Gia Nhân
18-09-2013, 10:23 PM
Mình Thánh Chúa
http://gpbanmethuot.vn/sites/default/files/imagecache/main_img/Images/201206/eucharist-2[1].gif
Nguyễn Tầm Thường
Làm cách nào bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? Chúa có hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu không? Hay đó chỉ là một biểu tượng?
* * *
Tình yêu
Khi yêu nhau, người ta muốn gần nhau. Ở nơi nào cũng thế, con người thời nào cũng vậy. Tình yêu là một sự kiếm tìm không mệt mỏi, nó là khắc khoải trong trái tim này đói khát trái tim kia.
Chưa yêu, trái tim còn nguyên vẹn. Khi yêu nhau, trái tim chỉ còn một nửa vì nó cần nửa kia để sống.
Không có tình yêu nào muốn xa nhau, bởi, nửa trái tim kia là mong nhớ. Chúa Kitô cũng vậy.Trong mơ ước của Chúa, luôn có bóng hình con người chúng ta, như lời thánh Gioan viết về lời cầu nguyện của Chúa. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Yn. 17:24). Cái tha thiết của tình yêu ấy đưa trái tim này vào trong trái tim kia. Họ phải có nhau.
Tình yêu và quà tặng
Yêu nhau người ta thường tặng quà cho nhau. Chả mấy người yêu nhau mà không trao nhau quà tặng. Có quà tặng tình thơ tuổi học trò. Có quà tặng tuổi vào đời. Có nhiều thứ quà tặng trong tình yêu. Có quà tặng vợ chồng gởi cho nhau. Tình yêu cần nhiều ngôn ngữ để diễn tả. Có người muốn tặng quà để chứng minh tình yêu. Có người cần quà tặng để biết rõ minh chứng mình được yêu. Quà là dấu chỉ đưa tin cho những trái tim ấy xô dạt nhau vào nhiều say đắm hơn.
Quà không phải là tình yêu, nó chỉ là ngôn ngữ nói về tình yêu. Quà tặng không thay thế được tình yêu, nó chỉ là tiếng gõ cửa cho trái tim kia mở ra để tình yêu này đi tới.
Cho một phần quà chỉ là cho một phần yêu thương của con tim. Yêu thương càng đậm thì phần quà cho đi ấy càng nhiều. Vì thế, có người dám chết cho quê hương. Có kẻ dám hy sinh mạng sống cho người mình thương. Cha chấp phận mưa nắng, mẹ thức thâu đêm bên giường con bệnh. Tình yêu và quà tặng là bến bờ cho nhau gởi nỗi niềm qua lại.
Khi Ðức Kitô yêu thương, Ngài cũng cho đi quà tặng như lời Ngài nói:”Tôi là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Yn. 10:11). Vì quà tặng chưa phải là tình yêu, nó chỉ là một phần yêu thương, nó chỉ là ngôn ngữ diễn tả tình yêu nên người được yêu vẫn chẳng bao giờ thật lòng thỏa mãn với quà tặng mà lại không ngóng trông chính tình yêu sẽ đến.
Kẻ thỏa mãn với quà tặng mà không mong mỏi chính tình yêu, người đó chỉ đi buôn tình yêu chứ không phải là đã được yêu thương.
Kẻ cho quà tặng mà không dám để tình yêu mình thực sự đến với người mình yêu, thì họ đang gạ gẫm chuyện tình chứ họ cũng chưa yêu gì.
Khi tôi đi tìm quà tặng nơi Ðức Vua mà không chiếm hữu chính Ðức Vua làm quà tặng, tôi vẫn còn đứng ngoài sân cửa nhà Ngài, chứ chưa vào trong hoàng cung.
Người tặng quà hay quà tặng?
Tôi xin Ðức Kitô ơn này, ơn kia, tôi xin Ngài cho tôi sức khỏe, công ăn việc làm, là tôi vẫn mới xin những ơn huệ của Ngài. Trong cuộc đời, tôi chỉ muốn quà tặng nơi Ðức Kitô hay tôi muốn chính Ngài là người cho quà?
Nếu tôi chỉ muốn quà tặng mà không muốn chính người cho quà, tôi sẽ bỏ người cho quà khi tôi không đạt được quà tôi muốn.
Nếu người cho quà biết rằng tôi chỉ muốn quà tặng chứ không muốn chính người cho quà, liệu người ấy có muốn giữ liên hệ với tôi chăng?
Rất nhiều lời cầu xin của tôi chứng tỏ tôi chỉ muốn Chúa cho tôi ơn này, ơn kia chứ tôi không xin chính Chúa. Bằng chứng là xin ơn mà không được thì bỏ nhà thờ. Họ chỉ muốn ơn thôi chứ đâu muốn người cho ơn. Ngày nào tôi ôm trọn được người cho quà là chính Ðức Vua, tôi sẽ có tất cả những gì Ðức Vua có, như lời Kinh Thánh nói: “Trước tiên hãy tìm Nước Thiên Chúa trước rồi mọi sự sẽ được ban cho ngươi sau” (Mt. 6:33)
Khi Ðức Kitô yêu thương thì quà tặng quý nhất chính là con người Ðức Kitô. Cho một phần quà mới chỉ là cho một phần yêu thương thôi. Khi nào cho trọn vẹn con người của mình mới là cho tất cả. Nếu Ðức Kitô chỉ cho một phần quà thì Ngài chưa cho hết.
Tình yêu và biểu tượng
Yêu là muốn gần. Người ta không thể cứ ở xa rồi gởi biểu tượng của tình yêu thay thế cho tình yêu. Người ta không thể gởi quà tặng làm kẻ đại diện cho tình yêu để những quà tặng ấy yêu nhau. Yêu là muốn lại gần. Yêu là muốn có nhau. Như vậy làm sao người ta có thể nói Mình Thánh Chúa chỉ là biểu tượng?
Nếu bánh thánh không là sự hiện diện thật của Ngài, nếu Ngài không yêu tôi bằng con người thật thì tình yêu con người và Thiên Chúa sẽ cứ mãi mãi là dang dở. Chính điều này mới nghịch lý, chính điều này mới khó hiểu chứ không phải sự hiện diện thật sự thịt máu Ngài trong bánh thánh là điều khó hiểu.
Xét trong ý nghĩa yêu là cho đi trọn vẹn, yêu là cho đi tất cả, đương nhiên bánh thánh phải là thịt máu Chúa thật sự. Vì Chúa muốn ở gần tôi, với tôi, và trong tôi. Chúa không thể cử một biểu tượng đến ở trong tôi.
Khi nói bánh thánh chỉ là hình ảnh của Chúa, điều ấy mới thực sự khó hiểu. Vì làm sao một Thiên Chúa là tình yêu, đã chết trọn vẹn cho tôi trên thập giá, lại không muốn ở với tôi trọn vẹn mà chỉ gởi lại một biểu tượng ở lại với tôi mà thôi.
Hai câu hỏi
Khi đặt câu hỏi “làm cách nào” bánh có thể trở thành Mình Chúa là đặt sai câu hỏi.
Câu hỏi này chỉ là phần hậu của câu hỏi “tại sao” bánh lại trở thành Mình Chúa thật. Thí dụ, làm cách nào tôi gởi cánh hoa cho người tôi thương mến? Tôi có thể tự chân mình đi tới. Tôi có thể gởi người thay tôi cầm đến. Tôi có thể gởi qua bưu điện. Tôi có thể đặt mua và yêu cầu người bán hoa đem tới. Có nhiều cách.
Vấn đề là “tại sao” tôi lại tặng hoa cho người đó?
Câu hỏi động lực nào thúc đẩy tôi tặng hoa mới là câu hỏi thiết yếu. Không có câu hỏi này sẽ không có vấn đề tặng hoa. Có tặng hoa hay không? Câu hỏi này xác định có tình yêu hay không. Khi có tình yêu rồi, khi quyết định tặng hoa rồi, cách nào cánh hoa tới chỉ là câu hỏi phụ thuộc, nó phải bám vào câu hỏi trước.
Cũng như tôi có thể giết một người bằng nhiều cách khác nhau, bỏ thuốc độc, bắn súng, chém bằng dao, xô xuống sông. Có nhiều cách đưa đến cái chết. Cách nào, điều ấy không quan trọng. Trước quan tòa, tôi được tha tù hay kết tội tùy thuộc có một câu hỏi thôi: Tại sao tôi đã giết người, tự vệ hay để vui chơi?
Người nhận thư không băn khoăn, không khắc khoải người đưa thư là đàn ông hay đàn bà. Chẳng có người yêu nào cầm lá thư, rồi tìm kiếm những dòng chữ trong đó xem cách nào cánh thư bay tới đây, ông bưu điện đi xe đạp hay xe máy. Nhìn lá thư, tim họ hạnh phúc, họ chìm trong tình yêu. Họ chỉ hỏi tại sao người ấy lại gửi những dòng chữ này cho tôi. Câu trả lời xác định hạnh phúc đang có đó: Vì người ấy yêu tôi!
Ðối với Chúa cũng thế. Không phải làm cách nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Câu hỏi phải là: Tại sao bánh rượu lại trở nên Mình Máu Thánh Chúa? Và câu trả lời rất đơn giản, rất chính xác: Vì Chúa yêu tôi! Chúa muốn ở với tôi. Chúa muốn gần tôi.
* * *
Chiếc bánh và tuổi thơ
Bà mẹ nghèo, cứ mỗi chiều thứ tư, lúc bà về nhà, thế nào cậu bé cũng được miếng bánh. Cậu vô tư nô đùa như thế với lũ bạn trước cổng nhà rồi đợi mẹ về. Cậu đã ăn miếng bánh như vậy bao nhiêu lần nhưng vô tâm thờ ơ.
Rồi một ngày, cậu băn khoăn, tại sao mẹ lại chỉ mua bánh cho mình vào chiều thứ tư? Cậu bé bắt đầu tò mò về thắc mắc ấy. Ngày nọ cậu muốn khám phá cái bí mật kia. Cũng một ngày thứ tư, lúc bà mẹ ra khỏi nhà, cậu bé chạy dõi theo xa xa.
Thứ tư là ngày hội của các bà mẹ. Sau phiên hội, các bà ngồi ăn bánh, uống nước trà, chuyện vãn với nhau trước khi về. Ðứng đàng sau tấm ván cửa sổ, cậu thấy các bà mẹ ăn bánh vui vẻ, riêng mẹ mình gói miếng bánh vào tấm giấy, cất vào túi. Bà chỉ uống nước thôi. Cậu nhìn mà thương mẹ, trong khi các bà kia ăn bánh vui vẻ thì mẹ mình chỉ uống nước.
Bây giờ cậu mới biết tấm bánh mỗi chiều thứ tư do đâu mà có. Không phải mẹ đi chợ mua, mà mẹ để dành cho mình. Càng nghĩ cậu bé càng thương mẹ. Xong họp, các bà mẹ chuẩn bị ra về. Cậu vội chạy trước, giả bộ như không biết gì, lòng hồi hộp tội nghiệp cho em. Như mọi lần, về đến cổng bà cũng lại gọi con:
-Mẹ có quà cho con.
Lần này cậu bé biết rồi. Mẹ có mua đâu, mẹ hy sinh nhịn ăn để dành cho con mà.
Cậu bé cầm miếng bánh ra đầu nhà. Nó nhìn miếng bánh trên tay và rớt nước mắt. Hình ảnh mẹ lại hiện lên rõ như ban chiều. Chung quanh cái bàn, bình nước trà, các bà mẹ vui cười ăn bánh, riêng mẹ mình chỉ uống nước. Cậu nhớ từng chi tiết, cái dáng điệu không mấy tự nhiên của mẹ, mẹ như rón rén cất miếng bánh vào túi kín đáo không muốn cho ai thấy. Lúc mẹ làm như thế chắc chắn mẹ nhớ tới đứa con của mẹ. Thế mà, từ bao lâu nay mình cứ ăn những miếng bánh ấy trong cái vô tâm chẳng biết đến lòng hy sinh của mẹ.
Cậu bé nhìn miếng bánh trên tay, nước mắt lăn dài trên má. Cậu thấy thương mẹ quá. Cầm miếng bánh trên tay lần này cậu không dám cắn. Cậu không thể vứt đi, đấy là tình thương của mẹ. Cầm mãi, sau cùng cũng phải ăn, đưa miếng bánh lên miệng, nước mắt cứ chảy thôi. Cậu bé nhai miếng bánh trong mếu máo.
Cậu không thấy cái ngọt của đường nữa mà là cái vất vả của người mẹ hy sinh cho con mình. Trong chất hy sinh ấy, vị ngọt của miếng bánh không là mùi sữa thơm mà là lòng thương con.
Từ ngày đó trở đi, cứ thứ ba là cậu lại băn khoăn về miếng bánh thứ tư hôm sau. Miếng bánh trở nên tấm bánh “thánh” vì lòng hy sinh của mẹ. Cứ mỗi chiều thứ tư, cậu bé bồi hồi biết rằng mẹ lại hy sinh vì con. Rồi lại ra đầu nhà, đứng ăn miếng bánh trong nước mắt.
Cái ngọt ở đầu lưỡi không phải là đường mà là hy sinh của mẹ. Một hương vị rất ngọt ngào cho trái tim tuổi thơ biết mình được yêu và biết yêu thương mẹ mình.
* * *
Lạy Chúa,
Miếng bánh vẫn là một, nhưng cái khác biệt là cậu bé thực sự ý thức được miếng bánh ấy đến từ lòng hy sinh của mẹ. Nếu không, miếng bánh ấy chẳng có gì thay đổi nơi con người cậu bé, nó chỉ là miếng bột trộn với đường.
Mong sao con cảm nghiệm được Chúa trong bí tích Thánh Thể để con ao ước chuẩn bị thánh lễ như cậu bé chuẩn bị nhận miếng bánh của mẹ bằng nước mắt.
Con tin thật Chúa ngự trong bí tích Thánh Thể. Con kính thờ Mình Thánh Chúa. Con muốn hướng lòng con về Chúa mỗi khi đi đường nhìn thấy nhà thờ, vì con tin thật Chúa đang ở đấy với con.
http://gpbanmethuot.vn/sites/default/files/imagecache/main_img/Images/201206/eucharist-2[1].gif
Nguyễn Tầm Thường
Làm cách nào bánh và rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa? Chúa có hiện diện thật sự trong hình bánh và rượu không? Hay đó chỉ là một biểu tượng?
* * *
Tình yêu
Khi yêu nhau, người ta muốn gần nhau. Ở nơi nào cũng thế, con người thời nào cũng vậy. Tình yêu là một sự kiếm tìm không mệt mỏi, nó là khắc khoải trong trái tim này đói khát trái tim kia.
Chưa yêu, trái tim còn nguyên vẹn. Khi yêu nhau, trái tim chỉ còn một nửa vì nó cần nửa kia để sống.
Không có tình yêu nào muốn xa nhau, bởi, nửa trái tim kia là mong nhớ. Chúa Kitô cũng vậy.Trong mơ ước của Chúa, luôn có bóng hình con người chúng ta, như lời thánh Gioan viết về lời cầu nguyện của Chúa. “Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu thì những người Cha ban cho con cũng ở đó với con” (Yn. 17:24). Cái tha thiết của tình yêu ấy đưa trái tim này vào trong trái tim kia. Họ phải có nhau.
Tình yêu và quà tặng
Yêu nhau người ta thường tặng quà cho nhau. Chả mấy người yêu nhau mà không trao nhau quà tặng. Có quà tặng tình thơ tuổi học trò. Có quà tặng tuổi vào đời. Có nhiều thứ quà tặng trong tình yêu. Có quà tặng vợ chồng gởi cho nhau. Tình yêu cần nhiều ngôn ngữ để diễn tả. Có người muốn tặng quà để chứng minh tình yêu. Có người cần quà tặng để biết rõ minh chứng mình được yêu. Quà là dấu chỉ đưa tin cho những trái tim ấy xô dạt nhau vào nhiều say đắm hơn.
Quà không phải là tình yêu, nó chỉ là ngôn ngữ nói về tình yêu. Quà tặng không thay thế được tình yêu, nó chỉ là tiếng gõ cửa cho trái tim kia mở ra để tình yêu này đi tới.
Cho một phần quà chỉ là cho một phần yêu thương của con tim. Yêu thương càng đậm thì phần quà cho đi ấy càng nhiều. Vì thế, có người dám chết cho quê hương. Có kẻ dám hy sinh mạng sống cho người mình thương. Cha chấp phận mưa nắng, mẹ thức thâu đêm bên giường con bệnh. Tình yêu và quà tặng là bến bờ cho nhau gởi nỗi niềm qua lại.
Khi Ðức Kitô yêu thương, Ngài cũng cho đi quà tặng như lời Ngài nói:”Tôi là mục tử nhân lành, mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Yn. 10:11). Vì quà tặng chưa phải là tình yêu, nó chỉ là một phần yêu thương, nó chỉ là ngôn ngữ diễn tả tình yêu nên người được yêu vẫn chẳng bao giờ thật lòng thỏa mãn với quà tặng mà lại không ngóng trông chính tình yêu sẽ đến.
Kẻ thỏa mãn với quà tặng mà không mong mỏi chính tình yêu, người đó chỉ đi buôn tình yêu chứ không phải là đã được yêu thương.
Kẻ cho quà tặng mà không dám để tình yêu mình thực sự đến với người mình yêu, thì họ đang gạ gẫm chuyện tình chứ họ cũng chưa yêu gì.
Khi tôi đi tìm quà tặng nơi Ðức Vua mà không chiếm hữu chính Ðức Vua làm quà tặng, tôi vẫn còn đứng ngoài sân cửa nhà Ngài, chứ chưa vào trong hoàng cung.
Người tặng quà hay quà tặng?
Tôi xin Ðức Kitô ơn này, ơn kia, tôi xin Ngài cho tôi sức khỏe, công ăn việc làm, là tôi vẫn mới xin những ơn huệ của Ngài. Trong cuộc đời, tôi chỉ muốn quà tặng nơi Ðức Kitô hay tôi muốn chính Ngài là người cho quà?
Nếu tôi chỉ muốn quà tặng mà không muốn chính người cho quà, tôi sẽ bỏ người cho quà khi tôi không đạt được quà tôi muốn.
Nếu người cho quà biết rằng tôi chỉ muốn quà tặng chứ không muốn chính người cho quà, liệu người ấy có muốn giữ liên hệ với tôi chăng?
Rất nhiều lời cầu xin của tôi chứng tỏ tôi chỉ muốn Chúa cho tôi ơn này, ơn kia chứ tôi không xin chính Chúa. Bằng chứng là xin ơn mà không được thì bỏ nhà thờ. Họ chỉ muốn ơn thôi chứ đâu muốn người cho ơn. Ngày nào tôi ôm trọn được người cho quà là chính Ðức Vua, tôi sẽ có tất cả những gì Ðức Vua có, như lời Kinh Thánh nói: “Trước tiên hãy tìm Nước Thiên Chúa trước rồi mọi sự sẽ được ban cho ngươi sau” (Mt. 6:33)
Khi Ðức Kitô yêu thương thì quà tặng quý nhất chính là con người Ðức Kitô. Cho một phần quà mới chỉ là cho một phần yêu thương thôi. Khi nào cho trọn vẹn con người của mình mới là cho tất cả. Nếu Ðức Kitô chỉ cho một phần quà thì Ngài chưa cho hết.
Tình yêu và biểu tượng
Yêu là muốn gần. Người ta không thể cứ ở xa rồi gởi biểu tượng của tình yêu thay thế cho tình yêu. Người ta không thể gởi quà tặng làm kẻ đại diện cho tình yêu để những quà tặng ấy yêu nhau. Yêu là muốn lại gần. Yêu là muốn có nhau. Như vậy làm sao người ta có thể nói Mình Thánh Chúa chỉ là biểu tượng?
Nếu bánh thánh không là sự hiện diện thật của Ngài, nếu Ngài không yêu tôi bằng con người thật thì tình yêu con người và Thiên Chúa sẽ cứ mãi mãi là dang dở. Chính điều này mới nghịch lý, chính điều này mới khó hiểu chứ không phải sự hiện diện thật sự thịt máu Ngài trong bánh thánh là điều khó hiểu.
Xét trong ý nghĩa yêu là cho đi trọn vẹn, yêu là cho đi tất cả, đương nhiên bánh thánh phải là thịt máu Chúa thật sự. Vì Chúa muốn ở gần tôi, với tôi, và trong tôi. Chúa không thể cử một biểu tượng đến ở trong tôi.
Khi nói bánh thánh chỉ là hình ảnh của Chúa, điều ấy mới thực sự khó hiểu. Vì làm sao một Thiên Chúa là tình yêu, đã chết trọn vẹn cho tôi trên thập giá, lại không muốn ở với tôi trọn vẹn mà chỉ gởi lại một biểu tượng ở lại với tôi mà thôi.
Hai câu hỏi
Khi đặt câu hỏi “làm cách nào” bánh có thể trở thành Mình Chúa là đặt sai câu hỏi.
Câu hỏi này chỉ là phần hậu của câu hỏi “tại sao” bánh lại trở thành Mình Chúa thật. Thí dụ, làm cách nào tôi gởi cánh hoa cho người tôi thương mến? Tôi có thể tự chân mình đi tới. Tôi có thể gởi người thay tôi cầm đến. Tôi có thể gởi qua bưu điện. Tôi có thể đặt mua và yêu cầu người bán hoa đem tới. Có nhiều cách.
Vấn đề là “tại sao” tôi lại tặng hoa cho người đó?
Câu hỏi động lực nào thúc đẩy tôi tặng hoa mới là câu hỏi thiết yếu. Không có câu hỏi này sẽ không có vấn đề tặng hoa. Có tặng hoa hay không? Câu hỏi này xác định có tình yêu hay không. Khi có tình yêu rồi, khi quyết định tặng hoa rồi, cách nào cánh hoa tới chỉ là câu hỏi phụ thuộc, nó phải bám vào câu hỏi trước.
Cũng như tôi có thể giết một người bằng nhiều cách khác nhau, bỏ thuốc độc, bắn súng, chém bằng dao, xô xuống sông. Có nhiều cách đưa đến cái chết. Cách nào, điều ấy không quan trọng. Trước quan tòa, tôi được tha tù hay kết tội tùy thuộc có một câu hỏi thôi: Tại sao tôi đã giết người, tự vệ hay để vui chơi?
Người nhận thư không băn khoăn, không khắc khoải người đưa thư là đàn ông hay đàn bà. Chẳng có người yêu nào cầm lá thư, rồi tìm kiếm những dòng chữ trong đó xem cách nào cánh thư bay tới đây, ông bưu điện đi xe đạp hay xe máy. Nhìn lá thư, tim họ hạnh phúc, họ chìm trong tình yêu. Họ chỉ hỏi tại sao người ấy lại gửi những dòng chữ này cho tôi. Câu trả lời xác định hạnh phúc đang có đó: Vì người ấy yêu tôi!
Ðối với Chúa cũng thế. Không phải làm cách nào bánh rượu trở thành Mình Máu Thánh Chúa. Câu hỏi phải là: Tại sao bánh rượu lại trở nên Mình Máu Thánh Chúa? Và câu trả lời rất đơn giản, rất chính xác: Vì Chúa yêu tôi! Chúa muốn ở với tôi. Chúa muốn gần tôi.
* * *
Chiếc bánh và tuổi thơ
Bà mẹ nghèo, cứ mỗi chiều thứ tư, lúc bà về nhà, thế nào cậu bé cũng được miếng bánh. Cậu vô tư nô đùa như thế với lũ bạn trước cổng nhà rồi đợi mẹ về. Cậu đã ăn miếng bánh như vậy bao nhiêu lần nhưng vô tâm thờ ơ.
Rồi một ngày, cậu băn khoăn, tại sao mẹ lại chỉ mua bánh cho mình vào chiều thứ tư? Cậu bé bắt đầu tò mò về thắc mắc ấy. Ngày nọ cậu muốn khám phá cái bí mật kia. Cũng một ngày thứ tư, lúc bà mẹ ra khỏi nhà, cậu bé chạy dõi theo xa xa.
Thứ tư là ngày hội của các bà mẹ. Sau phiên hội, các bà ngồi ăn bánh, uống nước trà, chuyện vãn với nhau trước khi về. Ðứng đàng sau tấm ván cửa sổ, cậu thấy các bà mẹ ăn bánh vui vẻ, riêng mẹ mình gói miếng bánh vào tấm giấy, cất vào túi. Bà chỉ uống nước thôi. Cậu nhìn mà thương mẹ, trong khi các bà kia ăn bánh vui vẻ thì mẹ mình chỉ uống nước.
Bây giờ cậu mới biết tấm bánh mỗi chiều thứ tư do đâu mà có. Không phải mẹ đi chợ mua, mà mẹ để dành cho mình. Càng nghĩ cậu bé càng thương mẹ. Xong họp, các bà mẹ chuẩn bị ra về. Cậu vội chạy trước, giả bộ như không biết gì, lòng hồi hộp tội nghiệp cho em. Như mọi lần, về đến cổng bà cũng lại gọi con:
-Mẹ có quà cho con.
Lần này cậu bé biết rồi. Mẹ có mua đâu, mẹ hy sinh nhịn ăn để dành cho con mà.
Cậu bé cầm miếng bánh ra đầu nhà. Nó nhìn miếng bánh trên tay và rớt nước mắt. Hình ảnh mẹ lại hiện lên rõ như ban chiều. Chung quanh cái bàn, bình nước trà, các bà mẹ vui cười ăn bánh, riêng mẹ mình chỉ uống nước. Cậu nhớ từng chi tiết, cái dáng điệu không mấy tự nhiên của mẹ, mẹ như rón rén cất miếng bánh vào túi kín đáo không muốn cho ai thấy. Lúc mẹ làm như thế chắc chắn mẹ nhớ tới đứa con của mẹ. Thế mà, từ bao lâu nay mình cứ ăn những miếng bánh ấy trong cái vô tâm chẳng biết đến lòng hy sinh của mẹ.
Cậu bé nhìn miếng bánh trên tay, nước mắt lăn dài trên má. Cậu thấy thương mẹ quá. Cầm miếng bánh trên tay lần này cậu không dám cắn. Cậu không thể vứt đi, đấy là tình thương của mẹ. Cầm mãi, sau cùng cũng phải ăn, đưa miếng bánh lên miệng, nước mắt cứ chảy thôi. Cậu bé nhai miếng bánh trong mếu máo.
Cậu không thấy cái ngọt của đường nữa mà là cái vất vả của người mẹ hy sinh cho con mình. Trong chất hy sinh ấy, vị ngọt của miếng bánh không là mùi sữa thơm mà là lòng thương con.
Từ ngày đó trở đi, cứ thứ ba là cậu lại băn khoăn về miếng bánh thứ tư hôm sau. Miếng bánh trở nên tấm bánh “thánh” vì lòng hy sinh của mẹ. Cứ mỗi chiều thứ tư, cậu bé bồi hồi biết rằng mẹ lại hy sinh vì con. Rồi lại ra đầu nhà, đứng ăn miếng bánh trong nước mắt.
Cái ngọt ở đầu lưỡi không phải là đường mà là hy sinh của mẹ. Một hương vị rất ngọt ngào cho trái tim tuổi thơ biết mình được yêu và biết yêu thương mẹ mình.
* * *
Lạy Chúa,
Miếng bánh vẫn là một, nhưng cái khác biệt là cậu bé thực sự ý thức được miếng bánh ấy đến từ lòng hy sinh của mẹ. Nếu không, miếng bánh ấy chẳng có gì thay đổi nơi con người cậu bé, nó chỉ là miếng bột trộn với đường.
Mong sao con cảm nghiệm được Chúa trong bí tích Thánh Thể để con ao ước chuẩn bị thánh lễ như cậu bé chuẩn bị nhận miếng bánh của mẹ bằng nước mắt.
Con tin thật Chúa ngự trong bí tích Thánh Thể. Con kính thờ Mình Thánh Chúa. Con muốn hướng lòng con về Chúa mỗi khi đi đường nhìn thấy nhà thờ, vì con tin thật Chúa đang ở đấy với con.