PDA

View Full Version : Thắc mắc về Bí tích hôn nhân



mayxanh1234
23-10-2012, 01:09 AM
Anh A có Đạo
Chị B không có Đạo

Anh A lấy chị B làm phép giao, hai người có 1 đưa con

Anh A và chị B ly dị (theo phép đời)

Anh A không lây vợ

Chị B trở lại đạo và làm phép hôn phối với anh C có đạo, hai người không có con với nhau ... Anh C không hòa hợp với con của chị B

Chị B lỵ dị anh C theo phép đời

Anh A và chị B muốn trở lại với nhau ?

Có được không theo luật giáo hội ?

VĂN VĂN
23-10-2012, 07:15 AM
thật là rắc rối ...mình thật tình cũng không hiểu ...mong các bạn giúp cho

sangdanh
12-08-2013, 10:59 AM
Đầu tiên, hôn nhân là một việc quan trọng trước mặt Chúa, được Chúa cất nhắc lên hàng Bí Tích: Bí Tích Hôn Nhân.

Anh A và Chị B đã kết hôn với nhau theo đúng luật Chúa và phép Giáo hội (vì chị B khi theo đạo, lúc ấy đã đủ năng lực hành vi, có đủ nhận thức, trí khôn và tự nguyện để theo đạo). Và hôn nhân ấy đã hợp pháp trước mặt Chúa (trong khi cử hành hôn lễ, các bên nam nữ đã bày tỏ sự tự nguyện và lời thề trước mặt Thiên Chúa và cộng đồng dân chúng). Do đó, hôn nhân ấy không thể tháo gỡ (họ đã con chung). Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.

Sau đó, họ ly dị, như thế là phạm tội trước mặt Chúa.

Chị B bỏ đạo. Việc chị bỏ đạo không có nghĩa chị trở lại tình trạng như người ngoại giáo ban đầu. Nghĩa là khi bỏ đạo thì không phạm tội gì nếu như không đi lễ Chúa nhật hoặc giữ các giới răn căn bản. Mà là chị đã phạm thêm tội không giữ các giới răn của Chúa. Nên nhớ là khi chịu phép rửa, lúc ấy, mặc nhiên được coi là chị B có đủ minh mẫn để theo đạo.

Chị B trở lại đạo, thực hiện theo câu ca dao "tôi cầu cùng Chúa Ba Ngôi, cho tôi lấy vợ tôi thôi nhà thờ". Cho dù chị B có thực dụng theo đạo vì cái mà chi cho là hôn nhân với anh C, thì hôn nhân này là không hợp pháp trước mặt Chúa. Vì Chị B chỉ có một linh hồn, linh hồn ấy đã được rửa tội, và đã phá bỏ Bí Tích hôn phối của Chúa, chứ chị B không thể tự lừa gạt chính mình và mọi người rằng, tình trạng của chị giống như người ngoại giáo đã ly dị để lập gia đình mới. Hai cái khác nhau.

Ở đây, giữa chị B và anh C có đạo, không thể được coi là hôn nhân hợp pháp trước mặt Chúa, mà là phạm tội về dâm dục, phạm tội hàng ngày. Vì ai cưới người đàn bà bị bỏ cũng là phạm tội theo Thánh Kinh. Với một tình trạng đắc tội hàng ngày và thường xuyên, nên họ có thể lâm vào tình trạng khó khăn vì ân nghĩa không đủ để được Chúa và các Thiên Thần bảo vệ, nên lục đục thường xuyên xảy ra theo sự can thiệp của thần dữ.

Sau đó, anh A và chị B trở lại với nhau. Cho dù có ly dị đi nữa, nhưng trước mặt Chúa, họ vẫn là vợ chồng. Chứng thư ly dị, theo một khía cạnh nào đó, chỉ là một hình thức giải phóng tình dục và ràng buộc tài sài sản mà thôi

onggiachonggay_99
12-08-2013, 02:50 PM
vấn đề này thật rắc rối nhất là trong gia đình Già :
con Già đi lấy vợ lầy chồng đều lấy ngươì không cùng tôn giáo,(tất cả dâu, rể cuả già ai cũng có đạo nhưng chỉ không phải là đạo công giáo) trước khi làm phép hôn phối cả hai đều đi học những khoá giáo lý căn bản cuả tôn giáo (công Giáo và Phật Giáo) thế nhưng vưà qua già cũng tranh luận gắt gao trên face book về vấn đề này với một thầy giáo lý viên về đề tài như sau:
https://www.facebook.com/jvinhsaigon/posts/681092305240628?comment_id=7738292&offset=0&total_comments=12&notif_t=feed_comment_reply
(https://www.facebook.com/jvinhsaigon/posts/681092305240628?comment_id=7738292&offset=0&total_comments=12&notif_t=feed_comment_reply)(Xin vào link để coi )

mayxanh1234
12-08-2013, 03:05 PM
Anh A và Chị B đã kết hôn với nhau theo đúng luật Chúa và phép Giáo hội (vì chị B khi theo đạo, lúc ấy đã đủ năng lực hành vi, có đủ nhận thức, trí khôn và tự nguyện để theo đạo). Và hôn nhân ấy đã hợp pháp trước mặt Chúa (trong khi cử hành hôn lễ, các bên nam nữ đã bày tỏ sự tự nguyện và lời thề trước mặt Thiên Chúa và cộng đồng dân chúng). Do đó, hôn nhân ấy không thể tháo gỡ (họ đã con chung). Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly.





Dạ thứa, bác chưa đọc kỹ bài viết của em ạ ...

Lúc lấy anh A thì chị B chưa vào đạo vì vậy họ chỉ làm phép giao thôi ạ ...

Sau khi ly dị, bấy giờ chị B mới vào đạo (tự nguyện), và sau đó gặp anh C và kết hôn ...

mayxanh1234
12-08-2013, 08:13 PM
vấn đề này thật rắc rối nhất là trong gia đình Già :
con Già đi lấy vợ lầy chồng đều lấy ngươì không cùng tôn giáo,(tất cả dâu, rể cuả già ai cũng có đạo nhưng chỉ không phải là đạo công giáo) trước khi làm phép hôn phối cả hai đều đi học những khoá giáo lý căn bản cuả tôn giáo (công Giáo và Phật Giáo) thế nhưng vưà qua già cũng tranh luận gắt gao trên face book về vấn đề này với một thầy giáo lý viên về đề tài như sau:
https://www.facebook.com/jvinhsaigon/posts/681092305240628?comment_id=7738292&offset=0&total_comments=12&notif_t=feed_comment_reply
(https://www.facebook.com/jvinhsaigon/posts/681092305240628?comment_id=7738292&offset=0&total_comments=12&notif_t=feed_comment_reply)(Xin vào link để coi )










OGCG à, bác JVinh Le nói đúng đấy ạ ... Trong phép giao giữa người có đạo và không có đạo thì chỉ bên có đạo là bí tích, còn bên kia là không ... nghĩa là các con của bác có bí tích hôn phối nhưng dâu rể của bác thì không ạ, đơn giản là chưa lãnh nhận phép Thanh tẩy thì không lãnh nhận được bí tích nào khác ...

Vị vậy trong trường hợp bỏ nhau ... thì con cái của bác vẫn bị ràng buộc bởi Bí tích hôn nhân, nhưng dâu rể của bác thì không ạ ... Họ chưa phải là con dân của Chúa của Giáo Hội thì tại sao lại bị ràng buộc bởi luật Giáo Hội ???