PDA

View Full Version : Chúa Nhật XXVIII Thường Niên A TIỆC CƯỚI



caoduc
11-10-2008, 09:23 AM
Chúa Nhật XXVIII Thường Niên A

TIỆC CƯỚI

Is. 25, 6-10a; Pl. 4, 12-14. 19-20; Mt. 22, 1-14




---------------Trong dân gian Việt Nam, cưới xin là một trong ba việc trọng đại nhất đời, ba việc đó là ổn định nghề nghiệp, lập gia thất và xây cất ngôi nhà nơi cư ngụ vững bền vì thế ca dao có nói:


“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy lọ là khó thay”


---------------Dù ở bất cứ nền văn hóa nào tiệc cưới luôn mang sắc thái tươi vui biểu lộ hạnh phúc của đôi Tân Lang -Tân Nương và của gia đình, từ tầng lớp thượng lưu trí thức vương giả đến tầng lớp bình dân nghèo khó, dịp tiệc cưới là dịp trọng đại để gia đình bạn bè họp mặt chúc phúc cho đôi tân hôn. Khách hãnh diện vì được gia chủ mời đến chung vui trong dịp trọng đại, gia chủ cũng vinh dự vì được bạn bè chiếu cố bỏ thời gian vàng ngọc đến chia sẻ niềm hạnh phúc của gia đình. Tân Nương, Tân Lang mang những bộ quần áo đẹp nhất theo văn hóa dân tộc về cưới hỏi để nói lên rằng đây là ngày hạnh phúc nhất đời của đôi bạn và mong bạn bè chúc phúc. Khách tham dự cũng mang những y phục đẹp nhất để biểu lộ niềm vui với cô dâu chú rể. Vâng, hình ảnh tiệc cưới luôn gần gũi với đời sống thường nhật của con người.

---------------Dụ ngôn “Vua làm tiệc cưới cho hoàng tử” gợi lên hình ảnh bữa tiệc thiên sai được vay mượn từ Cựu ước (x. Is 25, 6; 55, 1-3). Đức Giêsu dùng Dụ ngôn Tiệc cưới này, trình bày mối quan hệ giữa Thiên Chúa và chúng ta như là cuộc tình, mà đỉnh cao là tiệc cưới kết quả của câu chuyện tình yêu đẹp: Thiên Chúa đã yêu thương trong lịch sử qua Đức Giêsu yêu say đắm và cưới vị hôn thê nhân loại. Hình ảnh hôn lễ này như “một sợi chỉ vàng” xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh (x. Hs 1-3; Is 54, 4-8; 61, 10; 62, 4-5; Gr 2, 2-31; Ed 16; Tv 45, 7-8, toàn bộ sách Diễm Ca; Mc 2, 19; Ga 3; 29; Mt 25, 1-13; 9, 1-5; Ep 5,25; 2Cr 19,29; 21, 2-9; 22, 17; Kh 20, 9; 21, 2-9 v.v…) (theo Noel Quession). Cho nên, Tác giả Cl. Tassin gợi lại : Cựu ước đã hứa hẹn sự hiệp nhất phu thế giữa Thiên Chúa và dân Người và Phúc âm đã trình bày Chúa Giêsu như vị Tân Lang của những đám cưới được trông đợi này (x. Mt 9, 15). Đó là biểu lộ quan hệ với Thiên Chúa với nhân loại là một “Giao ước” một “Lễ cưới” xe duyên trời và đất, Thiên Chúa và Nhân loại. Vì thế, Sách Khải Huyền trình bày ngày quang lâm của Nước Thiên Chúa như là việc cử hành lễ cưới của Con Chiên (x. Kh 19). Tiệc Chiên Thiên Chúa, mọi người được mời đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa đến dự tiệc, đó là đi vào hạnh phúc như lời mời gọi của linh mục trong thánh lễ - tiệc Chiên Thiên Chúa : “Phúc cho những kẻ được Chúa mời dự tiệc!”.

---------------Trong dụ ngôn, những kẻ được mời chính thức từ chối tham dự bữa tiệc: Những quan khách không thèm đếm xỉa tới, lại bỏ đi: kẻ thì thăm trại, người thì đi buôn, còn những kẻ khác lại bắt các đầy tớ của vua mà sỉ nhục và giết chết. Khước từ đến dự tiệc, đồi xử bất công với các đầy tớ được sai đi mời tiệc, là một sự sỉ nhục đối với Vua, là từ chối tham dự vào bữa tiêc con chiên, khách mời không xứng đáng với tình bằng hữu. Với hình ảnh đó, Đức Kitô nhấn mạnh dân tộc Do Thái- Dân tuyển chọn được mời dự tiệc mà Thiên Chúa đã sai đến với họ bằng ngôn sứ. Nhưng họ đã khước từ và đã giết ngôn sứ. Bữa tiệc linh đình vốn dành cho khách quý nay trở thành bữa tiệc cho mọi người : “Từ phương đông, phương tây, nhiều người sẽ dự tiệc cùng tổ phụ Abraham, Isaác và Giacóp …”(Mt 8, 11). Vâng, tiêc cưới được dọn sẵn cho dân tuyển chọn nay lại được dọn cho các khách mời khác nơi khắp nẻo đường. Các đầy tớ thi lệnh vua, gặp ai “bất luận tốt hay xấu” cũng tập hợp lại. Suy từ sự mời gọi này Thánh Matura nhận định: “Cách diễn tả này chứng tỏ rằng: Thiên Chúa yêu thương hết mọi người, Người lựa chọn mà không đòi hỏi, nhưng chỉ vì lòng thương xót”. Thế chỗ cho các dân tộc được kêu gọi trước nhất, những kẻ được mời gọi ở đây, chính là những người cuả mọi dân tộc, họ ở trên các công trường, tại những ngã bã, ngã tư đường. Không còn nữa những chiếc ghế được dành riêng cho những ai: “Gặp ai cũng mời hết vào tiệc cưới” (L. Daloz trong “Le Règne des cieux s’est approché”, Desclée de Brouwer, trang 301-302).

---------------Dụ ngôn “Vua làm tiệc cưới cho hoàng tử”, tiệc cưới trong ngữ cảnh văn hóa Do Thái. Phong tục đám cưới của người Do Thái có hai giai đoạn. Lời mời gọi được gửi đi trước, những không nói rõ ngày và giờ cuả tiệc cưới. Khi chủ nhà chuẩn bị xong, mới sai đầy tớ đi mời khách dự tiệc cưới vào. Những người khách khôn ngoan tắm rửa sạch sẽ, sẵn sàng áo cưới và chờ đợi ngay cửa triều đình, khi có lệnh nhập vào tiệc cưới ngay. Những người khách ngu dại nghĩ rằng phải chờ đợi rất lâu mới có tiệc, nên họ vẫn đi lao động ngoài đồng ruộng, nơi lò gốm… Thình lình lệnh vua mời vào dự tiệc cưới , họ không mặc áo cưới, nên bị loại ra ngoài phòng tiệc...(trích chú giải áo cưới) Cho nên trong dụ ngôn, người không mặc y phục cưới, bị vua loại bỏ ra khỏi tiệc cưới.

---------------Tham dự tiệc cưới thì phải mặc lấy áo cưới. Vâng, để được dự tiệc cưới trong nước Thiên Chúa phải mang y phục lễ cưới, chính là điều kiện tối thiểu như dụ ngôn đã nhấn mạnh. Theo ý kiến của một số Giáo phụ, chiếc áo cưới ám chỉ đức ái, tối thiểu là cuộc sống ăn ngay ở lành. Còn theo ý kiến của các nhà chú giải Thánh Kinh hiện đại, thì chiếc áo cưới ám chỉ sự hoán cải hay sự trở về, tức là tinh thần sám hối chân thật (Lm Giuse Đinh Lập Liễm, “Tiệc cưới nước Trời”) như Kinh Thánh nhấn mạnh lòng sám hối bằng hình ảnh: “giặt áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7, 9-17) mới có thể đứng vững trước ngai Con Chiên trong ngày lễ cưới (x.Kh 19, 6-8)… Tất cả ý nghĩa của áo cưới trên đều mang ý nghĩa đạt được ơn cứu độ mà ngôn sứ Isaia đã loan báo: Để đi vào Nước Trời, cần phải mặc “áo cứu độ” (x.Is 61, 10). Áo cứu độ, không bao giờ tự động có được những phải “đáp ứng” lời mời gọi cuả Thiên Chúa bằng sự biến đổi chính mình, phải “mặc lấy con người mới”, con người mới trong Chúa Kitô (x.Gl 3, 27; Ep 4, 24; Cl 3, 10) Mặc lấy Chúa Kitô cũng là mặc lấy con người mới theo hình ảnh của Thiên Chúa công chính và thánh thiện (x.Ep 4, 24)… Vâng chính con người mới thánh thiện mang tinh thần đức ái trọn hảo như hành động của Vua mời tiệc: tình yêu nhưng không, Người không mong đến đáp...

---------------Như Thánh Âu - Tinh, con mang tâm tình: “Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn”. Đó là áo cưới được mặc trong Chúa Kitô. Cho nên:
“Xin đừng để điều gì quyễn rũ con, ngoài Chúa.
Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và để con hưởng nhan Chúa đời đời” (Thánh Âu -Tinh)---------------Vâng, đó là tiệc cưới con Chiên mà con được mời gọi bước vào cùng với tấm áo cưới hồng ân cứu độ …


Lm VinhSơn, Saigòn 11/10/2008