teenvnlabido
07-07-2015, 10:03 PM
Nên gọi là nghi can hay Quả Tang can?
Cái đề tài:”Người quá xấu và độc ác, sao dám yêu” đang còn dang dở khi có lời hứa sẽ mở rộng thành đề tài:”Lỗi của người lớn”. Nhưng giả sử có là sơn hào hải vị mà ăn mãi, người ta cũng chán không thấy ngon bằng một tí muối đậu phọng cho nhiều đường…Hơn nữa , có một cái gọi là “bức xúc” , cho nên tôi xin đổi gió bằng đề tài :”Nên gọi là nghi can hay Quả Tang can “ cho đỡ buồn vậy.
Chuyện thời sự, tin tức…cho dù bất cứ ở thời đại nào, cũng là những đề tài nóng thường được mang ra bàn luận ở bất cứ nơi đâu, nhất là khi có nhiều người tụ họp. Thế thì cách đây vài hôm, trong một đám giỗ của nhà thằng bạn tên Q., một thanh niên đã lên tiếng với giọng khó chịu:
___ Mấy ông báo đời báo hại ăn cơm no, thắng đậm nhiều quả, dư thời giờ cho nên nghĩ ra nhiều cái chối lỗ tai! Một tên tội phạm , côn đồ sau khi thực hiện tội ác, đã bị còng tay bắt tại trận.Thế mà khi tin tức ấy lên mặt báo , tên tội phạm ấy được ưu ái gọi bằng một từ ngữ là “nghi can” ! Không biết túm cổ tại trận như thế mà còn gọi là nghi can nghi phạm cái quái gì không biết! Chắc có lẽ gần đây các tòa án xét xử oan sai nhiều quá, bắt tội cho nhà nước phải xuất tiền ra đền bù quá hao tốn, cho nên bây giờ đâm hoảng sợ chăng? Đến nỗi những tên côn đồ phạm tội giữa thiên thanh bạch nhật trước hàng ngàn con mắt chứng kiến, rồi mọi người bắt tận tay day tận trán, thế mà vì hoang mang lo sợ oan sai, cho nên các ông báo hại báo đời mới bào chế ra cái từ :”nghi can” cho nó lành!
Đã có không ít tiếng vỗ tay tán thưởng hoặc những nụ cười biểu lộ sự đồng tâm nhất trí với sự bức xúc ,chế giễu này. Cổ nhân từng bảo: Thừa thắng xông lên! Cả đám đông, nhất là giới trẻ lập tức lôi những lỗ hổng, những thiếu sót của pháp luật ra mà ca thán. Trong lúc đang bừng bừng khí thế, đám trẻ dần dần im bặt đi vì thấy một cánh tay giơ cao tỏ dấu hiệu xin im lặng để phát biểu.
Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, trên đầu vẫn đang đội một cái nón cối mầu xanh có đính một ngôi sao đằng trước. Một cái túi xách mà người ta thường gọi là xắc cốt chéo từ vai xuống thắt lưng như chứng tỏ chủ nhân của nó đang tư thế lên đường tác nghiệp. Lập tức tiếng xì xào truyền tai nhau nổi lên:
___ Ông ấy là một cán bộ cao cấp của Tòa án nhân dân tỉnh GHNBVHJH…, họ hàng của thằng Q đấy…!
Đợi cho sự ồn ào hoàn toàn lắng xuống, ông cán bộ kể trên đỉnh đạc cất một cái giọng trầm trầm nhưng chắc nịch:
___ Hồi nãy, có một anh bạn trẻ tỏ ra không đồng ý về từ nghi can, thế thì tôi xin phép giải thích như sau: “Chúng ta phải sống và làm việc theo pháp luật”. Mà chúng ta là người Việt Nam nên nói cụ thể là chúng ta phải tuân phục luật pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thế thì luật pháp chúng ta đã quy định rằng : Khi đã qua sự xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, thì mới có thể kết luận một công dân là có tội hay không có tội! Ngoài ra khi chưa có sự xét xử thì cho dù bắt tận tay day tận trán, tất cả chỉ có thể gọi là nghi can!”
Người ta bảo bảy mươi còn phải học bảy mươi mốt, tức là dù chỉ hơn một tuổi cũng dày dạn kinh nghiệm hơn 365 ngày, huống chi thường ra vị cán bộ này hơn lũ trẻ và lũ không trẻ ít là hai chục năm! Trong truyện ngụ ngôn chó sói và cừu non, chó sói hoàn toàn đuối lý nhưng cừu non hoàn toàn không thể chống đỡ nổi mà phải thảm bại bởi vì sói già có cái lý của kẻ mạnh . Trong khi đó , ở nơi đây, vị cán bộ có cả hai thứ :sức mạnh luật pháp cũng như sức mạnh của lý luận, thế thì làm gì lớp trẻ cũng như lớp không trẻ của chúng tôi không thảm bại nặng nề!
Phải nói rằng vị cán bộ kia sử xự rất khéo! Ông ta biết chắc rằng những phát biểu của ông ta đã làm lũ thanh niên hoàn toàn cấm khẩu. Và để tránh cho bọn trẻ khỏi ngượng ngùng ông đứng lên cáo từ cùng giơ một cánh tay lên chào mọi người với những cử chỉ rất thân thiện.
Khi chiếc xe hơi bóng loáng của ông ta vừa đi khuất, anh thanh niên hồi nãy có phát biểu “làm xôn xao cư dân đám giỗ” chặc lưỡi:
___ MK! Đúng là miệng kẻ sang có gang có thép!
Tôi là một trong những người cũng bất mãn với từ :nghi can kể trên, và tất nhiên tôi không thể tâm phục khẩu phục những gì ông cán bộ kia đã tuyên bố! Tuy vậy, một cái yếu điểm kinh khủng của tôi mà tôi biết rất rõ, đó là khả năng ứng khẩu để hùng biện không những nhiều khi bằng không, mà có thể là con số âm!
Nhiều khi ngồi suy tư về cái ngọn nguồn của sự kém cỏi kinh khủng trong việc ứng khẩu hùng biện , tôi cho rằng có thể hồi bé tôi bị chìm đắm, ảnh hưởng cực kỳ nặng nề câu:” Trước khi nói một câu phải uốn lưỡi bảy lần”! “ Một lời nói ra, bốn ngựa không thể đuổi theo nổi…”
Thật ra, bản thân tôi vô cùng đối lập với những sự bào chế từ ngữ theo kiểu tiêu diệt trí tuệ, cho nên có lẽ tôi còn cực kỳ khó chịu về cụm từ nghi can gấp năm gấp mười anh chàng kể trên! Nếu có được một khoảng thời gian dài,đủ để suy gẫm, tôi sẽ có thể trưng ra mọi lý luận để phản đối ra môn ra khoai sự lạm dụng từ ngữ kể trên!
Nhưng vì thói quen uốn lưỡi bảy lần trước khi nói một câu, cũng như luôn sợ hãi rằng mình lỡ phát biểu một câu gì đó mà sai, thì không thể chữa nổi, cho nên từ những cơ sở ấy, đã biến tôi thành ra một người khả năng ứng khẩu hùng biện thuộc hàng đội sổ! Chính vì thế, mặc dù tôi có mặt suốt từ lúc anh chàng kia phát biểu làm xôn xao cư dân đám giỗ, cho đến khi cả lũ chúng tôi nhận một bài giảng tôn vinh, thượng tôn luật pháp là trên hết, thì mấy thằng bạn, hoặc đồng vai phải lứa còn lụng bụng được vài câu để thể hiện sự chưa chịu khuất phục, chứ riêng tôi , tôi hoàn toàn câm lặng không nói nổi một câu nào!
Con người ta ai cũng có sở trường và sở đoản, thế thì cái sở đoản của tôi là ứng khẩu để hùng biện thuộc loại hạng bét, nhưng như đã nói ở trên: nếu có thời giờ để mà uốn lưỡi bảy lần bảy, hoặc mười lần bảy, tôi tin rằng mình sẽ nhận định một sự việc nào đó với sai số rất nhỏ…
Ngay bây giờ nếu hỏi định nghĩa về luật pháp là gì, thì con số người trả lời, hoặc hiểu sai về định nghĩa này không phải là nhỏ, mà nếu nói cho chính xác, có thể là một đa số!
Luật pháp, thường được hiểu là luật pháp của một quốc gia, tuy rằng cũng căn cứ theo đạo đức và luân lý, nhưng không thể cho rằng luật pháp là một thứ đạo đức chân chính, một thứ thiên kinh địa nghĩa không thể thay đổi được!
Cứ cho rằng loại ra ngoài những thứ luật pháp bất nhân đạo, luật pháp của các chính thể phát xít, độc tài hay luật pháp của những tên hôn quân bạo chúa thời xưa, mà chỉ nói đến luật pháp của các nước thời dân chủ bây giờ, cũng đã có nhiều cái khác nhau một trời một vực rồi!
Chẳng hạn như bên Âu Tây, hay một số tiểu bang nào đó ở Huê Kỳ,luật pháp cho phép hôn nhân đồng tính, và báo chí nhiều nước trên thế giới , trong đó có không ít nhà báo Việt đều không bỏ lỡ cơ hội để ra sức tung hô, coi đó như một thắng lợi về mặt nhân đạo nhân quyền…! Trong khi đó, thật khó có thể tưởng tượng được cái thắng lợi về nhân quyền nhân đạo kể trên lại sống sót được vài giờ trên các đất nước Hồi giáo như Iran … chẳng hạn, mặc dù người đồng tính tại các nước Hồi Giáo kể trên cũng có một số lượng không nhỏ…!
Cùng loại tội phạm như nhau, mà quốc gia này thì phạt rất nặng, quốc gia kia thì chỉ có án treo hoặc có phạt cũng như không!
Những cụm từ :”Lỗ hổng pháp luật, kẽ hở pháp luật, lách luật… đều muốn nói lên rằng vì một lý do nào đó , luật pháp chính ra là bảo vệ con người, làm cho con người hạnh phúc hơn ,không bị đe dọa bởi tội phạm tội ác. Nhưng chính lỗ hổng , kẽ hở pháp luật quá lớn quá lộ liễu khiến kẻ gian ác tội phạm dễ dàng lợi dụng vào đó mà pháp luật chẳng làm gì chúng cho nổi!
Nếu mà đong đếm đo lường sau mỗi khi bàn luận về pháp luật trên internet, báo chí, có thể người ta sẽ thu được hàng tấn nhưng câu cụt đu đu như sau:
___ Luật là luật!
Bởi vì nó quá ngắn, nên trở thành khó hiểu, nhưng dù sao vẫn có thể suy ra rằng các tín đồ 10 chữ này muốn nói:
___ Luật pháp là do Quốc hội soạn thảo, và ban hành. Mà công dân là phải sống và làm việc theo đúng như pháp luật, cho nên không thể trái luật được!
Thế thì tôi cũng xin nhấn cực mạnh rằng tôi, cũng như rất nhiều người đều thông thuộc và hiểu rất rõ: “Sống và làm việc theo pháp luật”, nhưng việc chấp hành pháp luật không có nghĩa là quyền đề nghị sửa luật, làm luật lại cho thích hợp vói công dân, với đất nước lại bị cấm cản!
Luật pháp Việt Nam chúng ta đã có không ít những lỗ hổng chết người mà tội phạm thường vin vào đó để thoát tội hay giảm cực nhẹ những tội ác tày trời. Chính vì thế sau một thời gian, một định kỳ nào đó quốc Hội thường họp bàn để đưa ra những cải cách mới, những sửa đổi về luật pháp cho hợp với thời thế hiện tại hơn…
còn tiếp
Cái đề tài:”Người quá xấu và độc ác, sao dám yêu” đang còn dang dở khi có lời hứa sẽ mở rộng thành đề tài:”Lỗi của người lớn”. Nhưng giả sử có là sơn hào hải vị mà ăn mãi, người ta cũng chán không thấy ngon bằng một tí muối đậu phọng cho nhiều đường…Hơn nữa , có một cái gọi là “bức xúc” , cho nên tôi xin đổi gió bằng đề tài :”Nên gọi là nghi can hay Quả Tang can “ cho đỡ buồn vậy.
Chuyện thời sự, tin tức…cho dù bất cứ ở thời đại nào, cũng là những đề tài nóng thường được mang ra bàn luận ở bất cứ nơi đâu, nhất là khi có nhiều người tụ họp. Thế thì cách đây vài hôm, trong một đám giỗ của nhà thằng bạn tên Q., một thanh niên đã lên tiếng với giọng khó chịu:
___ Mấy ông báo đời báo hại ăn cơm no, thắng đậm nhiều quả, dư thời giờ cho nên nghĩ ra nhiều cái chối lỗ tai! Một tên tội phạm , côn đồ sau khi thực hiện tội ác, đã bị còng tay bắt tại trận.Thế mà khi tin tức ấy lên mặt báo , tên tội phạm ấy được ưu ái gọi bằng một từ ngữ là “nghi can” ! Không biết túm cổ tại trận như thế mà còn gọi là nghi can nghi phạm cái quái gì không biết! Chắc có lẽ gần đây các tòa án xét xử oan sai nhiều quá, bắt tội cho nhà nước phải xuất tiền ra đền bù quá hao tốn, cho nên bây giờ đâm hoảng sợ chăng? Đến nỗi những tên côn đồ phạm tội giữa thiên thanh bạch nhật trước hàng ngàn con mắt chứng kiến, rồi mọi người bắt tận tay day tận trán, thế mà vì hoang mang lo sợ oan sai, cho nên các ông báo hại báo đời mới bào chế ra cái từ :”nghi can” cho nó lành!
Đã có không ít tiếng vỗ tay tán thưởng hoặc những nụ cười biểu lộ sự đồng tâm nhất trí với sự bức xúc ,chế giễu này. Cổ nhân từng bảo: Thừa thắng xông lên! Cả đám đông, nhất là giới trẻ lập tức lôi những lỗ hổng, những thiếu sót của pháp luật ra mà ca thán. Trong lúc đang bừng bừng khí thế, đám trẻ dần dần im bặt đi vì thấy một cánh tay giơ cao tỏ dấu hiệu xin im lặng để phát biểu.
Đó là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, trên đầu vẫn đang đội một cái nón cối mầu xanh có đính một ngôi sao đằng trước. Một cái túi xách mà người ta thường gọi là xắc cốt chéo từ vai xuống thắt lưng như chứng tỏ chủ nhân của nó đang tư thế lên đường tác nghiệp. Lập tức tiếng xì xào truyền tai nhau nổi lên:
___ Ông ấy là một cán bộ cao cấp của Tòa án nhân dân tỉnh GHNBVHJH…, họ hàng của thằng Q đấy…!
Đợi cho sự ồn ào hoàn toàn lắng xuống, ông cán bộ kể trên đỉnh đạc cất một cái giọng trầm trầm nhưng chắc nịch:
___ Hồi nãy, có một anh bạn trẻ tỏ ra không đồng ý về từ nghi can, thế thì tôi xin phép giải thích như sau: “Chúng ta phải sống và làm việc theo pháp luật”. Mà chúng ta là người Việt Nam nên nói cụ thể là chúng ta phải tuân phục luật pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thế thì luật pháp chúng ta đã quy định rằng : Khi đã qua sự xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, thì mới có thể kết luận một công dân là có tội hay không có tội! Ngoài ra khi chưa có sự xét xử thì cho dù bắt tận tay day tận trán, tất cả chỉ có thể gọi là nghi can!”
Người ta bảo bảy mươi còn phải học bảy mươi mốt, tức là dù chỉ hơn một tuổi cũng dày dạn kinh nghiệm hơn 365 ngày, huống chi thường ra vị cán bộ này hơn lũ trẻ và lũ không trẻ ít là hai chục năm! Trong truyện ngụ ngôn chó sói và cừu non, chó sói hoàn toàn đuối lý nhưng cừu non hoàn toàn không thể chống đỡ nổi mà phải thảm bại bởi vì sói già có cái lý của kẻ mạnh . Trong khi đó , ở nơi đây, vị cán bộ có cả hai thứ :sức mạnh luật pháp cũng như sức mạnh của lý luận, thế thì làm gì lớp trẻ cũng như lớp không trẻ của chúng tôi không thảm bại nặng nề!
Phải nói rằng vị cán bộ kia sử xự rất khéo! Ông ta biết chắc rằng những phát biểu của ông ta đã làm lũ thanh niên hoàn toàn cấm khẩu. Và để tránh cho bọn trẻ khỏi ngượng ngùng ông đứng lên cáo từ cùng giơ một cánh tay lên chào mọi người với những cử chỉ rất thân thiện.
Khi chiếc xe hơi bóng loáng của ông ta vừa đi khuất, anh thanh niên hồi nãy có phát biểu “làm xôn xao cư dân đám giỗ” chặc lưỡi:
___ MK! Đúng là miệng kẻ sang có gang có thép!
Tôi là một trong những người cũng bất mãn với từ :nghi can kể trên, và tất nhiên tôi không thể tâm phục khẩu phục những gì ông cán bộ kia đã tuyên bố! Tuy vậy, một cái yếu điểm kinh khủng của tôi mà tôi biết rất rõ, đó là khả năng ứng khẩu để hùng biện không những nhiều khi bằng không, mà có thể là con số âm!
Nhiều khi ngồi suy tư về cái ngọn nguồn của sự kém cỏi kinh khủng trong việc ứng khẩu hùng biện , tôi cho rằng có thể hồi bé tôi bị chìm đắm, ảnh hưởng cực kỳ nặng nề câu:” Trước khi nói một câu phải uốn lưỡi bảy lần”! “ Một lời nói ra, bốn ngựa không thể đuổi theo nổi…”
Thật ra, bản thân tôi vô cùng đối lập với những sự bào chế từ ngữ theo kiểu tiêu diệt trí tuệ, cho nên có lẽ tôi còn cực kỳ khó chịu về cụm từ nghi can gấp năm gấp mười anh chàng kể trên! Nếu có được một khoảng thời gian dài,đủ để suy gẫm, tôi sẽ có thể trưng ra mọi lý luận để phản đối ra môn ra khoai sự lạm dụng từ ngữ kể trên!
Nhưng vì thói quen uốn lưỡi bảy lần trước khi nói một câu, cũng như luôn sợ hãi rằng mình lỡ phát biểu một câu gì đó mà sai, thì không thể chữa nổi, cho nên từ những cơ sở ấy, đã biến tôi thành ra một người khả năng ứng khẩu hùng biện thuộc hàng đội sổ! Chính vì thế, mặc dù tôi có mặt suốt từ lúc anh chàng kia phát biểu làm xôn xao cư dân đám giỗ, cho đến khi cả lũ chúng tôi nhận một bài giảng tôn vinh, thượng tôn luật pháp là trên hết, thì mấy thằng bạn, hoặc đồng vai phải lứa còn lụng bụng được vài câu để thể hiện sự chưa chịu khuất phục, chứ riêng tôi , tôi hoàn toàn câm lặng không nói nổi một câu nào!
Con người ta ai cũng có sở trường và sở đoản, thế thì cái sở đoản của tôi là ứng khẩu để hùng biện thuộc loại hạng bét, nhưng như đã nói ở trên: nếu có thời giờ để mà uốn lưỡi bảy lần bảy, hoặc mười lần bảy, tôi tin rằng mình sẽ nhận định một sự việc nào đó với sai số rất nhỏ…
Ngay bây giờ nếu hỏi định nghĩa về luật pháp là gì, thì con số người trả lời, hoặc hiểu sai về định nghĩa này không phải là nhỏ, mà nếu nói cho chính xác, có thể là một đa số!
Luật pháp, thường được hiểu là luật pháp của một quốc gia, tuy rằng cũng căn cứ theo đạo đức và luân lý, nhưng không thể cho rằng luật pháp là một thứ đạo đức chân chính, một thứ thiên kinh địa nghĩa không thể thay đổi được!
Cứ cho rằng loại ra ngoài những thứ luật pháp bất nhân đạo, luật pháp của các chính thể phát xít, độc tài hay luật pháp của những tên hôn quân bạo chúa thời xưa, mà chỉ nói đến luật pháp của các nước thời dân chủ bây giờ, cũng đã có nhiều cái khác nhau một trời một vực rồi!
Chẳng hạn như bên Âu Tây, hay một số tiểu bang nào đó ở Huê Kỳ,luật pháp cho phép hôn nhân đồng tính, và báo chí nhiều nước trên thế giới , trong đó có không ít nhà báo Việt đều không bỏ lỡ cơ hội để ra sức tung hô, coi đó như một thắng lợi về mặt nhân đạo nhân quyền…! Trong khi đó, thật khó có thể tưởng tượng được cái thắng lợi về nhân quyền nhân đạo kể trên lại sống sót được vài giờ trên các đất nước Hồi giáo như Iran … chẳng hạn, mặc dù người đồng tính tại các nước Hồi Giáo kể trên cũng có một số lượng không nhỏ…!
Cùng loại tội phạm như nhau, mà quốc gia này thì phạt rất nặng, quốc gia kia thì chỉ có án treo hoặc có phạt cũng như không!
Những cụm từ :”Lỗ hổng pháp luật, kẽ hở pháp luật, lách luật… đều muốn nói lên rằng vì một lý do nào đó , luật pháp chính ra là bảo vệ con người, làm cho con người hạnh phúc hơn ,không bị đe dọa bởi tội phạm tội ác. Nhưng chính lỗ hổng , kẽ hở pháp luật quá lớn quá lộ liễu khiến kẻ gian ác tội phạm dễ dàng lợi dụng vào đó mà pháp luật chẳng làm gì chúng cho nổi!
Nếu mà đong đếm đo lường sau mỗi khi bàn luận về pháp luật trên internet, báo chí, có thể người ta sẽ thu được hàng tấn nhưng câu cụt đu đu như sau:
___ Luật là luật!
Bởi vì nó quá ngắn, nên trở thành khó hiểu, nhưng dù sao vẫn có thể suy ra rằng các tín đồ 10 chữ này muốn nói:
___ Luật pháp là do Quốc hội soạn thảo, và ban hành. Mà công dân là phải sống và làm việc theo đúng như pháp luật, cho nên không thể trái luật được!
Thế thì tôi cũng xin nhấn cực mạnh rằng tôi, cũng như rất nhiều người đều thông thuộc và hiểu rất rõ: “Sống và làm việc theo pháp luật”, nhưng việc chấp hành pháp luật không có nghĩa là quyền đề nghị sửa luật, làm luật lại cho thích hợp vói công dân, với đất nước lại bị cấm cản!
Luật pháp Việt Nam chúng ta đã có không ít những lỗ hổng chết người mà tội phạm thường vin vào đó để thoát tội hay giảm cực nhẹ những tội ác tày trời. Chính vì thế sau một thời gian, một định kỳ nào đó quốc Hội thường họp bàn để đưa ra những cải cách mới, những sửa đổi về luật pháp cho hợp với thời thế hiện tại hơn…
còn tiếp