gioanha
13-09-2013, 02:27 PM
THIÊN CHÚA ĐANG ĐI TÌM BẠN
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
GP. Xuân Lộc
Một chương trình rất ý nghĩa trên TV hàng tuần đã gây xúc động cho bao người đó là chương trình: Như chưa hề có cuộc chia ly, nhờ chương trình này mà có những người những gia đình sau bao năm lưu lạc lại tìm lại được nhau, có những người cha người mẹ đã rong ruổi tìm kiếm con của mình hàng chục năm trời, và khi gặp lại con, họ ôm nhau tay bắt mặt mừng mà nước mắt cứ tuôn rơi vì sung sướng hạnh phúc. Ai đã từng ở trong tâm trạng bị lạc mất con thì sẽ hiểu được thế nào là nỗi đau khổ của cha mẹ và mới cảm nghiệm được thế nào là niềm vui khi tìm gặp được con mình.
Thưa quý OBACE, có thể nói rắng tất cả các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều muốn diễn tả nỗi lòng của Thiên Chúa như người cha bị lạc mất con, và ông cứ miệt mài để tìm con, bất chấp những gian nan thử thách. Tin Mừng hôm nay đã cho thấy một hình ảnh rất người ở nơi Thiên Chúa, Ngài như một người cha mất con, người người phụ nữ mất của và như người chăn chiên bị mất chiên, tất cả đều đi tìm và khi tìm thấy thì người ấy vô cùng hạnh phúc.
Câu chuyên Chúa Giêsu kể cho những người biệt phái, vì họ cứ xầm xì trách Chúa Giêsu vì Ngài giao du tiếp xúc với người thu thuế và tội lỗi, và khi kể cho họ những dụ ngôn này, Ngài mời gọi họ hãy mang tâm trạng của Chúa khi nói với họ: Ai trong các ông có một trăm con chiên mà khi lạc mất một con, lại không để chín mươi chín con trong hoang địa để đi tìm con chiên lạc sao? Chúa muốn nói rằng nếu thực sư là chủ chiên, nếu thực sự yêu mến đàn chiên, thì ai cũng sẽ hành động như thế. Xét về mặt kinh tế, hay lý luận thì câu chuyện không hợp lý, vì người chủ này lại để chín mươi chín con chiên trong hoang địa để đi tìm một con chiên lạc. điều tưởng như vô lý ấy lại muốn nói rằng, trong mắt của Thiên Chúa không ai là số nhỏ bé bị loại trừ, mà tất cả đều được yêu mến. Một con chiên so với 99 con chỉ là tỉ lệ 1/100, vậy mà đối với Thiên Chúa, 1% ấy vẫn quý giá và đáng để Ngài vất vả chấp nhận gian lao nguy hiểm để tìm kiếm. Đi tìm con chiên lạc là chấp nhận rủi ro về cho mình, có thể chính ông bị té ngã hay trật chân vì những vách đá cheo leo, có khi bị nguy hiểm vì sói dữ tấn công, nhưng chỉ vì thương con chiên bị đi lạc, vì ông biết rằng có thể nó đang vô cùng sợ hãi vì ngoảnh lại xung quanh không còn ai, có thể nó đã bị thương tích đang nằm ở đâu đó và cần sư chăm sóc, có thể vì nó không theo được đàn và đã rớt lại, nên cần sự an ủi đỡ nâng. Chính vì nghĩ như thế, mà người chăn chiên này đã bất chấp mọi sư để đi tìm cho bằng được con chiên lạc, và khi tìm được ông đã không hề trách mắng nó, mà ông đã vui mừng vác nó trên vai và đưa nó về đàn, ông còn mới bạn bè đến để chung vui với ông vì: Tôi đã tìm được con chiên bị lạc mất.
Cũng vậy, như người phụ nữ có mười đồng mà mất một đồng bà cũng đã không ngại vất vả, cũng không cho rằng, một đồng chỉ là một xu lẻ không đáng, nhưng bà vẫn tìm mọi cách để tìm cho bằng được đồng bạc đã mất. Nếu như các dụ ngôn được kể đi từ tỉ lệ 1/100 con chiên đi lạc, đến tỉ lệ 1/10 số tiên đã mất, thì với câu chuyện người cha nhân hậu ông chỉ có hai người con mà có lẽ ông không chỉ mất đứa con thứ bỏ nhà ra đi, mà cũng đã mất người con cả dù thể xác không đi lạc, nhưng tâm hồn và tấm lòng của anh ta thì cũng đã đi lạc từ lâu rồi.
Thiên Chúa giống như người cha trong câu chuyện, ông mất đi một người con thứ vì nó đã nhất quyết bỏ ông để ra đi theo tiếng gọi của cuộc đời, nó không chỉ coi nhẹ tình thương của ông, mà nó còn coi ông như đã chết, nó quyết định ôm phần gia sản ra đi và dứt nghĩa đoạn tình với ông. Người cha này đã hoàn toàn tôn trọng tự do và quyết định của của đứa con thứ, ông không cản được nó vì nó đã muốn ra khỏi nhà ông.
Khác với hai câu chuyên ở trên, con chiên đi lạc vì có thể nó yếu sức nên không theo được cả đàn, hoặc chỉ vì nó mải mê với một đám cỏ non mà bị lạc, hoặc như đồng bạc vô tri kia bị rơi lúc nào người đàn bà cũng không biết, còn ở câu chuyện này, đứa con đã hoàn toàn ý thức và chủ động quyết định ra đi, để lại đàng sau người cha đau khổ và ngôi nhà trống vắng. Vậy mà người cha này đã không hề giận dỗi với nó, ông cùng không từ nó, mà trái lại ông chỉ còn biết chờ đợi hết ngày này qua tháng nọ vì hy vọng con ông sẽ trở về. Vì hy vọng và vì không hề ghét bỏ nó, nên ông đã chuẩn bị sẵn mọi sự cho nó như thể là nó sắp trở về, ông đã vỗ béo một con bê để sẵn, và dù khi ra đi nó đã mang hết tài sản thuộc về nó, thì bây giờ ông lại chuẩn bị cho nó mọi thứ đầy đủ nào là nhẫn mới, áo mới, giày mới, và khi vừa nhìn thấy bóng nó từ đàng xa, dù nó chưa nhìn thấy ông, thì ông đã chạy ra để ôm nó và hôn lấy hôn để như tìm lại được một vật quý, và nhất là ông đã quên mọi quá khứ của nó, đón nhận nó như nó chưa hề sai lỗi, cho lại nó tất cả và còn mở cho nó một tương lai.
Đối xử với đứa con thứ bỏ đi như thế, ông cũng rất nhân từ quảng đại với đứa con cả còn ở trong nhà mà tâm hồn nó thì đã đi lạc từ lâu. Ông thừa biết, dù nó ở bên ông nhưng nó không nhận ra được tình thương của ông đối với nó, nó cũng không hiểu được nỗi lòng của ông khi đã mất đi một người con, nó vùng vằng giận dỗi kể lể công trạng với ông, nó còn quyết định từ chối không vào nhà để chung vui hạnh phúc với ông. Người cha này, một lần nữa ông không quản ngại hạ mình xuống để bước ra xin nó vào nhà: Con à con luôn ở cùng cha, và mọi sự của cha đều là của con, nhưng chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Thiên Chúa như người mục từ đi tìm kiếm chúng ta là những con chiên đi lạc, và Thiên Chúa cũng giống như người cha ngày ngày đợi cửa chờ chúng ta là đứa con hoang đàng trở về, và Ngài cũng đang hạ mình xuống để xin, để mời chúng ta bước vào nhà và trở về với tình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa sẽ chẳng có thể tìm thấy và đem chúng ta về nếu chúng ta cứ tìm cách lẩn trốn Ngài, để có thể có thể quay về được thì, về phía chúng ta, cần phải ý thức rằng mình đã đi lạc và phải biết dừng lại thi ông chủ mới có thể tìm thấy chúng ta, trái lại không cho rằng mình đi lạc và cứ tiếp tục đi thì sẽ càng lạc xa hơn. Chỉ khi chúng ta biết dừng lại, dám để cho Thiên Chúa “nhìn thấy” chúng ta, và hãy để cho Ngài vác chúng ta trên vai và đưa chúng ta về, Ngài sẽ xóa đi mọi sợ hãi, sẽ đem chúng ta về xum họp trở lại với anh em. Cũng vậy, giống như người con, đừng thất vọng về tình trạng của mình, dù có những khi chúng ta như người con thứ, rơi xuống tận đáy của tình trạng tội lỗi hoang đàng, cho dù nhiều khi chúng ta đã để dục vọng và thú vui hưởng thụ làm chủ, tự biến cuộc đời mình trở thành ngang hàng với súc vật, cũng muốn ăn cám heo như người con thứ …, hãy tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha để chúng ta trở về làm lại cuộc đời, Ngài vẫn luôn chờ đợi và sẵn sàng thứ tha. Hãy lao mình vào vòng tay của cha yêu thương, cho dù cuộc đời chúng ta đã trở nên hôi hám rách rưới vì tội lỗi và yếu đuối, chúng ta sẽ được Thiên Chúa là Cha ôm vào lòng để tha thứ và để trả lại cho chúng ta vinh dự làm con của Ngài.
Thưa quý OBACE, nếu chúng ta thấy mình không đến nỗi tả tơi hoang đàng như người con thứ đã làm tổn thương đến Thiên Chúa là cha của mình, thì có thể chúng ta cũng đang mang tâm trạng như người con cả, chúng ta vẫn đi nhà thờ đi lễ, vẫn chu toàn các giới răn lề luật, không hề trái bao giờ, nhưng chúng ta lại không hiểu được lòng cha, không cảm nhận được tình yêu của Ngài, lòng chúng ta đã xa Ngài, và điều khiến người cha đau khổ hơn nửa đó là khi thấy những người con không hòa thuận với nhau. Có thể chúng ta cũng giống như người con cả khi chúng ta trách móc Thiên chúa không công bằng, khi chúng ta nhìn anh em xung quanh như là người xa lạ với mình như là người dưng nước lã, chúng ta ghanh tị với nó: Còn thằng con của cha kia, sau khi đã ăn chơi phung phí hết tiền của thì nay trở về ông lại sai giết bê béo để ăn mừng.
Dù là con chiên hoặc dù là người con thứ hay con cả, thì mỗi người chúng ta cũng đều phải ý thức và biết rằng chúng ta thật hạnh phúc vì Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, mà Ngài vẫn luôn và đang đi tìm chúng ta, đang cất tiếng gọi chúng ta: hãy dừng chân, hãy quay về để hường tình yêu thương trong nhà Cha, còn phần chúng ta chúng ta quyết định thế nào, chúng ta có dừng lại và có lên tiếng đáp lại tiếng gọi của Chúa và để cho Chúa ôm vào lòng như người chủ chiên ôm con chiên lạc, như đứa con lao vào vòng tay của cha mình hay không?
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
GP. Xuân Lộc
Một chương trình rất ý nghĩa trên TV hàng tuần đã gây xúc động cho bao người đó là chương trình: Như chưa hề có cuộc chia ly, nhờ chương trình này mà có những người những gia đình sau bao năm lưu lạc lại tìm lại được nhau, có những người cha người mẹ đã rong ruổi tìm kiếm con của mình hàng chục năm trời, và khi gặp lại con, họ ôm nhau tay bắt mặt mừng mà nước mắt cứ tuôn rơi vì sung sướng hạnh phúc. Ai đã từng ở trong tâm trạng bị lạc mất con thì sẽ hiểu được thế nào là nỗi đau khổ của cha mẹ và mới cảm nghiệm được thế nào là niềm vui khi tìm gặp được con mình.
Thưa quý OBACE, có thể nói rắng tất cả các bài đọc Lời Chúa hôm nay đều muốn diễn tả nỗi lòng của Thiên Chúa như người cha bị lạc mất con, và ông cứ miệt mài để tìm con, bất chấp những gian nan thử thách. Tin Mừng hôm nay đã cho thấy một hình ảnh rất người ở nơi Thiên Chúa, Ngài như một người cha mất con, người người phụ nữ mất của và như người chăn chiên bị mất chiên, tất cả đều đi tìm và khi tìm thấy thì người ấy vô cùng hạnh phúc.
Câu chuyên Chúa Giêsu kể cho những người biệt phái, vì họ cứ xầm xì trách Chúa Giêsu vì Ngài giao du tiếp xúc với người thu thuế và tội lỗi, và khi kể cho họ những dụ ngôn này, Ngài mời gọi họ hãy mang tâm trạng của Chúa khi nói với họ: Ai trong các ông có một trăm con chiên mà khi lạc mất một con, lại không để chín mươi chín con trong hoang địa để đi tìm con chiên lạc sao? Chúa muốn nói rằng nếu thực sư là chủ chiên, nếu thực sự yêu mến đàn chiên, thì ai cũng sẽ hành động như thế. Xét về mặt kinh tế, hay lý luận thì câu chuyện không hợp lý, vì người chủ này lại để chín mươi chín con chiên trong hoang địa để đi tìm một con chiên lạc. điều tưởng như vô lý ấy lại muốn nói rằng, trong mắt của Thiên Chúa không ai là số nhỏ bé bị loại trừ, mà tất cả đều được yêu mến. Một con chiên so với 99 con chỉ là tỉ lệ 1/100, vậy mà đối với Thiên Chúa, 1% ấy vẫn quý giá và đáng để Ngài vất vả chấp nhận gian lao nguy hiểm để tìm kiếm. Đi tìm con chiên lạc là chấp nhận rủi ro về cho mình, có thể chính ông bị té ngã hay trật chân vì những vách đá cheo leo, có khi bị nguy hiểm vì sói dữ tấn công, nhưng chỉ vì thương con chiên bị đi lạc, vì ông biết rằng có thể nó đang vô cùng sợ hãi vì ngoảnh lại xung quanh không còn ai, có thể nó đã bị thương tích đang nằm ở đâu đó và cần sư chăm sóc, có thể vì nó không theo được đàn và đã rớt lại, nên cần sự an ủi đỡ nâng. Chính vì nghĩ như thế, mà người chăn chiên này đã bất chấp mọi sư để đi tìm cho bằng được con chiên lạc, và khi tìm được ông đã không hề trách mắng nó, mà ông đã vui mừng vác nó trên vai và đưa nó về đàn, ông còn mới bạn bè đến để chung vui với ông vì: Tôi đã tìm được con chiên bị lạc mất.
Cũng vậy, như người phụ nữ có mười đồng mà mất một đồng bà cũng đã không ngại vất vả, cũng không cho rằng, một đồng chỉ là một xu lẻ không đáng, nhưng bà vẫn tìm mọi cách để tìm cho bằng được đồng bạc đã mất. Nếu như các dụ ngôn được kể đi từ tỉ lệ 1/100 con chiên đi lạc, đến tỉ lệ 1/10 số tiên đã mất, thì với câu chuyện người cha nhân hậu ông chỉ có hai người con mà có lẽ ông không chỉ mất đứa con thứ bỏ nhà ra đi, mà cũng đã mất người con cả dù thể xác không đi lạc, nhưng tâm hồn và tấm lòng của anh ta thì cũng đã đi lạc từ lâu rồi.
Thiên Chúa giống như người cha trong câu chuyện, ông mất đi một người con thứ vì nó đã nhất quyết bỏ ông để ra đi theo tiếng gọi của cuộc đời, nó không chỉ coi nhẹ tình thương của ông, mà nó còn coi ông như đã chết, nó quyết định ôm phần gia sản ra đi và dứt nghĩa đoạn tình với ông. Người cha này đã hoàn toàn tôn trọng tự do và quyết định của của đứa con thứ, ông không cản được nó vì nó đã muốn ra khỏi nhà ông.
Khác với hai câu chuyên ở trên, con chiên đi lạc vì có thể nó yếu sức nên không theo được cả đàn, hoặc chỉ vì nó mải mê với một đám cỏ non mà bị lạc, hoặc như đồng bạc vô tri kia bị rơi lúc nào người đàn bà cũng không biết, còn ở câu chuyện này, đứa con đã hoàn toàn ý thức và chủ động quyết định ra đi, để lại đàng sau người cha đau khổ và ngôi nhà trống vắng. Vậy mà người cha này đã không hề giận dỗi với nó, ông cùng không từ nó, mà trái lại ông chỉ còn biết chờ đợi hết ngày này qua tháng nọ vì hy vọng con ông sẽ trở về. Vì hy vọng và vì không hề ghét bỏ nó, nên ông đã chuẩn bị sẵn mọi sự cho nó như thể là nó sắp trở về, ông đã vỗ béo một con bê để sẵn, và dù khi ra đi nó đã mang hết tài sản thuộc về nó, thì bây giờ ông lại chuẩn bị cho nó mọi thứ đầy đủ nào là nhẫn mới, áo mới, giày mới, và khi vừa nhìn thấy bóng nó từ đàng xa, dù nó chưa nhìn thấy ông, thì ông đã chạy ra để ôm nó và hôn lấy hôn để như tìm lại được một vật quý, và nhất là ông đã quên mọi quá khứ của nó, đón nhận nó như nó chưa hề sai lỗi, cho lại nó tất cả và còn mở cho nó một tương lai.
Đối xử với đứa con thứ bỏ đi như thế, ông cũng rất nhân từ quảng đại với đứa con cả còn ở trong nhà mà tâm hồn nó thì đã đi lạc từ lâu. Ông thừa biết, dù nó ở bên ông nhưng nó không nhận ra được tình thương của ông đối với nó, nó cũng không hiểu được nỗi lòng của ông khi đã mất đi một người con, nó vùng vằng giận dỗi kể lể công trạng với ông, nó còn quyết định từ chối không vào nhà để chung vui hạnh phúc với ông. Người cha này, một lần nữa ông không quản ngại hạ mình xuống để bước ra xin nó vào nhà: Con à con luôn ở cùng cha, và mọi sự của cha đều là của con, nhưng chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Thiên Chúa như người mục từ đi tìm kiếm chúng ta là những con chiên đi lạc, và Thiên Chúa cũng giống như người cha ngày ngày đợi cửa chờ chúng ta là đứa con hoang đàng trở về, và Ngài cũng đang hạ mình xuống để xin, để mời chúng ta bước vào nhà và trở về với tình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa sẽ chẳng có thể tìm thấy và đem chúng ta về nếu chúng ta cứ tìm cách lẩn trốn Ngài, để có thể có thể quay về được thì, về phía chúng ta, cần phải ý thức rằng mình đã đi lạc và phải biết dừng lại thi ông chủ mới có thể tìm thấy chúng ta, trái lại không cho rằng mình đi lạc và cứ tiếp tục đi thì sẽ càng lạc xa hơn. Chỉ khi chúng ta biết dừng lại, dám để cho Thiên Chúa “nhìn thấy” chúng ta, và hãy để cho Ngài vác chúng ta trên vai và đưa chúng ta về, Ngài sẽ xóa đi mọi sợ hãi, sẽ đem chúng ta về xum họp trở lại với anh em. Cũng vậy, giống như người con, đừng thất vọng về tình trạng của mình, dù có những khi chúng ta như người con thứ, rơi xuống tận đáy của tình trạng tội lỗi hoang đàng, cho dù nhiều khi chúng ta đã để dục vọng và thú vui hưởng thụ làm chủ, tự biến cuộc đời mình trở thành ngang hàng với súc vật, cũng muốn ăn cám heo như người con thứ …, hãy tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa là Cha để chúng ta trở về làm lại cuộc đời, Ngài vẫn luôn chờ đợi và sẵn sàng thứ tha. Hãy lao mình vào vòng tay của cha yêu thương, cho dù cuộc đời chúng ta đã trở nên hôi hám rách rưới vì tội lỗi và yếu đuối, chúng ta sẽ được Thiên Chúa là Cha ôm vào lòng để tha thứ và để trả lại cho chúng ta vinh dự làm con của Ngài.
Thưa quý OBACE, nếu chúng ta thấy mình không đến nỗi tả tơi hoang đàng như người con thứ đã làm tổn thương đến Thiên Chúa là cha của mình, thì có thể chúng ta cũng đang mang tâm trạng như người con cả, chúng ta vẫn đi nhà thờ đi lễ, vẫn chu toàn các giới răn lề luật, không hề trái bao giờ, nhưng chúng ta lại không hiểu được lòng cha, không cảm nhận được tình yêu của Ngài, lòng chúng ta đã xa Ngài, và điều khiến người cha đau khổ hơn nửa đó là khi thấy những người con không hòa thuận với nhau. Có thể chúng ta cũng giống như người con cả khi chúng ta trách móc Thiên chúa không công bằng, khi chúng ta nhìn anh em xung quanh như là người xa lạ với mình như là người dưng nước lã, chúng ta ghanh tị với nó: Còn thằng con của cha kia, sau khi đã ăn chơi phung phí hết tiền của thì nay trở về ông lại sai giết bê béo để ăn mừng.
Dù là con chiên hoặc dù là người con thứ hay con cả, thì mỗi người chúng ta cũng đều phải ý thức và biết rằng chúng ta thật hạnh phúc vì Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, mà Ngài vẫn luôn và đang đi tìm chúng ta, đang cất tiếng gọi chúng ta: hãy dừng chân, hãy quay về để hường tình yêu thương trong nhà Cha, còn phần chúng ta chúng ta quyết định thế nào, chúng ta có dừng lại và có lên tiếng đáp lại tiếng gọi của Chúa và để cho Chúa ôm vào lòng như người chủ chiên ôm con chiên lạc, như đứa con lao vào vòng tay của cha mình hay không?