Đức hai chiếc huy chương bạc môn thể dục dụng cụ – cũng chỉ cao 1m67.
Trong khi đó, Carol Huỳnh – người Canada gốc Việt, đã từng giành huy chương vàng ở môn vật tại Olympics 2008 và đã thắng vận đông viên Việt Nam Nguyễn Thị Lụa (cao 1m55) trong trận ra quân đầu tiên ở Olympics 2012 và cuối cùng đoạt huy chương đồng ở môn này – chỉ cao 1m54.
Tại sao, cả hai đều là những người có gốc Việt Nam và ‘nhỏ nhẹ’ họ lại thành công ở nước ngoài?
Hai ví dụ này cho thấy ‘nhỏ’, ‘nhẹ’ hay ‘thấp’ không phải là lý do chính của sự thiếu vắng huy chương. Và việc quan chức viện lý do này để biện hộ cho sự yếu kém của thể thao của nước mình không chỉ không thuyết phục mà còn không thể chấp nhận được.
Một điều đáng nói nữa là dù gửi một đoàn vận động viên lớn nhất từ trước tới nay, các quan chức quan chức thể thao Việt Nam cũng chỉ xác định họ tới London để ‘tiếp cận thành tích thế giới’. Việc học hỏi, tiếp cận thành tích thế giới là một điều quan trọng, một điều nên làm.
Nhưng kể từ năm 1980 – khi một Việt Nam thống nhất tham gia Olympics lần đầu tiên – Việt Nam đã có chín lần tham dự Thế vận hội. Nếu cứ viện cớ mình ‘nhỏ’, ‘nhẹ’, ‘thấp’ hay tham dự để ‘tiếp cận’, chứ không phải tranh tài, Việt Nam vẫn mãi trong ‘thời kỳ quá độ’, không bao giờ ‘tiến lên’ cạnh tranh với các nước trong khu vực, nói gì đến chuyện tranh tài với các quốc gia khác thế giới.
Hơn nữa, nếu chủ trương tham dự Olympics để tiếp cận thành tích thế giới và học hỏi, trong bốn năm qua đoàn Việt Nam chẳng ‘tiếp cận’, ‘học’ được gì vì tại Olympics 2008, ít ra Việt Nam cũng có được một huy chương bạc. Còn lần này, Việt Nam đến London và về tay không.
Tác giả bài viết: Đoàn Xuân Lộc
Một vài ghi nhận về Olympics London 2012
Sau hơn hai tuần thi đấu, Thế vận hội (Olympics) London 2012 đã kết thúc với một lễ bế mạc đầy ấn tượng vào tối Chủ nhật 12/08/2012. Nước Anh hãnh diện không chỉ vì thành tích vượt trội của các vận động viên của mình mà còn vì đã tổ chức thành công Olympics.
Thế vận hội lần này cũng chứng kiến sự tranh đua quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc cho vị trí cường quốc thể thao số một. Trong khi đó, dù gửi một đoàn động viên đông nhất từ trước tới nay, Việt Nam chia tay Olympics London 2012 không một chiếc huy chương, gây thất vọng và cũng đặt ra nhiều câu hỏi cho những ai quan tâm đến thể thao nước nhà.
Nước Anh vui mừng, hãnh diện
Tại Olympics Bắc Kinh cách đây bốn năm, đoàn vận động viên Anh bất ngờ giành được 47 huy chương, trong đó có 19 huy chương vàng và chiếm vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng chung cuộc.
Chỉ tiêu đặt ra cho đoàn Anh lần này là 48 huy chương. Nhưng với số huy chương giành được là 65, trong đó có 29 huy chương vàng và xếp thứ ba, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc, các vận động viên Anh đã vượt qua mọi chỉ tiêu, mong đợi.
Với 60 triệu dân – chỉ bằng khoảng 2/3 dân số Việt Nam – giành được số huy chương như vậy thể hiện sức mạnh thể thao của nước Anh.
Cùng với thành tích thể thao vượt bậc đó, người dân Anh còn có nhiều lý do khác để vui mừng, hãnh diện. Mấy ngày trước lễ khai mạc, đâu đó có những quan ngại về an ninh. Nhưng trong hơn hai tuần tranh tài, cũng như trong suốt 70 ngày rước đuốc Olympics vòng quanh nước Anh, không có một sự cố nào xảy ra.
Trừ ngày đầu – khi một vài nơi thi đấu có ghế trống chỗ – trong suốt 18 ngày Olympics diễn ra, hầu như địa điểm thi đấu nào cũng chật đầy khán giả. Dù thi đấu ở đâu, trong bất cứ một thể thao nào, các vận động viên cũng được khán giả nồng nhiệt ủng hộ.
Nhớ cách đây bốn năm, trước và trong Olympics Bắc Kinh 2008, đâu đó tại nhiều nước trên thế giới cũng như chính tại Trung Quốc đã có nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Hơn nữa, nhiều nơi thi đấu thiếu vắng khán giả.
Người dân Anh cũng hãnh diện vì họ đã tổ chức một Thế vận hội rất giản dị, dân dã, rất ‘đời thường’ – và thậm chí hơi ‘lập dị’ dưới mắt một số người – nhưng đầy tính nhân văn và mang đậm bản sắc, ‘tính cách’ riêng của mình. Hay nói đúng hơn qua Olympics này họ muốn cho thế giới biết về những nét đẹp, bản sắc riêng này của họ.
Với những ai muốn xem những lễ hội với các màn trình diễn thật hoành tráng, chuyên nghiệp, hay tỷ mỷ từng chi tiết như từng thấy tại Bắc Kinh cách đây bốn năm có thể hơi thất vọng về lễ khai mạc và bế mạc Olympics London.
Một chi tiết mà chắc ai cũng có thế thấy được đó là trong cả lễ khai mạc và bế mạc, có nhiều màn múa nhảy trông có vẻ không ‘chuyên nghiệp’ với những dụng cụ rất đời thường.
Chẳng hạn, trong lễ bế mạc có cảnh đoàn người nhảy múa tay cầm chổi, gõ thùng rác, vui vẻ quét dọn đường phố. Nhưng qua màn nhảy múa hơi ‘bát nháo’ đó, đạo diễn muốn gợi lại cảnh người dân London cũng như tại nhiều thành phố khác ở Anh tự nguyện ra đường cùng nhau quét dọn khu phố của mình sau vụ đốt phá, bạo loạn năm ngoái.
Hơn nữa, nếu nhìn kỹ, ai cũng có thể thấy, cái nền nơi màn nhảy múa đó cũng như nhiều tiết mục khác diễn ra có ghi những câu nói đầy triết lý sống được trích ra từ kho tàng văn chương Anh. Nổi bật trong những câu nói đó là ‘To be or not to be’ của đại văn hào Anh William Shakespeare.
Những màn múa nhảy trong lễ khai mạc và bế mạc Olympics 2012 trông cũng không được ‘chuyên nghiệp’ vì đa số những người tham gia đều là những ‘nghệ sỹ’ quần chúng, nghiệp dư, thiện nguyện.
Và nếu theo dõi kỹ Olympics 2012, ai cũng có nhận thấy rằng ngay từ đầu, nước Anh muốn Olympics này là một Thế vận hội của dân, với dân, do dân và cho dân. Chẳng hạn, trong 70 ngày rước đuốc Olympics qua mọi miền nước Anh, không một chính trị gia hay một người nào thuộc gia đình hoàng gia được chạm đến ngọn đuốc Olympics. Trong số 8000 người được chọn để cầm ngọn đuốc ấy, đa số là những người dân bình thường, đến từ nhiều thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau.
Các chính trị gia, thậm chí Thủ tướng Anh David Cameron, cũng không được dành những chỗ ngồi đặc biệt khi họ tới xem thi đấu hay cổ động cho vận động viên nước Anh. Họ vào các khán đài xem thi đấu như bất cứ khán giả nào.
Nước Anh tổ chức thành công Olympics cũng vì họ biết dựa vào dân, làm với dân. Có đến 70 ngàn người dân Anh, thuộc nhiều nghề nghiệp, tuổi tác khác nhau đã làm việc thiện nguyện trong hơn hai tuần qua.
Một màn trình diễn đáng chú ý khác trong lễ khai mạc là cảnh các bác sỹ, y tá trong trang phục truyền thống của mình nhảy múa, chăm sóc cho các trẻ em tại một bệnh viện. Chắc có không ít người nước ngoài cảm thấy khó hiểu tại sao một lễ khai mạc Thế vận hội lại có một màn trình diễn như vậy.
Nhưng qua màn trình diễn độc đáo và kéo dài 20 phút đó, đạo diễn Danny Boyle cũng như ban tổ chức muốn ghi nhớ đóng góp của Y tế quốc gia (National Health Service) Anh. NHS cũng là một niềm tự hào của người dân Anh và cũng là điểm làm nhiều người dân tại nhiều nơi trên thế giới – trong đó có những nước được coi là ‘xã hội chủ nghĩa’ như Việt Nam – phải ghen tỵ. Ở Anh các dịch vụ y tế, chẳng hạn như khám chữa bệnh, đều hoàn toàn miễn phí.
Một chi tiết khác cũng đáng ghi nhận đó là chính Anh là nước khởi xướng tổ chức Paralympics (Thế vận hội cho người khuyết tật) vào năm 1948 khi London đăng cai tổ chức Olympics. Kể từ đó đến giờ Paralympics luôn được tổ chức vào dịp Olympics. Hai tuần nữa, Paralympics 2012 sẽ khai mạc tại London.
Bởi vậy, có thể xét về mặt quy mô và hình thức, lễ khai mạc và bế mạc Olympics London 2012 không bằng Olympics Bắc Kinh. Nhưng qua hai lễ hội này, cũng như gì diễn ra trước và trong kỳ Thế vận hội – và bằng chính những cử chỉ, hình ảnh dân dã, đời thường nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa – giới lãnh đạo và người dân Anh đã chứng tỏ rằng họ rất coi trọng những khía cạnh dân sinh, dân chủ, nhân văn, nhân quyền; họ biết thừa kế, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp như bao dung, tôn trọng khác biệt.
Và chính những điều này đã giúp họ – một đảo quốc nhỏ hơn nhiều so với Việt Nam về diện tích (Anh: 209,331 km2 và Việt Nam: 331,211 km2) và dân số – luôn tìm được chỗ đứng quan trọng trên thế giới nói chung và tổ chức thành công Olympics 2012 cũng như giành được ví trí cao trong Thế vận hội lần này.
Tranh giành vị trí số một
Điểm đáng chú ý thứ hai tại Thế vận hội London 2012 là sự tranh đua quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tại Olympics Bắc Kinh 2008, tuy thua kém Mỹ về số huy chương (100 so với 110) nhưng Trung Quốc giành được 51 huy chương vàng và Mỹ chỉ có 36 và do vậy, Trung Quốc được xếp đầu bảng. Nhưng với lợi thế sân nhà, việc Trung Quốc vượt Mỹ về số huy chương vàng lúc đó không gây chú ý nhiều.
Tại Thế vận hội lần này Trung Quốc đã dẫn đầu trong hơn 10 ngày đầu thi đấu. Chính điều đó làm dư luận quan tâm và các quan chức thể thao Mỹ lên tiếng lo ngại. Dù cuối cùng, Mỹ vượt qua Trung Quốc chiếm vị trí đầu bảng (với 104 huy chương trong đó có 46 vàng so với Trung Quốc chỉ đoạt 88 huy chương và 36 huy chương vàng) – và có những chỉ trích Trung Quốc áp dụng chế độ luyện tập khắc nghiệt – không ai phủ nhận sự lớn mạnh cũng như tham vọng thể thao Trung Quốc.
Tại Olympics năm 1984, nước này chỉ đoạt 32 huy chương thua xa Mỹ (174 huy chương) và thậm chí thua cả Roumania, nước giành được 53 huy chương. Hơn nữa, ngoài những môn thể thao mà Trung Quốc có thế mạnh như cầu lông, bóng bàn, các vận động viên Trung Quốc giờ có thể tranh tài ở nhưng bộ môn khác như cử tạ, bơi lội, đua xe đạp, chèo thuyền – những môn thường được coi là không phải sở trường của họ.
Có thể nói cũng giống như việc Trung Quốc đang tìm cách cạnh tranh với Mỹ để tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, nước này cũng làm tất cả để thách đố vị trí số một của Mỹ trên đấu trường thể thao quốc tế. Có điều, khác hẳn với chính trường thế giới – thao trường quốc tế luôn có trọng tài, có luật lệ đủ mạnh, minh bạch và công minh để bảo đảm cuộc cạnh tranh này cũng như các cuộc đo tài khác giữa các nước diễn ra công bằng, đúng luật.
Việc 8 nữ vận động viên cầu lông, trong đó có cặp đương kim vô địch thế giới đến từ Trung Quốc bị loại khỏi Olympics 2012 vì ‘không muốn thắng’ nhằm gặp đối thủ nhẹ hơn trong vòng sau là một ví dụ.
Nhưng Olympics không đơn thuần chỉ là cuộc tranh tài giữa Mỹ và Trung Quốc. Có đến 85 quốc gia, lãnh thổ giành được huy chương trong kỳ Thế vận hội này. Trong số đó có Bắc Hàn và Cuba và bốn nước Đông Nam Á là Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Với 14 huy chương, trong đó có 5 huy chương vàng, Cuba xếp thứ 15 và Bắc Hàn đứng thứ 20 với 6 huy chương, trong đó có 4 huy chương vàng. Đoàn Thái Lan giành 3 huy chương, 2 bạc và 1 đồng. Indonesia và Malaysia mỗi nước đoạt 2 huy chương, 1 bạc và 1 đồng và Singapore có 2 huy chương đồng.
Trông người lại nghĩ đến ta
Xem các vận động viên Cuba, Bắc Hàn hay của bốn nước thuộc khối ASEAN tranh tài và đoạt huy chương, chắc có không ít người Việt thấy ‘thẹn’ – nếu không muốn nói là cảm thấy tự ti, mặc cảm – về sự yếu kém của thể thao Việt Nam. Vì Thế vận hội không đơn thuần chỉ là một cuộc tranh tài thể thao giữa các vận động viên. Những tấm huy chương còn diễn tả vị thế của từng nước và niềm tự hào của từng quốc gia.
Từ cảm nghiệm của bản thân và qua những gì tác giả được biết từ những người thân quen, có thể nói với rất nhiều người Việt, dù sống ở đâu, chắc ai cũng ráng (thức khuya) ngồi lại để có thể nhìn thấy đoàn Việt Nam ra mắt trong đêm lễ khai mạc (vì các đoàn vận động viên được giới thiệu theo thứ tự alphabet của tên nước mình).
Chờ cả tiếng nhưng chỉ thấy đoàn vận động viên xuất hiện trên màn hình mấy giây và chắc ai cũng thấy thất vọng vì trong khi bình luận viên của chương trình lễ khai mạc (BBC) nói nhiều và chi tiết về nhiều đoàn vận động viên khác, đoàn Việt Nam chẳng được bình luận gì.
Một lần mở TV xem và tình cờ tác giả bài viết này thấy hai người bình luận – trong đó có Sir Steve Redgrave, vận động viên Anh từng năm lần đoạt huy chương vàng Olympics về môn chèo thuyền – đang hỏi nhau lá cờ có nền đỏ và một sao vàng ở giữa được cắm cùng với nhiều lá cờ của các quốc gia khác trên khán đài tại Eton Dorney – nơi diễn ra các môn chèo thuyền – là cờ của nước nào. Nhưng cả hai đều trả lời không biết.
Chứng kiến những cảnh này, là người Việt chắc ai cũng thấy buồn nhưng không ai có thể trách người ta được vì thành tích Olympics của đoàn Việt Nam quá mờ nhạt, không ai nổi bật, lấy gì để người ta bình luận. Cũng vì thể thao Việt Nam, trong đó có chèo thuyền, quá yếu kém – nếu không muốn nói là không có gì – làm sao người ta có thể biết đến Việt Nam. Nếu như đoạt được huy chương và lá cờ Việt Nam được kéo lên đâu đó tại các khán đài Olympics, chắc thế giới sẽ biết lá cờ có sao vàng trên nền đỏ ấy là quốc kỳ của (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa) Việt Nam.
Thành tích yếu kém của thể thao Việt Nam không chỉ làm những ai quan tâm đến thể thao nước nhà và tình hình chung của Việt Nam thất vọng mà còn làm không ít người nước ngoài ngạc nhiên, thắc mắc. Có người hỏi tại sao là một nước có dân số lớn – lớn hơn cả Đức, Pháp, Anh, hay những nước châu Á khác như Hàn Quốc – mà không giành được một chiếc huy chương nào.
Người khác còn so sánh Việt Nam với hai nước cộng sản và được cho là nghèo đói hơn Việt Nam là Bắc Hàn và Cuba hay với các nước trong khối ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Khi họ so sánh Việt Nam với các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp thì ít nhiều người Việt nào cũng có thể lý giải và chấp nhận được. Nhưng khi họ so sánh Việt Nam với Bắc Hàn hay Malaysia chắc chắn sẽ có không ít người cảm thấy ‘khó chịu’ vì không biết trả lời như thế nào.
Vì lấy lý do kinh tế hoặc nguyên nhân khác đều không thuyết phục. Hơn nữa, viện lý do nào cũng chỉ bộc lộ sự yếu kém, thua sút của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác.
Theo một bài viết trên BBC, nguyên nhân được một quan chức thể thao Việt Nam nêu ra để lý giải cho sự thiếu vắng huy chương của Việt Nam là người Việt ‘nhỏ nhẹ’.
Nhưng xét về thể lực – chiều cao thấp, lớn nhỏ, nặng nhẹ – có thể nói Việt Nam cũng không thua bao nhiêu so với các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Singapore.
Hơn nữa, trong khi đoàn Việt Nam không đoạt được một huy chương nào, hai vận động viên gốc Việt tương đối ‘nhỏ nhẹ’ lại giành được 3 huy chương, 2 bạc và 1 đồng. Và nếu có 3 huy chương này, đoàn Việt Nam có thể xếp ngang hàng với Thái Lan ở vị trí 57 tại Olympics London 2012.
Vận động viên người Đức gốc Việt Marcel Nguyễn – người mang về cho đoàn Đức hai chiếc huy chương bạc môn thể dục dụng cụ – cũng chỉ cao 1m67.
Trong khi đó, Carol Huỳnh – người Canada gốc Việt, đã từng giành huy chương vàng ở môn vật tại Olympics 2008 và đã thắng vận đông viên Việt Nam Nguyễn Thị Lụa (cao 1m55) trong trận ra quân đầu tiên ở Olympics 2012 và cuối cùng đoạt huy chương đồng ở môn này – chỉ cao 1m54.
Tại sao, cả hai đều là những người có gốc Việt Nam và ‘nhỏ nhẹ’ họ lại thành công ở nước ngoài?
Hai ví dụ này cho thấy ‘nhỏ’, ‘nhẹ’ hay ‘thấp’ không phải là lý do chính của sự thiếu vắng huy chương. Và việc quan chức viện lý do này để biện hộ cho sự yếu kém của thể thao của nước mình không chỉ không thuyết phục mà còn không thể chấp nhận được.
Một điều đáng nói nữa là dù gửi một đoàn vận động viên lớn nhất từ trước tới nay, các quan chức quan chức thể thao Việt Nam cũng chỉ xác định họ tới London để ‘tiếp cận thành tích thế giới’. Việc học hỏi, tiếp cận thành tích thế giới là một điều quan trọng, một điều nên làm.
Nhưng kể từ năm 1980 – khi một Việt Nam thống nhất tham gia Olympics lần đầu tiên – Việt Nam đã có chín lần tham dự Thế vận hội. Nếu cứ viện cớ mình ‘nhỏ’, ‘nhẹ’, ‘thấp’ hay tham dự để ‘tiếp cận’, chứ không phải tranh tài, Việt Nam vẫn mãi trong ‘thời kỳ quá độ’, không bao giờ ‘tiến lên’ cạnh tranh với các nước trong khu vực, nói gì đến chuyện tranh tài với các quốc gia khác thế giới.
Hơn nữa, nếu chủ trương tham dự Olympics để tiếp cận thành tích thế giới và học hỏi, trong bốn năm qua đoàn Việt Nam chẳng ‘tiếp cận’, ‘học’ được gì vì tại Olympics 2008, ít ra Việt Nam cũng có được một huy chương bạc. Còn lần này, Việt Nam đến London và về tay không.
Tác giả bài viết: Đoàn Xuân Lộc