PDA

View Full Version : Kỹ năng tổ chức trò chơi - Phần 2



Damsan
10-11-2008, 10:13 AM
2.1. Sưu tầm trò chơi:

Mỗi Linh Hoạt Viên, Giáo Lý viên nên có bộ sưu tập trò chơi theo thể loại: Trò chơi dân gian, trò chơi sinh họat tập thể và trò chơi thể thao từ các nguồn sau:

Các trò chơi đã được in thành sách.

Các trò chơi đã được in trong các báo chí và giới thiệu trên truyền hình.

Các tò chơi trong sinh họat cộng đồng mà bản thân được tham dự, được quan sát, sau đó ghi chép lại.

Các trò chơi được người khác phổ biến lại.

Tổ chức thi sưu tầm và điều khiển trò chơi:

Thông qua các cuộc sinh họat cộng đồng, các lớp tập huấn cán bộ đoàn, hội có thể tổ chức cuộc thi sưu tầm và điều khiển trò chơi phục vụ cho từng chủ đề nhất định. Sau đó chọn lọc biên tập lại, nếu có điều kiện thì tổ chức chơi mà mỗi trò chơi đều được người sưu tầm đứng ra làm quản trò.

2.2. Sáng tác trò chơi:

Tổ chức thi sáng tác trò chơi: Bằng phương pháp đã nêu trên có thể tổ chức cuộc thi sáng tác trò chơi trong cán bộ, đoàn viên, hội viên theo các hướng sau:

Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng đối tượng: Thiếu niên, nhi đồng, thanh niên nông thôn, thanh niên quân đội, đối với thanh niên trường học nên chú ý thanh niên PTTH, trung học dạy nghề, sinh viên.

Sáng tác trò chơi theo chủ đề gắn với các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các vấn đề dân số, sức khỏe, môi trường và sinh họat hàng ngày của các bạn trẻ.

Sáng tác trò chơi phục vụ cho từng loại hình sinh họat như: Cắm trại, dã ngoại, CLB ngoại ngữ, CLB toán, CLB thơ,..

Mỗi trò chơi khi sáng tác cần tuân thủ những qui định chặt chẽ: Mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của trò chơi, đối tượng, số lượng người chơi, luật chơi và cách tổ chức.

Sau mỗi cuộc thi cần biên tập lại, bổ sung, sửa đổi và phổ biến cho mọi người thông qua chơi thử. Những trò chơi nào đạt yêu cầu cần đưa ngay vào bộ sưu tập.

Từ một trò chơi đã có, thiết lập nguyên tắc đưa ra nhiều trò chơi khác tương tự:

Trên thực tế có những trò chơi hay có thể phát triển thành nhiều trò chơi khác (là hệ qủa của nó) mà người chơi không cảm thấy bị trùng lặp. Bí quyết chính là ở chỗ tìm thấy nguyên tắc của nó rồi dựa vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để hình thành các trò chơi khác.

2.3. Sưu tập các mẩu chuyện vui, các câu đố:

Những mẩu chuyện vui, các loại câu đố dân gian hàng ngày là kho tư liệu qúy cho chúng ta trong điều hành cuộc chơi. Người quản trò nhất thiết phải có vốn đó để sử dụng khi cần thiết như làm thư giãn cuộc chơi, hay chuyển sang trò chơi trí tuệ( đố vui) hoặc trò chơi mang tính vui chơi giải trí (thi kể chuyện vui) v.v...

Ngoài những phương pháp trên có thể tận dụng mọi điều kiện, mọi lúc để ghi chép những kinh nghiệm, tư liệu của người khác mà mình bất chợt gặp hay những ý nghĩ xuất hiện trong đầu.