Gia Nhân
29-05-2013, 08:18 PM
Lòng trắc ẩn
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTqEV4MkaPtjsWGjbSu1jk7Xz9NSVm1QRBG_eB-YYNLa-v0GN9LAg
Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn là thương xót kín đáo ở trong lòng, là sự cảm thông sâu sắc đối với người khác. Theo cách hiểu này, lòng trắc ẩn chỉ là một dạng cảm xúc sâu kín ở bên trong tâm hồn và tâm trí con người. Nếu dựa trên phân tích từ ngữ (trắc và ẩn / Trắc: xót xa, bùi ngùi; Ẩn: Không hiện ra bên ngoài) thì cách hiểu như vậy là chính xác, chặt chẽ về mặt từ ngữ. Nhưng khi lòng trắc ẩn biểu hiện ra bên ngoài trong cuộc sống con người, thì cách hiểu này chưa thật thuyết phục, vì lòng trắc ẩn không chỉ dừng lại ở những cảm xúc sâu kín bên trong, mà nó còn bộc lộ diễn tả ra bên ngoài bằng hành động.
Vì thế thiết nghĩ lòng trắc ẩn đó là khả năng làm điều thiện tiềm tàng nơi mỗi con người, sẽ bùng nổ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ mà ít lệ thuộc vào ý chí tự do của mỗi con người. Chẳng hạn khi thấy một em bé chuẩn bị đút ngón tay vào ổ điện, một phản xạ tự nhiên là bạn ngăn cản em lại cách nhanh chóng. Hành động ngăn cản này không kịp để cho lý trí phân định thiệt hơn. Hành động này nó như một phản xạ đi trước cả suy nghĩ diễn ra trong tâm trí bạn:“cứu em bé để nó khỏi chết”. Hành động kiểu như vậy được gọi là lòng trắc ẩn.
Lòng trắc ẩn luôn là hành động mang lại thiện ích cho người khác, mà không phải là lợi ích cho chính bản thân mình. Vì thế, lòng trắc ẩn không chỉ và thậm chí là không phải chỉ dừng lại ở những suy nghĩ về điều tốt, hay một điều gì đó diễn ra trong tâm trí, nhưng lòng trắc ẩn là làm điều tốt cho người khác.
Người ta thường gán cho những suy nghĩ miên man về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống, thì gọi nó là lòng trắc ẩn. Điều này chưa thật chính xác, những suy nghĩ miên man này chỉ mới là những suy tư, hay những cảm nghiệm, cảm nghĩ … về cuộc sống mà chưa thể gọi nó là lòng trắc ẩn được, vì lòng trắc ẩn phải được diễn tả ra bên ngoài bằng hành động mà không phải dừng lại ở những suy nghĩ trong tâm trí.
Vậy lòng trắc ẩn phát xuất từ đâu? Nguồn gốc phát sinh lòng trắc ẩn chính là lương tâm ngay thẳng (chân tâm) của con người. Mà lương tâm của con người thì không do con người sáng tạo ra, (con người chỉ có thể làm triển nở lương tâm của mình mà thôi). Lương tâm con người là tiếng nói chân thật được Thiên Chúa (Đấng Tạo Hoá) khắc ghi (in dấu) vào tâm hồn con người.
Vì thế, lòng trắc ẩn thuộc về quà tặng của Tạo Hoá cho con người, nhằm giúp con người biểu lộ bản tính chân thật của mình (nhân chi sơ tính bổn thiện) nhằm chứng minh cho sự có mặt của Thiên Chúa.Vì lẽ chân thật này, cho nên bất kỳ ai cũng đếu có lòng trắc ẩn.
Nhưng khổ nỗi, con người thường hay chôn giấu lòng trắc ẩn, chôn giấu bản tính chân thật của mình qua những việc làm được chi phối bởi lý trí phân định thiệt hơn. Một cách nào đó, người ta đang dùng lý trí để tạo nên và đảm nhận cho bản tính của mình. Chính vì điều này mà bản tính chân thật của con người ngày một lu mờ, nói cách khác lòng trắc ẩn ít còn thấy biểu hiện nữa, hành động chính nghĩa luôn được hoan nghênh nhưng không trở thành phổ thông cho mọi người.
Bởi vì, bản tính chân thật của con người đang được định vị và đảm nhận bởi lý trí. Cho nên, khả năng làm điều thiện tiềm tàng nơi mỗi con người, ít còn bùng nổ thường xuyên, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Trái lại, nó lại lệ thuộc vào ý chí tự do và quyền lợi của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và làm triển nở lòng trắc ẩn nơi con người?
Cách thức hữu hiệu và tốt nhất để nuôi dưỡng và làm triển nở lòng trắc ẩn nơi con người, không gì khác hơn ngoài việc làm cho lương tâm của mình phải được toả sáng. Để lương tâm được toả sáng, con người cần tiếp xúc được với Thiên Chúa. Tiếp xúc với Thiên Chúa có nhiều cách: Qua cầu nguyện, qua Thánh Thể, qua quan sát suy niệm, qua những biến cố trong cuộc sống, qua Lời Chúa … Tuy nhiên cách tiếp xúc với Chúa dễ nhất là gặp Chúa ngay trong chính con người của mình – vì Chúa không ở đâu xa, ở ngay trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
(file:///C:/Users/anh%20hai/AppData/Local/Microsoft/Windows/Temporary%20Internet%20Files/Content.IE5/73OUH5S6/L%25C3%2592NG%2520TR%25E1%25BA%25AEC%2520%25E1%25BA%25A8N[1].doc#_edn3)
Nhưng làm thế nào để gặp được Thiên Chúa? Dành một ít thời gian để cho lý trí được nghỉ ngơi, trong khoảng thời gian mà lý trí không còn bận bịu với những suy nghĩ miên man, chính lúc đó bạn sẽ gặp được Chúa. Nói cách khác: Cần chú ý và trở về với đời sống nội tâm nhiều hơn, thường xuyên hơn và mạnh hơn nữa, bằng cách lắng nghe tiếng mách bảo của lương tâm, lắng nghe sự phản hồi của lương tâm nơi con người mình.
Xem ra vấn đề tiếp xúc với Thiên Chúa để làm triển nở lòng trắc ẩn lại thuộc về kỷ năng rèn luyện của một số ít người, hơn là khả năng phổ thông của mọi người? Không đúng như thế, vì đối với mọi người, ai ai cũng đều tiếp xúc được với Chúa qua lương tâm của mình, chỉ có điều là họ không biết cách tiếp xúc mà thôi.
Cách dễ nhất để tiếp xúc với Chúa qua lương tâm là: Tất cả mọi suy nghĩ, mọi kế hoạch, mọi dự thảo, dự toán, hoạch định và mọi hành động phải được đặt trên tiêu chí lượng giá là “mưu cầu lợi ích cho người khác”. Chính lúc suy nghĩ và hành động vì mưu cầu lợi ích cho kẻ khác, lúc đó sẽ tiếp xúc được với Thiên Chúa (vì tự thân suy nghĩ tốt đẹp này là đã tiếp xúc được với Chúa, vì Chúa là Đấng tốt lành thánh thiện). Khi tiếp xúc được với Chúa, lương tâm của con người được toả sáng, lương tâm toả sáng sẽ làm cho lòng trắc ẩn được triển nở. Khi lòng trắc ẩn đã triển nở thì hành động thiện ích cho người khác sẽ luôn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống. Nghĩa là suy nghĩ về điều tốt, hành động cho điều tốt là phương thế thông thường cho tất cả mọi người làm triển nở lòng trắc ẩn.
Thấu hiểu như thế, để khẳng định rằng: Cuộc sống con người phải là đời sống làm triển nở và đạt được lòng trắc ẩn. Khi có được lòng trắc ẩn nghĩa là cùng lúc con người đạt được hai kết quả đồng thời: Một là rèn luyện được lương tâm trong sáng; hai là hành động theo tiếng lương tâm trong sáng mách bảo mà Thiên Chúa đã in dấu vào tâm hồn con người.
Cuộc sống là cơ hội duy nhất và cuối cùng, để mỗi chúng ta làm triển nở và đạt được bản tính tốt lành thánh thiện mà Chúa đã ban cho con người. Nhưng tiếc thay, người ta đang lãng phí cuộc đời bởi quá nhiều những suy nghĩ tiêu cực, bởi quá nhiều những hành động và việc làm vô bổ
st
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTqEV4MkaPtjsWGjbSu1jk7Xz9NSVm1QRBG_eB-YYNLa-v0GN9LAg
Lòng trắc ẩn là gì? Lòng trắc ẩn là thương xót kín đáo ở trong lòng, là sự cảm thông sâu sắc đối với người khác. Theo cách hiểu này, lòng trắc ẩn chỉ là một dạng cảm xúc sâu kín ở bên trong tâm hồn và tâm trí con người. Nếu dựa trên phân tích từ ngữ (trắc và ẩn / Trắc: xót xa, bùi ngùi; Ẩn: Không hiện ra bên ngoài) thì cách hiểu như vậy là chính xác, chặt chẽ về mặt từ ngữ. Nhưng khi lòng trắc ẩn biểu hiện ra bên ngoài trong cuộc sống con người, thì cách hiểu này chưa thật thuyết phục, vì lòng trắc ẩn không chỉ dừng lại ở những cảm xúc sâu kín bên trong, mà nó còn bộc lộ diễn tả ra bên ngoài bằng hành động.
Vì thế thiết nghĩ lòng trắc ẩn đó là khả năng làm điều thiện tiềm tàng nơi mỗi con người, sẽ bùng nổ đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ mà ít lệ thuộc vào ý chí tự do của mỗi con người. Chẳng hạn khi thấy một em bé chuẩn bị đút ngón tay vào ổ điện, một phản xạ tự nhiên là bạn ngăn cản em lại cách nhanh chóng. Hành động ngăn cản này không kịp để cho lý trí phân định thiệt hơn. Hành động này nó như một phản xạ đi trước cả suy nghĩ diễn ra trong tâm trí bạn:“cứu em bé để nó khỏi chết”. Hành động kiểu như vậy được gọi là lòng trắc ẩn.
Lòng trắc ẩn luôn là hành động mang lại thiện ích cho người khác, mà không phải là lợi ích cho chính bản thân mình. Vì thế, lòng trắc ẩn không chỉ và thậm chí là không phải chỉ dừng lại ở những suy nghĩ về điều tốt, hay một điều gì đó diễn ra trong tâm trí, nhưng lòng trắc ẩn là làm điều tốt cho người khác.
Người ta thường gán cho những suy nghĩ miên man về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống, thì gọi nó là lòng trắc ẩn. Điều này chưa thật chính xác, những suy nghĩ miên man này chỉ mới là những suy tư, hay những cảm nghiệm, cảm nghĩ … về cuộc sống mà chưa thể gọi nó là lòng trắc ẩn được, vì lòng trắc ẩn phải được diễn tả ra bên ngoài bằng hành động mà không phải dừng lại ở những suy nghĩ trong tâm trí.
Vậy lòng trắc ẩn phát xuất từ đâu? Nguồn gốc phát sinh lòng trắc ẩn chính là lương tâm ngay thẳng (chân tâm) của con người. Mà lương tâm của con người thì không do con người sáng tạo ra, (con người chỉ có thể làm triển nở lương tâm của mình mà thôi). Lương tâm con người là tiếng nói chân thật được Thiên Chúa (Đấng Tạo Hoá) khắc ghi (in dấu) vào tâm hồn con người.
Vì thế, lòng trắc ẩn thuộc về quà tặng của Tạo Hoá cho con người, nhằm giúp con người biểu lộ bản tính chân thật của mình (nhân chi sơ tính bổn thiện) nhằm chứng minh cho sự có mặt của Thiên Chúa.Vì lẽ chân thật này, cho nên bất kỳ ai cũng đếu có lòng trắc ẩn.
Nhưng khổ nỗi, con người thường hay chôn giấu lòng trắc ẩn, chôn giấu bản tính chân thật của mình qua những việc làm được chi phối bởi lý trí phân định thiệt hơn. Một cách nào đó, người ta đang dùng lý trí để tạo nên và đảm nhận cho bản tính của mình. Chính vì điều này mà bản tính chân thật của con người ngày một lu mờ, nói cách khác lòng trắc ẩn ít còn thấy biểu hiện nữa, hành động chính nghĩa luôn được hoan nghênh nhưng không trở thành phổ thông cho mọi người.
Bởi vì, bản tính chân thật của con người đang được định vị và đảm nhận bởi lý trí. Cho nên, khả năng làm điều thiện tiềm tàng nơi mỗi con người, ít còn bùng nổ thường xuyên, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. Trái lại, nó lại lệ thuộc vào ý chí tự do và quyền lợi của mỗi người. Vậy làm thế nào để nuôi dưỡng và làm triển nở lòng trắc ẩn nơi con người?
Cách thức hữu hiệu và tốt nhất để nuôi dưỡng và làm triển nở lòng trắc ẩn nơi con người, không gì khác hơn ngoài việc làm cho lương tâm của mình phải được toả sáng. Để lương tâm được toả sáng, con người cần tiếp xúc được với Thiên Chúa. Tiếp xúc với Thiên Chúa có nhiều cách: Qua cầu nguyện, qua Thánh Thể, qua quan sát suy niệm, qua những biến cố trong cuộc sống, qua Lời Chúa … Tuy nhiên cách tiếp xúc với Chúa dễ nhất là gặp Chúa ngay trong chính con người của mình – vì Chúa không ở đâu xa, ở ngay trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
(file:///C:/Users/anh%20hai/AppData/Local/Microsoft/Windows/Temporary%20Internet%20Files/Content.IE5/73OUH5S6/L%25C3%2592NG%2520TR%25E1%25BA%25AEC%2520%25E1%25BA%25A8N[1].doc#_edn3)
Nhưng làm thế nào để gặp được Thiên Chúa? Dành một ít thời gian để cho lý trí được nghỉ ngơi, trong khoảng thời gian mà lý trí không còn bận bịu với những suy nghĩ miên man, chính lúc đó bạn sẽ gặp được Chúa. Nói cách khác: Cần chú ý và trở về với đời sống nội tâm nhiều hơn, thường xuyên hơn và mạnh hơn nữa, bằng cách lắng nghe tiếng mách bảo của lương tâm, lắng nghe sự phản hồi của lương tâm nơi con người mình.
Xem ra vấn đề tiếp xúc với Thiên Chúa để làm triển nở lòng trắc ẩn lại thuộc về kỷ năng rèn luyện của một số ít người, hơn là khả năng phổ thông của mọi người? Không đúng như thế, vì đối với mọi người, ai ai cũng đều tiếp xúc được với Chúa qua lương tâm của mình, chỉ có điều là họ không biết cách tiếp xúc mà thôi.
Cách dễ nhất để tiếp xúc với Chúa qua lương tâm là: Tất cả mọi suy nghĩ, mọi kế hoạch, mọi dự thảo, dự toán, hoạch định và mọi hành động phải được đặt trên tiêu chí lượng giá là “mưu cầu lợi ích cho người khác”. Chính lúc suy nghĩ và hành động vì mưu cầu lợi ích cho kẻ khác, lúc đó sẽ tiếp xúc được với Thiên Chúa (vì tự thân suy nghĩ tốt đẹp này là đã tiếp xúc được với Chúa, vì Chúa là Đấng tốt lành thánh thiện). Khi tiếp xúc được với Chúa, lương tâm của con người được toả sáng, lương tâm toả sáng sẽ làm cho lòng trắc ẩn được triển nở. Khi lòng trắc ẩn đã triển nở thì hành động thiện ích cho người khác sẽ luôn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống. Nghĩa là suy nghĩ về điều tốt, hành động cho điều tốt là phương thế thông thường cho tất cả mọi người làm triển nở lòng trắc ẩn.
Thấu hiểu như thế, để khẳng định rằng: Cuộc sống con người phải là đời sống làm triển nở và đạt được lòng trắc ẩn. Khi có được lòng trắc ẩn nghĩa là cùng lúc con người đạt được hai kết quả đồng thời: Một là rèn luyện được lương tâm trong sáng; hai là hành động theo tiếng lương tâm trong sáng mách bảo mà Thiên Chúa đã in dấu vào tâm hồn con người.
Cuộc sống là cơ hội duy nhất và cuối cùng, để mỗi chúng ta làm triển nở và đạt được bản tính tốt lành thánh thiện mà Chúa đã ban cho con người. Nhưng tiếc thay, người ta đang lãng phí cuộc đời bởi quá nhiều những suy nghĩ tiêu cực, bởi quá nhiều những hành động và việc làm vô bổ
st