PDA

View Full Version : Thinh Lặng Của Thập Giá !!!



vante
23-10-2008, 01:02 AM
Dưới đây là bài viết sau khi con đọc được một bài suy niệm nhỏ về Thánh giá chúa Kitô, Xin Chia sẻ và suy gẫm cùng quý anh chị.:read:

vante
23-10-2008, 01:13 AM
https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=252&stc=1&d=1224699144https://thanhcavietnam.net/forum/attachment.php?attachmentid=252&d=1224699144

Trong những ngày chuẩn bị bước vào tiếp đón, và rước Hài Nhi GiêSu vào nhà tâm hồn của mỗi người chúng ta. Giáo Hội muốn chúng ta đi vào thinh lặng. Phải, thinh lặng để ngắm nhìn Chúa Giêsu trên thập giá.

Để nhìn nhận lại những gì mà chúng ta đã được lãnh nhận từ Ngài, và chúng ta đã biến những Hồng ân đó ra sao khi mà thời gian từ khi mừng Chúa phục Sinh Cho tới những ngày Mừng Chúa Ra đời sắp đến. Cũng như sự qua đi của năm phục vụ cũ và trong những tuần đầu của năm phục vụ mới.

Thinh lặng để lắng nghe tiếng nói từ thập giá, bởi vì thập giá mãi mãi vẫn là một màu nhiệm. Tại sao điều đó có thể xảy ra cho Thiên Chúa ? Tại sao con Thiên Chúa lại có thể chịu chết treo trên thâp giá ?

Trong một cuộc đối thoại tưởng tương với người trộm lành, thánh Augustinô đã hỏi người đó như sau:


Làm sao anh có thể hiểu được những gì xảy ra bên cạnh anh, trong khi đó chúng tôi là những nhà chuyên môn, là những tiến sĩ luật, chúng tôi không hiểu được những lời ứng nghiệm của Kinh thánh. Ngay trước mắt chúng tôi ông có đọc Kinh thánh không ? Ông có biết tiên tri Isaia đã loan báo về cuộc tử nạn của Chúa như thế nào không?




Người trộm lành trả lời như sau : Không. Tôi chưa bao giờ học hỏi về Kinh thánh, nhưng Chúa Giêsu đã nhìn tôi và trong cái nhìn của Ngài, tôi đã hiểu được tất cả mọi sự.

Một vị Hồng y già trong cơn hấp hối đã nhắn nhủ như sau:


Chúng ta nói rất nhiều những lời hay ý đẹp về sự đau khổ, tôi cũng đã từng hăng say làm như thế, nhưng xin hãy nhắn với các linh mục rằng : đừng nói gì cả. Chúng ta không biết gì về đau khổ.

Về cuộc tử nạn và cái chết của Chúa Giêsu, thiết tưởng chúng ta chỉ nên giữ thinh lặng. Trong thinh lặng, chúng ta mới cảm nhận được cái nhìn yêu thương trìu mến của Chúa Giêsu. Và trong cái nhìn ấy, chúng ta mới nghe được chính tiếng nói của Ngài. Chỉ có kẻ đau khổ mới có thể đưa chúng ta vào nỗi khổ đau của họ và cảm thông với họ. Chỉ có Chúa Giêsu mới có thể đưa chúng ta vào nổi khổ đau của Ngài và hiệp thông công tác vào công cuộc cứu độ của Ngài thông qua chức năng Tư tế, Vương đế và ngôn Sứ.

Sự thinh lặng đưa chúng ta vào mâu nhiệm của khổ đau, mà chính sự khổ đau lại là nơi chúng ta được yêu thương và hạnh phúc.

Trong hai người cùng chịu treo trên thập giá bên cạnh Chúa Giêsu, một người đã không ngừng lên tiếng kêu gào rủa xả, trong khi đó kẻ được mệnh danh là người trộm lành chỉ biết thốt lên với lời van xin cứu vớt: Đối với chúng ta điều đó thật là phải lẽ xứng với tội lỗi chúng ta. Bởi lẽ chúng ta luôn bị sự thế gian chia trí cõi lòng chúng ta và làm cho chúng ta dần dần tiến dần ra xa với chúa và dần mất mối thâm tình hòa hảo với Ngài.

Nhìn lên thập giá, mỗi người chúng ta chỉ có thể đấm ngực ăn năn về chính tội lỗi của mình mà thôi. Thập giá của Chúa Giêsu vẫn luôn có đó để chiếu rọi vào thân phận tội lỗi của con người.

Thập giá không chỉ mạc khải về tội lỗi của con người, mà còn tỏa chiếu ánh sáng của Tình yêu. Cái chêt của Chúa Giêsu trên thập giá là biểu lộ của một tình yêu tha thứ cho đến cùng. Có lẽ người trộm lành đã hiểu được điều đó khi anh quay sang nhìn Chúa Giêsu. Trong ánh mắt của Ngài, người trộm lành chỉ có thể thấy bừng lên tình yêu nhân từ và tha thứ. Bên cạnh Chúa Giêsu, người trộm lành được ôm ấp với cái nhìn tha thứ và trìu mến của Ngài.

Với chúng ta cũng vậy, hãy để cho Ngài ôm ấp trọn lấy chúng ta trong tình yêu khoan dung và tha thứ. Hãy để cho ánh mắt yêu thương của ngài đốt cháy tâm hồn khô khan, nguội lạnh và tội lỗi của chúng ta.

Và liệu rằng chúng ta có dám nói với chúa như người trộm lành đã từng nói: “Lạy Ngài, khi nào Ngài về nước Ngài xin nhớ đến tôi ” hay không ?. Hay là chúng ta vẫn dửng dưng, thờ ơ trước sự mời gọi và sự ưu ái đầy lòng yêu thương và thứ tha của Ngài bằng lời nói: “Ta bảo thật cho ngươi biết, ngay hôm nay ngươi sẽ được ở trên Thiên đàng với ta”. Ngài đã quyên đi sự yếu hèn và thân phận tội lỗi của chúng ta, Ngài chỉ mong chờ chúng ta trở lại bên lòng Thương xót vô vị lợi(vô bờ bến) để tận hưởng, thông chia và chia sẻ hạnh phúc với Ngài. Chỉ bằng hành động củ thể là Sám hối, ăn lăn quay trở về với Ngài. Vậy mà chúng ta, Tôi và bạn không thể làm được điều ấy, cho dù chúng chỉ một lần. Nếu chúng ta không Được ơn Trợ giúp của Ngài Và sự cộng tác của chúng ta đó là ăn lăn(Thực lòng thống hối). Lạy Chúa, Xin cho chúng con ý thức được sự yếu hèn và tội lỗi của chúng con, Xin Thánh Thần chúa hoạt động nơi mỗi người chúng con và hướng dẫn giúp đỡ chúng con trên con đường Lữ thứ trần gian. Để chúng con luôn biết tìm kiếm Chúa và tìm kiếm Nước Chúa giữa muôn vàn sự tìm kiếm và lựa chọn ở thế gian và nơi mỗi người anh chị em chúng con, Amen

vante
27-03-2009, 04:19 PM
"Lạy Ngài, khi nào Ngài về nước Ngài xin nhớ đến tôi" đó là lời nói của tên trộm lành biết ăn năn trở về với Chúa ý thức được thân phận tội lỗi của mình.

Lạy Chúa xin thuơng xót con, và xin gọt dũa rèn mài con trong lòng thương xót bao la vô vị lợi của Chúa.
Vì con là kẻ có tội

Rocky
27-03-2009, 09:03 PM
Ánh mắt thinh lặng từ thập giá... ánh mắt thân thương, tha thứ.... và ủ ấp... ánh mắt... lặng nhìn... chờ đợi, mời gọi tội nhân hối lỗi, người ngay... biết sống ngay lành và khiêm nhường.....