PDA

View Full Version : Thắc mắc "Tuần Bát Nhật "?



ksphuonglk
21-04-2014, 06:45 AM
Xin cả nhà cho Phương hỏi tí, Tại sao lại gọi là tuần "Bát nhật Phục sinh " ?
Mong mọi người giúp đỡ !
Cám ơn nhiều nhiều !

Sophanmocoi
21-04-2014, 05:57 PM
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tuần Thánh), được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30–33 CN. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). :57:

Caohuong
21-04-2014, 06:08 PM
Thêm một ý nữa:.

Theo Catholic Customs & Traditions của Greg Dues, do Twenty-Third Publications xuất bản thì Lễ Phục Sinh không chấm dứt một cách bất thần. Nó mở ra một mùa. Cũng như mọi đại lễ khác trong năm phụng vụ, Lễ Phục Sinh được mừng với một Tuần Bát Nhật, một lễ hội kéo dài cả tuần lễ. Trong những thế kỷ đầu những người lãnh Phép Rửa trong đêm Canh Thức Phục Sinh sẽ qui tụ lại với nhau hằng ngày trong suốt Tuần Bát Nhật Phục Sinh để được hướng dẫn thêm trong đời sống đức tin Kitô giáo. Những sự hướng dẫn đặc biệt này được gọi là mystagogia (truyền bí pháp). Ngày nay, việc “truyền bí pháp” này được khôi phục lại ở các giáo xứ. Một lần nữa, nó trở thành một nếp quan trọng trong hành trình đức tin của những người lớn mới lãnh nhận Phép Rửa.

xoicucnong
22-04-2014, 02:00 AM
Tuần Bát Nhật Phục Sinh là Lễ Phục Sinh kéo dài! Hay nói đúng hơn, thời gian này là đỉnh cao của Mùa Phục Sinh. Bởi vì, theo như quý vị biết, phải 3 ngày Chúa mới Phục Sinh, tức là ngày thứ hai mới đúng 3 ngày!

Đặc biệt hơn, Tuần Bát Nhật Phục Sinh được mừng như Lễ Trọng kính Chúa (Bậc I)! Song, chỉ khác ở chỗ là 2 bài đọc và không đọc Kinh Tin Kính, nhưng có thể hát Ca Tiếp Liên tùy ý (như CN Phục Sinh). Tuần này trỗi vượt hơn mọi Lễ Trọng và lễ kính khác (VD: Năm 2013, Tuần Bát Nhật rơi vào Lễ Truyền Tin - Lễ Trọng, nên lễ này buộc phải dời sang thứ hai tuần tiếp theo).

Vì thế, tuần Bát Nhật phải được chuẩn bị 1 cách chu đáo và không được thua kém gì ngày Lễ Phục Sinh hay các ngày Lễ Trọng và Chúa Nhật. Với đầy đủ các bài ca, bộ lễ, đáp ca và các bài hát phải được thực hiện 1 cách nghiêm chỉnh và xứng đáng nhất với đặc tính của ngày lễ!

cat
22-04-2014, 08:23 AM
- Bát Nhật có nghĩa là tám ngày. Trong tiếng Latin, danh từ Bát Nhật là Octo, là tám (tiếng Anh là Octave, trong âm nhạc từ này được dùng để chỉ quãng tám, có nghĩa là tám nốt nhạc do re mi fa sol la si do, và octave được gọi là những nốt nhạchoàn hảo). Theo Kinh Thánh Cựu Ước, các đại lễ của dân Do Thái thường được tổ chức kéo dài thêm suốt một tuần sau đó và sẽ chấm dứt vào ngày thứ tám (Lv 23, 34-36, Dân Số 29,35...).

- Theo Phụng vụ của Hội Thánh, Tuần Bát Nhật sẽ là tuần để đặc biệt mừng những lễ quan trọng. Xưa kia, Hội Thánh đưa ra nhiều Tuần Bát nhật để mừng kính, gọi là Tuần Bát Nhật đặc biệt (như Phục Sinh, Lễ Chúa Hiển Dung, Lễ Thánh Tâm Chúa...), Bát Nhật thường (Mẹ Vô Nhiễm, kính thánh Giuse, kính các thánh nam nữ...), và tuần Bát Nhật đơn (kính thánh Anh Hài, kính thánh Gioan tông đồ...). Đến năm 1955, Đức Giáo hoàng Piô XII rút lại chỉ mừng kính ba Bát Nhật: Bát Nhật Giáng sinh, Phục Sinh và Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa). Và ngày nay, Hội Thánh chọn hai Bát Nhật mà thôi, đó là Bát Nhật Phục Sinh và Giáng Sinh. Hai Bát Nhật ấy sẽ được chấm dứt với hai Lễ Trọng: Với Bát Nhật Giáng Sinh, chấm dứt vào ngày 1 tháng 1 (là Lễ đầu năm, trọng kính Đức Maria - Mẹ Thiên Chúa); Với Bát Nhật Phục Sinh, ngày chấm dứt là ngày thứ tám, từng được gọi là Chúa Nhật áo trắng, và từ ngày 30.4.2000, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II đã chọn ngày này cũng là ngày Chúa Nhật Kính Lòng Chúa Thương Xót (thánh nữ Faustina được Chúa mặc khải).

- Theo Hội Thánh xa xưa, những người muốn gia nhập đạo trong suốt mùa Chay sẽ được học hỏi giáo lý, và ngay đêm vọng Phục Sinh họ sẽ lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Đến Tuần Bát Nhật, Hội Thánh lại quy tụ họ với nhau hầu bồi dưỡng thêm lời giảng dạy về phép Thanh Tẩy cũng như các mầu nhiệm mà tân tòng đã nhận lãnh. Hay nói cách khác, Tuần Bát Nhật Phục Sinh là tuần để suy tư sâu về Bí Tích Thanh Tẩy dành cho người lớn (Rm6,3-5). Thời điểm này cũng là lúc hâm nóng và gợi lại cho toàn thể Kitô hữu nữa. Còn tuần Bát Nhật Giáng sinh thì suy tư về mầu nhiệm nhập thể (Kitô học) của Chúa Kitô (và sẽ kết thúc trong ngày kính Đức Mẹ Maria, người đã đóng vai trò quan trọng trong mầu nhiệm Nhập Thể).

Lm. Khất Tuệ
thanhlinh.net (http://thanhlinh.net/)