PDA

View Full Version : Không nên sử dụng Ipad trong Thanh Lễ



Lexus
11-12-2012, 03:57 PM
Tôi đã có dịp đi lễ thấy Cha GX Phú Hạnh, Phú Nhuận, TP.HCM làm lễ sử dụng Ipad thay cho sách Kinh Thánh nên cảm thấy rất bực bội, gây chia chí cho cộng đoàn, KO TÔN NGHIÊM, nên có vài chia sẻ cùng mọi người, và hy vọng những lời này sẽ đến được các Cha có chức năng đừng để việc này xảy ra nữa.

Mọi người đọc link sau sẽ có cái nhìn tổng quan hơn http://giaophanxuanloc.org/mnu-phung-vu/giai-dap-phung-vu/624-dung-ipad-de-doc-tin-mung-trong-thanh-le-duoc-khong.html

Damsan
11-12-2012, 04:04 PM
Có gì đâu nè .... ĐGH còn sử dụng Twitter mà .... đừng làm chuyện bé xé ra to

Lexus
11-12-2012, 04:06 PM
Có gì đâu nè .... ĐGH còn sử dụng Twitter mà .... đừng làm chuyện bé xé ra to
Mình dẫn chứng cho link sau đó, bạn đọc kĩ sẽ hiểu. Ko nên quá lạm dụng

Damsan
11-12-2012, 05:44 PM
Thế kỷ 21 rồi bạn à .... GH cũng khuyến khích mà .... với lại Giáo Luật đâu có cấm dùng Ipad trong thánh lễ đâu nè ....

Sophanmocoi
12-12-2012, 04:29 AM
Sao ích kỷ vậy bạn? mình sài được sao các Cha không sài được? thời đại văn minh là vậy đó... biết đâu cái Ipad của Cha sử dụng đã được làm phép, thì cũng giống như cuốn kinh Thánh vậy á. :7:

T Phương Đông
12-12-2012, 07:41 AM
Theo thiển ý của mình thì việc dùng Ipad thay cho Sách Kinh Thánh ở trong Thánh Lễ đúng là không nên (hoặc chưa nên). Mặc dù chưa có Luật cấm, nhưng cũng chưa có Luật khuyến khích cách dùng thay thế này...Hơn thế nữa, sự thay đổi đột ngột dễ dàng gây sự thiếu trang nghiêm, bởi vì Cộng Đoàn chưa sẵn sàng đón nhận việc này; và sự thay đổi (phá cách) này liệu có làm ảnh hưởng đến truyền thống Phụng Vụ đã được gìn giữ tốt đẹp từ bao đời nay chăng?

hongbinh
12-12-2012, 08:08 AM
Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa6/13/2012

http://www.vietcatholic.net/pics/ipad.png

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.




Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma” sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách Tin Mừng? - H.A., Lashibi, Ghana


Đáp: Cho đến nay, Giáo Hội hoàn vũ chưa có tuyên bố chính thức nào về việc sử dụng các máy tính bảng điện tử trong phụng vụ. Ít nhất một Đức Hồng Y, khi cử hành thánh lễ trong nhà thờ chính tòa của ngài, đã công khai sử dụng một máy tính bảng thay cho sách lễ, nhưng điều này không tạo ra sự phê chuẩn chính thức. Ngược lại, một tuyên bố gần đây của Hội đồng Giám mục New Zealand nói rằng máy tính bảng không được sử dụng cho Thánh Lễ và các nghi lễ công khai khác.


Do đó những gì tôi nói không có chỗ đứng chính thức nào. Tôi tự giới hạn vào điều tôi xem có liên quan đến các nguyên tắc phụng vụ mà thôi.


Mặc dù tôi sử dụng một máy tính, tôi thừa nhận rằng tôi không ái mộ công nghệ và tự quản lý để tồn tại, mà không bị ràng buộc bởi điện thoại di động hay máy tính bảng.


Liên quan đến việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, tôi không thấy bất kỳ khó khăn lớn nào cho linh mục hay bất cứ ai khác, trong việc sử dụng các thiết bị này để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhất là khi đi đường xa hoặc du lịch.


Đối với việc sử dụng một máy tính bảng để thay thế cho sách lễ, sách bài đọc và sách Tin Mừng trong Thánh Lễ, tôi sẽ do dự nhiều hơn.


Một mặt, người ta có thể lập luận rằng các sách phụng vụ, giống như bất kỳ cuốn sách nào khác, là một phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. Trong ý nghĩa này, máy tính bảng thực hiện tốt chức năng tương tự như các trang sách in, nhưng với một số lợi thế gia tăng khác. Ví dụ, máy tính bảng có thể chứa tất cả các sách nghi lễ vào một chỗ, và nó cho phép chủ tế có thể chuyển đổi bản văn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi cần thiết, và điều chỉnh kích cỡ chữ để đọc cách thoải mái nhất.


Mặt khác, có một nguyên tắc, vốn trong khi không cần thiết cho phụng vụ, là nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các công cụ như vậy.


Giáo hội có truyền thống dành riêng các vật dụng được sử dụng trong phụng vụ cho các chức năng thiêng liêng mà thôi. Do đó, các vật dụng này thường được làm phép, để tách rời chúng ra khỏi tất cả các sự sử dụng khác. Người ta không được dùng chén thánh cho mục đích gia dụng; linh mục cũng không được lái xe xung quanh thị trấn trong bộ áo lễ. Lý do cho điều này là không phải sự phi thực tế của hành động, nhưng bởi vì các vật dụng thánh thiêng được dành riêng cho một thời gian, một địa điểm và một chức năng đặc biệt.


Tương tự như vậy, các cuốn sách được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ thường được làm phép và chỉ dành cho việc sử dụng linh thiêng. Chúng cũng được in và bị ràng buộc trong một định dạng, vốn nhấn mạnh mục đích thánh thiêng của chúng.


Tuy nhiên, máy tính bảng, do bản chất của nó, có khả năng đa dụng. Có một cái gì đó phi lý trong việc sử dụng một máy tính bảng như là một sách lễ hoặc sách bài đọc, và ngay sau đó nó được sử dụng nó để trả lời điện thư, lướt web, hoặc tải về máy một bộ phim.


Sách Tin Mừng là một trường hợp, mà trong đó tôi tin rằng các qui tắc hiện hành áp dụng cho vấn đề của chúng ta. “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma”, số 120D, xác định rằng chỉ có sách Tin Mừng, chứ không phải sách bài đọc, có thể được rước đi trong cuộc rước đầu lễ, đặt trên bàn thờ. Sự phân biệt này chắc chắn có nhắm tới máy tính bảng đa dụng, do đó tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng các qui tắc ấy đã loại trừ việc rước máy tính bảng, đặt nó trên bàn thờ, và xông hương cho nó.


Có thể suy đoán rằng sau này ai đó có thể phát triển một máy tính bảng để sử dụng độc quyền cho phụng vụ, với một thiết kế thích hợp và không có các chương trình khác được cài đặt kèm theo. Lúc ấy, điều đó có thể làm thay đổi cuộc tranh luận về vấn đề này.


Cho đến khi thời gian ấy xảy ra, tôi nghĩ rằng tốt nhất chúng ta nên tránh sử dụng các công cụ này, để duy trì sự nổi biệt thiêng liêng của phụng vụ khỏi sự buồn tẻ của các hoạt động thông thường.


Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một linh mục đi du lịch, tự tìm thấy mình bị bắt buộc và không có sách lễ nào để sử dụng, tôi tin rằng linh mục ấy có thể sử dụng một máy tính bảng để cử hành Thánh Lễ. (Zenit.org 12-6-2012)


Nguyễn Trọng Đa

hongbinh
12-12-2012, 08:10 AM
Có gì đâu nè .... ĐGH còn sử dụng Twitter mà .... đừng làm chuyện bé xé ra to

Đức Giáo Hoàng xử dụng Twitter không phải cho phụng vụ mà là cho Mục vụ truyền thông.

Lexus
12-12-2012, 11:40 AM
Sao ích kỷ vậy bạn? mình sài được sao các Cha không sài được? thời đại văn minh là vậy đó... biết đâu cái Ipad của Cha sử dụng đã được làm phép, thì cũng giống như cuốn kinh Thánh vậy á. :7:
Theo mình chỉ ngại vấn đề: khi đọc phúc âm xong, đưa lên hôn sẽ ko tôn nghiêm, VÌ LÚC ĐÓ CHỈ THẤY CHA HÔN IPAD của hãng Apple mà thôi!!!

Lexus
12-12-2012, 11:43 AM
Cảm ơn bạn đã trích dẫn lại cho mọi người thấy. Mình đã gửi link giải đáp thắc mắc trên, nhưng sợ mọi người ko đọc :)


Dùng iPad để đọc Tin Mừng trong Thánh lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa6/13/2012

http://www.vietcatholic.net/pics/ipad.png

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.




Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma” sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách Tin Mừng? - H.A., Lashibi, Ghana


Đáp: Cho đến nay, Giáo Hội hoàn vũ chưa có tuyên bố chính thức nào về việc sử dụng các máy tính bảng điện tử trong phụng vụ. Ít nhất một Đức Hồng Y, khi cử hành thánh lễ trong nhà thờ chính tòa của ngài, đã công khai sử dụng một máy tính bảng thay cho sách lễ, nhưng điều này không tạo ra sự phê chuẩn chính thức. Ngược lại, một tuyên bố gần đây của Hội đồng Giám mục New Zealand nói rằng máy tính bảng không được sử dụng cho Thánh Lễ và các nghi lễ công khai khác.


Do đó những gì tôi nói không có chỗ đứng chính thức nào. Tôi tự giới hạn vào điều tôi xem có liên quan đến các nguyên tắc phụng vụ mà thôi.


Mặc dù tôi sử dụng một máy tính, tôi thừa nhận rằng tôi không ái mộ công nghệ và tự quản lý để tồn tại, mà không bị ràng buộc bởi điện thoại di động hay máy tính bảng.


Liên quan đến việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, tôi không thấy bất kỳ khó khăn lớn nào cho linh mục hay bất cứ ai khác, trong việc sử dụng các thiết bị này để đọc Các Giờ Kinh Phụng Vụ, nhất là khi đi đường xa hoặc du lịch.


Đối với việc sử dụng một máy tính bảng để thay thế cho sách lễ, sách bài đọc và sách Tin Mừng trong Thánh Lễ, tôi sẽ do dự nhiều hơn.


Một mặt, người ta có thể lập luận rằng các sách phụng vụ, giống như bất kỳ cuốn sách nào khác, là một phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin. Trong ý nghĩa này, máy tính bảng thực hiện tốt chức năng tương tự như các trang sách in, nhưng với một số lợi thế gia tăng khác. Ví dụ, máy tính bảng có thể chứa tất cả các sách nghi lễ vào một chỗ, và nó cho phép chủ tế có thể chuyển đổi bản văn từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi cần thiết, và điều chỉnh kích cỡ chữ để đọc cách thoải mái nhất.


Mặt khác, có một nguyên tắc, vốn trong khi không cần thiết cho phụng vụ, là nên cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng các công cụ như vậy.


Giáo hội có truyền thống dành riêng các vật dụng được sử dụng trong phụng vụ cho các chức năng thiêng liêng mà thôi. Do đó, các vật dụng này thường được làm phép, để tách rời chúng ra khỏi tất cả các sự sử dụng khác. Người ta không được dùng chén thánh cho mục đích gia dụng; linh mục cũng không được lái xe xung quanh thị trấn trong bộ áo lễ. Lý do cho điều này là không phải sự phi thực tế của hành động, nhưng bởi vì các vật dụng thánh thiêng được dành riêng cho một thời gian, một địa điểm và một chức năng đặc biệt.


Tương tự như vậy, các cuốn sách được sử dụng trong việc cử hành phụng vụ thường được làm phép và chỉ dành cho việc sử dụng linh thiêng. Chúng cũng được in và bị ràng buộc trong một định dạng, vốn nhấn mạnh mục đích thánh thiêng của chúng.


Tuy nhiên, máy tính bảng, do bản chất của nó, có khả năng đa dụng. Có một cái gì đó phi lý trong việc sử dụng một máy tính bảng như là một sách lễ hoặc sách bài đọc, và ngay sau đó nó được sử dụng nó để trả lời điện thư, lướt web, hoặc tải về máy một bộ phim.


Sách Tin Mừng là một trường hợp, mà trong đó tôi tin rằng các qui tắc hiện hành áp dụng cho vấn đề của chúng ta. “Qui chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma”, số 120D, xác định rằng chỉ có sách Tin Mừng, chứ không phải sách bài đọc, có thể được rước đi trong cuộc rước đầu lễ, đặt trên bàn thờ. Sự phân biệt này chắc chắn có nhắm tới máy tính bảng đa dụng, do đó tôi nghĩ chúng ta có thể nói rằng các qui tắc ấy đã loại trừ việc rước máy tính bảng, đặt nó trên bàn thờ, và xông hương cho nó.


Có thể suy đoán rằng sau này ai đó có thể phát triển một máy tính bảng để sử dụng độc quyền cho phụng vụ, với một thiết kế thích hợp và không có các chương trình khác được cài đặt kèm theo. Lúc ấy, điều đó có thể làm thay đổi cuộc tranh luận về vấn đề này.


Cho đến khi thời gian ấy xảy ra, tôi nghĩ rằng tốt nhất chúng ta nên tránh sử dụng các công cụ này, để duy trì sự nổi biệt thiêng liêng của phụng vụ khỏi sự buồn tẻ của các hoạt động thông thường.


Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một linh mục đi du lịch, tự tìm thấy mình bị bắt buộc và không có sách lễ nào để sử dụng, tôi tin rằng linh mục ấy có thể sử dụng một máy tính bảng để cử hành Thánh Lễ. (Zenit.org 12-6-2012)


Nguyễn Trọng Đa

mayxanh1234
22-12-2012, 08:42 PM
Trời ơi là trời, sao bạn khó tính quá vậy ?? Quyển sách hay ipad gì cũng chỉ là "phương tiện" thôi mà ???? Bản thân Chúa không là quyển sách, cũng không là ipad ...


Nhưng mình đồng ý với anh PD là nếu cộng đoàn chưa sẵn sàng tinh thần đón nhận thì không nên làm ...

Joseph_thamlang
22-12-2012, 10:52 PM
"Được phép làm mọi sự ; nhưng không phải mọi sự đều có ích " (1Cr 10,23)

Nói thật nhé các bạn nghĩ sao nếu trên gian cung thánh bên cạnh nhà tạm nơi có mình thánh Chúa thay vì là cuốn kinh thánh được để trang trọng trong tủ kính thì là cái ipad ? Nhà thờ xứ mình khi xây lại cha đặt 2 bên tường mỗi bên là 3 cái LCD 40" mà mình đã thấy rất chướng rồi, nhìn không khác chi quán cà phê, ngoài hiện mấy bài hát thì ko hiểu ai cứ cho mấy cái hình động chén thánh rồi ngọn lửa gì đó suốt buổi lễ chia trí ko chịu được, không phải cứ hiện đại là hay ho đâu. Chúa ở đâu cũng vậy nhưng mình thà đi lễ ở một nhà nguyện đơn sơ nhưng có thể tập trung tâm hồn hướng về Chúa còn hơn vào một nhà thờ mà như vào cái rạp hát. Nhà thờ không phải là nơi trình diễn, nhà thờ ko là nơi xem lễ, nhà thờ phải là nơi sống thánh lễ.