PDA

View Full Version : Lễ Đức Mẹ sầu bi: Vai trò của đau khổ trong cuộc đời Đức Mẹ



vanluan
15-09-2012, 07:44 AM
I. Lịch sử Lễ Đức Mẹ sầu bi
Lm Thêôphilê
Tưởng niệm những đau khổ của Đức Maria xuất hiện hồi thế kỷ thứ XII, nhưng ý tưởng đã được khai phá trong các văn bản của các thánh như Anselme hay các tu sĩ dòng Đa Minh và dòng Xitô. Thánh lễ nhớ này được cử hành đầu tiên tại thành Cologne (Đức) vào ngày thứ sáu sau Chúa nhật thứ III mùa Phục sinh vào năm 1423. Đến năm 1727, Đức Giáo Hoàng Benoit XIII mới ghi vào lịch phụng vụ và được cử hành vào thứ sáu trước Chúa nhật lễ Lá. Sau đó lễ lại bị xóa đi khỏi lịch, nhưng các tu sĩ dòng Tôi tớ Đức Mẹ (Servites) vẫn giữ lại trong lịch phụng vụ của Hội dòng và cử hành vào ngày Chúa nhật sau ngày 14 tháng 9. Lễ lại được ghi vào lịch phụng vụ vào năm 1814 và Đức Giáo Hoàng Piô X cho cử hành vào ngày 15 tháng 9 từ năm 1913.Bối cảnh của lễ này cử hành sau lễ Tôn kính Thánh Giá cho chúng ta thấy rõ ý nghĩa muốn nêu lên. Những bức tượng Thương Khó (Pietà) hoặc những Thánh Thi như Stabat Mater diễn tả đau khổ cả Đức Maria dưới chân Thập giá. Sau đó người ta đi đến chiêm ngưỡng những đau khổ khác của Ngài, và từ thế kỷ thứ XIV được gom lại thành 7 sự thương khó : Lời tiên báo của Smêôn (Lc 2,34-35), Trốn sang Ai câp (Mt 2,13-15), Tìm thấy Đức Giêsu trong Đền thờ (Lc 2,41-52), đường lên núi Can-Vê, cuôïc đóng đinh, Hạ xác Chúa xuống và chôn xác Chúa trong mồ.
http://www.lamhong.org/wp-content/uploads/2012/09/mesaubi_1.jpg (http://www.lamhong.org/wp-content/uploads/2012/09/mesaubi_1.jpg)

II. Phần suy niệm Bài 1. ĐỨC MẸ SẦU BI
Nguyễn Đức Tuyên Đức Maria là một con người được chúc phúc và có ưu quyền nhất của Thiên Chúa. Đức Maria là Mẹ người Con duy nhất. Hãy nghĩ tới niềm vui của Mẹ trong việc nuôi nấng Đấng Cứu Độ trầøn gian. Trải qua cuộc đời, Mẹ cân nhắc và trân trọng công việc Thiên Chúa trao phó và hớn hở nhìn ngắm chương trình của Thiên Chúa hé mở cho Mẹ. Tuy vậy, Đức Maria cũng nhận biết nỗi sâu xa nhất của sự sầu bi nhân tính. Chỉ mấy ngày sau khi sinh hạ nguời Con yêu dấu, nhà thông thái Simêon đã báo hiệu cho Mẹ: “Một lưỡi đòng sẽ thâu qua lòng bà” (Lc 2: 45). Những lời này hiển nhiên có tác dụng làm Maria phân vân trong vai trò Thiên Chúa đã đặt để cho Ngài – hay ít nhất cũng giảm thiểu nhiệt tình đối với ơn gọi của mình. Điều này có thể xẩy ra trong trường hợp Đức Maria không phải là một phụ nữ có niềm tin son sắt. Hiển nhiên là Đức Maria đã đau khổ, nhưng Mẹ lại là một người nữ hy vọng, vui tươi luôn hướng về Thiên Chúa như là nguồn lực an ủi và tín thác, giúp chống trả những nghịch cảnh. Đức Maria được gọi là Mẹ Sầu bi không phải vì những bất hạnh xảy đến cho đời Mẹ, nhưng chính là vì con đường Mẹ tiếp cận trái tim mình với trái tin Chúa. Khi Mẹ thấy Con mình chịu đựng sự thù ghét của những tư tế, khi Mẹ thấy các Tông Đồ tránh xa Con mình trong giờ lâm tử, khi thấy Con bị bắt, bị xử tội, và treo trên thập giá – trong tất cả những hoàn cảnh ấy, Maria kinh ngạc cách sâu xa khi nghĩ tới trái tim Chúa Cha bị đau đớn vì con người cứng lòng. Maria đau đớn tột cùng dưới chân thánh giá khi chứng kiến Con Mẹ chết vì bị đóng đinh. Mẹ tỏ cho Con Mẹ biết tình yêu thương bằng chính cách thức Mẹ có thể biểu lộ là đứng dưới chân thánh giá. Nhờ ân sủng của Thánh Thần, Mẹ có con mắt đức tin phó thác nơi kế hoạch của Thiên Chúa để sinh hoa trái, dù rằng trong tăm tối mịt mù. Mẹ gào thét trước sự bất công, nhưng Mẹ tin rằng quyền lực của Thiên Chúa sẽ thắng sự chết. Bao quanh bởi những kẻ dữ, Mẹ Maria cảm thấy chính mình được liên kết với Chúa Giêsu trong lời cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm.” (Lc 23:34). Nhờ ơn Chúa Thánh Thần Mẹ Maria có thể tha thứ và chúc phúc cho những con người bất công, thù hận và bạo lực. Liệu chúng ta có thể đứng dưới chân thánh giá với Mẹ Maria và tha thứ cho những ai xúc phạm tới ta chăng. Khi đứng dưới chân thánh giá, trái tim Mẹ Maria thật sự tan nát – không phải chỉ vì Con Mẹ bị đau đớn, nhưng cũng bởi tội lỗi đã đem đến việc đền tội nhân thế của Đức Kitô. Giống như Mẹ Maria, chúng ta hãy cùng hướng tâm vào Chúa Cha và xin Mẹ chuyển cầu cho những ai còn xa Chúa Cha trên trời. Lạy Chúa Cha, xin hãy đâm thấu trái tim con để con có thể cầu bầu cho thế giới đang đau khổ, trong tư tưởng, lời nói và việc làm của con.

nguồn Lamhong