PDA

View Full Version : Một số linh mục giảng dở, chúng ta nên làm gì?



dominico_dung
17-04-2015, 09:13 AM
Một số linh mục giảng dở, chúng ta nên làm gì? Câu trả lời là...




https://www.youtube.com/watch?v=fhmGTuAMG74#t=335

onggiachonggay_99
17-04-2015, 10:14 AM
Vâng tôi cũng thường thấy có nhiều vị giảng lời Chuá thì thường ..... Nhưng khi kêu gọi đóng góp..... Hay làm thương mãi thì hình như có ơn...... Để huyền thuyên không ngớt
Nếu các vị chỉ hằng ngày bỏ giờ ra soạn bài giảng tôi nghĩ không bị ai chê nhưng vì các vị thường chủ quan nên cũng có những vị giảng rồi không biết đến đâu cuối cùng khó tìm được đọan kết và rồi......

night dew
17-04-2015, 04:59 PM
mệt mỏi, giờ có nhiều vị giảng chỉ toàn copy bài trên mạng, góp ý thì lấy lý do là "sống mới quan trọng" còn giảng hay để mà làm gì, trong khi vị đó sống thì ôi thôi...
Giảng dạy là một trong ba chức năng quan trọng buộc một vị linh mục phải có (giảng dạy - thánh hóa - chăn dắt), nhưng xem ra các vị lại coi thường.

teenvnlabido
18-04-2015, 05:55 PM
Tựa đề của bài viết này là:

Khi một số linh mục giảng dở, chúng ta nên làm gì?

Tôi xin góp ý như sau:

___ Lúc ấy chúng ta nên xét lại mình! Tức là xem xét bản thân mình trước, sau đó mới phân tích ,nhận định xem như thế nào là linh mục giảng dở!

Những bức tranh của họa sĩ Vangogh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vincent_van_Gogh) nổi danh trong giới hội họa, và có giá trị rất cao đến bảy, tám chục triệu usd chỉ sau bức tranh nàng Mona Lisa của nhà danh họa Leonardo de Vinci, nhưng tôi chẳng thấy chẳng hiểu chúng nghệ thuật cao cường ở chỗ nào, mà chỉ ngạc nhiên không hiểu sao tại sao giá lại cao ngất ngưởng như thế! Lúc còn sống , tranh của họa sĩ VanGogh có thể gọi là ế như tôm thiu, vậy mà đến thời đương đại này lại được tôn sùng như những bức danh họa tuyệt tác! Đó là chưa nói đến những thể loại tranh thuộc trường phái ấn tượng hay không lập thể gì gì đó…Tôi cam đoan rằng nếu mà lấy các bức tranh thuộc trường phái vừa kể trên mà được tôn vinh ghê gớm rồi tặng cho những người không hiểu không biết gì về nghệ thuật hội họa như tôi chẳng hạn, thì không chừng người mang tranh đi cho, đi biếu ấy nếu không bị đánh thì cũng ăn một bài thuyết giảng dài hàng tiếng đồng hồ về việc phung phí bao nhiêu thời gian và tiền bạc để vẽ nhăng vẽ nhít những thứ người không ra người vật chẳng ra vật…

Có nghĩa là một khi linh mục đứng trên tòa giảng rao giảng , cắt nghĩa Phúc âm cho dù rất trứ danh, hay không thể chê vào đâu được nhưng nếu những điều ấy chúng ta không cảm nhận, không thấu hiểu cho hết được thì chúng ta thường kết luận:” ông cha này này giảng quá dở, dài dòng không ra quái gì…”!

Khi Chúa Giê su nói rằng nếu ai không ăn thịt và uống máu Người, sẽ không được sống đời đời, tất cả các môn đệ, các người trước đây tôn sùng Chúa đều quay cổ vì cho Chúa là người bị điên, bị tâm thần! Ngay 12 môn đệ chúng ta có thể suy luận ra rằng hầu hết lòng các ông cũng chao đảo như con thuyền thúng trên cơn sóng bạc đầu, nhưng chưa nỡ bỏ đi! Thời nay, chúng ta thường chê người Do Thái xưa kia không hiểu Chúa Giê su đang nói về bí tích Thánh Thể, về thế giới Vô Hình nơi mà sự sống đời đời không do cơm bánh trần gian nuôi dưỡng, mà là do Thánh Thể Chúa làm nguồn lương thực để chúng ta sống đời đời. Vậy mà nếu xét cho cùng, các linh mục thời nay không nói khó hiểu như Chúa Giê su xưa kia, hơn nữa, chúng ta thường tự hãnh diện rằng mình sáng suốt không u mê như người Do Thái xưa, thế thì tại sao chúng ta thường chê linh mục giảng dở?

Có thể mạn phép định nghĩa sơ bộ việc một linh mục bị chê là giảng dở như sau:

__ Những cắt nghĩa, rao giảng của linh mục làm cho người nghe chẳng hiểu ngài muốn cắt nghĩa điều gì…

___ Không làm cho khán giả giáo dân say mê hoặc hứng thú lắng nghe, khiến họ ngủ gật…

Tất nhiên sự giảng dở và sự giảng sai với giáo luật, Kinh Thánh hoàn toàn khác nhau và không thể hòa đồng làm một loại!

Chúa Giê su khi tuyên bố nếu ai không ăn thịt và uống máu Người thì không được sống vĩnh cửu, đã làm cho dân Do Thái chẳng hiểu gì và cho Chúa là bị tâm thần! Rất nhiều người đã từ bỏ Chúa không theo Người nữa sau “sự cố” trên! Và có thể rất nhiều người từ ấy đã không còn muốn nghe, muốn tin vào những gì Chúa Giê su phán bảo dạy dỗ nữa… Thế thì căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, có thể tạm kết luận : “Chúa Giê su giảng dở “!

Trong khi đó Martin Luther, một linh mục dòng thánh Augustino, một giáo sư Thánh Kinh từng có hàng trăm tác phẩm thần học, một nhà hùng biện, những buổi đăng đàn thuyết giáo về Phúc âm của ông thường lôi cuốn hàng ngàn người nghe… Chưa hết, sau đó ông ta trở thành ông tổ tin lành, thu hút và tạo nên một giáo phái hiện nay có số lượng còn qua mặt số lượng người Công Giáo ở Châu Mỹ, châu Âu…! Mặc dù là một giáo phái có tuổi đời khoảng 500 năm so với 2000 của Công Giáo ! Vì thế có thể kết luận :” Ông Martin Luther, ông tổ tin lành này là một nhà giảng thuyết siêu trứ danh, quá giỏi quá hay, tuyệt diệu…”!

Thế thì chúng ta có thể nói :”Chúa Giê su giảng dở” vì mọi người, mọi môn đệ bỏ Chúa mà đi hầu như hết sau vụ việc “ lỡ miệng” nói trên! Còn Martin Luther, ông tổ tin lành này quá giỏi, giảng quá hay vì đã thu hút , lôi cuốn hàng trăm triệu người say mê, tôn thờ “giáo lý” mới!

Nhưng ngay cả người tin lành cũng không thể và không dám nói Chúa Giê su giảng thuyết sai, nói sai được!

Thì ra giảng dở không có nghĩa là giảng sai trái với Chân Lý, vói Thánh kinh , trong khi đó giảng cực hay, quá tuyệt diệu lại hóa ra nhiều khi lại rơi vào trường hợp nghịch lại Chân Lý, Thánh kinh mà điển hình là ông tổ tin lành Martin Luther trên đây!

Xin nhắc lại câu hỏi ở đầu bài :

Khi một số linh mục giảng dở, chúng ta nên làm gì?
Tôi xin góp ý như sau:
___ Lúc ấy chúng ta nên xét lại mình! Tức là xem xét bản thân mình trước, sau đó mới phân tích ,nhận định xem như thế nào là linh mục giảng dở!

Có bao giờ những giáo dân như chúng ta xem xét lại mình khi nghe rao giảng Lời Chúa hay chưa? Có bao giờ chúng ta coi việc lắng nghe Lời Chúa là một phương thế để chúng ta hoàn toàn vững tin Thiên Chúa là Chân Lý rồi trông cậy và yêu mến Người hay chưa? Hay là chúng ta vô tình, cố tình tự cho mình là những giám khảo mà các linh mục là những thí sinh đang trình bày luận án nghệ thuật nào đó? Để rồi hễ hợp với sở thích và thị hiếu của chúng ta, chúng ta cho điểm 10, còn nếu trái ý chúng ta, lập tức vị linh mục ấy bị phê một chữ DỞ to tổ bố và ăn zero điểm?

Một vị linh mục không làm cho giáo dân hiểu được Lời Chúa, không làm cho họ say mê hứng thú với Giáo Lý Thánh kinh… mặc dù Chúa ban cho vị linh mục ấy đầy tràn dư ơn cần thiết để hoàn thành mỹ mãn nhiệm vụ rao giảng, nhưng do bởi chú tâm vào những cái không quan trọng, thậm chí chẳng cần thiết mà còn làm ảnh hưởng và chi phối địa vị mục tử , thì đó là những thiếu sót nặng nhẹ mà vị linh mục phải chịu trách nhiệm trước Tòa Chúa. Tình huống như thế ban “giám khảo” giáo dân chúng ta có thể phê cho ngài ấy một đạo sắc phong “ giảng dở” cũng chẳng phải oan sai hoặc hỗn hào gì! Tuy vậy, có lẽ câu :”Chớ phán xét để khỏi bị phán xét” nên áp dụng ngay tại đây và trong trường hợp này chứ không nên dùng để dằn mặt hay bịt miệng nhau như trong nhiều trường hợp ngăn cản việc bàn luận và tìm hiểu về Giáo lý Đức Tin! Thế thì chúng ta hãy để cho Thiên Chúa phán xử những vị linh mục nào bỏ bê sao nhãng bổn phận chăn chiên, còn chúng ta, trước hết chúng ta phải xét lại mình!

Lẽ ra, nếu một linh mục hoặc bất kỳ một ai đó mà rao giảng, tuyên bố sai trái với Giáo Lý Kinh Thánh, với luật Giáo Hội, thì người Ki Tô Hữu chúng ta phải phản đối ngay lập tức để tôn vinh và bảo vệ Chân Lý, hầu củng cố đức Tin cho đồng đạo. Tuy vậy, điều này thường không phải lúc nào cũng dễ được thực hiện! Nhiều người cứ mượn câu :”yêu mến mến yêu ,tha thứ thứ tha….” làm một vỏ bọc che dấu một thứ giáo lý phàm nhân, để rồi bỏ qua những mồi lửa đang giấu dưới đống củi khô này! Sự phản đối ở đây đâu có nghĩa là phải dùng những lời nặng nề đến mức vi phạm đến đức bác ái và lòng dịu dàng khoan nhân, nhưng cũng không thể im lặng làm ngơ vì sự làm ngơ đó là một hành động tiếp tay cho những phản Ki Tô thêm vây thêm cánh! Để rồi hậu quả những sự rối đạo, bất tuân phục Thiên Chúa , Giáo Hội tự do bành trướng và phát triển chưa từng có như thực trạng thế giới ngày nay!

Một hay nhiều vị linh mục giảng dở mà do bởi sự thiếu sót nặng nhẹ của các vị ấy, thì đó không phải là một sự tốt lành! Những vị linh mục ấy phải chịu trách nhiệm trước Thiên Chúa. Trường hợp đúng là các ngài giảng dở thật sự, chúng ta có thể góp ý kiến cho các ngài, cầu nguyện thêm cho các ngài. Nhưng rất nhiều khi các ngài không giảng dở, mà chẳng qua những sự rao giảng ấy không hợp với thị hiếu sở thích riêng tư mà nhiều khi sai ạch cổ của chúng ta, chúng ta có hình dung ra cảnh người dốt nát không biết tí tị tì ti gì về khoa học, về luật pháp về quân sự mà lại nhảy chễm chuệ lên ghế giáo sư, thẩm phán và đòi làm đại tướng hay không?

Kể như không có một vị linh mục nào lại phản đối luật rước lễ trên tay, thậm chí có không ít bề trên đã cảnh cáo những kẻ lợi dụng gây nên một cơn sốt về vụ việc này. Thế mà gần như 100% các diễn đàn Công Giáo đã từng vô tình (!) tiếp tay cho thế lực chống đối Giáo Hội khi cho đăng tràn lan cái gọi là thụ khải thụ khiếc của bà Simma, mấy cái slide show nhảm nhí của ông Định

Chưa hết, chúng ta có biết Hội đồng giám mục Nam Tư, mà điển hình là hai vị giám mục địa phận Mostar , tức đấng có quyền phán định về sự kiện Mễ Du, đã cương quyết và không chấp nhận sự kiện Mễ Du, cũng như cái gọi là các thị nhân như thế nào hay không? Thế mà ở Việt Nam này,99% các diễn đàn Công Giáo đã cho đăng tải những thông điệp hàng tháng của sự kiện Mễ Du này mà con số được cho là thông điệp Mễ Du phải lên đến con số hàng ngàn! ! Cho đến bây giờ đã tạm khóa nhưng có lẽ các admin vẫn luyến tiếc bao công lao nên không nỡ xóa mà cứ để tồn tại! Chắc có thể đang nuôi hy vọng chờ ngày Giáo Hội chuẩn y như linh địa Fatima!

Tôi nêu vụ việc rước lễ trên tay và Mễ Du ra để làm gì?

___ Thưa: để muốn nói rằng kể như không có linh mục nào khuyên bảo dạy dỗ giáo dân rằng rước lễ trên tay là thiếu lòng yêu mến Chúa và phạm tội (nặng) nhẹ, cũng như không có cha xứ nào lại ra sức cổ động cho sự việc Mễ Du, thậm chí hầu hết phản đối, thế mà giáo dân, những người tự cho là mộ đạo vẫn ra sức tung hô ! Điều ấy chứng tỏ rằng thời đại này giáo dân tự do bình đẳng dân chủ vượt mức đến nỗi năng quyền, thiên chức của linh mục dưới mắt của giáo dân cũng chẳng còn! Nhiều giáo dân tự cho mình quyền giám khảo, lãnh đạo , tài phán! Và tiêu chuẩn để đo đạc sự hay dở đúng sai của một bài giảng không phải là Giáo Lý Thánh Kinh, hoặc nhận xét khách quan đúng đắn, nhưng là sở thích và thị hiếu riêng của cá nhân, mà nhiều khi những sở thích ấy cực kỳ tệ hại và sai lầm!

Các linh mục chỉ là người bình thường, nhưng được lãnh nhận chức thánh để rao giảng Lời Chúa, cho nên ngoài đa số đều học thức và tài giỏi, thì cũng có không ít linh mục không làm tròn trách nhiệm Chúa đã giao phó cho các ngài. Thế thì khi gặp các linh mục thật sự giảng dở, làm cho nhiều giáo dân đức Tin kém phát triển dẫn đến đức cậy đức mến lụi tàn. Chúng ta nên góp ý kiến với các ngài một cách khôn khéo, lịch sự và tế nhị. Thời bây giờ có lợi thế hơn xưa, đó là không cần phải gặp trực tiếp vì có thể có những vị linh mục vì bệnh “Sân” quá lớn sẽ không thể tiếp thu, vì vậy diễn đàn, các trang Công Giáo sẽ vô cùng thuận tiện để giáo dân nêu ý kiến chính xác và khách quan. Và một điều còn quan trọng không kém, đó là chúng ta hãy cầu nguyện cho các ngài, bởi vì Thánh Thần Chúa sẽ hoàn thành tốt đẹp và hiệu quả những điều mà con người ta dầu cố gắng hết sức cũng không thể làm nổi!

Còn tiếp…

hongbinh
18-04-2015, 08:33 PM
Nói thật lòng Hồng Bính thích tâm tình của Teenvnlabido, vì mình biết khả năng của mình rất hạn chế, và cái tôi (the selfness) của tôi nếu được nuông chiều quá đáng sẽ dẫn đến thái độ ích kỷ, tự mãn và khinh thường tha nhân đã từng gây bao đau khổ cho gia đình và xã hội, nên cần phải được lọai trừ… Khi ấy “cái tôi” sẽ trở thành “đáng ghét” như Blaise Pascal đã viết :”Ôi cái tôi thật đáng ghét.... Riêng tiêu đề của topic: "Một số linh mục giảng dở, chúng ta nên làm gì?", nếu bỏ cái tôi để cố gắng nghe kỹ chúng ta sẽ thoát được cái tôi rất người là cái tôi để cầu nguyện cho các Đấng chứ không phải tỏ những thái độ rất tôi,cái tôi như Hồng Bính có nói ở trên là cái tôi được nuông chiều dẫn đến thái độ ích kỷ tự mãn và khinh thường.......
Hồi chiều đọc kinh Lòng Chúa Thương Xót nghe bài chia sẻ của cha Giuse Trần Đình Long, ngài cũng có chia sẻ một chút về đề tài nầy, Hông Bính chia sẻ bài giảng của cha mong mọi người chúng ta sẽ nghe rõ youtube trên đồng thời nghe bài chia sẻ của cha Trần Đình Long nếu có giờ thì đọc thêm tâm tình của Lm. Nhân Tài, csjb...
Bài Giảng cha Trần Đình Long (http://thuongxot.net/AUDIO/bgthubaytuan2ps.mp3) http://thuongxot.net/AUDIO/bgthubaytuan2ps.mp3

Và sau đây là bài chia sẻ của cha Nhân Tài:
Cha Giảng Hay, Cha Giảng Dở

Có nhiều bạn trẻ không thích các linh mục già giảng, bởi vì các ngài thường hay giảng dài, giảng dai và giảng không thu hút cho lắm, hơn nữa các ngài thường hay "ôn cố quên tân", tức là các ngài thường hay lấy "sự xưa tích cũ" không ăn nhằm gì với Lời Chúa, để nói với lớp người của thời đại vi tính. Mà lớp trẻ bây giờ thì cần cập nhật hóa Tin Mừng, ứng dụng Tin Mừng vào trong vi tính, trong trái banh da, trong từng con số khó nuốt của bài toán cao cấp.v.v... và có khi, họ cũng nuốn đem Lời Chúa ứng dụng nơi các siêu thị, mà mỗi ngày họ tiếp xúc không biết bao nhiêu là loại người khó tính và... vui tính. Tóm lại, các bạn trẻ thích các cha giảng ngắn gọn mà thực tế, dễ dàng áp dụng trong cuộc sống. Tâm lý các bạn trẻ là như thế.
Nhưng cũng có các linh mục già, nhưng tâm hồn cùa các ngài thì không già tí nào cả, mỗi lần các vị ấy giảng, thì như có... lửa, làm cho cả nhà thờ thấp thỏm vì sợ bài giảng chấm dứt. Có một linh mục tuổi đã ngoài 70, nhưng khi nghe ngài giảng thì không ai biết ngài là người lớn tuổi, cứ mỗi lần cha sở chúng tôi mời ngài đến giảng tĩnh tâm cho họ đạo, là nhà thờ đều chật cứng, bởi vì ai cũng thích nghe ngài giảng, ngài giảng rất hấp dẫn, hùng hồn và đầy tính thuyết phục. Vậy thì, cha già hay cha trẻ đều có thể giảng hay như nhau, hay hoặc dở đều tại lòng mình mà ra cả.
Cha giảng hay, cha giảng dở đối với chúng ta không quan trọng, cho bằng mỗi người trong chúng ta có khiêm tốn đủ để nghe hay không mà thôi!
Nếu chúng ta đi dâng thánh lễ mà cứ như đi đến trường học, cố gắng học cho thuộc làu bài giảng của linh mục, để rồi phân tích phê bình, đánh giá, thì bài giảng của linh mục chẳng giúp ích gì cho chúng ta cả. Còn nếu chúng ta nghĩ rằng, tâm hồn của chúng ta là những mảnh đất (tốt hay xấu là tùy mỗi người) và Lời Chúa là hạt giống, thì chỉ cần một câu Lời Chúa nghe được nơi bài giảng của linh mục trong thánh lễ, cũng giúp cho chúng ta ăn ngay ở lành, sống đẹp lòng Thiên Chúa trong cuộc sống rồi vậy.
Có những bạn trẻ (và cả người lớn) đi dự thánh lễ, khi nghe đọc Phúc Âm xong, liền... ùn ùn kéo ra khỏi nhà thờ, ngồi nơi cổng nhà thờ, nơi ghế đá, nơi bậc cấp nhà thờ để nói chuyện... thời sự, hút thuốc hoặc... âu yếm ôm nhau, trong nhà thờ cha giảng mặc cha, cha giảng cha nghe, con cứ ngồi nói chuyện ngoài nhà thờ, không ảnh hưởng, không làm rộn đến ai, "huề cả làng". Nếu chúng ta -các bạn trẻ- có thái độ như thế khi đi tham dự thánh lễ, thì: một là chúng ta không hiểu tí gì về thánh lễ và ích lợi của thánh lễ; hai là chúng ta chẳng có tí gì là lịch sự với Chúa, với linh mục và với cộng đoàn; ba là chúng ta là những người tội nghiệp nhất vì cái... ngu của mình, ngu vì được mời gọi tham dự tiệc cưới Nước Trời, được nếm mùi vị thơm ngon của bánh trường sinh là Mình và Máu của Chúa Kitô mà lại không biết thưởng thức, bỏ đi ra ngoài phòng tiệc, thật đáng tiếc thay và cũng... ngu thay!
Bài giảng của linh mục, nếu chúng ta nghe không được hay cho lắm, xét cho cùng, cũng chẳng phải là dở như chúng ta nghĩ, thực ra, chỉ vì các linh mục có những người có tài lợi khẩu, ăn nói lưu loát, không vấp váp; thì cũng có những linh mục ăn nói không được lưu loát, lợi khẩu cho lắm, nên bị chúng ta cho là giảng dở mà thôi. Sáu, bảy năm ăn học tại Ðại Chủng viện, mà các ông bà ta ngày xưa gọi là trường lý đoán, vì ở đó, các ngài chỉ chuẩn bị duy nhất có một việc, đó là làm linh mục. Linh mục có nghĩa là người dẫn dắt các linh hồn, ngoài các môn học về Triết và Thần học, thì bài giảng cũng là một phần trong chương trình học, do đó, khi các ngài giảng, chúng ta đừng lo là lạc đạo, để rồi phân tích, phê bình, nhưng chỉ nên lo cho chúng ta có lãnh hội được Lời Chúa qua miệng các ngài giảng hay không mà thôi.
Cha giảng hay, cha giảng dở, cũng là "mối bận tâm" cho giáo dân nói chung, và cho các bạn trẻ nói riêng, đành rằng, các linh mục cũng có người khi giảng, thì đem tất cả tổng luận thần học của Thánh Tôma d 'Aquino mà mình đã học trong Chủng viện nói cho giáo dân nghe, làm cho họ nghe y như là nghe... tiếng lạ; đành rằng, cũng có các linh mục khi giảng, thì đem chuyện riêng tư cá nhân của ai đó ra mà nói cho cộng đoàn nghe; và cũng có một vài linh mục khi giảng thì... nói móc họng giáo dân, làm cho họ nghe mà thêm xa Chúa. Mặc dù có các linh mục có cá tính đặc biệt như thế, nhưng đó không phải là chuyện thường xuyên, ngày nào cũng như thế, mà đôi lúc trong việc coi sóc giáo xứ, các ngài đã bị những con chiên của mình quay lại... cắn mình, nên các ngài bực tức, tâm lý bị giao động chút ít, thế thôi. Ðó không phải là giảng hay, giảng dở, nhưng đó là những điều mà chúng ta cần phải thông cảm cho những vị mục tử của chúng ta, khi chúng ta nghe được như thế trong bài giảng của các ngài.
Vậy thì, thế nào là cha giảng hay? Có một lần, sau khi tham dự thánh lễ của buổi tĩnh tâm tại một giáo xứ lớn nọ, vừa ra khỏi nhà thờ, có một bạn trẻ đã nói với tôi:
- "Chà, hôm nay cha giảng hay tuyệt".
Tôi hỏi lại: - "Hay là sao?"
- "Cha giảng hay quá, em không thấy buồn ngũ chút nào!"
Ðó chưa phải là cha giảng hay, mà chỉ là cha giảng to tiếng, vui nhộn, cho nên không thể ngũ được mà thôi.
Và thế nào là cha giảng dở? Sau khi tham dự thánh lễ do một linh mục giáo sư Chủng viện nọ chủ tế và giảng, có một tu sĩ đã thốt lên một câu rất là không có văn hóa:
- "Giảng gì mà dở ẹt, lặp lui lặp tới hoài, tui giảng có lẽ hay hơn !"
Ðây không phải là giảng dở, lặp lui lặp tới không phải là giảng dở, mà vì chúng ta không lãnh hội nổi ý nghĩa của bài giảng, hoặc là chúng ta nghe mà cứ tìm những khuyết điểm của bài giảng mà phê bình hay, dở, thì làm sao mà nghe hay được chứ? Khi Chúa Giêsu giảng dạy cho dân chúng, ngoài những người nghèo khó, bệnh tật, người giàu có ra, thì có cả những người biệt phái, các thầy thông luật, chúng ta thử nhìn xem thái độ của họ sau khi nghe Chúa Giêsu giảng dạy: những người nghèo khó, bệnh tật và cả những người giàu có (như thu thuế Lêvi, Giakêu lùn.v.v...) thì vui vẻ đón nhận lời của Ngài mà không phê bình, không nói giảng hay, giảng dở, nhưng các ông đã thành tâm thiện chí nghe Chúa Giêsu giảng, và tâm hồn của các ông được đổi mới hoàn toàn. Trái lại, những người biệt phái, các thầy thông luật thì phê bình, bắt bí, hăm dọa Chúa Giêsu, tại sao vậy, thưa là vì họ kiêu ngạo, họ có thành kiến, họ nghe Chúa Giêsu giảng mà y như là thầy giáo nghe học trò thi vấn đáp, chỉ mong tìm kẻ hở của Ngài mà bắt bí, mà chê bai nầy nọ, thì làm sao mà có thể lãnh hội được hết ý nghĩa cao sâu của bài giảng chứ?
Cha giảng hay, là khi chúng ta nghe mà cố ý lắng nghe cho được một câu Lời Chúa trong bài giảng, để đem theo bên mình trong cuộc sống đời thường, để mà sống, mà thực hành, mà giao lưu với những người mà chúng ta tiếp xúc, gặp gở, thì hạt giống Lời Chúa mà chúng ta nắm bắt trong bài giảng của linh mục, cứ đơm hoa kết trái, sinh sôi nẩy nở nơi những người khác chung quanh ta, thì mới nói được là cha giảng hay tuyệt.
Còn khi cha giảng mà chúng ta cứ nghĩ rằng, nói gì mà nói hoài nói mãi, thật nhàm tai. Mà không khiêm tốn nghe giảng, hoặc là nghe mà tỏ ý kiêu ngạo ta đây đã học qua rồi, hay ít nữa là đã nghe rồi, chán lắm, thì thật là tội nghiệp cho chúng ta vậy. Bởi vì, hạt giống Lời Chúa không thể nào đâm chồi nẩy lộc nơi những tâm hồn kiêu ngạo. Hơn nữa, bài giảng không phải là một bài diễn thuyết mà linh mục tìm các phương cách để biện minh, luận cứ cho bài thuyết trình, nhưng, bài giảng của linh mục là sự cắt nghĩa Phúc Âm vừa nghe đọc, và chia sẻ kinh nghiệm sống đạo cho mỗi tín hữu của ngài, để qua bài giảng của linh mục, các tín hữu hiểu rõ hơn về Lời Chúa, và đem áp dụng trong đời sống thường ngày của mình.
Tóm lại, cha giảng hay hoặc cha giảng dở, cách chung, không hệ tại linh mục giảng hay, giảng dở. Mà là do tâm hồn và thái độ của chúng ta khi nghe giảng như thế nào mà thôi. Nếu chúng ta cho rằng cha giảng hay, mà không đem cái hay ấy đi vào trong cuộc sống của mình, nghĩa là không thực hành cái hay của bài giảng trong cuộc đời thường, thì đó không phải là bài giảng hay cho chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta nói rằng cha giảng dở, nhưng nếu chúng ta bỏ cái tôi kiêu ngạo của mình đi, để chú ý nghe một câu của bài giảng mà thôi, rồi ra về, hân hoan thực hành Lời Chúa mà mình đã nghe được, thì không nhừng là cha giảng hay, mà chúng ta còn thêm ơn ích bởi bài giảng ấy vậy. Mà ơn ích lớn nhất, chính là chúng ta tập tành được nhân đức khiêm tốn, là nền tảng của mọi nhân đức, thì lo gì mà không nên thánh chứ?
Lm. Nhân Tài, csjb