PDA

View Full Version : Miện gai Thương Khó Chúa bảo tồn tại Nhà Thờ Đức Bà Paris



T Phương Đông
17-09-2012, 06:51 AM
MIỆN GAI THƯƠNG KHÓ CHÚA KITÔ BẢO TỒN TẠI
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS.

Share on facebook (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)Share on twitter (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)Share on email (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)Share on print (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)More Sharing Services (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)0 (http://www.dominiart.net/CTBaiViet.aspx?id=825#)



http://www.dominiart.net/userfiles/images/1239055468.jpgBa thánh tích về Chúa Kitô hiện được bảo tồn tại Vương cung Thánh đường Notre Dame de Paris gồm một mẩu gỗ lấy từ Thánh giá hiện cất giữ tại Roma (do Thánh Hélène là mẹ của hoàng đế Constantin tặng), đinh Thụ Nạn và Miện Gai.

Miện gai do thánh Louis mang từ Constantinople vào năm 1239 là thánh tích quý nhất và được tôn thờ nhiều nhất từ 13 thế kỷ nay.

Miện Gai Nhà Thờ Đức Bà

Thánh sử Gioan trình thuật đêm thứ năm rạng thứ sáu Tuần Thánh, ‘‘ Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác cho người một áo choàng đỏ.’’ (Ga 19,2).

Miện Gai cất giữ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris làm bằng mây kết bằng các sợi chỉ vàng, đường kính 21 cm, gồm 70 gai nhọn, do hoàng đế Byzantion (Βυζάντιον) và hoàng đế Pháp tặng. 70 gai này có cùng đặc tính chứng tỏ có cùng nguồn gốc.

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ thứ X, thánh tích được đưa đến nhà nguyện của các hoàng đế thành Kontantinoupolic (Κωνσταντινούπολις), ngày nay là thành phố Istanbul (http://fr.wikipedia.org/wiki/Istanbul) ở Thỗ Nhĩ Kỳ, để khỏi bị người Ba Tư chiếm đoạt, như từng xẩy ra ở Thánh đường Saint Sépulcre, còn gọi là Thánh đường Phục sinh : Naos tis Anastaseos (Ναός της Αναστάσεως). Ngôi thánh đường này nằm ở cổ thành Giêrusalem, cạnh Núi Sọ (Golgotha) và mộ Chúa Kitô. Ngày nay, Saint Sépulcre là trụ sở của Đức Thượng Phụ Chính Thống Hy Lạp tại Giêrusalem và văn phòng Cha Giám quản Vương cung Thánh đường Saint Sépulcre.

Ngày 9-8-1239, hoàng đế Louis IX và triều đình diễn hành trong thị trấn Villeneuve l’Archevêque để tiếp nhận Miện Gai. Nha vua bận thường phục, đi chân đất, đích thân rước Miện Gai trên hai tay. Nhà vua đã kiểm tra cẩn thận các dấu niêm phong Constantinople và Venise rồi đích thân mở hộp thánh.

Đức TGM Sens Gautier Cornut đã tường thuật như sau :
‘‘Sau khi gỡ các dấu niêm phong, nhà vua mở bình bạc. Miện Gai được đặt trên chiếc đế bằng vàng.’’

Ngày 4-7-2008, Bà Brigitte Arnaud đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại Học Sorbonne (Paris) về Đại lễ Cung nghinh Miện Gai tại Tổng Giáo Phận Sens, theo các bản thảo lưu trữ tại Thư viện

http://www.dominiart.net/userfiles/images/insert_1239055444.gif
Năm 1239, Vua Thánh Louis rước Miện Gai từ Sens về Nhà Thờ Đức Bà Paris

Trung ương Pháp ký hiệu Bnf Lat. 1028 vào thế kỷ XIII, theo thư mục bản thảo phụng vụ có ghi chú và lưu trữ tại Sens. (L’office de la Couronne d’épines dans l’archidiocèse de Sens d’après le manuscrit Paris, BnF Lat. 1028, XIIIe siècle suivi du catalogue des manuscrits liturgiques notés et conservés à Sens).

Lược sử Miện Gai : Năm 409, thánh Paulin de Nole chép rằng Miện Gai là một trong các thánh tích được cất giữ tại Vương cung Thánh đường Núi Sion ở Giêrusalem. Vào thế kỷ VII, thánh tích được cất giữ trong nguyện đường hoàng gia ở Constantinopolis (Κωνσταντινούπολις), để tránh bị những người Ba Tư và Ả rập lấy đi. Vào thế kỷ thứ X, người ta tìm thấy hòm đựng thánh tích mạ vàng do hoàng đế Constantin VII ra lệnh thực hiện. Hòm thánh tích làm tại Constantinopolis. Trong Chuyên luận Nghi lễ (Traité des cérémonies), hoàng đế Constantin VII ghi lại rằng các hoàng đế phương Đông họp để thông báo các bộ sưu tập thánh tích. Miện Gai được cất giữ trong Nhà nguyện ở Constantinopolis. Trong tập thủ bút có ghi chú : Miện Gai còn xanh mầu không thể hư hại, không mang vết tay. Gai có vẻ đẹp riêng, không giống như gai trồng bờ dậu, mà như chồi non trầm hương thơm ngát.



http://www.dominiart.net/userfiles/images/insert_1239055317.jpg



Vương Cung Thánh đường Notre Dame de Paris (ảnh LĐT)












Năm 1204, Miện Gai rơi vào tay các chủ ngân hàng ở Venise. Mấy năm sau, thánh Louis thương thuyết suốt hai năm mới đạt được thoả hiệp. Tháng 8-1238, nhà vua bỏ ra 135 000 đồng bảng để chuộc Miện Gai. Năm 1239, Miện Gai được mang về Pháp. Ngày 18-8-1239, kinh đô Paris cung nghinh Miện Gai. Nhà vua ôm trong tay thánh tích, có bào huynh Robert 1er d’Artois và hoàng thái hậu Blanche de Castille hộ giá.

Năm 1241, nhà vua mang về cho nước Pháp bẩy thanh tích khác trong số có một mẩu Thánh Giá, Máu Cực Thánh Chúa Kitô và tấm đá nhà mồ an táng Chúa Kitô. Các thánh tích này hiện được cất giữ tại Sainte-Chapelle trên đảo Saint-Louis. (Từ năm 1725, đảo nhỏ giữa đôi bờ sông Seine mang tên vua Louis XIX). Cách mạng Pháp 1789 bùng nổ, Miện Gai được chuyển về Thư viện Quốc gia. Trước khi qua đời năm 1825 tại Perpignan, hoàng đế Philippe III đã tặng bốn gai thánh cho Thánh đường Saint-Matthieu de Perpignan.

Thoả ước 1801 trao trả Miện Gai cho Toà Tổng Giám Mục Paris. Từ năm 1806, Miện Gai được cất giữ tại Nhà Thờ Đức Bà Paris. Các Kinh sĩ Nhà thờ Đức Bà có trách nhiệm rước thánh tích để công chúng tôn thờ. Các hiệp sĩ canh giữ. Hiện nay, Miện Gai được trưng bầy cho công chúng thờ kính vào mỗi thứ sáu đầu tháng, vào lúc 15 giờ và thứ sáu Tuần Thánh, từ 10 giờ đến 17 giờ.

Tác giả: Lê Đình Thông, phd.