T Phương Đông
24-09-2012, 06:19 AM
http://i865.photobucket.com/albums/ab214/LamGiaTrang_HinhAnh/ThacNuoc/anh-thac-nuoc14.jpg
Cách nhìn
Có một người mẹ bảo đứa con trai đầu của bà cầm mười đồng và cái chai không đến quán mua dầu. Đứa bé đến mua được một chai đầy dầu, nhưng không may trên đường về vấp phải hòn đá bên đường nên chai dầu bị rớt và dầu trong chai đổ hết một nửa xuống đất. Cậu ta trở về nhà buồn rầu nói với mẹ: “Con đã làm đổ hết nửa chai dầu”, rồi anh ta cứ buồn rầu không dứt.
Người mẹ lại gọi đứa con trai thứ hai và cũng đưa cho nó chừng đó tiền bảo nó cầm chai đi mua dầu. Đứa bé lại đi mua dầu và lúc trở về nó cũng gặp trường hợp như anh nó. Dầu đổ hết một nửa, nhưng nó không buồn rầu mà vui vẻ nói với mẹ nó: “Mẹ xem!Con đã cứu được nửa chai dầu rồi đó. Trong khi chai dầu rớt xuống, có nguy cơ là toàn bộ dầu trong chai sẽ chảy ra đất hết, nhưng con đã kịp cứu được nửa chai dầu còn lại. Chúng ta nhìn xem, hai anh em cùng gặp một tình huống như nhau nhưng người anh lại khóc lóc buồn rầu, còn người em thì vui vẻ vô cùng.
Sau đó, bà mẹ lại bảo đứa con trai út của bà đi mua dầu. Người em út cũng xảy ra tình huống như hai anh nó. Nhưng nó cũng về nhà vui vẻ thưa với mẹ nó: “Con đã cứu được nửa chai dầu, nhưng nửa chai dầu kia đã bị chảy mất, vì vậy con phải đi tìm làm thuê một ngày kiếm lại 5 đồng để đong lại số dầu đã mất.” Đứa bé này là đứa bé này có sức nội quán nên không những lạc quan mà còn rất thực tế.
Ba đưa bé chính là ba cách nhìn của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng chúng ta có người rơi vào chủ nghĩa bi quan, có người lại rơi vào chủ nghĩa lạc quan, thiếu sức nội quán. Nếu chúng ta có sức nội quán thì cuộc sống sẽ thực tế hơn.
(Hạnh Giải trích dịch)
http://gi167.photobucket.com/groups/u141/K7DWM8KU66/2amrelas-1.gif
Cách nhìn
Có một người mẹ bảo đứa con trai đầu của bà cầm mười đồng và cái chai không đến quán mua dầu. Đứa bé đến mua được một chai đầy dầu, nhưng không may trên đường về vấp phải hòn đá bên đường nên chai dầu bị rớt và dầu trong chai đổ hết một nửa xuống đất. Cậu ta trở về nhà buồn rầu nói với mẹ: “Con đã làm đổ hết nửa chai dầu”, rồi anh ta cứ buồn rầu không dứt.
Người mẹ lại gọi đứa con trai thứ hai và cũng đưa cho nó chừng đó tiền bảo nó cầm chai đi mua dầu. Đứa bé lại đi mua dầu và lúc trở về nó cũng gặp trường hợp như anh nó. Dầu đổ hết một nửa, nhưng nó không buồn rầu mà vui vẻ nói với mẹ nó: “Mẹ xem!Con đã cứu được nửa chai dầu rồi đó. Trong khi chai dầu rớt xuống, có nguy cơ là toàn bộ dầu trong chai sẽ chảy ra đất hết, nhưng con đã kịp cứu được nửa chai dầu còn lại. Chúng ta nhìn xem, hai anh em cùng gặp một tình huống như nhau nhưng người anh lại khóc lóc buồn rầu, còn người em thì vui vẻ vô cùng.
Sau đó, bà mẹ lại bảo đứa con trai út của bà đi mua dầu. Người em út cũng xảy ra tình huống như hai anh nó. Nhưng nó cũng về nhà vui vẻ thưa với mẹ nó: “Con đã cứu được nửa chai dầu, nhưng nửa chai dầu kia đã bị chảy mất, vì vậy con phải đi tìm làm thuê một ngày kiếm lại 5 đồng để đong lại số dầu đã mất.” Đứa bé này là đứa bé này có sức nội quán nên không những lạc quan mà còn rất thực tế.
Ba đưa bé chính là ba cách nhìn của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Cùng một hoàn cảnh như nhau nhưng chúng ta có người rơi vào chủ nghĩa bi quan, có người lại rơi vào chủ nghĩa lạc quan, thiếu sức nội quán. Nếu chúng ta có sức nội quán thì cuộc sống sẽ thực tế hơn.
(Hạnh Giải trích dịch)
http://gi167.photobucket.com/groups/u141/K7DWM8KU66/2amrelas-1.gif