T Phương Đông
21-04-2013, 09:10 AM
THƯ GỞI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔCHA THÌ THẾ-CON THÌ KHÔNG
"Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúavà
đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu"
Thưa cha,
Đáng lý ra con phải viết là "Kính thưa Đức Thánh Cha" hoặc "Trọng kính Đức Thánh Cha" nếu không sẽ bị mắng là "vô phép vô tắc" vì thưa chuyện với vị lãnh đạo tinh thần tối cao của hơn 1 tỷ người Công Giáo trên toàn cầu mà dám hỗn hào gọi trống là "thưa cha".
Ai mắng thì mắng, nhưng con biết chắc khi đọc lá thư này cha sẽ không mắng con, vì khi còn là Hoàng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo mục Giáo phận Buenos Aires, cha vẫn thích được gọi là "anh Jorge" hay "cha Jorge". Đơn giản thế thôi, vậy mà rất thân thương và gần gũi đấy cha ạ!
Thông thường khi có được một chức vụ nào, người ta hãnh diện và thích gọi bằng chức vụ hơn là gọi bằng tên, hoặc phải đề chức vụ đó trước cái tên của mình trong danh thiếp. Ngoài đời như thế và trong đạo cũng vậy. Nào là "Tổng Giám Đốc NVX”, “Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TDM”. Rồi “Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ TDN...", "Bà Trưởng Hội Các Bà Mẹ CG NTX...", "Cha Tổng Thư Ký MTL" "Chị Bề Trên Giám Tỉnh VTC"... Con cũng thích như vậy lắm chứ. Máu háo danh mà! Có lẽ Chúa thấy con ham hố quá cho nên Chúa chỉ cho con suốt đời là lính trơn, muốn đặt một chức vụ nào trước cái tên cúng cơm mà tìm mãi không ra!
Con đến thăm nhà một giáo dân. Đứa bé chạy ra ôm lấy con và nói "chào cha Long". Mẹ nó mắng ngay "Con gọi là cha được rồi. Con không được hỗn gọi tên cha! Nếu muốn gọi tên thì con phải gọi tên thánh là cha Giuse!" Ô kìa. Cái tên do cha mẹ đặt cho mình sẽ theo mình suốt đời lại không được gọi, hay không muốn người khác gọi trống không như thế, còn chức vụ được người ta ban cho hay bầu bán, chạy chọt lo lót, là cái nay còn mai mất, "quan nhất thời, dân vạn đại” lại là cái mình cứ khư khư muốn giữ lấy, muốn người ta gọi cái chức danh thay vì gọi tên. Hơn nữa còn tự xưng chức vụ của mình thay vì xưng tên. Lạ thật ! Chính vì thấy lạ như thế cho nên khi được bầu làm Giáo Hoàng với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013, cha vẫn cứ bình dân giản dị, cứ sống như cha đã sống, không quan tâm đến chức tước địa vị, và nhất là không để cho bả danh vọng chức vụ làm biến chất con người thật của cha, làm mất nét hồn nhiên của "anh Jorge" hay "cha Jorge".
Bà nội trợ 64 tuổi, Maria Elena Bergoglio ở thành phố Ituzaingó của Argentina, là người em gái duy nhất còn sống của cha, khi được hỏi bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày cha làm giáo hoàng, bà cho biết : "Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói chuyện với nhau thân tình như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!"
Khi được hỏi vậy bà vẫn gọi ngài là "Jorge" hay đã gọi là "Phanxicô" hay "Đức Thánh Cha”. Bà hồn nhiên đáp : “Tôi vẫn gọi là Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi thì tôi còn gọi ngài là Jorge!... Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức là bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà là bước đường bước."
Người em gái của cha tin chắc rằng "những hoành tráng và nghi lễ của Vatican" sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà cha theo đuổi suốt đời. Cha xin những người Argentina đừng chi tiêu tốn kém cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong của cha, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ cha sẽ không thay đổi. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này. Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực !"
Bà nói thêm rằng tình cảm của cha "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ. Cha có sự nghiêng chiều về người nghèo. Cha cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng. Bà nói. "Chúng tôi đã chọc anh ấy về chuyện đó, và anh ấy nói, 'Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Cha ơi,
Nghe em gái của cha nhận định về anh của mình như thế làm con thấy "nhột" quá! Con lúc nào cũng khao khát được “thăng quan tiến chức”. Con tìm mọi cách để leo lên chức này chức nọ. Tu mãi mà cứ làm lính quèn thì chán chết được! Nếu “mèo mù vớ cá rán", được "lên chức" thì con sẽ mời cả xứ, cả họ, cả giáo phận, cả nước đến trong ngày con "vinh quy bái tổ". Con sẽ cố gắng mời càng nhiều càng tốt các đấng bậc vị vọng, các đại gia, tiểu gia, thiếu gia, các ân nhân đặc biệt, các doanh nghiệp để chứng tỏ cho mọi người thấy "đẳng cấp" của con. Thiệp mời được gởi đến từng gia đình. Ai không đi được thế nào họ chẳng gởi phong bì, thế là con...có lời! Còn những người nghèo, những người yếu đuối bệnh tật con sẽ tặng họ tấm hình của con phóng thật lớn, photoshop làm thật đẹp để nhà nhà cùng treo tấm hình ấy mà...nhớ đến con, chứ không phải nhớ đến Thầy Giêsu!
Em gái của cha vẫn muốn cha là "anh Jorge" ngày nào dù bây giờ cha đã là người quyền lực nhất. Phần con khi còn là giáo lý viên, các em gọi con là "anh", nhưng khi con lên làm thầy xứ rồi mà không chịu gọi con là "thầy" thì con khó chịu lắm. Rồi khi con may mắn được thụ phong linh mục rồi mà ai lỡ miệng gọi con là "thầy" thì con không muốn nhìn mặt nữa. Thậm chí những người ruột thịt trong gia đình cũng không dám gọi con như là một thành viên trong gia đình mà cũng phải gọi con là cha, là thầy, là sơ…
Con là thế mà cha thì không!
Có ai khi đã lên đến đỉnh cao danh vọng mà còn nhớ đến những người nghèo hèn, còn chủ động gọi điện cảm ơn người đã giao báo cho mình như cha không. Hôm 18-3, khoảng 1g30 chiều giờ địa phương, Daniel Del Regno là con trai của chủ sạp báo, đã nhận được một cú điện thoại với giọng quen thuộc “Chào Daniel, đây là Jorge Bergoglio. Cha gọi từ Rôma",
Del Regno kể với toà báo La Nacion của Argentina : "Tôi đã bị sốc. Tôi bỗng oà khóc và không biết phải nói gì. Ngài cảm ơn tôi đã giao báo từ bấy lâu nay và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình tôi. Trước khi ngưng cuộc điện đàm, Đức Giáo Hoàng xin tôi cầu nguyện cho ngài."
Bố của Daniel, nổi da gà bất cứ khi nào ông nghĩ về sự đơn giản của cha. Ông kể : “Vào những ngày chủ nhật, Đức Hồng Y ghé qua sạp báo vào lúc 5:30 sáng và mua tờ nhật báo La Nacion. Ngài trò chuyện với chúng tôi trong chốc lát và sau đó đi xe buýt đến Lugano, nơi ngài sẽ phục vụ trà cho những người trẻ và người bị bệnh. Vào cuối tháng, Đức Hồng Y luôn mang những sợi giây thun mà ông buộc quanh các tờ báo để giữ cho chúng khỏi bị gió thổi bay khi giao báo. Ngài mang lại cho chúng tôi. Đủ cả 30 sợi! Tôi biết con người ngài như thế nào. Ngài là một con người có một không hai!"
Cha đã làm như thế. Con thì không.
(Còn tiếp)
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔCHA THÌ THẾ-CON THÌ KHÔNG
"Hãy luôn luôn tín thác nơi lòng thương xót của Chúavà
đừng sợ hãi là Kitô hữu và sống như Kitô hữu"
Thưa cha,
Đáng lý ra con phải viết là "Kính thưa Đức Thánh Cha" hoặc "Trọng kính Đức Thánh Cha" nếu không sẽ bị mắng là "vô phép vô tắc" vì thưa chuyện với vị lãnh đạo tinh thần tối cao của hơn 1 tỷ người Công Giáo trên toàn cầu mà dám hỗn hào gọi trống là "thưa cha".
Ai mắng thì mắng, nhưng con biết chắc khi đọc lá thư này cha sẽ không mắng con, vì khi còn là Hoàng y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giáo mục Giáo phận Buenos Aires, cha vẫn thích được gọi là "anh Jorge" hay "cha Jorge". Đơn giản thế thôi, vậy mà rất thân thương và gần gũi đấy cha ạ!
Thông thường khi có được một chức vụ nào, người ta hãnh diện và thích gọi bằng chức vụ hơn là gọi bằng tên, hoặc phải đề chức vụ đó trước cái tên của mình trong danh thiếp. Ngoài đời như thế và trong đạo cũng vậy. Nào là "Tổng Giám Đốc NVX”, “Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị TDM”. Rồi “Ông Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Xứ TDN...", "Bà Trưởng Hội Các Bà Mẹ CG NTX...", "Cha Tổng Thư Ký MTL" "Chị Bề Trên Giám Tỉnh VTC"... Con cũng thích như vậy lắm chứ. Máu háo danh mà! Có lẽ Chúa thấy con ham hố quá cho nên Chúa chỉ cho con suốt đời là lính trơn, muốn đặt một chức vụ nào trước cái tên cúng cơm mà tìm mãi không ra!
Con đến thăm nhà một giáo dân. Đứa bé chạy ra ôm lấy con và nói "chào cha Long". Mẹ nó mắng ngay "Con gọi là cha được rồi. Con không được hỗn gọi tên cha! Nếu muốn gọi tên thì con phải gọi tên thánh là cha Giuse!" Ô kìa. Cái tên do cha mẹ đặt cho mình sẽ theo mình suốt đời lại không được gọi, hay không muốn người khác gọi trống không như thế, còn chức vụ được người ta ban cho hay bầu bán, chạy chọt lo lót, là cái nay còn mai mất, "quan nhất thời, dân vạn đại” lại là cái mình cứ khư khư muốn giữ lấy, muốn người ta gọi cái chức danh thay vì gọi tên. Hơn nữa còn tự xưng chức vụ của mình thay vì xưng tên. Lạ thật ! Chính vì thấy lạ như thế cho nên khi được bầu làm Giáo Hoàng với ba con số 3: ngày 13 tháng 3 năm 2013, cha vẫn cứ bình dân giản dị, cứ sống như cha đã sống, không quan tâm đến chức tước địa vị, và nhất là không để cho bả danh vọng chức vụ làm biến chất con người thật của cha, làm mất nét hồn nhiên của "anh Jorge" hay "cha Jorge".
Bà nội trợ 64 tuổi, Maria Elena Bergoglio ở thành phố Ituzaingó của Argentina, là người em gái duy nhất còn sống của cha, khi được hỏi bà đã nói chuyện với anh trai bà mấy lần từ ngày cha làm giáo hoàng, bà cho biết : "Ngài điện thoại ngay khi có thể sau khi được bầu, và đó là cuộc nói chuyện rất xúc động. Tôi không thể nào giải thích được xúc cảm của mình lúc đó. Sau lần đó, ngài còn gọi một lần nữa, và lần này, chúng tôi nói chuyện với nhau thân tình như anh trai nói với em gái. Một cuộc tán gẫu rất bình thường như vẫn thường xẩy ra. Thí dụ, ngài muốn biết tôi đang nấu món gì!"
Khi được hỏi vậy bà vẫn gọi ngài là "Jorge" hay đã gọi là "Phanxicô" hay "Đức Thánh Cha”. Bà hồn nhiên đáp : “Tôi vẫn gọi là Jorge, Jorge! Bao lâu tôi còn biết đó là tên anh trai tôi thì tôi còn gọi ngài là Jorge!... Về căn bản, tôi muốn ngài vẫn là anh Jorge, vẫn làm những cử chỉ nhỏ mọn như lúc còn làm hồng y ở đây, như đi cử hành Thánh Lễ cho người trẻ vào Thứ Năm Tuần Thánh. Ngài vẫn giảng dạy và ban hành các sứ điệp mục vụ theo cách ngài vốn được dạy phải làm, tức là bằng gương sáng. Không phải nói bài nói, mà là bước đường bước."
Người em gái của cha tin chắc rằng "những hoành tráng và nghi lễ của Vatican" sẽ không làm sứt mẻ sự khiêm nhường mà cha theo đuổi suốt đời. Cha xin những người Argentina đừng chi tiêu tốn kém cho các chuyến đi đến Rome để dự lễ tấn phong của cha, mà dành tiền đó cho các tổ chức từ thiện, là một dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ cha sẽ không thay đổi. Bà nói trong một cuộc phỏng vấn tại nhà, ở phía tây thành phố Buenos Aires. "Tin nhắn đó... làm cho tôi cảm thấy như ngài vẫn còn đi trên cùng một con đường, và ít ra là ngài đã không bị ảnh hưởng vào lúc này. Không có chất độc nào tồi tệ hơn là quyền lực !"
Bà nói thêm rằng tình cảm của cha "là dành cho người nghèo, người yếu đuối nhất, trẻ nhỏ. Cha có sự nghiêng chiều về người nghèo. Cha cũng không bao giờ mong muốn trở thành giáo hoàng. Bà nói. "Chúng tôi đã chọc anh ấy về chuyện đó, và anh ấy nói, 'Ồ, xin vui lòng!' ('Oh, please!')"
Cha ơi,
Nghe em gái của cha nhận định về anh của mình như thế làm con thấy "nhột" quá! Con lúc nào cũng khao khát được “thăng quan tiến chức”. Con tìm mọi cách để leo lên chức này chức nọ. Tu mãi mà cứ làm lính quèn thì chán chết được! Nếu “mèo mù vớ cá rán", được "lên chức" thì con sẽ mời cả xứ, cả họ, cả giáo phận, cả nước đến trong ngày con "vinh quy bái tổ". Con sẽ cố gắng mời càng nhiều càng tốt các đấng bậc vị vọng, các đại gia, tiểu gia, thiếu gia, các ân nhân đặc biệt, các doanh nghiệp để chứng tỏ cho mọi người thấy "đẳng cấp" của con. Thiệp mời được gởi đến từng gia đình. Ai không đi được thế nào họ chẳng gởi phong bì, thế là con...có lời! Còn những người nghèo, những người yếu đuối bệnh tật con sẽ tặng họ tấm hình của con phóng thật lớn, photoshop làm thật đẹp để nhà nhà cùng treo tấm hình ấy mà...nhớ đến con, chứ không phải nhớ đến Thầy Giêsu!
Em gái của cha vẫn muốn cha là "anh Jorge" ngày nào dù bây giờ cha đã là người quyền lực nhất. Phần con khi còn là giáo lý viên, các em gọi con là "anh", nhưng khi con lên làm thầy xứ rồi mà không chịu gọi con là "thầy" thì con khó chịu lắm. Rồi khi con may mắn được thụ phong linh mục rồi mà ai lỡ miệng gọi con là "thầy" thì con không muốn nhìn mặt nữa. Thậm chí những người ruột thịt trong gia đình cũng không dám gọi con như là một thành viên trong gia đình mà cũng phải gọi con là cha, là thầy, là sơ…
Con là thế mà cha thì không!
Có ai khi đã lên đến đỉnh cao danh vọng mà còn nhớ đến những người nghèo hèn, còn chủ động gọi điện cảm ơn người đã giao báo cho mình như cha không. Hôm 18-3, khoảng 1g30 chiều giờ địa phương, Daniel Del Regno là con trai của chủ sạp báo, đã nhận được một cú điện thoại với giọng quen thuộc “Chào Daniel, đây là Jorge Bergoglio. Cha gọi từ Rôma",
Del Regno kể với toà báo La Nacion của Argentina : "Tôi đã bị sốc. Tôi bỗng oà khóc và không biết phải nói gì. Ngài cảm ơn tôi đã giao báo từ bấy lâu nay và gửi lời chúc tốt đẹp nhất cho gia đình tôi. Trước khi ngưng cuộc điện đàm, Đức Giáo Hoàng xin tôi cầu nguyện cho ngài."
Bố của Daniel, nổi da gà bất cứ khi nào ông nghĩ về sự đơn giản của cha. Ông kể : “Vào những ngày chủ nhật, Đức Hồng Y ghé qua sạp báo vào lúc 5:30 sáng và mua tờ nhật báo La Nacion. Ngài trò chuyện với chúng tôi trong chốc lát và sau đó đi xe buýt đến Lugano, nơi ngài sẽ phục vụ trà cho những người trẻ và người bị bệnh. Vào cuối tháng, Đức Hồng Y luôn mang những sợi giây thun mà ông buộc quanh các tờ báo để giữ cho chúng khỏi bị gió thổi bay khi giao báo. Ngài mang lại cho chúng tôi. Đủ cả 30 sợi! Tôi biết con người ngài như thế nào. Ngài là một con người có một không hai!"
Cha đã làm như thế. Con thì không.
(Còn tiếp)