Gia Nhân
24-06-2015, 09:34 AM
THÁNH GIÁ
http://www.sgnthelight.com/wp-content/uploads/2015/04/The-Hope-Found-at-the-Cross-630x320.jpg
Thánh giá được đặt ở vị trí cao nhất trên cung thánh mỗi nhà thờ. Thánh giá đèn hầu thường dẫn đầu mỗi đoàn rước trước khi bắt đầu cử hành phụng vụ Thánh lễ. Cầu thủ thường làm dấu Thánh giá khi bắt đầu trận đấu, hay khi ghi được những bàn thắng. Người Kitô hữu thường làm dấu Thánh giá trước khi đọc kinh hay trước mỗi bữa ăn. Nhiều người thường bảo rằng: Sao Chúa để cho tôi vác Thánh giá nặng quá…? Vâng, Thánh giá trở thành biểu tượng của niềm tin, trở thành biểu tượng của sự hy sinh.
Một tác giả đã viết rất hay thế này:
“Thánh giá hình chữ T,
Người nằm giang tay chữ Y.
Là tình yêu, yêu đến tận cùng.”
Thật vậy, thập giá đã biến thành Thánh giá khi treo xác Chúa Kitô chịu tử nạn để cứu độ con người. Và như thế, Thánh giá đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Một tình yêu Agapê và một tình yêu tận cùng. Người ta thường viết tắt tình yêu bằng hai chữ: T và Y. Chữ T diễn tả một tình yêu đa chiều: chiều rộng hay chiều ngang, chiều cao hay chiều sâu. Và chữ Y với hình ảnh hai cánh tay của Chúa Giêsu chạm vào hai điểm của thanh ngang. Điều này cho thấy, Thiên Chúa đã cúi xuống thật sâu để chạm đến từng người trong chúng ta. Ngài chạm đến những yếu đuối sa ngã của chúng ta. Ngài chạm đến những nỗi thống khổ và túng thiếu ngặt nghèo của những mảnh đời bất hạnh. Ngài chạm đến những hoàn cảnh và đau khổ riêng của từng người chúng ta. Một cuộc đời hạnh phúc khi gặp được Chúa, khi để bàn tay của Chúa chạm đến quả tim, chạm đến những suy nghĩ, lời nói và hành động của con người trong cuộc sống.
Thánh giá có hai thanh: thanh dọc và thanh ngang. Vì vậy, tình yêu Thánh giá là tình yêu hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Chiều dọc là tình yêu hướng về Thiên Chúa. Và chiều ngang là tình yêu hướng đến tha nhân. Tình yêu hướng về Chúa là tình yêu hướng thượng với những gì là tận hiến, là đạo đức, là từ bỏ hoàn toàn thanh thoát. Đó là tình yêu tôn thờ, cảm tạ và yêu mến Thiên Chúa, Đấng làm chủ mạng sống và luôn thấu hiểu nỗi lòng con người. Tình yêu hướng về tha nhân khi để cho đôi chân biết tìm đến những mảnh đời bất hạnh. Khi để cho đôi mắt thấy được những đau khổ của những người anh em đang sống xung quanh mình. Hay khi để cho đôi tay biết mở rộng sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn. Mối tương quan tình yêu hai chiều này không tách rời nhưng hòa quyện, bổ túc để làm cho nên hoàn hảo. Tình yêu được khởi đi từ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và quy hướng về Thiên Chúa. Đây chính là tình yêu dưới cái nhìn của một đức tin chân chính.
Người Kitô hữu làm dấu Thánh giá kết thúc mỗi giờ kinh hay mỗi buổi cử hành phụng vụ. Làm dấu Thánh giá để bắt đầu và làm dấu Thánh giá để kết thúc. Điều này cho thấy Chúa là cội nguồn của niềm tin và của tình yêu. Chúa chính là đối tượng, là mục tiêu mà con người luôn khắc khoải tìm kiếm. Làm dấu Thánh giá để tuyên xưng niềm tin vào Chúa. Nhìn lên Thánh giá để cảm nghiệm Chúa đã yêu thương mình, và đến lượt mình cũng hãy yêu thương nhau. Mọi điều tốt đẹp đều phát xuất từ Thiên Chúa và quy hướng về Ngài. Mọi sự trong cuộc đời này rồi sẽ qua đi. Chỉ còn lại là những việc làm bác ái Tin mừng như Chúa Giêsu đã dạy; Chỉ còn lại tình Chúa và tình người; Và chỉ còn lại một tình yêu, đó chính là tình yêu Thánh giá.
Raphael Trần Dương Tuyển
http://www.sgnthelight.com/wp-content/uploads/2015/04/The-Hope-Found-at-the-Cross-630x320.jpg
Thánh giá được đặt ở vị trí cao nhất trên cung thánh mỗi nhà thờ. Thánh giá đèn hầu thường dẫn đầu mỗi đoàn rước trước khi bắt đầu cử hành phụng vụ Thánh lễ. Cầu thủ thường làm dấu Thánh giá khi bắt đầu trận đấu, hay khi ghi được những bàn thắng. Người Kitô hữu thường làm dấu Thánh giá trước khi đọc kinh hay trước mỗi bữa ăn. Nhiều người thường bảo rằng: Sao Chúa để cho tôi vác Thánh giá nặng quá…? Vâng, Thánh giá trở thành biểu tượng của niềm tin, trở thành biểu tượng của sự hy sinh.
Một tác giả đã viết rất hay thế này:
“Thánh giá hình chữ T,
Người nằm giang tay chữ Y.
Là tình yêu, yêu đến tận cùng.”
Thật vậy, thập giá đã biến thành Thánh giá khi treo xác Chúa Kitô chịu tử nạn để cứu độ con người. Và như thế, Thánh giá đã trở thành biểu tượng của tình yêu. Một tình yêu Agapê và một tình yêu tận cùng. Người ta thường viết tắt tình yêu bằng hai chữ: T và Y. Chữ T diễn tả một tình yêu đa chiều: chiều rộng hay chiều ngang, chiều cao hay chiều sâu. Và chữ Y với hình ảnh hai cánh tay của Chúa Giêsu chạm vào hai điểm của thanh ngang. Điều này cho thấy, Thiên Chúa đã cúi xuống thật sâu để chạm đến từng người trong chúng ta. Ngài chạm đến những yếu đuối sa ngã của chúng ta. Ngài chạm đến những nỗi thống khổ và túng thiếu ngặt nghèo của những mảnh đời bất hạnh. Ngài chạm đến những hoàn cảnh và đau khổ riêng của từng người chúng ta. Một cuộc đời hạnh phúc khi gặp được Chúa, khi để bàn tay của Chúa chạm đến quả tim, chạm đến những suy nghĩ, lời nói và hành động của con người trong cuộc sống.
Thánh giá có hai thanh: thanh dọc và thanh ngang. Vì vậy, tình yêu Thánh giá là tình yêu hai chiều: chiều dọc và chiều ngang. Chiều dọc là tình yêu hướng về Thiên Chúa. Và chiều ngang là tình yêu hướng đến tha nhân. Tình yêu hướng về Chúa là tình yêu hướng thượng với những gì là tận hiến, là đạo đức, là từ bỏ hoàn toàn thanh thoát. Đó là tình yêu tôn thờ, cảm tạ và yêu mến Thiên Chúa, Đấng làm chủ mạng sống và luôn thấu hiểu nỗi lòng con người. Tình yêu hướng về tha nhân khi để cho đôi chân biết tìm đến những mảnh đời bất hạnh. Khi để cho đôi mắt thấy được những đau khổ của những người anh em đang sống xung quanh mình. Hay khi để cho đôi tay biết mở rộng sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn. Mối tương quan tình yêu hai chiều này không tách rời nhưng hòa quyện, bổ túc để làm cho nên hoàn hảo. Tình yêu được khởi đi từ Thiên Chúa, gặp gỡ tha nhân và quy hướng về Thiên Chúa. Đây chính là tình yêu dưới cái nhìn của một đức tin chân chính.
Người Kitô hữu làm dấu Thánh giá kết thúc mỗi giờ kinh hay mỗi buổi cử hành phụng vụ. Làm dấu Thánh giá để bắt đầu và làm dấu Thánh giá để kết thúc. Điều này cho thấy Chúa là cội nguồn của niềm tin và của tình yêu. Chúa chính là đối tượng, là mục tiêu mà con người luôn khắc khoải tìm kiếm. Làm dấu Thánh giá để tuyên xưng niềm tin vào Chúa. Nhìn lên Thánh giá để cảm nghiệm Chúa đã yêu thương mình, và đến lượt mình cũng hãy yêu thương nhau. Mọi điều tốt đẹp đều phát xuất từ Thiên Chúa và quy hướng về Ngài. Mọi sự trong cuộc đời này rồi sẽ qua đi. Chỉ còn lại là những việc làm bác ái Tin mừng như Chúa Giêsu đã dạy; Chỉ còn lại tình Chúa và tình người; Và chỉ còn lại một tình yêu, đó chính là tình yêu Thánh giá.
Raphael Trần Dương Tuyển