Vinam
15-12-2012, 11:15 AM
Niềm vui của người chồng "không mặt" và người vợ không chân
Nỗi lo về đứa con đầu lòng sẽ bị tật nguyền giống bố của người đàn ông không mặt, Mohammad Latif Khatana, 32 tuổi, đến từ Ấn Độ, đã được xua tan khi vợ anh, chị Salima, 25 tuổi, cô gái khuyết tật chân, sinh hạ một bé gái khỏe mạnh bình thường.
Ulfat, có nghĩa là tình yêu trong tiếng Urdu, chào đời theo cách sinh thường tại ngôi nhà nhỏ, ở huyện Reasi, Jammu và Kashmir, Ấn Độ vào ngày 10/11, nặng 2,4kg.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_1.JPG
Cặp vợ chồng "khuyết tật" hạnh phúc khi đứa con chào đời khỏe mạnh, bình thường.
Ngay khi Latif bế con gái trên anh, chú nhanh chóng kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu dị dạng nào trên cơ thể em bé hay không. Thật may mắn, cặp đôi đã có thể cười mãn nguyện khi Ulfat hoàn toàn bình thường.
“Tôi đã rất lo lắng về khuôn mặt của con mình, liệu có dị dạng giống bố hay không. Khi thấy Ulfat xinh đẹp, kháu khỉnh như bao đứa trẻ khác, tôi như được giải thoát”, chú Latif nhớ lại.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_2.JPG
Latif sinh ra đã có một khối u thịt trên mặt, nó lớn dần theo thời gian, cho đến khi phát triển thành khối lớn, bao trùm gần như toàn bộ khuôn mặt. Điều đó đồng nghĩa anh Mohammad không thể nhìn thấy gì.
“Tôi muốn quên quá khứ đau buồn. Trở thành ông bố tốt là chương mới trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ tận hưởng hạnh phúc này và sẽ phải lo lắng cho đứa con bé bỏng này nhiều hơn, thay vì nghĩ về số phận mình”, ông bố không mặt chia sẻ.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/3.jpg
Khi biết vợ mang thai, chú Latif đã nhiều đêm mất ngủ vì lo ngại con sẽ mắc chứng bệnh giống bố.
Chị Salima, người phụ nữ bị tật nguyệt chân bẩm sinh, đã kết duyên với chú Latif vào tháng 8/2008. Trước đó, người đàn ông không mặt không thể tìm thấy ý chung nhân vì diện mạo khác thường. Cho đến khi gặp Salima, họ cảm nhận được mình thuộc về nhau.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_4.JPG
“Chúng tôi khao khát có con, nhưng ai cũng lo sợ. Cuối cùng vợ tôi cũng có bầu và tôi luôn cầu nguyện đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh bình thường. Tôi không quan tâm đó là bé trai hay gái, miễn là nó không có số phận nghiệt ngã như chúng tôi”, Latif nói. “Cuối cùng, tôi đã nghe thấy tiếng con gái cất tiếng khóc chào đời. Tim tôi tràn ngập hạnh phúc”.
Vợ chồng anh Latif muốn sinh thêm con, nhưng điều kiện kinh tế giá đình không cho phép họ thực hiện ước mơ thêm một lần nữa. Cho dù chú ấy là người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng khuôn mặt khác thường đã cướp đi mọi cơ hội xin việc của anh.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_5.JPG
“Tôi thích làm một công việc bình thường, chỉ điều đó cũng khiến tôi thấy tự hào. Thực tế lại khác, tôi không có bất kỳ cơ hội nào. Tôi phải đi ăn xin và hy vọng mọi người thấy thương cho số phận ngang trái của mình”. Chú Latif xin được 400 rupee (khoảng 160.000) mỗi ngày, đây cũng là nguồn thu nhập chính để nuôi cả gia đình.
Chị Salima tự hào về người chồng không mặt, “Anh ấy là người chồng tuyệt vời và tôi tin rằng Latif cũng là người cha tốt”.
Đọc báo
Nỗi lo về đứa con đầu lòng sẽ bị tật nguyền giống bố của người đàn ông không mặt, Mohammad Latif Khatana, 32 tuổi, đến từ Ấn Độ, đã được xua tan khi vợ anh, chị Salima, 25 tuổi, cô gái khuyết tật chân, sinh hạ một bé gái khỏe mạnh bình thường.
Ulfat, có nghĩa là tình yêu trong tiếng Urdu, chào đời theo cách sinh thường tại ngôi nhà nhỏ, ở huyện Reasi, Jammu và Kashmir, Ấn Độ vào ngày 10/11, nặng 2,4kg.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_1.JPG
Cặp vợ chồng "khuyết tật" hạnh phúc khi đứa con chào đời khỏe mạnh, bình thường.
Ngay khi Latif bế con gái trên anh, chú nhanh chóng kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu dị dạng nào trên cơ thể em bé hay không. Thật may mắn, cặp đôi đã có thể cười mãn nguyện khi Ulfat hoàn toàn bình thường.
“Tôi đã rất lo lắng về khuôn mặt của con mình, liệu có dị dạng giống bố hay không. Khi thấy Ulfat xinh đẹp, kháu khỉnh như bao đứa trẻ khác, tôi như được giải thoát”, chú Latif nhớ lại.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_2.JPG
Latif sinh ra đã có một khối u thịt trên mặt, nó lớn dần theo thời gian, cho đến khi phát triển thành khối lớn, bao trùm gần như toàn bộ khuôn mặt. Điều đó đồng nghĩa anh Mohammad không thể nhìn thấy gì.
“Tôi muốn quên quá khứ đau buồn. Trở thành ông bố tốt là chương mới trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ tận hưởng hạnh phúc này và sẽ phải lo lắng cho đứa con bé bỏng này nhiều hơn, thay vì nghĩ về số phận mình”, ông bố không mặt chia sẻ.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/3.jpg
Khi biết vợ mang thai, chú Latif đã nhiều đêm mất ngủ vì lo ngại con sẽ mắc chứng bệnh giống bố.
Chị Salima, người phụ nữ bị tật nguyệt chân bẩm sinh, đã kết duyên với chú Latif vào tháng 8/2008. Trước đó, người đàn ông không mặt không thể tìm thấy ý chung nhân vì diện mạo khác thường. Cho đến khi gặp Salima, họ cảm nhận được mình thuộc về nhau.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_4.JPG
“Chúng tôi khao khát có con, nhưng ai cũng lo sợ. Cuối cùng vợ tôi cũng có bầu và tôi luôn cầu nguyện đứa trẻ sinh ra sẽ khỏe mạnh bình thường. Tôi không quan tâm đó là bé trai hay gái, miễn là nó không có số phận nghiệt ngã như chúng tôi”, Latif nói. “Cuối cùng, tôi đã nghe thấy tiếng con gái cất tiếng khóc chào đời. Tim tôi tràn ngập hạnh phúc”.
Vợ chồng anh Latif muốn sinh thêm con, nhưng điều kiện kinh tế giá đình không cho phép họ thực hiện ước mơ thêm một lần nữa. Cho dù chú ấy là người đàn ông hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng khuôn mặt khác thường đã cướp đi mọi cơ hội xin việc của anh.
http://ione.vnexpress.net/files/subject/2012/12/41274/khong_mat_5.JPG
“Tôi thích làm một công việc bình thường, chỉ điều đó cũng khiến tôi thấy tự hào. Thực tế lại khác, tôi không có bất kỳ cơ hội nào. Tôi phải đi ăn xin và hy vọng mọi người thấy thương cho số phận ngang trái của mình”. Chú Latif xin được 400 rupee (khoảng 160.000) mỗi ngày, đây cũng là nguồn thu nhập chính để nuôi cả gia đình.
Chị Salima tự hào về người chồng không mặt, “Anh ấy là người chồng tuyệt vời và tôi tin rằng Latif cũng là người cha tốt”.
Đọc báo