T Phương Đông
17-03-2013, 10:33 PM
GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG DŨNG CẢM VÀ KHIÊM TỐN
"Cha còn có chỗ để ra đi.
Còn chúng con, bao người đau khổ chẳng có chỗ nào để mà ra đi.”Ngày… tháng… năm…
Cha kính yêu,
Khi ở Việt Nam mọi người đang vui vẻ ăn Tết thì vào ngày Mồng Hai Tết, lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11-02-2013, chúng con nhận được một tin bất ngờ gây bàng hoàng trong ngày đầu năm với lời tuyên bố rõ ràng của cha trước công nghị các Đức Hồng Y được triệu tập về Vatican :
"Trước một thế giới với quá nhiều thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu xa đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005 …"
Sau những giây phút ngỡ ngàng, ngẫm nghĩ lại, con thấy cảm phục cha vô cùng vì đây là một quyết định hết sức dũng cảm, sáng suốt và khiêm tốn, không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì thế mà con muốn gọi cha là "GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG DŨNG CẢM VÀ KHIÊM TỐN". Khiêm tốn vì cha đã thành thật nhìn nhận "Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình’. Có mấy người đang ngồi ở địa vị cao nhất mà dám khiêm tốn nhìn nhận sự bất lực của mình không thể đáp ứng được sứ vụ. Dũng cảm vì cha đã "tha thiết nài xin Chúa soi sáng cho tôi bằng ánh sáng của Người để tôi quyết định đúng không phải vì lợi ích của tôi, nhưng vì lợi ích của Hội Thánh. Tôi đã thực hiện bước này trong ý thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng cũng như sự mới mẻ của nó, nhưng với một sự bình an sâu xa trong tâm hồn. Yêu Hội Thánh cũng có nghĩa là có can đảm để có những lựa chọn khó khăn, đau khổ, nhưng luôn luôn đặt trước mặt mình lợi ích của Hội Thánh chứ không của bản thân mình.". Một lựa chọn khó khăn và đau khổ để có một quyết định không vì lợi ích bản thân nhưng vì lợi ích của Hội Thánh, đó không phải là một hành động dũng cảm mà chúng con phải nghiêng đầu kính phục sao?
Hôm nay con mạo muội viết thư này cho cha như một người con viết cho cha của mình với tình con thảo không chút ngại ngùng vì như cha đã nói trong buổi tiếp kiến cuối cùng : "Tôi cũng nhận được rất nhiều thư từ những người bình dân, họ viết cho tôi chỉ đơn thuần từ tấm lòng và làm cho tôi cảm thấy tình cảm của họ phát sinh từ việc cùng nhau ở với Chúa Giêsu Kitô trong Hội Thánh. Những người này không viết cho tôi theo cách một người viết cho một hoàng tử hoặc một vĩ nhân mà họ không biết. Họ viết cho tôi như anh chị em, như con cái trong nhà với ý thức về những mối liên hệ gia đình rất trìu mến."
Trong lúc mọi người đang hoang mang không biết tương lai Giáo Hội Công Giáo sẽ đi về đâu sau khi cha từ nhiệm, thì cha đã khẳng định rõ ràng với 170.000 khách hành hương, đặc biệt có rất đông sinh viên học sinh và các bạn trẻ từ khắp nơi kéo đến dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của cha tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ tư 27-2-2013 : "Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và Chúa sẽ không để nó bị chìm". Rất tiếc hôm đó con không đến được để cùng với hàng trăm ngàn người bày tỏ lòng yêu mến, sự gắn bó thân thương và lòng biết ơn vì tất cả những gì cha đã cống hiến cho Giáo Hội và cho toàn thế giới trong gần 8 năm trị vì. Hôm đó có khoảng 70 Hồng Y, hàng chục Tổng Giám Mục, Giám Mục, các Đức Ông thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, hàng ngàn linh mục tu sĩ nam nữ các dòng tu. Và trong các phái đoàn hành hương đến chào tạm biệt cha hôm ấy cũng có một nhóm Công Giáo Việt Nam từ Đức.
Chắc cha cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều khi các đoàn hành hương đã mang theo cờ Tòa Thánh và cờ của mỗi quốc gia. Họ giăng nhiều biểu ngữ viết tên thành phố của họ và các câu như: "Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu mến ngài", "Cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI”, “Cha luôn luôn là Phêrô và giới trẻ chúng con yêu mến cha", "Chúng con gần gũi cha luôn luôn", "Cám ơn Đức Thánh Cha nhiều lắm”…
Con nhớ buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng của cha là ngày 27 tháng 4 năm 2005, và trong gần 8 năm trị vì cha đã có 348 buổi tiếp kiến chung với 5.116.600 tín hữu tham dự. Số tín hữu tham dự đông nhất là vào năm 2006 với con số 1.031.500 người trong 45 buổi tiếp kiến.
Con nói rằng đây là buổi gặp gỡ cuối cùng, vì vào lúc 20 giờ tối thứ năm 28-2-2013 giờ Roma, cha kết thúc nhiệm vụ Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và chúng con dù có thương nhớ cha cách mấy cũng sẽ không thể gặp cha như hôm nay được nữa.
Con may mắn được gặp cha 2 lần tại Roma. Lần đầu tiên lúc con theo phái đoàn linh mục tu sĩ Việt Nam tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Gioan B. Phạm Minh Mẫn qua Roma nhận mũ gậy Hồng Y. Lúc đó cha còn là Hồng Y phụ trách Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đứng bên cạnh Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt thánh lễ ngày 21-10-2003. Lần thứ hai khi con đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 16 đến 21-08-2005 tại chính quê hương của cha ở bên Đức. Lúc này cha đã lên ngôi Giáo Hoàng với danh xưng Benedicto XVI nhưng chúng con thấy cách tiếp xúc của cha rất giản dị và nồng nhiệt. Chúng con đã có một đêm canh thức ngoài trời để cầu nguyện cùng với cha và hôm sau con được đồng tế với cha trong thánh lễ bế mạc đại hội.
Con chắc chắn sẽ không có cơ hội gặp lại cha lần thứ ba nữa rồi, vì vào lúc 11 giờ sáng thứ năm 28-2-2013 cha đã gặp các Hồng Y trong phòng Clemente để chào từ biệt. Sau đó lúc 5 giờ chiều cha lấy trực thăng bay đến dinh nghỉ mát Castel Gandolfo. Nửa tiếng sau cha ra bao lơn Castel Gandolfo để chào các tín hữu và đây là lần xuất hiện cuối cùng của cha trong tư cách là Giáo Hoàng Roma.
Trong tình yêu mến quý trọng, chúng con vẫn tiếp tục được gọi cha là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng, nhưng cha sẽ chỉ mặc áo chùng trắng, không có mảnh áo khoác ngắn trên vai, không có nhẫn Giáo Hoàng, cũng không mang giầy mầu đỏ. Cha cởi bỏ đôi giày màu đỏ của một giáo hoàng để mang vào chân đôi giày da, không thắt dây, màu huyết dụ hay màu nâu làm tại Mễ Tây Cơ. Những chiếc giày da nầy là quà của một người dân Mễ tặng cha trong chuyến du hành cuối cùng thăm nước Mễ hồi tháng ba năm 2012.
Con không thể gặp cha được nữa vì hiện nay cha cư ngụ tại Castel Gandolfo vài tháng rồi cha sẽ về sống ẩn dật trong tu viện của các nữ tu Dòng Kín đang được tu sửa lại ở nội thành Vatican trong thinh lặng và cầu nguyện "Tôi không từ bỏ Thánh Giá, nhưng tôi ở lại một cách mới mẻ với Chúa Chịu Đóng Đinh. Tôi không còn mang quyền bính của chức năng điều hành Hội Thánh nữa, nhưng vẫn còn ở lại trong sứ vụ cầu nguyện…Tôi sẽ tiếp tục đi theo cuộc hành trình của Hội Thánh bằng cầu nguyện và suy niệm."
Cha kính yêu,
Rời ngôi vị giáo hoàng, cha để lại cho chúng con nhiều ấn tượng lắm :
- Một loại bia có tên "Bia Giáo Hoàng" đượchãng bia Weideneder Brau Vertriebs Gmbh bên Đức tung ra thị trường và trên nhãn hiệu dán ở mỗi chai có ghi đậm hàng chữ "Dành riêng cho Đứa Con Vĩ Đại của Tổ Quốc: Giáo Hoàng Benedict XVI".
- Tính đến ngày thoái vị, cha đã ở ngôi giáo hoàng được 2873 ngày, tức là 7 năm, 8 tháng và 10 ngày, đã thực hiện 24 chuyến tông du đến 6 lục địa và 3 lần chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Hàng triệu người trẻ đã đánh giá cao nụ cười của cha và những lời tâm sự chân thành phát xuất từ con tim chứ không phải là ngôn ngữ ngoại giao.
- Cha là vị hồng y cao tuổi nhất được bầu làm Giáo Hoàng kể từ năm 1730. Cha thông thạo các thứ tiếng La Tinh, Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, và một ít tiếng Bồ Đào Nha.
- Cha là người con út trong ba người con của ông cố Josef Ratzinger. Cả ba người con không ai chọn nghề cảnh sát của ông cố. Người anh cả trở thành Đức Ông Georg Ratzinger, cô em gái thành nữ tu Mary, và cậu em trai thành giáo hoàng. Như vậy là giòng họ Ratzinger của cha không có người "nối dõi tông đường" nữa rồi, giống như gia đình của con vậy!
- Cha thích nuôi mèo nên có tới hai con mà một con là mèo hoang cha đã bắt gặp trong thành phố Roma. Cha giải trí bằng đàn piano, nghe nhạc Mozart và Beethoven mỗi ngày. Vào lúc thoái vị, cha vẫn còn giữ được các con thú nhồi bông do chính tay mẹ của cha làm cho lúc cha còn thơ ấu.
- Cha thụ phong linh mục ngày 29-06-1951. Ba năm sau lấy bằng tiến sĩ thần học. Từ 1957 đến 1969 làm giảng sư thần học tại các tu viện ở Freising, Bonn, Munster, và Tubinga. Từ năm 1969, cha làm viện phó và giảng sư thần học Viện Đại Học Regensburg.
- Năm 1981, cha được bổ nhiệm làm chủ tịch bộ Giáo Lý và Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Kinh Thánh kiêm chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Giáo Hoàng. Năm 1988, cha được chọn làm phó chủ tịch, rồi 4 năm sau trở thành Chủ Tịch Hồng Y Đoàn.
- Cha được báo Time bầu chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong cuộc bầu cử của Mật Nghị Hồng Y, cha được chọn với kết quả nhanh một cách kỷ lục, chỉ vào ngày thứ nhì, ở vòng bầu cử thứ tư.
(Còn tiếp)
"Cha còn có chỗ để ra đi.
Còn chúng con, bao người đau khổ chẳng có chỗ nào để mà ra đi.”Ngày… tháng… năm…
Cha kính yêu,
Khi ở Việt Nam mọi người đang vui vẻ ăn Tết thì vào ngày Mồng Hai Tết, lễ Đức Mẹ Lộ Đức 11-02-2013, chúng con nhận được một tin bất ngờ gây bàng hoàng trong ngày đầu năm với lời tuyên bố rõ ràng của cha trước công nghị các Đức Hồng Y được triệu tập về Vatican :
"Trước một thế giới với quá nhiều thay đổi nhanh chóng và đang rúng động bởi những vấn nạn liên quan sâu xa đến đời sống đức tin; để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin Mừng, cả năng lực của trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết. Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Vì lý do này, và cũng nhận thức được mức độ nghiêm trọng của hành động này, với hoàn toàn tự do, tôi tuyên bố thoái vị khỏi sứ vụ của Giám Mục Roma, Người kế vị Thánh Phêrô, đã được giao phó cho tôi bởi các Hồng Y ngày 19 Tháng Tư năm 2005 …"
Sau những giây phút ngỡ ngàng, ngẫm nghĩ lại, con thấy cảm phục cha vô cùng vì đây là một quyết định hết sức dũng cảm, sáng suốt và khiêm tốn, không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì thế mà con muốn gọi cha là "GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG DŨNG CẢM VÀ KHIÊM TỐN". Khiêm tốn vì cha đã thành thật nhìn nhận "Năng lực của tôi trong vài tháng qua, đã xấu đi đến mức mà tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình’. Có mấy người đang ngồi ở địa vị cao nhất mà dám khiêm tốn nhìn nhận sự bất lực của mình không thể đáp ứng được sứ vụ. Dũng cảm vì cha đã "tha thiết nài xin Chúa soi sáng cho tôi bằng ánh sáng của Người để tôi quyết định đúng không phải vì lợi ích của tôi, nhưng vì lợi ích của Hội Thánh. Tôi đã thực hiện bước này trong ý thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng cũng như sự mới mẻ của nó, nhưng với một sự bình an sâu xa trong tâm hồn. Yêu Hội Thánh cũng có nghĩa là có can đảm để có những lựa chọn khó khăn, đau khổ, nhưng luôn luôn đặt trước mặt mình lợi ích của Hội Thánh chứ không của bản thân mình.". Một lựa chọn khó khăn và đau khổ để có một quyết định không vì lợi ích bản thân nhưng vì lợi ích của Hội Thánh, đó không phải là một hành động dũng cảm mà chúng con phải nghiêng đầu kính phục sao?
Hôm nay con mạo muội viết thư này cho cha như một người con viết cho cha của mình với tình con thảo không chút ngại ngùng vì như cha đã nói trong buổi tiếp kiến cuối cùng : "Tôi cũng nhận được rất nhiều thư từ những người bình dân, họ viết cho tôi chỉ đơn thuần từ tấm lòng và làm cho tôi cảm thấy tình cảm của họ phát sinh từ việc cùng nhau ở với Chúa Giêsu Kitô trong Hội Thánh. Những người này không viết cho tôi theo cách một người viết cho một hoàng tử hoặc một vĩ nhân mà họ không biết. Họ viết cho tôi như anh chị em, như con cái trong nhà với ý thức về những mối liên hệ gia đình rất trìu mến."
Trong lúc mọi người đang hoang mang không biết tương lai Giáo Hội Công Giáo sẽ đi về đâu sau khi cha từ nhiệm, thì cha đã khẳng định rõ ràng với 170.000 khách hành hương, đặc biệt có rất đông sinh viên học sinh và các bạn trẻ từ khắp nơi kéo đến dự buổi tiếp kiến chung cuối cùng của cha tại quảng trường thánh Phêrô vào sáng thứ tư 27-2-2013 : "Tôi luôn biết rằng có Chúa ở trong thuyền, và tôi luôn biết rằng thuyền Hội Thánh không phải là của tôi, không phải là của chúng ta, nhưng là của Chúa. Và Chúa sẽ không để nó bị chìm". Rất tiếc hôm đó con không đến được để cùng với hàng trăm ngàn người bày tỏ lòng yêu mến, sự gắn bó thân thương và lòng biết ơn vì tất cả những gì cha đã cống hiến cho Giáo Hội và cho toàn thế giới trong gần 8 năm trị vì. Hôm đó có khoảng 70 Hồng Y, hàng chục Tổng Giám Mục, Giám Mục, các Đức Ông thuộc các cơ quan trung ương Tòa Thánh, hàng ngàn linh mục tu sĩ nam nữ các dòng tu. Và trong các phái đoàn hành hương đến chào tạm biệt cha hôm ấy cũng có một nhóm Công Giáo Việt Nam từ Đức.
Chắc cha cũng cảm thấy được an ủi rất nhiều khi các đoàn hành hương đã mang theo cờ Tòa Thánh và cờ của mỗi quốc gia. Họ giăng nhiều biểu ngữ viết tên thành phố của họ và các câu như: "Thưa Đức Thánh Cha, chúng con yêu mến ngài", "Cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức XVI”, “Cha luôn luôn là Phêrô và giới trẻ chúng con yêu mến cha", "Chúng con gần gũi cha luôn luôn", "Cám ơn Đức Thánh Cha nhiều lắm”…
Con nhớ buổi tiếp kiến chung lần đầu tiên trong cương vị Giáo Hoàng của cha là ngày 27 tháng 4 năm 2005, và trong gần 8 năm trị vì cha đã có 348 buổi tiếp kiến chung với 5.116.600 tín hữu tham dự. Số tín hữu tham dự đông nhất là vào năm 2006 với con số 1.031.500 người trong 45 buổi tiếp kiến.
Con nói rằng đây là buổi gặp gỡ cuối cùng, vì vào lúc 20 giờ tối thứ năm 28-2-2013 giờ Roma, cha kết thúc nhiệm vụ Chủ Chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ và chúng con dù có thương nhớ cha cách mấy cũng sẽ không thể gặp cha như hôm nay được nữa.
Con may mắn được gặp cha 2 lần tại Roma. Lần đầu tiên lúc con theo phái đoàn linh mục tu sĩ Việt Nam tháp tùng Đức Tổng Giám Mục Gioan B. Phạm Minh Mẫn qua Roma nhận mũ gậy Hồng Y. Lúc đó cha còn là Hồng Y phụ trách Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đứng bên cạnh Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong suốt thánh lễ ngày 21-10-2003. Lần thứ hai khi con đi tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới từ ngày 16 đến 21-08-2005 tại chính quê hương của cha ở bên Đức. Lúc này cha đã lên ngôi Giáo Hoàng với danh xưng Benedicto XVI nhưng chúng con thấy cách tiếp xúc của cha rất giản dị và nồng nhiệt. Chúng con đã có một đêm canh thức ngoài trời để cầu nguyện cùng với cha và hôm sau con được đồng tế với cha trong thánh lễ bế mạc đại hội.
Con chắc chắn sẽ không có cơ hội gặp lại cha lần thứ ba nữa rồi, vì vào lúc 11 giờ sáng thứ năm 28-2-2013 cha đã gặp các Hồng Y trong phòng Clemente để chào từ biệt. Sau đó lúc 5 giờ chiều cha lấy trực thăng bay đến dinh nghỉ mát Castel Gandolfo. Nửa tiếng sau cha ra bao lơn Castel Gandolfo để chào các tín hữu và đây là lần xuất hiện cuối cùng của cha trong tư cách là Giáo Hoàng Roma.
Trong tình yêu mến quý trọng, chúng con vẫn tiếp tục được gọi cha là Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI, hay Đức Nguyên Giáo Hoàng, nhưng cha sẽ chỉ mặc áo chùng trắng, không có mảnh áo khoác ngắn trên vai, không có nhẫn Giáo Hoàng, cũng không mang giầy mầu đỏ. Cha cởi bỏ đôi giày màu đỏ của một giáo hoàng để mang vào chân đôi giày da, không thắt dây, màu huyết dụ hay màu nâu làm tại Mễ Tây Cơ. Những chiếc giày da nầy là quà của một người dân Mễ tặng cha trong chuyến du hành cuối cùng thăm nước Mễ hồi tháng ba năm 2012.
Con không thể gặp cha được nữa vì hiện nay cha cư ngụ tại Castel Gandolfo vài tháng rồi cha sẽ về sống ẩn dật trong tu viện của các nữ tu Dòng Kín đang được tu sửa lại ở nội thành Vatican trong thinh lặng và cầu nguyện "Tôi không từ bỏ Thánh Giá, nhưng tôi ở lại một cách mới mẻ với Chúa Chịu Đóng Đinh. Tôi không còn mang quyền bính của chức năng điều hành Hội Thánh nữa, nhưng vẫn còn ở lại trong sứ vụ cầu nguyện…Tôi sẽ tiếp tục đi theo cuộc hành trình của Hội Thánh bằng cầu nguyện và suy niệm."
Cha kính yêu,
Rời ngôi vị giáo hoàng, cha để lại cho chúng con nhiều ấn tượng lắm :
- Một loại bia có tên "Bia Giáo Hoàng" đượchãng bia Weideneder Brau Vertriebs Gmbh bên Đức tung ra thị trường và trên nhãn hiệu dán ở mỗi chai có ghi đậm hàng chữ "Dành riêng cho Đứa Con Vĩ Đại của Tổ Quốc: Giáo Hoàng Benedict XVI".
- Tính đến ngày thoái vị, cha đã ở ngôi giáo hoàng được 2873 ngày, tức là 7 năm, 8 tháng và 10 ngày, đã thực hiện 24 chuyến tông du đến 6 lục địa và 3 lần chủ trì Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Hàng triệu người trẻ đã đánh giá cao nụ cười của cha và những lời tâm sự chân thành phát xuất từ con tim chứ không phải là ngôn ngữ ngoại giao.
- Cha là vị hồng y cao tuổi nhất được bầu làm Giáo Hoàng kể từ năm 1730. Cha thông thạo các thứ tiếng La Tinh, Đức, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, và một ít tiếng Bồ Đào Nha.
- Cha là người con út trong ba người con của ông cố Josef Ratzinger. Cả ba người con không ai chọn nghề cảnh sát của ông cố. Người anh cả trở thành Đức Ông Georg Ratzinger, cô em gái thành nữ tu Mary, và cậu em trai thành giáo hoàng. Như vậy là giòng họ Ratzinger của cha không có người "nối dõi tông đường" nữa rồi, giống như gia đình của con vậy!
- Cha thích nuôi mèo nên có tới hai con mà một con là mèo hoang cha đã bắt gặp trong thành phố Roma. Cha giải trí bằng đàn piano, nghe nhạc Mozart và Beethoven mỗi ngày. Vào lúc thoái vị, cha vẫn còn giữ được các con thú nhồi bông do chính tay mẹ của cha làm cho lúc cha còn thơ ấu.
- Cha thụ phong linh mục ngày 29-06-1951. Ba năm sau lấy bằng tiến sĩ thần học. Từ 1957 đến 1969 làm giảng sư thần học tại các tu viện ở Freising, Bonn, Munster, và Tubinga. Từ năm 1969, cha làm viện phó và giảng sư thần học Viện Đại Học Regensburg.
- Năm 1981, cha được bổ nhiệm làm chủ tịch bộ Giáo Lý và Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Kinh Thánh kiêm chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Giáo Hoàng. Năm 1988, cha được chọn làm phó chủ tịch, rồi 4 năm sau trở thành Chủ Tịch Hồng Y Đoàn.
- Cha được báo Time bầu chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới. Trong cuộc bầu cử của Mật Nghị Hồng Y, cha được chọn với kết quả nhanh một cách kỷ lục, chỉ vào ngày thứ nhì, ở vòng bầu cử thứ tư.
(Còn tiếp)