PDA

View Full Version : Mười thành tựu hàng đầu của Đức Gioan Phaolô II



Gia Nhân
03-05-2014, 09:02 PM
Mười thành tựu hàng đầu của
Đức Gioan Phaolô II

https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1.0-9/10341549_1497772233776119_6867705871470926964_n.jpg


Triều đại giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đã phá vỡ nhiều kỷ lục. Nhưng, ngoài những con số đó, sự lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng Ba Lan hướng dẫn Giáo hội Công giáo qua nhiều thử thách gia tăng trong thời hiện đại.


Tranh đấu cho tự do

“Đừng sợ!”

Một trong những thách thức lớn nhất đó là chiến tranh lạnh, và hai khối đã đọ sức trên thế giới kình địch nhau. Đức Gioan Phaolô II đã bị áp bức trực tiếp bởi Đức Quốc xã và chế độ Cộng sản. Vai trò của ngài chủ yếu trong sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Một trong những chuyến đi đầu tiên là quê hương Ba Lan của ngài vào năm 1979. Nó đã trở thành một điểm xác định khuyến khích người dân Ba Lan vùng lên đấu tranh cho tự do.


Vị giáo hoàng toàn cầu

Đức Gioan Phaolô II là một du khách dày dạn và dong duỗi đến mọi miền trên thế giới. Ngài đã thực hiện 104 chuyến tông du quốc tế, và đã thăm 130 quốc gia. Về số dặm đường, đủ để đi vòng quanh thế giới 30 lần. Nhưng có hai quốc gia ngài không thể đến thăm, đó là Trung Quốc và Nga.


Đối thoại với người Hồi giáo và người Do Thái giáo

Đức Gioan Phaolô II gọi người Do Thái là “anh trai” và trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên bước vào một giáo đường Do Thái từ thời của Chúa Giêsu. Ngài cũng cầu nguyện trước Bức tường phía Tây. Ngài cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên hôn sách kinh Koran, và bước vào một nhà thờ Hồi giáo.


Triệu tập Assisi

Nói về việc thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo, Đức Gioan Phaolô II là người tiên phong trong việc kêu gọi cầu nguyện chung cho lợi ích hòa bình, khi ngài thực hiện ở Assisi. Lời cầu nguyện chung đầu tiên vào năm 1986. Hơn 150 đại biểu đến từ 12 tôn giáo lưu ý lời kêu gọi của ngài.


Không chiến tranh

Trong triều đại giáo hoàng của mình, một số xung đột lớn làm tiêu đề quốc tế: Rwanda, Kosovo, Sudan, Iraq và các cuộc chiến tranh vùng Balkan. Đức Thánh Cha, người đã sống sót ở Thế chiến II, đã không giữ im lặng. Ngài trở thành tiếng nói của nhân loại, tích cực chủ trương chống lại bạo lực.

“Chiến tranh, không bao giờ tái diễn.”


Thánh đồ

Khi nói đến để rao giảng các thánh, Đức Giáo Hoàng Ba Lan nhìn về thời hiện đại. Ngài dâng lên bàn thờ hàng trăm người đã dẫn dắt cuộc sống gương mẫu cho các Kitô hữu hôm nay. Ví dụ, và là lần đầu tiên, ngài cùng lúc phong chân phước cho một cặp vợ chồng: Luigi và Maria Beltrame.


Gửi thư cho giới phụ nữ

Đức Gioan Phaolô II đã quan tâm một cách đặc biệt đến phụ nữ. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên viết một Tông thư gửi đến phụ nữ, Mulieris Dignitatem. Trong đó, ngài kêu gọi họ suy tư về trách nhiệm cá nhân, văn hóa, xã hội và Giáo hội của mình.


Phẩm giá của người bệnh tật

Suy yếu do đau ốm, Đức Gioan Phaolô II vẫn hoạt động cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình. Ngài đã sử dụng kinh nghiệm cá nhân của mình như một công cụ giảng dạy cho một thế giới đã bị ảnh hưởng của nền văn hóa “sa thải.”


Tha thứ

Trong Năm Thánh 2000, Đức Gioan Phaolô II chính thức xin lỗi về sai lầm trong quá khứ của Giáo hội. Đó là một thời khắc lịch sử, điều mà Đức Thánh Cha định nghĩa là một sự thanh tẩy ký ức, cho phép các Kitô hữu bước vào thiên niên kỷ thứ ba cởi mở hơn với Thiên Chúa.


Một Đức Giáo Hoàng cho giới trẻ

Đức Gioan Phaolô II hiểu rằng những người trẻ cần phải có sự quan tâm và giám hộ đặc biệt. Ngài đã tìm ra sự tập hợp dành riêng cho họ: Ngày Giới trẻ Thế giới. Đức Thánh Cha nói ngài cảm thấy như một thanh niên nữa trong đám đông.

“Nếu bạn sống với thanh niên, bạn phải trở nên trẻ trung.”

Trong suốt 27 năm triều đại giáo hoàng của mình, Đức Gioan Phaolô II đã vượt qua biết bao trở ngại và đạt được nhiều mục tiêu. Nhưng trên hết, ngài đã có thể vươn tới hàng triệu Kitô hữu, nói chuyện với họ trực tiếp, chân thành.


Jos. Tú Nạc, NMS
(Nguồn: thanhlinh.net)