Gia Nhân
01-04-2013, 11:01 AM
Từ câu chuyện đời thường (http://daminhtamhiep.net/2013/03/25/tu-cau-chuyen-doi-thuong/)
Như thường lệ, sáng nào chị cũng đến bệnh viện thật sớm. Tay dắt đứa bé 5 tuổi, tay bồng đứa khác đỏ hỏn chưa tròn tháng. Chị ngồi hàng giờ trước cửa phòng để chờ đến lượt tập bệnh cho đứa con bé nhỏ tật nguyền của mình. Khi tiếp xúc với chị, tôi mới được biết, chị gốc người Hoa, mới 25 tuổi – số tuổi còn quá trẻ để hiểu hết ý nghĩa cuộc đời. Nhìn gương mặt chị lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ. Tôi mạnh miệng hỏi: “Khi sinh cháu bị đa dị tật, không những tứ chi mà tim phổi cũng có vấn đề chị cảm thấy thế nào?”. Chị tần ngần một chút và nói: “Không phải lúc con sinh cháu ra mới biết cháu bị dị tật, mà từ trong bào thai, lần đầu tiên siêu âm, bác sĩ đã phát hiện và khuyên con nên bỏ đi, nếu không về sau nuôi cháu sẽ vất vả và tốn kém lắm. Lúc đầu mới nghe tin ấy, con rất buồn, nhưng lương tâm người mẹ không cho phép con bỏ đi đứa con mà con chưa một lần nhìn mặt. Con sẽ đánh đổi tất cả để nuôi cháu. Con sẽ yêu thương cháu hơn để bù đắp những mất mát mà cháu phải chịu. Biết đâu chính cháu là người đang ôm lấy khổ đau thay cho những người khác. Con tin Ông Trời sẽ phù hộ cho gia đình con”.
Ôi niềm tin của một người ngoại đạo, một niềm tin sống động mở ngỏ cho một cuộc phiêu lưu trong tình yêu. Ôi tấm lòng người mẹ !
http://daminhtamhiep.net/wp-content/uploads/2013/03/dca13-300x258.jpg (http://daminhtamhiep.net/wp-content/uploads/2013/03/dca13.jpg)Lời tâm sự của chị làm tôi suy nghĩ và thầm tạ ơn Chúa. Giữa một xã hội chạy theo cơn lốc của vật chất hưởng thụ, đôi khi chỉ vì một chút danh dự mà có những người mẹ không ngần ngại phá bỏ đứa con còn trong trứng nước. Người ta dễ dàng đánh đổi lương tri để lao vào các ham muốn khoái lạc dưới nhiều hình thức man rợ. Các tệ nạn ngày càng lan tràn như những bóng đen đang phủ lấp dần nền đạo đức nhân loại. Giữa nền trời xám xịt đó, vẫn còn có những chứng nhân đời thường thật bình dị, dũng cảm lội ngược dòng, hi sinh tất cả để chọn lấy một lẽ sống yêu thương theo luân thường đạo lý.
Là tu sĩ, tôi không khỏi băn khoăn về bản chất thực của mình. Tôi tự nguyện chọn con đường theo sát Chúa Kitô, Đấng là Chân Thiện Mỹ, là Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa nhân loại(Ga 1,14a) để cảm thông, chia sẻ và thần hoá từng giây phút sống của thụ tạo. Nhưng dường như tôi chưa trở nên giống Thầy mình là mấy ! Tôi đang sống trong khung trời ấm êm của tu viện. Sự êm ả, đều đặn của những giờ kinh nguyện, suy niệm hằng ngày của tôi có đủ sức nặng tình yêu và mở rộng đủ vành đai để đụng chạm đến cuộc đời của bao người cùng khốn? Tâm hồn tôi có đủ thênh thang để “Dù chân ta bước trên đường nhưng tim ta đập giữa lòng thế giới” (Delbrel). Những hành động của tôi có mang âm hưởng của tình yêu Thiên Chúa để cuộc sống dù có chênh vênh, chòng chành nhưng mỗi giây phút sống của tôi đều được quyện vào trong quĩ đạo vĩnh hằng ? Hay tôi vẫn cứ mải loay hoay với cái cómà quên mất cái là. Cái mà Thiên Chúa đã dày công tác tạo nên tôi, cái cùng đích mà Ngài muốn tôi phải hướng tới.
Vâng, lời “Ta khát” (Ga 19,28b) vẫn còn đó, vẫn còn vang vọng trong lòng người tu sĩ, vẫn luôn thách thức cho niềm tin của bạn và của tôi, vẫn luôn đặt ra trong tôi những câu hỏi : tôi phải làm gì ? Phải làm như thế nào để Chúa không còn phải thốt lên lời bi thương “Ta khát” nữa ?
Sr. Lê Đăng
Như thường lệ, sáng nào chị cũng đến bệnh viện thật sớm. Tay dắt đứa bé 5 tuổi, tay bồng đứa khác đỏ hỏn chưa tròn tháng. Chị ngồi hàng giờ trước cửa phòng để chờ đến lượt tập bệnh cho đứa con bé nhỏ tật nguyền của mình. Khi tiếp xúc với chị, tôi mới được biết, chị gốc người Hoa, mới 25 tuổi – số tuổi còn quá trẻ để hiểu hết ý nghĩa cuộc đời. Nhìn gương mặt chị lúc nào cũng lạc quan, vui vẻ. Tôi mạnh miệng hỏi: “Khi sinh cháu bị đa dị tật, không những tứ chi mà tim phổi cũng có vấn đề chị cảm thấy thế nào?”. Chị tần ngần một chút và nói: “Không phải lúc con sinh cháu ra mới biết cháu bị dị tật, mà từ trong bào thai, lần đầu tiên siêu âm, bác sĩ đã phát hiện và khuyên con nên bỏ đi, nếu không về sau nuôi cháu sẽ vất vả và tốn kém lắm. Lúc đầu mới nghe tin ấy, con rất buồn, nhưng lương tâm người mẹ không cho phép con bỏ đi đứa con mà con chưa một lần nhìn mặt. Con sẽ đánh đổi tất cả để nuôi cháu. Con sẽ yêu thương cháu hơn để bù đắp những mất mát mà cháu phải chịu. Biết đâu chính cháu là người đang ôm lấy khổ đau thay cho những người khác. Con tin Ông Trời sẽ phù hộ cho gia đình con”.
Ôi niềm tin của một người ngoại đạo, một niềm tin sống động mở ngỏ cho một cuộc phiêu lưu trong tình yêu. Ôi tấm lòng người mẹ !
http://daminhtamhiep.net/wp-content/uploads/2013/03/dca13-300x258.jpg (http://daminhtamhiep.net/wp-content/uploads/2013/03/dca13.jpg)Lời tâm sự của chị làm tôi suy nghĩ và thầm tạ ơn Chúa. Giữa một xã hội chạy theo cơn lốc của vật chất hưởng thụ, đôi khi chỉ vì một chút danh dự mà có những người mẹ không ngần ngại phá bỏ đứa con còn trong trứng nước. Người ta dễ dàng đánh đổi lương tri để lao vào các ham muốn khoái lạc dưới nhiều hình thức man rợ. Các tệ nạn ngày càng lan tràn như những bóng đen đang phủ lấp dần nền đạo đức nhân loại. Giữa nền trời xám xịt đó, vẫn còn có những chứng nhân đời thường thật bình dị, dũng cảm lội ngược dòng, hi sinh tất cả để chọn lấy một lẽ sống yêu thương theo luân thường đạo lý.
Là tu sĩ, tôi không khỏi băn khoăn về bản chất thực của mình. Tôi tự nguyện chọn con đường theo sát Chúa Kitô, Đấng là Chân Thiện Mỹ, là Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa nhân loại(Ga 1,14a) để cảm thông, chia sẻ và thần hoá từng giây phút sống của thụ tạo. Nhưng dường như tôi chưa trở nên giống Thầy mình là mấy ! Tôi đang sống trong khung trời ấm êm của tu viện. Sự êm ả, đều đặn của những giờ kinh nguyện, suy niệm hằng ngày của tôi có đủ sức nặng tình yêu và mở rộng đủ vành đai để đụng chạm đến cuộc đời của bao người cùng khốn? Tâm hồn tôi có đủ thênh thang để “Dù chân ta bước trên đường nhưng tim ta đập giữa lòng thế giới” (Delbrel). Những hành động của tôi có mang âm hưởng của tình yêu Thiên Chúa để cuộc sống dù có chênh vênh, chòng chành nhưng mỗi giây phút sống của tôi đều được quyện vào trong quĩ đạo vĩnh hằng ? Hay tôi vẫn cứ mải loay hoay với cái cómà quên mất cái là. Cái mà Thiên Chúa đã dày công tác tạo nên tôi, cái cùng đích mà Ngài muốn tôi phải hướng tới.
Vâng, lời “Ta khát” (Ga 19,28b) vẫn còn đó, vẫn còn vang vọng trong lòng người tu sĩ, vẫn luôn thách thức cho niềm tin của bạn và của tôi, vẫn luôn đặt ra trong tôi những câu hỏi : tôi phải làm gì ? Phải làm như thế nào để Chúa không còn phải thốt lên lời bi thương “Ta khát” nữa ?
Sr. Lê Đăng