PDA

View Full Version : Ngày 18-10 : Thánh Luca



hoathuytinh
18-10-2007, 06:45 AM
Thánh Luca


http://www.thanhlinh.net/cacthanh/StLuke.jpg
Thánh Luca là người viết phần lớn bộ sách Tân Ước, gồm quyển Phúc Âm thứ ba và Công Vụ Tông Ðồ. Trong hai cuốn này, ngài cho thấy sự song hành giữa đời sống Ðức Kitô và của Giáo Hội. Trong các thánh sử, ngài là người duy nhất thuộc dân ngoại. Truyền thuyết cho rằng ngài sinh quán ở Antioch, và Thánh Phao-lô gọi ngài là "người thầy thuốc yêu quý của chúng ta" (Col. 4:14). Có lẽ ngài viết sách Phúc Âm trong khoảng từ năm 70 cho đến 85.

Ngài xuất hiện trong sách Công Vụ trong chuyến hành trình thứ hai của Thánh Phao-lô, và ở lại Philippe một vài năm cho đến khi Thánh Phao-lô trở về đó trong chuyến hành trình thứ ba, và ngài tháp tùng Thánh Phao-lô đến Giêrusalem và ở gần thánh nhân trong thời gian cầm tù ở Ceasarea. Trong hai năm này, Thánh Luca đã có thời giờ để tìm tòi thêm các chi tiết và phỏng vấn những người đã từng gặp Ðức Giêsu. Sau cùng ngài là người đồng hành trung tín đã tháp tùng Thánh Phao-lô trong chuyến đi đầy nguy hiểm đến Rôma. Trong thư gửi Timôthê, Thánh Phao-lô có nhắc, "Chỉ có Luca là ở với tôi" (2 Tim 4:11).

Lời Bàn
Thánh Luca viết cho Kitô Hữu dân ngoại với tư cách của một người dân ngoại. Cuốn Phúc Âm ngài viết chứng tỏ ngài là người giỏi về tiếng Hy Lạp, cũng như nguồn gốc của Do Thái.

Ðặc tính của Thánh Luca có thể được nhận thấy trong Phúc Âm của ngài qua những tiêu đề được nhấn mạnh: (1) Phúc Âm của Sự Nhân Từ: Thánh Luca nhấn mạnh đến lòng nhân từ và nhẫn nại của Ðức Giêsu đối với người tội lỗi và người đau khổ. Ngài thật cởi mở đối với mọi người, Ngài lưu tâm đến người Samaritan, người phong cùi, người thu thuế, người lính, người tội lỗi công khai, người mù chữ, người nghèo. Chỉ trong Phúc Âm Thánh Luca là có đề cập đến người phụ nữ tội lỗi, dụ ngôn con chiên lạc và đồng bạc bị mất, dụ ngôn người con hoang đàng, và người trộm lành. (2) Phúc Âm của Sự Cứu Chuộc Vạn Vật: Ðức Giêsu chết cho tất cả mọi loài. Ngài không chỉ là con vua Ðavít mà còn là con cháu A Dong, và người ngoại giáo là bạn của Ngài. (3) Phúc Âm của Người Nghèo: "Người bé mọn" thường nổi bật -- ông Zecharia và bà Elizabeth, Ðức Maria và Thánh Giuse, các mục đồng, cụ Simeon và bà Anna. Ngài cũng lưu tâm đến điều mà ngày nay chúng ta gọi là "sự nghèo khó phúc âm." (4) Phúc Âm của Sự Quên Mình Tuyệt Ðối: Thánh Luca nhấn mạnh đến nhu cầu hiến dâng hoàn toàn cho Ðức Kitô. (5) Phúc Âm của Sự Cầu Nguyện và Chúa Thánh Thần: Thánh Luca cho thấy Ðức Giêsu cầu nguyện trước mỗi biến cố quan trọng trong sứ vụ. Chúa Thánh Thần đưa Giáo Hội đến cùng đích tuyệt hảo. (6) Phúc Âm của Niềm Vui: Thánh Luca thành công trong việc trưng dẫn niềm vui cứu độ đã lan tràn trong Giáo Hội tiên khởi.

Lời Trích
Ðoạn kết của Phúc Âm Thánh Luca: "Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Các ông bái lạy Người, rồi trở về Giê-ru-sa-lem mà lòng tràn ngập niềm vui, và họ tiếp tục ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa" (Luca 24:50-53).

Trích từ www.NguoiTinHuu.com

DonRac
20-10-2007, 11:03 AM
PHÚT CHIỀU TÀ (143)


THÁNH SỬ LUCA

[align=justify:cda3021487]“Các ngươi hãy ra đi. Này Ta sai các ngươi đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.” (Lc 10: 3)
Thánh sử Luca chép lại “bài sai” của Chúa Giêsu cho các môn đồ Ngài. Ngài sai họ ra đi “rao giảng Nước Thiên Chúa, Vương Quốc Tình Yêu, Vương Triều Hòa Bình.”
Hôm nay, Giáo Hội Công giáo hoàn vũ hân hoan mừng kính Thánh Sử Luca, con người rất đặc biệt mà Thánh Phaolô gọi là “người y sĩ yêu quí của chúng ta.” (Col 4:14)
Thánh Luca là người viết phần lớn bộ sách Tân Ước, gồm cuốn Phúc Âm thứ ba và Công Vụ Tông Đồ. Trong các thánh sử, ngài là người duy nhất thuộc dân ngoại. Truyền thuyết cho rằng Luca sinh quán ở Antioch.
Chúng ta không có bản tiểu sử ly kỳ về con người & sự nghiệp của Thánh Nhân, nhưng chúng ta hãy đọc đoạn cuối cùng của tác phẩm Phúc Âm của ngài viết về việc Đức Giêsu Phục Sinh được rước lên trời:
“Sau đó, Ngài dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và khi chúc lành, thì Ngài rời khỏi các ông và được rước lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Ngài, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.” (Lc 24:50-53)
Là Kitô hữu, giáo sĩ cũng như giáo dân, chúng ta hãy nhớ làm hai điều quan trọng trong đời sống đạo của mình: “hằng ở trong Đền Thờ,” và “chúc tụng Thiên Chúa.”
Hôm nay, tôi cũng mừng Bổn Mạng Luca cho Lm Trần Đức, người em kết nghĩa tinh thần của mình, và tâm thành cầu chúc cho Đệ Trần Đức luôn luôn sống theo gương đời sống của Vị Thánh Sử mà mình đã chọn, khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, để từ một thanh niên “thuộc dân ngoại” y như Thánh Luca, đã trở nên người con Chúa, rồi đặc biệt hơn nữa, là trở nên Linh Mục Đức Kitô – “Alter Christus”.[/align:cda3021487]

Joseph Nguyễn Thanh Sơn, DCCT (San Jose, CA, October 18, 2007)

Nguồn:
Lm. Luca Trần Đức
St John the Apostle
LINDEN NEW JERSEY - USA