hongbinh
23-10-2014, 07:39 AM
CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA_Kim Long_Phần 1
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Mg3FECwP6yI
dangngocan
01-11-2014, 03:22 PM
Kính chào tất cả,
Nghe qua Mp4 trên đây sao nó giống như buổi lên lớp của trường nhạc thầy giáo đang dạy học trò môn học phân tích tác phẩm, nhưng đây là Trung Tâm Mục Vụ Tgp HCM Thuyết Trình Viên đang chia sẻ đề tài “Mấy Cảm Nghiệm Về Bình Ca”.
Ai cũng náo nức lắng nghe vì lần đầu tiên được tìm hiểu thánh ca Grêgôrian (nhạc bình ca) khá xa lạ với dân Chúa có năm sinh từ thập niên 1960 trở về sau.
Thuyết trình viên đưa ra nhiều bài thánh ca Việt Nam phân tích, không biết những bài này có phải là “bình ca” không, nhưng riêng về bộ lễ Sêraphim của Đức Cha Hòa hoàn toàn không phải là nhạc bình ca, đơn giản giai điệu của nó bị ảnh hưởng Bộ lễ “Messe Royale de Henri du Mont” (Kinh Vinh Danh có 3 đoạn dấu SI bình. Bộ lễ Sêraphim Kinh Vinh Danh cũng có 3 đoạn có dấu SI bình, nhưng không ca đoàn cũng như cộng đoàn luôn người đàn không nơi nào thực hiện.)
Ngoài ra Bô lễ này không dùng thang âm Bình ca 3 dấu hiệu cho thấy điều đó:
a/ dấu tận Rê, nhưng không có dấu nhạc nào làm dấu Trụ,
b/ lối kết ở trên cao không phải là lối kết của Bình ca,
c/ dấu Rê cao không làm dấu tận hay tonique được.
Vấn đề dấu âm độ dấu nhạc (nhạc cao dấu nhạc thấp) có tương quan đến nghĩa chữ hay không… là vấn đề tương đối, vì đó là cái hình bề ngoài, giữ được mối tương quan thì quá tốt, nhưng không phải đó là tất cả vấn đề, vì 6 dấu giọng tiếng Việt được ông cha ta xây dựng từ rất xa xưa, đã dùng chữ “Trời”, “thiên thần”, “thượng”, “đạo”, “chủ”… ở âm độ thấp, trong khi chữ “đất”, “thế”, “lỗi”, “tối”, “tôi tớ”… lại ở âm độ cao.
Một nửa bài luận văn đã thuyết trình chưa nói lên được tính cách thánh thiêng bác học của nhạc Bình ca mà Thánh ca Latin Grégorian vun đắp. Hi vọng đại hôi thánh nhạc lần sau một nửa luận văn còn lại sẽ bổ sung có nhiều phân tích về giai điệu của những bài thánh ca Latin là cội nguồn phụng vụ của Hội Thánh.
Ở cuối video, Thuyết trình viên nêu vấn đề liên quan đến Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh về thủ tục Imprimatur bài ca và trưng ra bản văn đã lấy được trên mạng của website Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh.
Có sự nhầm lẫn ở đây vì website Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh không hề có bài viết đó mà là Cá nhân đã sao chép logo Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh làm logo Blogspot.com riêng cho mình rồi đưa bài mình thích tùy ý. Gây cho người khác hiểu lầm là website Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh, với ý đồ gì có trời mà biết.
Dười đây là chứng tích của Blogspot.com đó:
http://thanhnhacvietnam.net/DNA/Hinh/Juda.pdf
Chuyện này rất thú vị, một Đoàn viên của Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh gửi thư cho các Đoàn viên khác như sau : “Hải Nguyễn soạn Thỉnh Nguyện Thư này, gửi đến quý đoàn viên để xem và cùng góp ý cho Thỉnh Nguyện Thư được đầy đủ ý nghĩa và súc tích hơn.
Thỉnh Nguyện Thư này là liên lạc trong nội bộ nhạc đoàn, xin quý đoàn viên giữ kín để tránh gây hoang mang và bất lợi cho nhạc đoàn….”
Thế là cái Thỉnh Nguyện Thư mà Blogspot.com nọ đưa lên mạng chỉ là bản nháp không có giá trị gì (nói về giai đoạn Nihill Obtat mà không phải chức năng Imprimatur). E là thời gian rất lâu bản văn này mới hoàn chỉnh vì chờ thu thập ý kiến của trên 30 Đoàn viên gồm 4 linh mục, 1 Thầy phó tế, 5 nhạc sĩ trên 70 tuổi và những nhạc sĩ còn lại đa số trên 50 tuổi (Một nửa đoàn viên định cư nước ngoài).
Qua vụ việc này có lẽ Nhạc Đoàn Lê Bảo Tịnh là bên được lợi nhất như được tặng không thuốc bổ là được nhắc đến trong Đại Hội Thánh Nhạc với một số Tham dự viên dưới 50 tuổi hôm nay mới biết đến nguyên chủ của nhiều thánh ca sáng tác từ năm 1945 tác giả là những nhạc sĩ bậc Thầy của những Thầy hôm nay, qua những thánh ca mà họ đã sử dụng như “Trời cao – Cao Cung Lên – Thờ lạy Chúa - vân vân”.
Xin cám ơn Đại Hội Thánh Nhạc lần thứ 35
Xin cám ơn Blogspot.com
Trân trọng,
ĐẶNG NGỌC ẨN
(Tháng cầu cho các linh hồn năm 2014)
hongbinh
02-04-2016, 01:45 PM
CẢM NGHIỆM VỀ BÌNH CA_Kim Long_Phần 2
https://www.youtube.com/watch?v=c3ck6oSVCFs
Powered by vBulletin® Version 4.1.7 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.