PDA

View Full Version : Người Hà Nội nói gì về trận lũ tuần qua!



tranhiemvu
04-11-2008, 03:14 PM
Suy tư về di chúc thiêng liêng của Bác:


“Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”

Lời tiên tri của Bác nhất định sẽ thành hiện thực...


************

ĐƯỢC MỖI GUINESS VỀ TIẾN ĐỘ XD 2 CÔNG VIÊN MỚI NHẤT THÔI


http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/11/811620/

Người Hà Nội nói gì về trận lũ tuần qua!

Trận mưa lớn nhất trong 35 năm (http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/811260/) đổ xuống ngày 31/10 , 1/11 v à 2/11 đã biến Hà Nội thành biển nước. Thủ đô phải gánh chịu cảnh chưa từng có: Đường phố mênh mông nước, giao thông tê liệt, nhà cửa chìm trong nước, nhiều người trong vùng ngập phải chạy ăn từng bữa… Đây là chủ đề được bạn đọc quan tâm nhiều nhất (http://www.vietnamnet.vn/xahoi/event/10421/page2.index.html) trong tuần vừa qua.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651248_images1650469_32.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651248_images1650469_32.jpg)


Nhiều tuyến phố Hà Nội biến thành ao nước khổng lồ chỉ có xe ô tô gầm cao hoặc xe buýt mới mong vượt qua nổi. Ảnh VNN


Chỉ sau hơn 2 ngày đêm mưa như trút nước (http://vietnamnet.vn/xahoi/event/10421/), Hà Nội đã chìm sâu trong ngập lụt. Cơn mưa lớn với lượng mưa 300mm đã gây hậu quả nghiêm trọng cho Hà Nội. Đường phố biến thành sông (http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/811212/), đặc biệt số người chết đã lên tới 17 người và 1 người mất tích (http://www.vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811412/).
Nhiều bạn đọc gửi thư về VietNamNet nêu ý kiến, Thủ đô của một quốc gia chỉ vì một trận mưa mà đã thế, không hiểu gặp hoàn cảnh nghiêm trọng hơn không biết sẽ đi đâu về đâu?

Phản ứng quá chậm: Thật kinh khủng, Hà Nội ơi!

Nguyễn Văn Tuấn,Hà Nội, tim_ay@... phản ánh: "Tôi liên tục theo dõi thời sự về tình hình Hà Nội. Nhưng tôi rất buồn là Tp.Hà Nội phản ứng quá lề mề. Đến ngay cả sự động viên tinh thần với nhân dân cũng không có kịp thời. Người dân như bơ vơ giữa dòng nước lũ. Tôi cũng thoát từ giữa nội thành mà ra trong ngày 31/10. Đi tới đâu cũng thấy cảnh nhốn nháo, hoang mang. Đặc biệt là trẻ em, học sinh, sinh viên. Lạ lẫm làm sao, không thấy huy động bộ đội công an cứu giúp như các tỉnh... Mỗi năm, hàng ngàn tỉ đồng của "nhân dân" đầu tư cơ sở hạ tầng chống ngập lụt, thoát nước cho Thành phố, nhưng rồi đâu vẫn hoàn đó. Tình trạng đào lên, lấp xuống, bỏ đó hàng tháng, hàng năm. Tựu trung lại, tất cả chỉ đổ lên đầu dân khổ mà thôi!".

Bạn Thanh Tùng, Lương Ngọc Quyến,Hà Nội, maithanhtungs@... viết: "Tôi đi về quê phải qua Hà Nội mà đã phải lội nước, rồi tự tìm đường vòng quanh tránh nước. Chẳng có ai hướng dẫn hay chỉ đường, dân cứ đi vào không được lại ra, công an thì chỉ cầm dùi cui chỉ trỏ. Tôi nghĩ tại mỗi điểm nóng hoặc gần điểm nóng cần có 1 vài người cầm loa thông báo cho bà con đường đi, nước bước vì đa phần toàn dân ngoại tỉnh về đâu có biết đường, mấy bác xe ngựa, xe bò, ô tô chở khách qua chỗ ngập cứ tha hồ chặt chém. Lãnh đạo có biết không? Chắc các cơ quan chức năng bận nghỉ 2 ngày nghỉ cuối tuần? Thật kinh khủng! Hà Nội ơi!".

Công tác cứu hộ, cứu trợ giúp dân của HN quá chậm !

Bạn Nguyễn Quân, HN, stc010@... cho rằng, công tác cứu hộ, cứu trợ của thành phố Hà Nội rất chậm và kém so với các tỉnh khác: "Là một người dân Hà Nội, tôi thật sự thất vọng về cách phản ứng bị động yếu ớt của các cơ quan ban ngành Hà Nội. Sáng và chiều 31/10 đi trên đường qua các nút giao thông dài hàng chục km tuyệt nhiên không thấy bóng dáng 1 CSGT đâu. Vậy mà ngày thường họ đứng bắt xe nhiều thế. Cũng không thấy bất kì bóng dáng quân đội, dân phòng hay TNXP đâu cả... Người dân tự bơi tự lội hết, thật không thể hình dung được người thủ đô lại đơn độc như vậy trong bão lũ. Công tác dự báo thì chẳng cho người dân cái gì để phòng bị cả. Chỉ đến hôm nay mới thấy một vài vị lãnh đạo đi đây, đi đó chỉ đạo. Công tác cứu trợ giúp dân và dự phòng bão lũ của HN kém cả các tỉnh nghèo miền Trung... thật buồn!
Trần Toàn Hoàng mai - hà nội E-mail: Tran_toan_2006@yahoo.com

Người dân đơn độc trước thiên tai

Những ngày qua, ai có dịp phải qua khu vực bến xe Giáp bát mới thấy hết cảnh tượng hỗn loạn hãi hùng của những người dân phải di chuyển giữa dòng nước lũ. Chỉ một đoạn đường chưa đầy 1 km từ Cầu Tiên đến bến xe Giáp Bát mà người dân phải đi bằng đủ loại phương tiện: Xe cẩu; xe tải chở hàng; xe ngựa; xe kéo tay ( loại chở than tổ ong hàng ngày); thuyền nan... với giá từ 20.000 đến 30.000 đ. Nếu thêm chiếc xe máy là 50.000 đ. Những người ở các tỉnh về không biết đi đường nào đành ngồi vật vờ trên đoạn vỉa hè, có nhiều người chỉ với 1 chiếc áo mưa mỏng ngồi tá túc bên trạm đón khách của xe buýt mất cả đêm trắng. Các loại xe máy có dắt qua đoạn ngập lụt phải trả giá bằng 50.000đ/1 lần thổi bugi. Điều đáng nói là vai trò của chính quyền đoàn thể, không hiểu những lúc này họ đang ở đâu??? Những ngày bình thường người dân đóng góp cho chính quyền không thiếu khoản gì: các loại quĩ: an ninh; phòng chống thiên tai....vậy mà khi người dân lâm nạn thì không thấy bóng dáng đại diện của chính quyền đoàn thể đâu cả. Người dân tự bơi, tự đi, tự tìm đường, cùng cực và cô đơn ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Đã nhiều người mất mạng vì thiên tai: một HS lớp 7 bị nước cuốn mất xác vì sa xuông hố; một bác sĩ cũng lao xe xuống hố ga và tử vong. Trong chúng ta ai cũng có thể gặp phải những điều không may như những con người đáng thương này, vậy ai là những người phải chịu trách nhiệm. Ai là người có trách nhiệm với nhân dân khi thiên tai

Khu đô thị mới cũng không thoát khỏi cảnh ngập lụt

Bạn Hoàng Anh, Hà Nội, hoanganh@ (hoanganh@yahoo.com)... nhận xét: (hoanganh@yahoo.com)"Trận lụt qua đi, hậu quả còn lại đó, ngổn ngang bao nhiêu việc. Nhìn lại, thấy buồn, không hiểu các nhà lãnh đạo có tầm nhìn thế nào mà khu Mỹ Đình - khu đô thị hoàn toàn mới mà cơ sở hạ tầng không hề khá hơn chút nào. Qui hoạch trong thành phố thì vướng phải đền bù, nhà dân, chứ một khu đất trống hoàn toàn, đô thị mới mà không qui hoạch được thì hỏi lỗi tại ai? Không hiểu các nhà lãnh đạo thành phố có biết các "rốn nước" của Hà Nội ở những điểm nào không để mà khắc phục, để mà nhìn sang những điểm khác, khu khác để có qui hoạch tổng thể?".

Không phải không thể tính



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651270_images1650923_IMG_8392.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651270_images1650923_IMG_8392.jpg)

Ngay cả các khu đô thị mới cũng phải chịu chung cảnh ngập lụt. Ảnh VNN

Theo bạn Phùng Thanh Bình, Cầu Giấy - Hà Nội, binh1602@..., về mặt khách quan, việc mưa lớn gây hiện tượng nước ngập lụt là điều không tránh khỏi. Nhưng về mặt chủ quan, nếu chúng ta, các cơ quan chức năng cũng có một phần trách nhiệm. "Lâu nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh về vấn đề "cứ mưa là ngập", nhưng liệu các cơ quan ban ngành chức năng có "chú ý"? Liệu họ đã "thấu" nỗi khổ của dân? Họ có "phải gặp" những cảnh nước ngập xe máy, xe đạp đến tận đầu gối? Nhà cửa bị ngập, phải chuyển đồ đạc, phải chạy ăn vì bị "cô lập" không? Chắc chắn, họ biết chứ, nhưng nếu nói họ nằm trong tình cảnh đó thì chưa chắc... Ngành điện, ngành xây dựng, quy hoạch đô thị, giao thông công chính... sáng bới, chiều bới. Hôm nay ngành này lấp xuống, ngày mai ngành kia lại đào lên, vậy những cái này chúng ta có lường trước được không? Chưa nói gì ở đâu xa, những con đường chạy dọc theo sông Tô Lịch, có ai bảo là do mưa to, lũ lụt, mà là do hệ thống thoát nước không tác dụng đấy chứ. Cứ mưa là nước ngập, tràn qua vỉa hè chảy xuống sông. Hệ thống thoát nước vô tác dụng. Cũng chưa bàn đến mưa to, gió lớn, chỉ cần một trần mưa nhỏ (những điểm thoát nước kém hay không có hệ thống thoát nước) và mưa vừa một tí thì từ trung tâm TP cho đến ngoại thành cũng thành sông rồi. Những điều này, có phải chúng ta chưa lường trước được hay không? Cái này có cần chúng ta "dự báo" hay không? Tất nhiên là không rồi.".

Chúng ta quá bị động với đợt mưa này

Theo một bạn đọc ở phố Nguyễn Lương Bằng, ihe_u2@..., khi thiên tai xảy ra, chúng ta nên chuẩn bị tốt để đối phó với các tinh huống. “Đúng là cần dân tự lo "Dễ một lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong". Tuy nhiên, người dân đòi hỏi một sự chuẩn bị cho việc phòng chống thiên tai và thảm hoạ. Chúng ta đã có các phương án phòng chống thiên tai và thảm hoạ, chỉ tiếc là chưa thực thi. Tại sao không cảnh báo những nơi nguy hiểm (cống thoát, hố ga, hàng rào...) để tránh những thiệt hại không đáng có? Thông tin trên đài, TV về những diễn biễn của thiên tai phải được cập nhật và có hướng dẫn người dân kịp thời. Ngoài ra, cũng phải hỗ trợ những phương tiện tối cần thiết, không để tình trạng tự phát gây lộn xộn như vừa qua. Cứu hộ là rất cần thiết, và cũng phải đúng phương pháp... Nói tóm lại, Nhà nước và nhân dân cùng lo, nhưng nằm trong kế hoạch và các phương án có chuẩn bị. Người dân có cảm giác là chúng ta quá bị động với đợt mưa này và rồi còn sẽ bị động với các tình huống khác. Ngày thường thấy có nhiều cảnh sát duy trì trật tự, còn khi mưa ngập thì thấy thiếu vắng, có thể các anh còn bận các việc khác quan trọng hơn. Thật khó nói về những gì đã xẩy ra.”.

Theo bạn Nguyễn Hà Nội, Quận Hoàn Kiếm, nhnoi@..., thiên tai bất ngờ là một chuyện, nhưng con người cũng có một phần trách nhiệm: “Thủ đô ta đâu phải chỉ là thành phố duy nhất trên trái đất này chịu ảnh hưởng của sự khai thác của con người có ảnh hưởng đến môi sinh. Có điều, khi hưởng lợi về sự khai thác đó thì người ta biết chăm sóc nó và trả lại một phần để môi trường hồi sinh. Ở đây thì hoàn toàn không. Đường phố chật hẹp, bẩn thỉu, nước cống thải khắp nơi hôi thối, vỉa hè không có lối đi, nhìn trên xuống thành phố xây dựng như những cái lò gạch, không quy hoạch, giao thông tắc nghẽn (điều này chúng tôi đã cảnh báo 15 năm trước). Thủ đô tự hào với các dòng sông, các hồ chưa nước nhưng sông đâu còn sự sống? Hồ đâu còn cá bơi? Nhà dân làm chiếm tràn hai bên bờ sông, hồ; hàng ngày xả ra hàng trăm tấn rác thải. Sông Hà Nội ngày xưa còn tắm được, bây giờ chỉ một màu đen và mùi hôi. Sắp 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, trái tim thân yêu của triệu triệu người Việt Nam không thể như thế này! 15-20 năm sau Hà Nội phải là hòn ngọc của Việt Nam và của thế giới. Hãy bắt đầu đi với những việc làm rất cụ thể: đường phố, vỉa hè, dòng kênh, đường ven sông, hàng cây, nước thải, rác thải, nhà vệ sinh... Trước mắt làm cho 1000 năm Thăng Long không có rác vứt vỉa hè, vứt xuống đường, không có nước hôi chảy bên lòng đường, giảm nạn tắc đường, trả lại sự quang đãng cho vỉa hè, không có bia bụi, một địa điểm mầm mống của những lời nói phi đạo đức, tha hóa thanh niên... Chỉ thế thôi đã để trả lại sự thanh lịch cho Hà Nội nghìn năm văn hiến.”.



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651264_images1649161_IMG_7853.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651264_images1649161_IMG_7853.jpg)

Phố đã biến thành "sông nhỏ". Ảnh VNN

Bạn Minh Cao, Hà Nội, dcmtax@... cũng cho rằng, vì cuộc sống của chính chúng ta, mọi người hãy hành động vì môi trường và chuẩn bị khả năng ứng phó tốt hơn khi thiên tai xảy ra. “Đầu năm miền Bắc đón trận rét lịch sử, cuối năm mưa lũ gây tổn thất nặng về kinh tế và con người, Hà Nội mưa ngập nhất trong mấy chục năm, môi trường ô nhiễm… chỉ trong một năm mà những biến động thiên nhiên vô cùng to lớn và phức tạp. Và mỗi khi sự cố thiên nhiên xảy ra mới thấy sự chuẩn bị và khả năng đối phó cho những tình huống như vậy chúng ta còn lúng túng. Cần “hành động mạnh hơn, đầu tư tốt hơn, dự báo chính xác hơn, đối phó kịp thời hơn” với những biến động bất thường của thiên nhiên, của môi trường… vì cuộc sống chính chúng ta và vì cộng đồng.”.

Xem xét lại hệ thống cấp thoát nước

Bạn Hồng, Hàng Giấy, Hà Nội, hviethong@... bức xúc: “Tôi xem VTV1 có một câu bình luận khi đưa hình ảnh Hà Nội bị ngập lụt, đại ý : Từ những năm 1980 đến nay, Hà Nội đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống thoát nước nhưng hình ảnh này vẫn giống như hình ảnh của Hà Nội mấy chục năm về trước khi có mưa lớn. Tôi hiểu nghĩa là trước và sau khi đầu tư hàng nghìn tỷ đồng thì tình trạng ngập lụt của Hà Nội khi có mưa lớn không khác là mấy. Tất nhiên ai cũng hiểu Thủ đô bây giờ đã ken thêm rất rất nhiều người, đã ken thêm rất nhiều nhà, nhiều công trình. Nhưng phải chăng là cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống thoát nước vẫn chỉ là chạy theo sau? Vậy nguyên nhân do đâu? Do đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển của Thủ đô? Hay do thiết kế hệ thống cống thoát chưa phù hợp? Hay do thiết kế không đồng bộ (chẳng hạn như khi hàng trăm máy bơm cần được vận hành để chống úng thì lại mất điện lưới do mưa lớn). Hà Nội bây giờ có rất nhiều nhà khoa học. Đến bao giờ các Nhà Khoa học đó mới ra tay để cứu Thủ đô khỏi những thiệt hại như lần này: hàng 3 ngàn tỷ đồng mất trắng trong 2 ngày mưa lớn? Nghĩ mà xót của dân. Các Nhà khoa học, Nhà hoạch định chính sách có cao kế gì không ạ?”.

Bạn Nguyễn Anh Minh, Hà Nội, tuan54vn@... có ý kiến, các nhà quản lý và chuyên gia cần xem xét lại dự án cấp thoát nước cho Hà Nội. “Dẫu đã bỏ ra hơn 200 triệu USD cho dự án thoát nước thế mà hầu khắp các đường phố Hà Nội vẫn tràn ngập nước và có lẽ những ngày mưa vừa qua đã minh chứng cho sự bất cập của dự án thoát nước vơi mức đầu tư 500 triệu USD. Con người quả là bé nhỏ trước thiên nhiên. Không dửng dưng mà ông cha ta đã bỏ ra bao công sức để xây dựng những hồ lớn nhỏ, những con sông uốn lượn giữa lòng Hà Nội, những con sông và hồ này (có thể gọi là sông, hồ điều hoà) nó là nơi chứa tạm thời lượng nước mưa trút xuống tức thời để rồi theo dòng chảy đổ ra sông lớn về biển cả. Nhờ vậy Hà Nội ngày xưa dẫu có mưa to nhưng ít ngập hơn bây giờ mà có ngập thì cũng chỉ trong chốc lát. Ấy vậy mà thời @ người ta đã cho lấp đi để làm phố xá, bãi đổ xe, các hồ thì bị thu hẹp diện tích, làm vậy mỗi khi trời mưa to lại kéo dài, sông hồ bị lấp không còn nơi chứa tạm ắt hẳn nước sẽ ngập hết đường phố là điều dĩ nhiên. Hà Nội đường phố thành sông, thành thác. Một dự án với chi phí rất lớn mà không mang lại kết quả mong đợi thì coi như dự án đó bị thất bại, trước đây trên báo chí đã có nhiều nhà chuyên môn tâm huyết góp ý cho dự án này là không nên lấp các con sông và hồ giữa lòng Hà Nội mà thay vào đó là nạo vét, xây kè, trồng cây, thu gom nước thải xử lý trước khi thải xuống hồ, tạo những không gian thoáng đẹp… cùng với quần thể kiến trúc cổ kim sẽ làm cho Hà Nội đẹp hơn, nhưng không một ai lưu tâm. Những nhà quản lý và chuyên gia cấp thoát nước cho Hà Nội cần phải suy nghĩ lại những gì đã và sắp làm để rút ra bài học cho những dự án sắp tới.”.

Trách nhiệm và chuyên nghiệp

Sau sự cố ngập lụt trên diện rộng tại địa bàn Hà Nội vừa qua, bạn Đỗ Quế Đan, Thái Hà, Hà Nội, quedan@... đặt câu hỏi về trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của ngành khí tượng thủy văn trong việc phát hiện và cảnh báo sớm thiên tai: "Hà Nội mưa to. Điều kiện thời tiết là bất khả kháng và khó lường trước. Nhưng với kinh nghiệm và trình độ của ngành khí tượng thuỷ văn, cũng như thông tin thu thập từ các cơ quan khí tượng khu vực thì việc đưa ra các dự báo mang tính tương đối là hoàn toàn có thể. Nhưng việc đưa ra các dự báo về thời tiết trong những ngày vừa qua lại không thể hiện được điều đó. Đồng thời sau khi việc không dự báo được hiện tượng sẽ xảy ra, thì ngành khí tượng thuỷ văn cũng không có một lời xin lỗi người dân. Điều đó sẽ dẫn đến câu hỏi, tính trách nhiệm và chuyên nghiệp của ngành khí tượng thuỷ văn là như thế nào? Mong rằng qua đợt mưa này ở Hà Nội, chúng ta cần có những cuộc rút kinh nghiệm để mong sao hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xẩy ra, và cũng mong sao các cấp ngành cần quan tâm hơn đến sự phát triển của ngành khí tượng thủy văn nói riêng, và tài nguyên môi trường nói chung để tránh lặp lại câu chuyện Hà Nội - LỤT và VEDAN gây ô nhiễm môi trường."

Bạn Quế Đan cũng góp ý, việc làm cấp thiết của lãnh đạo Hà Nội và các cơ quan chức năng lúc này là tập trung khắc phục hậu quả: "Quả thật câu chuyện Hà Nội lụt - không ai muốn bàn muốn nghĩ đến trong lúc này. Mà quan trọng là làm sao cùng hợp tác đối phó để vượt qua làm sao cho cuộc sống của người dân Hà Nội sớm đi vào ổn định, làm sao thoát nước cho nhanh, làm sao giữ được các vị trí đê xung yếu. Tôi cũng như nhiều người mong lãnh đạo Hà Nội và Bộ NN&PTNT cùng tập trung giải quyết các nhiệm vụ cần thiết trước mắt, sau đó cùng ngồi rút kinh nghiệm, bàn bạc và điều chỉnh quy hoạch thoát nước Hà Nội. Đó là cách làm có TRÁCH NHIỆM và CHUYÊN NGHIỆP. Còn ai cũng biết quy hoạch và dự báo của chúng ta có nhiều bất cập, vậy thì trong những vấn đề đó người dân, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn,... được tham gia như thế nào. Đó là việc chúng ta phải suy nghĩ và mổ xẻ trong tương lai. Còn NÓI thì rõ ràng quá, LÀM mới là cả vấn đề.".

Bão lụt: cần tính đến yếu tố con người, đặc biệt là trẻ em



http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651262_images1649303_PA310115.jpg (http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1651262_images1649303_PA310115.jpg)

Ít ai có thể ngờ cảnh lội nước như lội suối ở Tây Bắc này lại có ở thủ đô Hà Nội. Ảnh VNN

Trong trận mưa lớn vừa qua, một học sinh lớp 7 của một trường PTCS nội thành Hà Nội đã tử vong do không may bị nước cuốn trôi trên đường đi học. Sở Giáo dục Hà Nội sau đó đã ra quyết định cho phép học sinh nghỉ học tới hết ngày 3/11. Theo nhiều người, đáng lẽ các cơ quan chức năng phải nhạy bén hơn trước thảm hoạ (http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/10/811247/), thông báo sớm hơn việc nghỉ học cho học sinh, đảm bảo an toàn cho các cháu. Nếu việc làm đó được để tâm sớm hơn thì chúng ta đã không phải chia xa những học sinh trên đường đến trường và về nhà bị cuốn trôi bởi dòng nước dữ. Đây lại là một bài học đắt giá cho chúng ta trong việc cảnh báo thiên tai.

Bạn Nguyễn Đức Hoà, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, nguyenduchoa_xm@... phản ánh: “Chiều qua một học sinh lớp 8 trường THCS Xuân Mai A Chương Mỹ - Hà Nội trên đường đi học về qua đập tràn không may lũ cuốn trôi cả xe đạp và người. Đến đêm cùng ngày đã tìm thấy cháu. Chiều nay 1/11/08 gia đình và người thân cùng bà con làng xóm, bạn bè đã đến chia buồn và tiễn đưa cháu. Thật là đáng tiếc...”.

Về vấn đề này, bạn Bùi Sơn, Hà Nội, sonteppi@... cho rằng, những học sinh và người không may bị chết do mưa ngập thật là một điều đáng tiếc. Nhưng chúng ta có thể làm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại nếu chúng ta phòng tránh tốt. “Chúng ta đều biết rằng ngày hôm nay tình hình mưa vẫn tiếp tục và chắc chắn rằng nạn ngập vẫn còn. Vậy thì các trường học cũng không học tập được. Vậy mà trong thông báo về tình trạng mưa lũ tối qua chúng ta chỉ nói để làm sao thiệt hại về người và của là thấp nhất. Chúng ta thông báo cắt điện để đảm bảo an toàn... Vậy mà có một điều chúng ta lại không làm đó là thông báo để các học sinh có thể nghỉ học để đảm báo an toàn cho các cháu. Nếu hôm qua chúng ta đã thông báo đó thì hôm nay chúng ta đã không phải chia xa những học sinh trên đường đến trường và về nhà bị cuốn trôi bởi dòng nước dữ. Khi đọc thông tin học sinh bị cuốn trôi tôi thật buồn. Qua đây các ngành chức năng cũng phải có trách nhiệm với người dân vì đã không làm tốt nhiệm vự cảnh báo của mình. Chúng ta phải cụ thể hóa những cảnh báo chứ không thể chung chung như vậy. Đến tối hôm nay đài truyền hình mới đưa tin để cho học sinh nghỉ học là rất muộn rồi đó. Cảnh báo là phải đi trước để lường những sự việc có thể xảy ra. Ngay từ chiều hôm qua tôi vẫn luôn nghĩ rằng là các học sinh được nghỉ học ngày hôm nay. Tôi là người chưa có con nhưng tôi rất lo lắng khi chúng ta có biết bao nhiều học sinh đến trường trong mưa lũ này. Có an toàn không? Nếu ở nhà thì có thể đã được an toàn hơn vì có bố mẹ và người thân. Đây là một bài học đắt giá cho chúng ta. Cho các ngành chức năng và các gia đình nữa vì trong tình hình như vậy thì không cho các em đi học là an toàn nhất.Tôi hi vọng sau này chúng ta không còn phải thấy những trường hợp như vậy xảy ra nữa.”.

Bạn Nguyễn Văn Doanh, Khu Trung Hoà, Nhân Chính, doanhtv@... có ý kiến, Sở Giáo dục Hà Nội đã phản ứng quá chậm trong việc cho học sinh nghỉ học những ngày mưa bão vừa qua, nên đã để xảy ra sự cố đáng tiếc. “Tôi có con học Trường THPT Yên Hoà. Ngày 31 khi nước ngập cao tôi nói với con tôi phải nghỉ học. Đường nhiều chỗ ngập sâu và còn có cả các hố ga mất nắp. Tôi gọi điện cho cô chủ nhiệm đề nghị cô cho cả lớp nghỉ, nếu không con tôi không dám nghỉ. Cô nói phải xin phép Hiệu trưởng. Cô Hiệu trưởng không dám quyết vì chưa thấy Sở có động tĩnh gì. Tuy vậy các thầy cô đều cho tín hiệu rằng nếu khó đi lại thì có thể nghỉ được. Đó là một ứng xử hợp lý, có trách nhiệm với sinh mạng học trò. Ngày hôm nay 1/11 con tôi lại nằng nặc xin đi học, giữ cũng không được, tôi phải cho cháu đi mà rất lo. Các cô giáo phải gọi điện cho học sinh hướng dẫn các cháu phải đi đường nào để vào trường (vì có 3 lối vào). Chiều nay, khi mưa đã ngớt, Sở Giáo dục mới có một quyết định muộn mằn. Tôi cứ nghĩ nếu không có các em học sinh thiệt mạng thì Sở có nghĩ đến môi nguy hiểm này không. Còn các bậc cha mẹ thì đều rất lo lắng. Việc một học sinh ở Xã Đàn bị nước cuốn vào hố ga mất tích, bây giờ thi thể cháu trôi dạt ở đoạn cống nào, có thoát được ra không để gia đình tìm được thi thể cháu. Thật là một điều rất đau xót và tôi cứ nghĩ có một phần lỗi lớn của Sở Giáo dục Hà Nội đã không nhạy bén trước thảm hoạ này. Việc tới khi mưa đã ngớt mới ra quyết định vuốt đuôi như vậy thì thật là đáng tiếc và đáng trách. Không thể khác được, việc chậm trễ này là một sự vô cảm, mà lại của những người làm giáo dục.”.

Ngoài ra, báo điện tử VietNamNet còn nhận được phản ánh của bạn đọc xung quanh những vấn đề xã hội khác:

Có nên quy định cứng nhắc!
Ngô Mai Anh, Hoàng Mai, Hà Nội:Trong mấy ngày vừa qua, Hà Nội ngập trong nước lũ, nhưng TTTM Parkson vẫn bắt tất cả các nhân viên đi làm, không cho phép nghỉ với bất kì một lý do nào. Nếu đó là các siêu thị thì quyết định đó là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Vì ít nhất các siêu thị cũng góp phần cung cấp lương thực và thực phẩm cho mọ người. Nhưng từ tầng 1 đến tầng 6 của trung tâm chỉ bán đồ thời trang, giải trí cũng bắt nhân viên đi làm. Hỏi rằng trong tình trạng giao thông và sinh hoạt như hiện nay của thành phố có mấy ai quan tâm đến việc đi shopping để mua các mặt hàng giải trí, thời trang và làm đẹp? Một số công ty thuê các quầy hàng của TTTM Parkson cho nhân viên của mình nghỉ đã bị toà nhà lập biên bản. Các công ty còn lại vì sợ bị lập biên bản đã o ép nhân viên của mình đi làm mà không cần quan tâm đến việc nhân viên của mình ở đâu, đi làm bằng cách nào? Xét cho cùng cũng chỉ vì quy định cứng nhắc mà bất chấp đến sự nguy hiểm đến tính mạng con người.

Chóng mặt vì thời khoá biểu:
Bạn đọc giấu tên: Trường THCS Lê Văn Duyệt của chúng tôi là một trường vùng sâu ở Xã Núi Voi - Huyện Tịnh Biên - Tỉnh An Giang. Nơi đây không chỉ có học sinh mà cả giáo viên cũng thật khổ sở vì thời khóa biểu. Nguyên nhân trường giảng dạy phụ đạo cho toàn thể học sinh vì tỉ lệ học sinh yếu kém nhiều. Tinh thần thì rất tốt, anh em cũng đồng tình với BGH giảng dạy xã hội hóa mỗi môn tăng thêm một tiết dạy chính khóa (Toán, Văn, Anh hoặc Toán, Anh, Hóa... tùy theo khối). Thế nhưng khi sắp thời khoá biểu buổi chiều do không còn tiết trống thế là phải tăng thêm 1 tiết (bắt đầu học từ 12h30 đến 1h00), cả thầy và trò đều mệt đứt hơi nhiều lần kiến nghị lên BGH nhưng BGH phán rằng đã thông qua Đảng ủy xã và đã được đồng ý, ai không dạy thì Đảng ủy mời làm công tác tư tưởng. Thế là đành im lặng mà làm chỉ biết nói ra đây cho đỡ uất ức.

Báo điện tử VietNamNet xin chân thành cảm ơn sự quan tâm tin tưởng của bạn đọc và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác!




*********


http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/231417/

64 người chết và mất tích trong mưa lũ
Thứ ba, 4/11/2008, 12:08 GMT+7

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 5 giờ ngày 3/11, mưa lũ đã làm 64 người chết và mất tích; trong đó, địa phương thiệt hại nặng nhất về người là Hà Nội với 18 người tử vong.

Ngoài ra, mưa lũ còn làm sập, trôi 99 căn nhà và hư hỏng trên 100.000 căn nhà khác; diện tích hoa màu và lúa bị ngập úng là hơn 240.000 ha; diện tích thủy sản bị ngập hơn 25.000ha.
Bà Nguyễn Lan Châu, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết: trong vài ngày tới các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ vẫn có thể xảy ra mưa vừa đến mưa to (từ khoảng 30 - 50 mm), các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Quảng Bình có thể có mưa to đến rất to (khoảng 50 - 100mm) do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường.

Khu vực Hà Nội cũng sẽ xảy ra mưa, tuy nhiên hiện tượng mưa lớn sẽ khó có thể xảy ra. Các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ những ngày qua có mưa lớn, lượng mưa phổ biến từ 100 đến 300 mm, một số nơi lượng mưa lớn hơn 350 mm.

Riêng một số nơi có lượng mưa kỷ lục là Hà Đông (Hà Nội) 812 mm; Đình Lập (Lạng Sơn) 611 mm; Hưng Thi (Hòa Bình) 554 mm; Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 526 mm; Láng (Hà Nội) 568 mm; Ba Thá (Hà Nội) 585 mm.

Bà Châu cảnh báo cần đề phòng lũ lớn, lũ quét trên các sông suối, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng, đồng bằng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Nghệ An.


************


http://vietnamnet.vn/xahoi/2008/11/811697/

Hà Nội mới "tính sơ" đã thiệt hại hơn 3.000 tỉ đồng
22:30' 03/11/2008 (GMT+7)


Tại cuộc họp giao ban chiều 3/11, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương (PCLB TƯ) cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã gây ra tổng thiệt hại vật chất gần 5.300 tỷ đồng, trong đó nặng nề nhất là Hà Nội với ước tính ban đầu 3.000 tỷ đồng (chưa kể sản xuất công nghiệp, dịch vụ).


Toàn cảnh Hà Nội trong trận "đại hồng thuỷ" (http://www.vietnamnet.vn/xahoi/event/10421/)

Thiệt hại hơn 5.000 tỷ đồng
Tại cuộc họp giao ban chiều 3/11, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo PCLB TƯ cho biết, mưa lũ đợt vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh phía Bắc. 47 người bị thiệt mạng, 7 người bị mất tích (trong đó riêng Hà Nội đã là 20 người).
Tổng thiệt hại vật chất gần 5.300 tỷ đồng, trong đó nặng nề nhất là Hà Nội với ước tính ban đầu 3.000 tỷ đồng (chưa kể sản xuất công nghiệp, dịch vụ), tiếp đến là Hưng Yên 1.300 tỷ đồng, Hà Nam 888 tỷ đồng...
Trên 250.000ha diện tích hoa màu bị ngập, có khả năng mất trắng. Hệ thống đê kè, cống thuỷ lợi hư hỏng nặng. Các địa phương xin hỗ trợ khẩn cấp 516 tỷ đồng, 5.000 tấn gạo, 800 tấn giống lúa.

Ông Trịnh Duy Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho biết, toàn bộ hệ thống sông, các tuyến đê có sông của Hà Nội phải "vật lộn" để chống tràn. Người dân rất vất vả để giữ cho đê bao, đê bối cục bộ an toàn... Hà Nội đã mất 52.000 ha vụ đông, 9.500 ha nuôi trồng thuỷ sản, gần 2.000ha lúa muộn.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát ước tính, trong số trên 250.000ha hoa màu bị ngập, chủ yếu là ngô và đỗ tương. Đỗ tương chỉ 3 ngày nước ngập là thối hết, khi nước rút đồng còn trống không. Cây ngô còn đỡ, cây nào khoẻ sẽ sống sót. Người Hà Nội Tết năm nay có thể sẽ không có quất để chơi. Cá cũng mất trắng.

Theo ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV, trong 1-2 ngày tới các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông vài nơi, đến 7/11, nhiều khả năng sẽ có một đợt không khí lạnh nữa ảnh hưởng tới các tỉnh phía Bắc. Lượng mưa sẽ giảm trong vài ngày tới, nước các sông cũng xuống.

Song, các địa phương vẫn phải chuẩn bị trước diễn biến khó lường của thời tiết, đặc biệt là vùng nội thành Hà Nội, ven sông Nhuệ, sông Hoàng Long, chỉ cần mưa thêm 100-200mm nước là công tác chống ngập vô cùng khó khăn do nay đã bị ngập rồi, nguy cơ vỡ đê rất cao.

Đối với Hà Nội, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói rằng cần nghiêm cấm các địa phương bơm nước vào sông Nhuệ, giảm áp lực cho Hà Nội bằng cách bơm sang sông Đáy, sông Hồng. Nếu không, chỉ một ngày Hà Nội dừng hoạt động cũng thiệt hại rất lớn về kinh tế, chưa kể các hoạt động về chính trị, văn hoá.

Với hệ thống Bắc Hưng Hải (khu vực Văn Giang, Khoái Châu), nơi nào không quan trọng cũng không được cho bơm nước vào hệ thống sông này để tránh nguy cơ vỡ đê.
Ông Trịnh Duy Hùng xác định, bằng mọi giá Hà Nội sẽ triển khai chống ngập úng, đảm bảo từ nay đến cuối tuần tình hình sẽ được cải thiện. Đồng thời, TP chấp nhận mất diện tích cây vụ đông, rau màu và thuỷ sản để bảo vệ đê và thoát nước cho khu vực nội thành.

Hiện chính quyền các quận, huyện tiếp tục lo di dời dân cư vùng bị nước ngập đến nơi an toàn. TP Hà Nội ban đầu đã cấp trên 8 tỷ đồng cho 5 huyện khắc phục sạt lở đê điều và 27 tấn mỳ tôm, 115 tấn gạo cho người dân.

Hội Chữ Thập đỏ ngày 4/11sẽ triển khai cứu trợ trực tiếp cho các tỉnh, đặc biệt là Hà Nội và Ninh Bình, chăn màn, đồ nấu ăn, thực phẩm (gạo, mỳ tôm). Hội cũng hỗ trợ gia đình có người chết 2 triệu đồng.


Bài học cho Hà Nội
Về phần mình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải cũng cho rằng, con số 3.000 tỷ đồng của riêng Hà Nội mới là thiệt hại ban đầu. Những thiệt hại gián tiếp khác sẽ còn lớn hơn và kéo dài, về sau cũng phải được tính đến.

Liên quan đến việc đảm bảo tiêu thoát nước cho Hà Nội và 10 địa phương khác bị ảnh hưởng của mưa lớn, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đảm bảo an toàn hồ đập, đê triền sông, không vì lợi ích cục bộ mà đổ xô tiêu thoát nước. Trước mắt, Chính phủ đồng ý hỗ trợ 200-300 tỷ đồng để kè lại đê Hoàng Long - đây là nhiệm vụ cấp bách cần xử lý ngay.

Mặt khác, cần đảm bảo đời sống cho người dân ở Hà Nội và các vùng lân cận bị chia cắt, giao thông đi lại và xác định lại số lượng khu dân cư bị chia cắt để sơ tán dân khi cần thiết; song song đó, cung cấp lương thực, nước sạch, y tế. Phó Thủ tướng lưu ý cần ưu tiên hỗ trợ những gia đình có người thiệt mạng, bị thương, những người già, trẻ em và phụ nữ cần giúp đỡ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương đi kiểm tra ngay 11 địa phương để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong dân, tránh tăng giá trong khi chúng ta đang nỗ lực hạn chế lạm phát.

Bộ Y tế kiểm tra từng địa phương, khu vực ngập, không chỉ cung cấp thuốc men mà hỗ trợ người dân khi thời tiết chuyển lạnh, dễ ốm. Bộ NN-PTNT tập trung khôi phục sản xuất và lập đánh giá về thiệt hại ở các vùng bị thiệt hại.

Phó Thủ tướng đánh giá, mỗi lần mưa lũ như thế này là một bài học cho Hà Nội và các tỉnh, bởi đây cũng là do tác động của biến đổi khí hậu. Việc quy hoạch phát triển Hà Nội không nên dựa theo chuỗi số liệu đã cũ mà cần thay đổi cho phù hợp với diễn biến mới của thời tiết. Bên cạnh đó, Hà Nội cần đặt trong quy hoạch mới của một Hà Nội mở rộng.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị, qua đợt mưa lớn này cần rút kinh nghiệm trong việc hỗ trợ người dân tại những nơi bị ngập lụt, như bố trí dân quân canh gác, hỗ trợ người dân khi tham gia giao thông, nhất là xe cứu thương, người có việc quan trọng. Bản thân ông đi họp điều hành tháng 10 của Chính phủ cũng mất 2 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Đó là chưa kể những chung cư đã mất điện vài ngày nay và diễn biến dịch bệnh rất phức tạp.

Do vậy, Bộ trưởng yêu cầu ngành điện cần nhanh chóng khôi phục hệ thống điện trong thành phố, tránh tình trạng mất điện kéo dài. Ngành y tế cần khẩn trương tiến hành các biện pháp đề phòng dịch bệnh ở Hà Nội.

“Trước mắt Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Bắc bằng mọi giá phải đảm bảo lương thực cung cấp đến cho người dân. Cần kiểm tra tất cả Hà Nội, ở đâu giá cả tăng phải chở gạo vào đến tận nơi, kể cả những vùng bị ngập nặng đến đâu, không để dân bị đói cũng như không để xảy ra tình trạng lợi dụng tăng giá, trục lợi” - Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Do đã mất một nửa diện tích vụ đông nên khi nước rút, các địa phương triển khai ngay việc trồng rau, trồng khoai tây ở những vùng có điều kiện. Trong vòng bán kính 20 km quanh trung tâm TP, các vùng trồng rau đều đã bị ngập nặng, phải mất ít nhất 1 tháng mới có rau cung cấp trở lại. Để tránh khan hiếm, giá tăng, Hà Nội cần sớm liên hệ với các tỉnh xa hơn để được hỗ trợ nguồn rau xanh.

·Hà Yên

minh hue
06-11-2008, 12:22 PM
hu` cảnh cho đây chưa ngập bằng thực tế nghe mọi ng đi về kể ngập hơn nữa trên thắt lưng bụng cơ. Mùng 3 huệ le te đi làm p bỏ về khi chưa thoát ra đc 1 đoạn ở gần xã( xe chết máy [ thiệt hại hộp dầu] hihi)