PDA

View Full Version : 117 các Thánh Tử đạo Việt Nam



hungdung
11-11-2008, 09:44 PM
117 các Thánh Tử đạo Việt Nam


Lời Mở Đầu:

Thánh An-rê Dũng Lạc, và 116 vị thánh Việt Nam, tử đạo tại Việt Nam trong các thế kỷ 18 và 19, được Ðức Thánh Cha Giaon Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6, năm 1988.

Ngày sau khi các nhà truyền giáo Bồ Ðào Nha khám phá ra Việt Nam, đạo Công Giáo được đưa vào Việt Nam bởi một giáo sĩ tên I-nhã năm 1533, có lẽ là một giáo sĩ Âu Tây trên đường đi Trung Hoa, và ghé lại Việt Nam hai năm. Các nhà truyền giáo khác cũng hoạt động vất vả tại miền đất ít người lui tới này trong mấy chục năm. Các linh mục Dòng Tên mở cơ sở truyền giáo đầu tiên năm 1615 tại Ðà Nẵng với cha Francesco Buzomi người Ý và cha Dieogo Carvalho người Bồ. Họ chăm sóc cho các giáo dân người Nhật, cũng như họ, đã bị đuổi ra khỏi nước Nhật vì bị đàn áp.

A Lịch Sơn Ðắc Lộ, dòng Tên (1591-1660), vị "tông đồ của Việt Nam" tới năm 1624, và năm 1627 đi Hà Nội. Ngài thành công lạ thường. Năm đầu, ngài rửa tội cho em gái của Nhà Vua và 1200 người lớn, trong hai năm sau 5.500 người. Năm 1630, người bị trục xuất, và một giáo dân đầu tiên (không rõ tên) bị sử trảm vì đức tin. LM Ðắc lộ trở lại Việt Nam nơi ngài bá cáo có 100.000 nguời công giáo năm 1639. Năm 1645, ngài bị đuổi một lần nữa, ngài trở về Pháp và thành lập Hội Truyền Giáo Ba Lê cho việc truyền giáo ngoại quốc. Con số đông đảo các nhà truyền giáo mới của Dòng Truyền Giáo Ngoại Quốc này khiến cho có một giai đoạn bành trướng nhanh chóng; năm 1658, riêng Bắc Việt có 300.000 người công giáo. Chủng viện đầu tiên được mở năm 1666, và hai linh mục bản xứ đầu tiên được chịu chức năm 1668. Một dòng nữ bản xứ được thành lập, đó là Dòng Mến Thánh Giá năm 1670.

Các sự đàn áp lẻ tẻ xẩy ra cho tới năm 1698 thì các cuộc đàn áp dữ dội bùng nổ. Các cuộc đàn áp khác theo sau (đáng ghi là 1712, 1723, và 1750) trong giai đoạn này ít ra cũng có 100.000 người công giáo, kể cả người đầu tiên được phong thánh (Gil và Lenziniana, 1745), chịu tử đạo. Một thời kỳ bình yên tạm thời tiếp theo nhờ sự dàn xếp của vị thừa sai qua một hiệp ước năm 1787 giữa Pháp và vị vua sắp lên ngôi là Nguyễn-Ánh, được viện trợ quân sự của Pháp để trở thành Hoàng Ðế Gia Long (1806). Hai vua kế vị (Minh Mang và Tự-Ðức) gia tăng sự tàn khốc của các cuộc đàn áp vào các năm 1820-41. Vua Minh Mạng trục xuất tất cả các giáo sĩ ngoại quốc và ra sắc chỉ cho tất cả người công giáo Việt Nam phải bỏ đạo bằng cách bước qua thập giá. Sau khi ngơi được một thời gian, năm 1847, việc đàn áp đạo Công Giáo lại tái diễn khi nhà vua nghi ngờ các giáo sĩ ngoại quốc và giáo dân Việt Nam trợ giúp sự nổi loạn của một thái tử. Người Công Giáo bị khắc trên mặt hai chữ tà đạo; chồng vợ bị ly tán, con cái bị tách rời khỏi cha mẹ. trong thế kỷ 19, từ 100.000 đến 300.000 người chịu bách hại, kể cả đa số những người được phong thánh. Sự chống lại của người công giáo đáng ghi nhận qua việc che dấu các linh mục thật là quả cảm. Trong năm năm từ 1857 đến 1862, có khoảng trên 5.000 tín đồ chịu tử đạo, cộng với 215 linh mục và nữ tu bản xứ, và có khoảng 40.000 người công giáo bị tước hết quyền sở hữu, và bị đầy ra khỏi nơi họ sinh sống. Năm 1917 hơn 2.078 trường hợp trong nhóm này được mang ra trình bày; và một con số trượng trưng 25 người được phong Á Thánh năm 1951.

Mặc dầu hồ sơ của đa số những người chịu bách hại đã bị tiêu hủy, tất cả có 117 vị, trong đó có 96 người Việt, 11 cha Ða Minh người Tây Ban Nha, và 10 giáo sĩ người Pháp thuộc Hội Thừa Sai Ba Lê đã được phong thánh. Trong số đó có 8 Giám Mục, 50 linh mục (15 cha Ða Minh, 8 cha Hội Thừa Sai Ba Lê, 27 cha triều), 1 chủng sinh, và 58 giáo (9 người Dòng Ba Ða Minh, và 17 thầy giảng) tử đạo tại Bắc Hà, Trung Phần và Nam Phần. Ða số bị sử trảm (chặt đầu) (76), nhưng 21 nguờ bị xử giảo (thắt cổ) chết, 9 chết vì bị tra tấn, 6 bị thiêu sống, và 5 bị lăng trì (phân thây). Tên của các vị thánh tử đạo này được liệt kê sau đây. Các vị thánh này được phong Á thánh trong bốn kỳ khác nhau: 64 vị năm 1900 bời Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII; 8 vị năm 1906 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X (tất cả đều là Ða Minh); 20 năm 1909 cũng bởi Ðức Giáo Hoàng Piô X; và 25 năm 1951 bởi Ðức Giáo Hoàng Piô XII.

1.Phêrô Almato Bình, Linh Mục Ða Minh; sanh 1830 tại Sassera (Vich), Tây Ban Nha; chết 1/11/1861, tại Hải Dương. Ngài được sai đi Phi Luật Tân trước hết khi đượïc khấn dòng Ða Minh. Sau đó được gửi Ximabara với thánh Jerome Hermosilla, cùng với vị này, ngài đã bị xử trảm (chém đầu), phong á thánh năm 1906.

2.Valentinô Berrio-Ochoa Vinh, Giám Mục Ða Minh địa phận Ðàng Ngoài, sanh 1827 tại Ellorio (Vitoria), Tây Ban Nha; chết 1/11/1861 tại Hải Dương. Sau khi được khấn dòng Các Nhà TruyềnGiáo, ngài được gửi đi Phi Luật Tân, ở đây ngài được nổi tiếng là một linh mục sốt sắng của nhà dòng. Năm 1858, ngài được phong làm Giám Mục Ðàng Ngoài. Khi đến Việt Nam, ngài bị đàn áp và hoạt động rất khó khăn. Cũng như Chúa Giêsu, Ðức Gám Mục bị một đồ đệ phản. Năm ngày 1/11/1861, ngài bị bắt, bị bôi nhọ, bị giam, bị tra tấn và bị xử trảm (chém đầu), cùng với Ðức Giám Mục Hermosilla và Linh mục Almatĩ. Trong một thời gian, vụ án phong thánh Valentin bị tách ra khỏi nhóm vì việc trình bầy cho ngài có nhiều phép lạ trợ giúp. Ngài được phong Á Thánh năm 1906.

3.Gioan Lu-i Bô-na Hương, linh mục; sanh 1824 tại Saint-Christo-em-Jarez, Pháp; chết 1/5/1852 tại Nam Ðịnh. Ngài trực thuộc vào Hội Thứaa Sai Ba Lê trong khi hoạt động tại Trung Phần. Trong khi chờ bị tử hình, ngài viết thư từ biệt gia đình. Ngài bị chết chém năm Hè tuổi. Phong Á Thánh năm 1900.

4.Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ; sanh tại Phủ Cam, Huế; chết 23 tháng 10, 1833, tại Thợ Ðúc. Ngài là quan cận vệ của Vua Minh-Mệnh. Khi theo đạo ngài thuộc Hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt năm 1832, bị cách chức, và bị tra tấn nhiều năm trước khi bị xử trảm (chém đầu) Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 22 tháng 10.

5.Giuse Phạm Trọng Tả, cai tổng; sanh 1800 tại Quần Cống, Nam Ðịnh; chết 13/1/1859, tại Nam Ðịnh. Ngài bị tra tấn đến chết, phong Á Thánh năm 1951.

6.Ða Minh Cấm, linh mục, Dòng Ba Ða Minh, sanh tại Cẩm Chương, Bắc Ninh; chết 3 tháng 3, 1859 tại Hưng Yên. Phong Á Thánh 1951

7.Phanxicô Xaviê Cần, thầy giảng; sanh 1803 tại Sơn Miêng, Hà Ðông; chết 20/11/1837, tại Cầu Giấy. Ngài là một thầy giảng cho các linh mục của Hội Thừa Sai Balê. Chịu xử giảo (thắt cổ) trong tù. Phong Á Thánh 1900.

8.Giuse Hoàng Lương Cảnh, y sĩ, trùm họ, Dòng Ba Ða Minh; sanh khoảng 1763-1765 tại Làng Văn, Bắc Giang; chết 5/9/1838, tại Bắc Ninh. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

9.Catanhêđa, Jacinto Gia, linh mục Ða Minh; sanh 1743 tại Sétavo (Valencia), Tây Ban Nha; chết 7/11/1773 tại Ðồng Mơ. Sau khi khấn dòng Ða Minh, ngài được gửi đi Phi Luật. Ðược ghi chép đầy đủ về chuyển vượt biển khó khăn của ngài qua Ðại Tây Dương, hành trình đường bộ băng ngang qua Mễ Tây Cơ, và một chuyến hải hành khó khăn khác trên Thái Bình Dương. Khi đến được Manila, cha bị rơi vào tay người Anh. Sau một tháng trời tìm kiếm các người anh em Ða Minh, cha đã gặp được họ và được chịu chức thày cả. Sau đó ngài phải đi tầu mất Thereafter ngày mới tới được Trung Hoa, nơi đây ngài bị trục xuất sang Bắc Việt. Thời gian truyền giáo của ngài rất ngắn ngủi trước khi ngài bị bắt và cầm tù trong 3 năm. Ngài bị xử trảm (chém đầu) cùng với Thánh Vinh Sơn Liêm. Phong Á Thánh 1906.

10.Phanxicô Ðỗ Văn Chiểu, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sanh khoảng 1796-97 tại Trung Lễ, Liên Thủy, Nam Ðịnh; chết 12/6/1838 tại Nam Ðịnh. Ngài giúp các cha Ða Minh trong việc truyền giáo tại Việt Nam. Ngài bị bắt tại tỉnh Kiên-Lao cùng với Ðức Giám Mục Dominic Henares, ngài giúp ÐGM dạy giáo lý, và chịu xử trảm (chém đầu) cùng với ÐGM. Hài cốt của ngài đã được giáo dân thu lượm và tồn trữ. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 25 tháng 6.

11.Gioan Baotixita Cỏn, lý trưởng, có vợ, thầy giảng; sanh 1805 tại Kẻ Bàng, Nam Ðịnh; chết 8/11/1840, tại Bảy Mẫu. Xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 7 tháng 11

12.Jean-Charles Cornay Tân, linh mục; sanh 1809 tại Loudun (Poitiers), Pháp; chết 20/9/1837, tại Sơn Tây. Cha Tân hoạt động tại Bắc Phần như một giáo sĩ của Hội Thừa Sai Balê. Cha bị bắt tại Bản-no. Cha bị vợ của một tướng cướp gài bẫy, người này dấu vũ khí trong thửa ruộng cha cầy cấy. Từ đó cha bị nhốt trong cũi trong ba tháng, và chỉ được thả ra để đi trói buộc và tra tấn. Ngài bị bắt phải hát cho các tên cai ngục, vì giọng của ngài rất hay. Ngài bị phânthay làm nhiều mảnh. Phong Á Thánh 1900. Ngày lễ: 8 tháng 2.

13.Stêphanô-Théodore Cuénot Thể, Giám Mục; sanh 1802 tại Beaulieu, Besançon, Pháp; chết 14/11/1861, tại Bình Ðịnh. Ngài được thụ phong limh mục, trở thành một giáo sĩ của Hội Thừa Sai Balê, được gửi sang Trung Phần. Năm 1833 được bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa Miền Tây và tấn phong Giám Mục Singapore. Ngài cố gắng hoạt động, thành lập 3 giáo hạt trong thời gian 25 làm giám mục. Khi việc đàn áp gia tăng, ngài được ẩn náu an toàn cho tới khi phải lộ diện để tìm nước uống và bị bắt. Ngài chết rũ tù vì bệnh kiết lỵ ngay trước khi có lệnh xử tử ngài. Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 8 tháng 2

14.Matthêô Nguyễn Văn Ðắc (Phượng), trùm họ, thầy giảng; sanh khoảng 1801 tại Kẻ Lai, Quảng Bình, chết 26/5/1861, gần Ðồng Hới. Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài dùng tên hiệu. Bị xử trảm (chết chém). Phong Á Thánh 1909.

15.Phêrô Ða, thầy giảng; sanh tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 17/6/1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị thiêu sống trong một lều tre cùng với hai người dân chài Công Giáo. Phong Á Thánh 1951.

16.Ðaminh Ðinh Ðạt, binh sĩ; sanh1803 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh; chết 18/7/1838, tại Nam Ðịnh. Khi người ta khám phá rằng ngài là một người tân tòng, ngài bị bắt, bị tước bỏ chức vụ vị đức tin công giáo. Ngài có thể thuộc Dòng Ba Ða Minh. Chịu xử giảo (thắt cổ) chết. Phong Á Thánh 1900.

17.Gioan Ðạt, linh mục; sanh khoảng 1764 tại Ðồng Chuối, Thanh Hóa; chết 28/10/1798. Thánh Ðạt, được mô tả là một người rất bình thản, được thụ phong linh mục năm 1798. Sau khi bị bắt vì tội làm linh mục bất hợp pháp, ngài bị tù 3 tháng, rồi bị xử trảm (chém đầu). Ngài và thánh Emmanuel Triệu là những vị linh mục triều đầu tiên mà cuộc tử đạo đã được ghi chép và lưu trữ. Phong Á Thánh 1900.

18.Tôma Nguyễn Văn Ðệ, thợ may, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1810, tại Bồ Trang, Nam Ðịnh, chết 19/12/1839, tại Cổ Mễ . Ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết cùng với bốn người khác, trong đóa có Ðaminh Uy, Phanxicô Xaviê Mầu, Stêphanô Vinh và một người khác vì che dấu các vị thừa sai. Phong Á Thánh 1900.

19.Clêmentê Ignaxiô Delgaho Hy; Giám mục Ða Minh; sanh khoảng 1761 tại Villa Felice, Tây Ban Nha; chết 21/7/1838, tại Nam Ðịnh. Ða số những tin tức về thánh Hy xuất xứ từ bản án tử hình của ngài. Sau khi được tấn phong là thừa sai Ða Minh, ngài được sai đến đây, nơi ngài hoạt động vất vả trong 50 năm và được bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa Miền Tây. Ngài trốn trong làng Kien-lao cho đến khi bị phản vì sự tra khảo khéo léo một đứa bé trai. Ngài bị nhốt trong cũi. Khi bi tra khảo, ngài trả lời thành thật mọi sự về ngài, nhưng không tiết lộ gì về các người giáo dânkhác. Vì thế ngài đã chết rũ tù năm 76 tuổi vì bệnh kiết lỵ và đói ăn trong một cái cũi bị phơi nắng hè và bị người qua lại xỉ nhục. Sau khi ngài chết binh sĩ chặt đầu ngài và ném thi thể xuống sông, dân đánh cá vớt được xác ngà và được Ðức Cha Jerome Hermosilla chôn cất tử tế. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 11 tháng 7.

20.Giuse Maria Diaz Sanjuro An, Giám mục Ða Minh, Ðại Diện Tông Tòa; sanh 1818 tại Santa Eulalia de Suegos, Lugo, Tây Ban Nha; chết 20/7/1857 tại Nam Ðịnh. Cha mẹ ngài cho rằng ngài phải có một cuộc đời sự nghiệp văn chương thành công rực rỡ. Ngài lén vào tu dòng Ða Minh tại Ocađa, Tây Ban Nha. Nơi đây ngài được huấn luyện để đi truyền giáo. Ngài khấn dòng tại Cadiz trước khi lên đường đi mất 120 ngày để tới Manila, nơi đây ngài được bổ nhiệm làm giáo sư tại Ðại Học Thánh Tôma. Sau sáu tháng ngài vào Việt Nam ban đêm, cải trang bằng y phục của dân chúng cùng với Melchoir Garcia-Sampedro. Ngay sau đó, ngài được bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa Miền Trung với cha Garcia là phụ tá. Mặc dầu giáo dân cố gắng che dấu hai ngài trong khi việc bắt bớ gia tăng, ngài bị bắt trong một cuộc ruồng bố bất thần, và bị giam hai tháng, trong thời gian này ngài tuyên bố tha thứ cho những người phản bội ngài. Ngài bị xử trảm (chém đầu) và xác bị ném xuống biển. Phong Á Thánh 1951.

21.Antôn Nguyễn Ðích, nông dân; sanh tại Chi Long, Nam Ðịnh; chết 12/8/1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Antôn Ðích dùng gia sản nông nghiệp của ngài để giúp cho công việc truyền giáo của Hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt vì che dấu các linh mục, kể cả Giacôbê Năm, là người đang chạy trốn việc lùng bắt của nhà vua. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

22.Vinh Sơn Nguyễn Thế Ðiểm, linh mục; sanh 1761 tại Ân Ðô, Quảng Trị, chết 24/11/1838, tại Ðồng Hới. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

23.Tôma Ðinh Viết Dụ, linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1774 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh; chết 26/11/1839, tại Bảy Mẫu. Sau khi chịu chức cha Dụ hoạt động tại tỉnh Nam-Ðịnh. Ngài bị tra tấn dã man trước khi bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 31 tháng Năm.

24.Bênađô Võ Văn Duệ, linh mục; sanh 1755 tại Quần Anh, Nam Ðịnh; chết 1 tháng 8, 1838, tại Ba Tòa. Cha Duệ vốn là một tân tòng, học chủng viện, và được thụ phong linh mục. Sau nhiều năm hoạt động truyền giáo, ngài về hưu, sống thầm lặng cho đến khi có tiếng gọi phải tự thú với quân sĩ rằng mình là linh mục. Bị xử trảm (chém đầu) năm 83 tuổi. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 1 tháng 8.

26.Phêrô Dumoulin-Borie Cao, Giám mục Hội Thừa Sai Balê; sanh 1808 tại Cors (địa phận Tulle), Pháp; chết 24 tháng 11 1838, tại Ðồng Hới. Thánh Cao học chủng viện tại Balê và được thụ phong năm 1832, và được gửi đi Bắc Phần. Ngài bị bắt năm 1836. Trong khi bị giam, ngài dược bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa và làm Giám Mục Miền Tây, nhưng chưa được tấn phong trước thì bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

26.Anrê Trần An Dũng (Lạc), linh mục; sanh 1795 tại Bắc Ninh, chết 21/12/1839, tại Cầu Giấy. Khi Trần Anh Dũng lên 12 tuổi, gia đình lên Hà Nội tìm việc. Mặc dầu cha mẹ không có đạo, ngài được học giáo lý của một thầy giảng để có được số vốn học thức mà con cái nhà nghéo không có. Ngài được rửa tội tại Vinh-Tri. Ngài học tiếng Trung Hoa và Latinh, được làm thầy giảng 10 năm, và rồi được thụ phong linh mục năm 1823. Ngài là một nhà truyền giáo kiên trì không biết mệt, bằng lời nói và việc làm, tại nhiều giáo xứ cho đến khi bị bắt năm 1835. Giáo dân của ngài quyên góp đủ tiền để chuộc ngài. Sau đó ngài đổi tên từ Dũng thành Lạc để che dấu căn cước, và rời sang một vùng khác để tiếp tục sứ mạng. Ngày 10 tháng 11, 1839, ngài lại bị bắt cùng với một linhmục Việt Nam khác là cha Phêrô Thi. Cả hai đều được thả ra sau khi dân nộp đủ tiền chuộc, nhưng chẳng bao lâu sau cả hai lại bị bắt và bị giải lên Hà Nội, nơi mà các linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê bị giam riêng để bị tra tấn đặc biệt. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 26 tháng 12.

27.Phêrô Ðinh Văn Dũng, thầy giảng; sanh tại Ðồng Hào, Thái Bình, chết 6/6/1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

28.Phaolô Vũ Văn Dương (Ðổng), giáo dân, trùm họ; sanh 1792 tại Vực Ðường, Hưng Yên, chết 3/6/1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

29.Phêrô Trương Văn Ðường, thầy giảng; sanh 1808 tại Kẻ Sở, Hà Nam; chết 18/12/1838, tại Sơn Tây. Ngài bị xử giảo (treo cổ chết) cùng với một thầy giảng khác là Phêrô Truật, vì không chịu bước qua thập giá. Phong Á Thánh 1900.

30.Vinh-sơn Dương, giáo dân; sanh tại Doãn Trung, Thái Bình, chết 6 tháng 6 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

31.Giuse Fernandez Hiền, linh mục Ða Minh; sanh 1775 tại Ventosa de la Cueva, Tây Ban Nha; chết 24 tháng Bẩy 1838 tại Nam Ðịnh. Sau khi được khấn làm một thầy dòng Ða Minh, ngài được học học trong chủng viện để phục vụ tại Việt Nam. Năm 1805, ngài được gửi đến Bắc Hà, nơi đây ngài được thụ phong linh mục. Ðược bổ nhiệmlàm giám tỉnh ở đây, và bị bắt ngay sau đó. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 11 tháng Bẩy.

32.Phanxicô-Isidore Gagelin Kính, linh mục; sanh 1799 tại Montperreux (Besançon), Pháp; chết 17 tháng 10 1833 tại Bãi Dâu (Bồng Sơn). Thuộc Hội Thừa Sai Balê. Ðược gửi đến Bắc Hà năm 1822 (23 tuổi), ở đây ngài được thụ phong linh mục khi mới tới nơi. Ngài hoạt động hăng hái cho đến vụ đàn áp bùng nổ, ngài tự thú với quan lại Bồng Sơn và bị treo cổ. Phong Á Thánh 1900.

33.Matthêô Lê Văn Gẫm, nhà buôn; sanh khoảng 1812 tại Gò Công, Biên Hòa; chết 11 tháng Năm 1847, tại Chợ Ðũi, Nam Phần. Là một thành phần nồng nhiệt của Hội Thừa Sai Balê, ngài hoạt động truyền giáo trên chiếc tầu đánh cá từ Singapore sang Việt Nam. Ngài bị bắt trong công việc bất hợp pháp này năm 1846, bị cầm tù, bị tra tấn, và xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 26 tháng Năm.

34.Melchior Garcia-Sampedro Xuyên, Ða Minh, Ðại Diện Tông Tòa; sanh 1821 tại Cortes, Asturias, Tây Ban Nha; chết 28 tháng Bẩy 1858, tại Nam Ðịnh. Melchoir sinh trưởng trong một gia đình nghèo khó không thể cho ngài ăn học. Ngài dạy văn phạm cho các học sinh nhỏ để có tiền ăn học. Ngài lựa chọn ơn gọi làm linh mục Ða Minh (1845), và được huấn luyến cho việc truyền giáo tại chủng viện Ocada. Ngài đi Phi Luật Tân, và sau đó làm một hành trình gian khổ cùng với Ðức Cha José Diaz Sanjurjo. Ngay sau khi tới nơi, Garcia được bổ nhiệm làm phụ tá cho Ðức Cha Diaz, vị Ðại Diện Tông Tòa. Khi cha Garcia muốn tuyên bố công khai rằng ngài là một linh mục, công đồng công giáo địa phương thuyết phục được ngài rằng họ cần sự hiện diện của ngài, và ngài đã để cho họ che dấu ngài. Nhưng rồi cha Garcia cũng bị khám phá, bị bắt, và nhốt trong cũi với hai người anh em đồng hương của ngài. Ngài bị lăng trì (phân thây), các bạn ngài bị xử trảm (chém đầu), và xác họ bị thẩy xuống hố. Một số xương thánh của họ được thu lượm. Phong Á Thánh 1951.

35.Phanxicô Gil de Fedrich Tế, linh mục Ða Minh; sanh 1702 tại Tortosa, Cataluda, Tây Ban Nha; chết 22/1/1745 tại Chà Cổ. Thánh Phanxicô Tế học tập tại Barcelona và trở thành một linh mục Ða Minh ở đó trước khi được gửi đi Phi Luật Tân năm 1732, ngài tiếp tục đi Bắc Hà, nơi đây ngài bị bắt năm 1742-43. Trong khi bị giam cầm cha Gil vẫn truyền giáo tốt đẹp, rồi ngài bị xử trảm (chém đầu). Ngài là vị tử đạo tiên khởi mà hồ sơ phong thánh đầy đủ. Phong Á Thánh 1906. Ngày Lễ: 29 tháng 1.

36.Ðaminh Nguyễn Văn Hạnh, Hạnh là tên hiệu; tên thật của ngài là Domingo Du, linh mục Ða Minh; sanh 1772 tại Năng A, Nghệ An, chết 1 tháng 8, 1838, tại Ba Tòa. Ngài chăm sóc cho các giáo dân bị đàn áp trong mấy chục năm trước khi ngài bị bắt và bị xử trảm (chém đầu) năm 67 tuổi. Phong Á Thánh 1900.

37.Phaolô Hạnh, giáo dân; sanh 1826 tại Quán, Gia Ðịnh, chết 28 tháng Năm, 1859 gần Saigon. Ngài từ bỏ việc giữ đạo để gia nhập một nhóm giặc phản loạn, mặc dầu vẫn bí mật giúp đỡ các cộng đồng công giáo. Khi ngài bị bắt về tội của mình, ngài tuyên xưng đức tin và sau khi bị tra tấn khủng khiếp, bị xử trảm (chém đầu) Phong Á Thánh 1909.

38.Ðaminh Henares Minh; Giám mục phụ tá Ða Minh; sanh 1765 tại Baena, Cordova, Tây Ban Nha; chết 25 tháng 6, 1838, tại Nam Ðịnh. Ngài được phong làm giám mục phụ tá năm cho Thánh Ignatius Delgado, Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa Bắc Hà. Sau khi hoạt động 50 năm tại Việt Nam, Ðức Cha Henares phải trốn tại làng Kiên-lao cùng với Ðức Giám chính tòa trong thời gian bách hại nặng nề. Ngài phải trốn trên một chiếc thuyền đánh cá. Tiếc thay sự bối rối của chủ thuyền khiến cho sự hiện diện của ngài bị tiết lộ. Một toán 500 binh sĩ được gửi tới để bắt ngài và thầy giảng Phanxicô Chiểu. Hai người này bị nhốt riêng không cùng chỗ với Ðức Cha Delgado và bị xử trảm (chém đầu) 2 tuần sau khi Ðức Cha bị tử hình. Ngài chết trong khi ca tụng Chúa và tuyên xưng đức tin. Xác của ngài được thu lượm và được Ðức Cha Hermosilla Liêm chôn cất. Phong Á Thánh 1900.

39.Jêrônimô Hermosilla Liêm, Giám mục Ða Minh; sanh 1880 tại Santo Domingo de la Calzada, Old Castile, Tây Ban Nha; chết 1, 11, 1861, Hải Dương. Sau khi khấn dòng Ða Minh, ngài được gửi đi Manila, nơi đây được thụ phong linh mục. Năm 1828, ngài được bổ nhiệm sang Việt Nam . Tháng Tư 1841, ngài thay thế Thánh Ignatius Delgado làm Ðại Diện Tông Tòa và được tấn phong Giám mục, điều này khiến cho ngài bị bách hại. Tuy nhiên nhờ bản chất thông minh và ơn trên che chở, ngài phục vụ đàn chiên của ngài được 20 năm. trong nhiệm vụ đầu tiên là giám mục, ngài thâu lượm xương thánh của hai vị giám muc tiền nhiệm và ghi nhận chứng từ của các nhân chứng về vụ tử đạo của các ngài. Sau rất nhiều cuộc thử thách và mất mát những người yểm trợ ngài đắc lực nhất, Ðức Cha Hermosilla bị một phản đồ tố cáo. ngài và Ðức Cha Berrio-Ochoa Vinh đang trốn trên một chiếc tầu đưa các ngài tới gặp một số giáo dân đang bị bách hại và cần nhận các phép bí tích. Hai ngài suýt trốn thoát, nhưng bị bắt, bị xiềng xích, và bị xích đi với sự hộ tống của 300 binh sĩ. Tại ngoại ô Hà Nội, một thập giá đã được đặt trên đường đi để buộc các ngài phải bước qua. Hai ngài chống cự dữ dội, khiến cho binh sĩ phải rời bỏ thập giá. Cùng với nhiều tu sĩ Ða Minh và giáo dân khác, họ bị bỏ vào cũi và khiêng đi tới địa điểm hành quyết. Noi đây họ bị trói vào cột chôn dưới đất và bị xử trảm (chém đầu). Xác của các ngài bị quan quân canh giữ nhiều ngày để ngăn không cho giáo dân đến thâu lượm xương thánh. Phong Á Thánh 1906.

40.Giuse Ðỗ Quang Hiến, linh mục Ða Minh; sanh 1775 tại Quần Anh, Nam Ðịnh, chết 9 tháng Năm, 1840, tại Nam-Ðịnh. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 27 tháng 6.

41.Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng; sanh 1783 tại Ðồng Chuối, Ninh Bình, chết ở đây ngày 28, tháng Tư, 1840. Việc ngài trực thuộc Hội Thừa Sai Balê khiên cho ngài bị xử trảm (chém đầu) trong thời gian bách hại đạo của vua Minh-Mạng. Phong Á Thánh 1900.

42.Simon Phan Ðắc Hòa, y sĩ, giáo dân; sanh 1778 tại Mai Vinh, Thừa Thiên, chết 12, tháng 12, 1840, tại An Hòa. Ngoài việc làm y sĩ cho cộng đồng, Thánh Simon còn là lý trưởng của làng của ngài. Ngài có vợ và 12 con, tuy nhiên, ngài trợ giúp hất mình cho việc truyền giáo của Hội Thừa Sai Balê. Ngài luôn luôn trợ giúp các giáo sĩ bị bách hại. Vì vậy ngài bị bắt, bị tra tấn, và chém đầu. Phong Á Thánh 1909.

43.Gioan Ðoàn Trinh Hoan, linh mục; sanh khoảng 1789-98 tại Kim-long, Thừa Thiên; chết 26 tháng Năm, 1861 gần Ðồng Hới . Ngài được thụ huấn dưới sự dạy dỗ của các vị thừa sai, tiếp tục học tập trong chủng viện và được thụ phong linh mục. Bị xử trảm (chém đầu) dưới triều vua Tự Ðức. Phong Á Thánh 1909.

44.Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục; sanh 1802 tại Kẻ Sài, Hà Nội; chết 13 tháng 2, 1856, gần Ninh-Bình. Thánh Hưởng truyền giáo nhiều năm trước khi bị bắt, bị giam tù và bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 27 tháng Tư.

45.Augustinô Phan Viết Huy, binh sĩ; sanh 1795 tại Hạ Linh, Bùi Chu, Nam Ðịnh; chết 13 tháng 6, 1839, tại Thừa Thiên. Sau khi bị bắt, ngài bị căng xác trên một cái giá và bị cưa làm hai mảnh, cùng với Thánh Nicholas Thể. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 13 tháng 6.

46.Ðaminh Huyện, giáo dân; sanh 1817 tại Ðông Thành, Thái Bình; chết thiêu ngày 5 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

47.Micae Hồ Ðình Hy, Quan Thái Bộc; sanh 1808 tại Nhu Lâm, Thừa Thiên; chết tháng 22 Năm, 1857 tại An-Hòa (gần Huế). Thánh Hy sanh trưởng trong một gia đình vọng tộc, có đạo. Ngài trở thành một viên quan lại cao cấp và trông nom nhà máy dệt tơ của triều đình. Một thời gian khá lâu, ngài không giữ đạo, nhưng rồi ngài trở thành một người lãnh đạo và che chở cho các người công giáo khác. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909.

48.Phanxicô Jaccard Phan, linh mục; sanh 1799 tại Onnion, Annecy, Savoy, Pháp; chết 21 tháng 9, 1838, tại Nhan Biều. Ngài gia nhập chủng viện Hội Thừa Sai Balê tại Paris, được thụ phong linh mục, và được gửi đi Bắc Hà năm 1826. Bị xử giảo (thắt cổ) chết. Phong Á Thánh 1900.

49.Ðaminh Phạm Trọng Khảm, chánh án, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1799 tại Quần Cống, Nam Ðịnh; chết 13, tháng 1, 1859 tại Nam Ðịnh. Ngài là một nhân vật giầu có và được dân chúng kính nể, và cũng là bề trên của Dòng Ba Ða Minh. Ngài cùng với con trai và nhiều người trong tu hội phải chết vì bảo vệ cho các giáo sĩ. Phong Á Thánh 1951.

50.Giuse Nguyễn Duy Khang, thầy giảng, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1832 tại Trà Vinh, Nam-Ðịnh; chết 6, tháng 12 1861, tại Hải Dương. Thánh Khang là người giúp việc cho Ðức Cha Hermosilla. Trong khi cố gắng cứu chủ thoát ngục, ngài bị bắt, bị trừng phạt 120 roi. Sau nhiều lần bị tra tấn, ngài bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1906. 51.Phêrô Khanh, linh mục; sanh 1780 tại Hòa Duệ, Nghệ An; chết 12 tháng Bẩy, 1842, Hà Tĩnh. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909.

52.Phêrô Võ Ðăng Khoa, linh mục; sanh 1790, tại Thuận Nghĩa, Nghệ An; chết 24/11/1838 tại Ðồng Hới. Xử giảo (thắt cổ) chết. Phong Á Thánh 1900.

53.Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; sanh 1771 tại Duyên Mậu, Ninh Bình; chết ở đây ngày 28, tháng Tư, 1840. Thánh Khoan được học tập với Hội Thừa Sai Balê, được thụ phong linh mục, và hoạt động với các nhà truyền giáo trong 40 năm. Ngài bị cầm tù và tra tấn trong 2 năm trước khi bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 28 tháng Tư.

54.Tôma Khuông, linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1789 tại Nam Hào, Hưng Yên; chết ở đây 30, tháng 1, 1860. Ngài là con trai của một một quan lại, chịu tra tấn khủng khiếp trước khi chết. Phong Á Thánh 1951.

55.Matthêô Alonzo-Leciniana Ðậu, linh mục Ða Minh; sanh 1702 tại Navas del Rey (Valladolid), Tây Ban Nha; chết 22, tháng 1. 1745, tại Thăng Long. Thánh Ðậu được gửi đi Phi Luật Tân sau khi chịu chức, rồi sang Việt Nam. Nơi đây ngài chăm sóc lén lút cho dân chúng trong khi lẩn trốn chính quyền trong 13 năm. Ngài bị xử trảm (chém đầu) cùng Thánh Phanxicô Gil, và là một trong những vị tử đạo dầu tiên của Việt Nam được phong thánh. Phong Á Thánh 1906.

56.Vinh-sơn Lê Quang Liêm, linh mục Ða Minh; sanh 1732 tại Trà Lũ, Nam Ðịnh; chết 7, tháng 11, 1773, tại Ðồng Mơ. Thánh Vincent Liêm sanh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Bắc Hà. Ngài hoạt động như một linh mục trong 14 năm với Giám Mục Ða Minh Hyacinth Casteđeda trước khi bị bắt và bị xử xử trảm (chém đầu). Vì là một vị thánh, nhất là một thánh tử đạo phải mang hình ảnh của Chúa Kitô cách đặc biệt, điều đáng chú ý là có hai kẻ tử tội khác hiện diện lúc ngài bị xử: một tên chửi rủa ngài, tên kia lại xin ngài cầu nguyện cho nó. Một người chứng kiến vụ xử đã la to: "Tại sao Thiên Chúa không tới để giải cứu họ cho chúng tôi tin?" Thánh Liêm là vị thánh Ða Minh người Ðông Dương đầu tiên tử đạo vì đức tin. Phong Á Thánh 1906. Ngày Lễ: 7 tháng 11.

57.Luca Vũ Bá Loan, linh mục; sanh 1756 tại Trại Bút, Phú Ða, chết 5 tháng 6, 1840, tại Ô Cầu Giấy. Thánh Loan sinh trưởng trong một gia đình có đạo. Ngài chăm sóc nhiều năm dài cho những người dân kính mến ngài, nhưng bị xử trảm (chém đầu) vì là linh mục, vào lúc trọng tuổi. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 4 tháng 6.

58.Phaolô Lê Văn Lộc, linh mục; sanh khoảng 1830-31 tại An Nhơn, Gia Ðịnh; chết 13 tháng 2, 1859 tại Gia Ðịnh. Ngài phục vụ trong hàng quân sĩ trước khi gia nhập chủng viện. Ngài bị xử trảm (chém đầu) ngay sau khi chịu chức thầy cả. Phong Á Thánh 1909.

59.Giuse Nguyễn Văn Lựu, thầy giảng, trùm họ; sanh 1790 tại Cái-Nhum; chết 2 tháng Năm, 1854, tại Vĩnh-Long. Ngài chết rũ tù vì bị tra tấn và hành hạ. Phong Á Thánh 1909.

60. Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục; sanh 1812 tại Gò Vấp, Gia Ðịnh; chết 7, tháng 4, 1861, tại Mỹ Tho. Phong Á Thánh 1909.

61. Ðaminh Mạo, giáo dân; sanh 1818 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết ngày 6 tháng 6, 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951.

62. Ðaminh Mầu, linh mục Ða Minh; sanh 1808 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh, chết 5 tháng 11, 1858, tại Hưng Yên. Ngài chết sau một thời gian bị tra tấn lâu dài. Phong Á Thánh 1951.

63. Giuse Marchand Du, linh mục; sanh 1803 tại Passavant, Besançon, Pháp; chết 30 tháng 11, 1835, tại Thợ Ðúc. Cha Du hoàn tất các năm thần học tại chủng viện của Hội Thừa Sai Balê, được thụ phong linh mục và được gửi đi Việt Nam. Ngài bị bắt tại Saigon nơi ngài bị tra tấn cho đến chết khi da thịt ngài bị dứt ra từng mảng bởi những kìm kẹp hun nóng bỏng. Phong Á Thánh 1900.

64. Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sanh 1790, tại Kẻ Ðiều, Thái Bình, chết 19, tháng 12, 1839, tại Cổ Mễ. Ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết cùng với 4 bạn hữu, kể cả Stephanô Vinh và Ðaminh Uy. Phong Á Thánh 1900.

65. Philiphê Phan Văn Minh, linh mục; sanh 1815 tại Cái Mơn, Vĩnh Long; chết 3 tháng Bẩy, 1853, tại Ðinh Khao Cha Minh gia nhập Hội Thừa Sai Balê và được thụ phong linh mục. Ngài bị xử trảm (chém đầu) vì đức tin. Phong Á Thánh 1900.

66. Augustinô Nguyễn Văn Mới, nông dân, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1806 tại Phú Trang, Nam Ðịnh; chết 19, tháng 12, 1839, tại Cổ Mễ. Ngài nổi tiếng vì lòng sốt sắng, và bác ái mặc dầu rất nghèo nàn. Ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết vì từ chối không bước qua thập giá. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 18 tháng 12.

67. Micae Nguyễn Huy Mỹ, Lý trưởng có vợ; sanh 1804 tại Kẻ Vĩnh, Hà Nội; chết 12 tháng 8, 1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Mỹ đã từng là thị trưởng của Vĩnh-Trị, nơi rất nhiều vị thánh bị bắt. Ngài phục vụ giáo hội rất trung thánh, nhưng đặc biệt trợ giúp Thánh Antôn Ðích, người con rể, để che chở cho các vị thừa sai trong thời kỳ bách hại. Khi thánh Ðích cố gắng che dấu cha Giacôbe Năm năm 1838, hai ngàiï bị bắt và bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

68. Phaolô Nguyễn Văn Mỹ, thầy giảng; sanh 1798 tại Kẻ Non, Hà Nam; chết 18, tháng 12, 1838, tại Sơn Tây. Ngài thuộc Hội Thừa Sai Balê. Bị treo cổ chết. Phong Á Thánh 1900.

69. Giacôbê Ðỗ Mai Năm, linh mục; sanh 1781 tại Ðông Biên, Thanh Hóa; chết 12 tháng 8, 1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Năm, một linh mục thuộc Hội Thừa Sai Balê, đã trốn tránh khỏi bị bắt một thời gian lâu dài trong nhà Thánh Antôn Ðích. Ngài bị khám phá ra và cả hai bị bắt cùng với bố vợ của thánh Antôn là Micae Mỹ. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900

70 Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), lý trưởng, thầy giảng; sanh 1790 tại Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15 tháng Bẩy, 1855, tại Mỹ Tho. Thánh Thuông, lý trưởng của làng, bị trục xuất vào lúc khởi đầu của cuộc bách hại vì lòng sốt sắng của ngài với đạo Công Giáo. Ngài chết rũ tù vì kiệt sức và đói khát trên đường di tán tại Mỹ-Tho. Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 18 tháng 2.

71. Phêrô Phanxicô Néron Bắc, linh mục; sanh 1818 tại Bornay, Saint-Claude (Jura), Pháp; chết 3 tháng 11, 1860, tại Sơn Tây. Ngài gia nhập Hội Thừa Sai Balê năm 1846, được thụ phong linh mục 2 năm sau (1848), và được gửi đến Hồng Kông. Ngài hoạt động ở Miền Tây trong chức vụ Giám Ðốc Chủng Viện Trung Ương cho đến khi bị bắt và bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909.

72. Phaolô Nguyễn Ngân, linh mục; sanh 1771 tại Kẻ Bền, Thanh Hóa; chết 8 tháng 11, 1840, tại Bảy Mẫu, Nam-Ðịnh. Phong Á Thánh 1900.

73. Giuse Nguyễn Ðình Nghi, linh mục; sanh 1771 tại Kẻ Vồi, Hà Nội; chết 8 tháng 11, 1840 tại Bảy Mẫu. Ngài bị xử trảm (chém đầu) vì là thành viên của Hội Thừa Sai Balê. Phong Á Thánh 1900.

74. Lôrensô Ngôn, giáo dân; sanh tại Lục Thủy, Nam Ðịnh; chết 22 tháng Năm, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

75. Ðaminh Nguyên, giáo dân; sanh 1802 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng 6, 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951.

76. Ðaminh Nhi, giáo dân; sanh tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng 6, 1861, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951.

77. Ðaminh Ninh, giáo dân; sanh 1835 tại Trung Linh, Nam Ðịnh; chết 2 tháng 6, 1862, tại An Triêm. Phong Á Thánh 1951.

78. Emanuen Lê Văn Phụng, Trùm họ, thầy giảng; sanh 1796 tại Ðầu-Nước, Cù Lao Giêng; chết 31 tháng Bẩy, 1859, gần Châu Ðốc. Thánh Phụng là chủ của một gia đình. Bị trói gò cho đến chết. Phong Á Thánh 1909.

79. Phêrô Ðoàn Công Quý, linh mục; sanh 1826 tại Búng, Gia Ðịnh; chết 31 tháng Bẩy, 1859, tại Châu Ðốc . Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909.

80. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh-Nam, y sĩ, thầy giảng; sanh 1768 tại Mỹ Hương, Quảng Bình; chết 10 tháng Bẩy, 1840, Ðồng Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai name tù ngài chăm lo cho các tù nhân và chịu đựng nhiều cuộc tra tấn. Bị xử giảo (thắt cổ) chết. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 21 tháng 11.

81. Augustine Schoeffler Ðông, linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1822 tại Mittelbronn (Nancy) Lorraine, Pháp; chết 1 tháng Năm, 1851 tại Sơn Tây. Thánh Augustine Ðông gia nhập Hội Thừa Sai Balê và được sai đến Việt Nam năm 1848. Ngài hoạt động trong cánh đồng truyền giáo được ít lâu thì bị bắt à bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

82. Gioan Baotixita Ðinh Văn Thành, thầy giảng; sanh 1796 tại Nộn Khê, Ninh Bình; chết 28, tháng 4, 1840, tại Ninh Bình. Ngài bị xử trảm (chém đầu) cùng với Thánh Phêrô Hiếu và Thánh Phaolô Khoan vì trực thuộc Hội Thừa Sai Balê. Phong Á Thánh 1900.

83 Anê Lê Thị Thành (Bà Ðê), Phụ nữ có chồng; sanh 1781 tại Bái-Ðền, Thanh Hóa; chết rũ tù ngày 12 tháng Bẩy, 1841, tại Nam-Ðinh. Ngài sanh trưởng trong một gia đình công giáo và là mẹ của 6 người con. Ngài bị bắt khi đem thư của các vị thừa sai bị nhốt trong tù, và bị bắt. Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 18 tháng 2.

84. Nicôla Bùi Ðức Thể, binh sĩ, sanh 1792 tại Kiên Trung, Nam Ðịnh; chết 12 tháng 6, 1838, tại Thừa Thiên. Ngài bị xử lăng trì (chém ra từng mảnh) khi từ chối bỏ đạo trong một vụ đàn áp tái diễn. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 13 tháng 6.

85. Giuse Lê Ðăng Thị, cai đội; sanh 1825 tại Kẻ Văn, Quảng Trị; chết 25 tháng 10, 1860 tại An-Hòa. Ngài là một sĩ quan trong triều vua Tự-Ðức. Khi bị khám phá rằng mình là người Công Giáo, ngài từ chối không chịu bỏ đạo. Ngài bị trói gò cho đến chết. Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 24 tháng 10.

86. Phêrô Trương Văn Thi, linh mục; sanh 1763 tại Kẻ Sở, Hà Nội; chết 21 tháng 12, 1839, tại Ô Cầu Giấy. Ngài đã trên 75 tuổi khi bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 20 tháng 12.

87. Mactinô Tạ Ðức Thịnh, linh mục; sanh 1760 tại Kẻ Sặt, Hà Nội; chết 8 tháng 11, 1840, tại Bảy Mẫu. Cha Máctinô, là thành viên của Hội Thừa Sai Balê, hoạt động như một linh mục trong mấy chục năm. Ngài đã trên 80 tuổi vào lúc bị xử trảm (chém đầu) cùng với bạn là Thánh Máctinô Thọ. Phong Á Thánh 1900.

88. Tôma Trần Văn Thiện, chủng sinh, thầy giảng; sanh 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình; chết 21 tháng 9, 1838, tại Nhan Biều. Ngài thụ huấn với Hội Thừa Sai Balê, và đang chuan bị để được thụ phong linh mục vào lúc bị bắt. Sau khi bị đánh noon, ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết lúc mới có 18 tuổi. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 21 tháng 9.

89. Luca Phạm Trọng Thìn, cai tổng, giáo dân; sanh 1819 tại Quần Cống, Nam Ðịnh; chết 13 tháng 1, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951.

90. Máctinô Thọ, Trùm Họ, Thâu Thuế; sanh 1787 tại Kẻ Bàng, Nam Ðịnh; chết 8 tháng 11, 1840, tại Bảy Mẫu. Thánh Máctinô Thọ, là ông trùm giáo xứ chịu tử đạo cùng với Thánh Máctinô Thịnh, một linh mục bản xứ 80 tuổi, và Thánh Giuse Nghi. Phong Á Thánh 1900.

91. Phêrô Thuần, đánh cá; sanh tại Ðông Phú, Thái Bình; chết 6 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị chết thiêu trong một lều tre cùng với thánh Phêrô Ða. Phong Á Thánh 1951.

92. Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục; sanh 1793 tại Trinh-Hà, Thanh Hóa; chết 6 tháng 4, 1857 tại Sơn Tây. Ngài viết một lá thư cho chủng viện Kẻ Vĩnh năm 1843 ghi rõ sự khổ sở của các tù nhân Công Giáo. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 6 tháng 4.

93. Ðaminh Toái, đánh cá; sanh 1811 tại Ðông Thành, Thái Bình; chết 5 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị chết thiêu trong một túp lều tre cùng với Thánh Phêrô Ða và Phêrô Thuần. Phong Á Thánh 1951.

94. Tôma Toán, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sanh 1767 tại Cần Phan, Nam Ðịnh; chết 27 tháng 6, 1840, tại Nam Ðịnh. Mặc dầu giảng dạy đức tin cho người khác, đức tin của chính ngài bị lung lay. Sau khi có dấu hiệu đã bỏ đạo, ngài hối hận. Do đó, ngài bị đánh đòn dã man, và bị đem phơi nắng cho ruồi bọ rúc rỉa trong 12 ngày không cho ăn uống cho đến khi ngài chết năm 73 tuổi. Phong Á Thánh 1900.

95. Ðaminh Trạch (Ðoài), linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1792 tại Ngoại Bồi, Nam Ðịnh; chết 18 tháng 9, 1840, tại Bảy Mẫu. Thánh Trạch, môt linh mục bản xứ Ða Minh 49 tuổi, đã hoạt động để rao giảng Phúc Aâm cho dân chúng cho đến khi bị bắt. Năm sau, ngài được phép lựa chọn là được sống hay chết vì chối đạo. Ngài thú thật là có đạo và khuyến khích các bạn hữu trước khi bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

96. Êmanuen Nguyễn Văn Triệu, linh mục; sanh chết 1756 tại Phú Xuân, Huế; chết 17 tháng 9, 1798, tại Bãi Dâu (Bồng Sơn). Cha Triệu, sanh trưởng trong một gia đình công giáo gia nhập quân đội. Sau đó ngài được thụ phong linh muc tại Pong-King và hoạt doing cùng với các linh mục khác trong hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt khi về thăm mẹ và bị xử trảm (chém đầu), và trở nên một trong những linh mục triều Việt Nam đầu tiên chịu tử đạo. Phong Á Thánh 1900.

97. Anrê Trần Văn Trông, binh sĩ; sanh 1817 tại Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ của nhà vua, và thuộc Hội Thừa Sai Balê. Khi triều đình khám phá ra sự liên hệ này năm 1834, ngài bị bắt, bị truất hết chức tước, và bị giam vào tù. Cũng giống như Ðức Mẹ, mẹ của ngài có mặt khi ngài bị xử tử và đã nhận lãnh thủ cấp của con trong lòng. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 18 tháng 11.

98. Phêrô Vũ Văn Truật, thầy giảng; sanh 1816 in Kẻ Thiếc, Hà Nam; chết 18 tháng 12, 1838, tại Sơn Tây. Phong Á Thánh 1900.

99. Phanxicô Trần Văn Trung, binh sĩ; sanh 1825 tại Phan-Xã; chết 2 tháng Năm, 1858, tại An-Hòa. Thánh Trung là một cai đội, và được rửa tội. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 6 tháng 10.

100. Giuse Tuân, linh mục Ða Minh; sanh 1821 tại Trân Xá, Hưng Yên; chết ở đó 30 tháng 4, 1861, sau một thời gian bị tra tấn lâu dài Phong Á Thánh 1951.

101. Giuse Tuân, giáo dân; sanh 1825 tại Nam Ðiền, Nam Ðịnh; chết 7, tháng 1, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951

102. Phêrô Nguyễn Bá Tuần, linh mục; sanh 1766 tại Ngọc Ðồng, Hưng Yên; chết 15 tháng Bẩy, 1838, tại Ninh-Tài, Nam Ðịnh. Ngài phục vụ cho giáo dân Việt Nam rất nhiều năm trước khi bị bắt. Thánh Phêrô Tuần chết rũ tù vì các vết thương của các cuộc tra tấn, trong khi chờ lệnh xử trảm. Phong Á Thánh 1900.

103. Giuse Túc, giáo dân; sanh 1852 tại Hoàng Xá, Bắc Ninh; chết ở đó 1 tháng 6, 1862. Một đứa trẻ mới 10 tuổi chịu xử trảm vì đức tin. Phong Á Thánh 1951.

104. Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thầy giảng; sanh 1811 tại Ninh Bình; chết 10 tháng Bẩy, 1840, tại Ðồng Hới. Bị xử giảo. Phong Á Thánh 1900.

105. Phêrô Nguyễn Văn Tự, linh mục Ða Minh; sanh 1796 tại Ninh Cường, Nam Ðịnh, chết 5, tháng 9, 1838, tại Bắc Ninh. Phong Á Thánh 1900.

106. Ðaminh Tước, linh mục; Dòng Ba Ða Minh, sanh 1775 tại Trung Lao, Nam Ðịnh; chết 2 tháng 4, 1839, tại Nam Ðịnh. Thánh Tước chết rũ tù vì các vết thương. Phong Á Thánh 1900.

107. Anrê Tường, thầy giảng; sanh 1812 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng 6, 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951.

108. Vinh-Sơn Tường, quan tòa, giáo dân; sanh 1814 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh;chết tháng 6 16, 1862, tại Làng Cốc, . Phong Á Thánh 1951.

109. Phêrô Lê Tùy, linh mục; sanh 1773 tại Bằng Sở, Hà Ðông; chết 11 tháng 10, 1833, tại Quan Ban. Ngài sanh trưởng trong một gia đình công giáo và hăng hái học tập để trở thành linh mục. Năm 70 tuổi, sau rất nhiều năm giảng đạo, ngài bị bắt và bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.

110. Ðaminh Bùi Văn Úy, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sanh 1813 tại Tiên Mon, Thái Bình; chết 19 tháng 12, 1839, Cổ Mễ. Ngài bị bắt vì có đạo cùng với Tôma Ðệ và bị xử giảo (thắt cổ) chết vì không chịu bỏ đạo. Phong Á Thánh 1900.

111. Giuse Nguyễn Ðình Uyển, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sanh khoảng 1775-1778 tại Ninh Cường, Nam Ðịnh; chết 4 tháng Bẩy, 1838 tại Hưng Yên. Sau một năm bị cầm tù và bị tra tấn, ngài bị xử giảo (thắt cổ) chết trong ngục. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 3 tháng Bẩy.

112. Phêrô Ðoàn Văn Vân, thầy giảng; sanh 1780 tại Kẻ Bói, Hà Nam; chết 25 tháng Năm, 1857, tại Sơn-Tây. Ngài bị xử trảm (chém đầu) ở tuổi khá thọ. Phong Á Thánh 1909.

113. Giuse Thêophanô Vénard Ven, linh mục; sanh tháng 11. 21, 1829 tại St-Loup-sur-Thouet (Deux-Sèvres), Poitiers, Pháp; chết 2 tháng 2, 1861, tại Cầu Giấy. Người con trai của một thầy giáo làng này theo học tại trường College of Doue-la-Fontaine, và tại các chủng viện Montmorillon và Poitiers, nơi ngài được phong chức thầy sáu (1850). Ngài được chuyển sang Hội Thừa Sai Balê (1851), và được thụ phong linh mục ngày 5 tháng 6, 1852, và khởi hành đi Hồng Kông 19 tháng 9. Vì rất gần gũi với gia đình, ơn gọi của ngài làm linh mục là điều làm cho cha mẹ ngài rất đau lòng, kể cả Thánh Thêophanô, là người bị giằng co giữa ước muốn ở lại trong gia đình ấm cúng đầy yêu thương và ơn gọi theo Chúa. Sau 15 tháng học tập tại Hồng Kông, ngài bí mật tới Việt Nam (1854), nơi giáo dân và giáo sĩ ngay tước đó mới phải chịu một chuỗi dài những vụ bắt bớ đàn áp dưới triều Minh-Mệnh. Năm 1856, ngài bị trục xuất ra khỏi Nam-Ðịnh và đi Hà Nội. Ngay sau khi tới đây, lại có sắc chỉ triều đình lùng bắt đạo nên các giám mục và linh mục phải lẩn trốn trong các hang động, rừng rậm, vỏ thuyền, và các nơi khác. Cha Ven, vị thể chất yếu đuối, phải chịu ốm đau thường xuyên. Tuy nhiên ngài vẫn tiếp tục sứ mệnh ban đêm, và rồi can đảm hơn, ngài còn giảng đạo cả ban ngày vì ngài cảm phục tinh thần anh dũng của giáo dân Việt Nam đã chịu bách hại từ năm 1848. Ngày 30 tháng 11, 1860, ngài bị một giáo dân phản bội và bị bắt tại Kim Bang. Bị một quan lại xét xư.û Ngài từ chối không chịu bỏ đạo và bị lên án xử trảm. Trong hai tháng sau đó, ngài bị xiềng xích trong cũi, trong đó ngài viết nhiều lá thư rất cảm động và an ủi gia đình. Ngài an vui chờ đợi ngày được đội triều thiên tử đạo. (Các lá thư và gương sáng của ngài đã đánh động vị Thánh trẻ Têrêsa thành Lisieux tình nguyện sang nhà dòng Camelô tại Hà Nội trong khi bệnh ho lao của ngài đang tái phát. Thánh Têrêsa làm một tuần cửu nhật để cầu nguyện cho thánh Ven, nhưng phải chịu một cơn bệnh tái phát làm cho niềm hy vọng được đi truyền giáo của ngài bị dẹp tan. Ðức Giám mục của Thánh Ven là Ðức Cha Retord, viết về ngài lúc đó như sau: "Mặc dầu bị xiềng xích, ngài vui vẻ như chim sẻ." Các lá thư thánh Ven để lại cũng bầy tỏ tình yêu ngài dành cho gia đình, bạn hữu, và người dân Việt Nam. Ngài viết như sau về những kẻ cầm tù ngài: "Tất cả những người canh giử tôi đều tử tế và lịch sự. Một số đông yêu thương tôi. Từ viên quan lại cao cấp cho đến người lính tầm thường nhất, ai nấy đều tỏ vẻ bất bình về đạo luật của quốc gia họ lên án tử hình người. Trong một lá thư viết cho ba của ngài khi ngài kể về sự hy sinh sắp tới của mình, ngài nói: "Con không bị tra tấn như các người anh em của con, một nhát gươm nhẹ sẽ cắt lìa đầu con khỏi xác, như bông hoa mùa xuân mà Người Chủ Vườn hái để thưởng thức. Chúng ta đều là những đóa hoa dược trồng trên trái đất, để cho Chúa hái khi Người muốn: có người được sớm hơn, có người muộn hơn... Ba và con, chớ gì chúng ta gặp lại nhau trên Thiên Ðàng. Còn con, con chỉ là con mối nhỏ xíu, con xin đi trước. Vĩnh biệt Ba. Trên đường đi chịu tử hình, Thánh Ven hát các Thánh Vịnh và Thánh Ca. Khi những tên hành quyết tỏ vẻ muốn chiếm lấy quần áo của ngài, và hỏi ngài là muốn cho chúng cái gì để được chết nhanh chóng. Cha Ven trả lời: "Càng kéo dài càng tốt." Sau khi ngài bị xử trảm (chém đầu), dân chúng đổ sô tới lấy khăn tay thấm máu của ngài để giữ lại làm thánh tích. Thủ cấp của ngài sau khi bị bêu trên dầu cọc được giáo dân thu lượm và thờ. Năm 1865, thi hài của ngài được chuyển về lăng mộ tại Hội Thừa Sai Balê. Các di tích quý báu khác, kể cả các lá thư viết trong cũi, được chuyển cho người anh của ngài là linh mục Eusebius Venard, lúc đó là cha sở họ đạo Assais Deux Sèvres. Anh của ngài tham dự nghi lễ phong Á Thánh của ngài năm 1900. Ngày Lễ của ngài trước lễ phong thánh được ấn định vào nhiều ngày khác nhau là 2 tháng 2, 6 tháng 11, và 4 tháng 12.

114. Giuse Ðặng Ðình Viên, Dòng Ba Ða Minh, linh mục; sanh khoảng 1786-87 tại Tiên Chu, Hưng Yên; chết 21 tháng 8, 1838, tại Bảy Mẫu. Thánh Viên, sanh trưởng trong một gia đình có đạo, bị xử trảm (chém đầu) vì đức tin. Phong Á Thánh 1900.

115. Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, thầy giảng, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1814 tại Phù Trang, Nam Ðịnh; chết 19, tháng 12, 1839, tại Cổ Mễ. Ngài là một nông dân sốt sắng, chịu xử giảo (thắt cổ) vì đức tin cùng với bốn người bạn, kể cả Tôma De. Phong Á Thánh 1900.

116. Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên, linh mục Ða Minh; sanh khoảng 1786-88 tại Hưng Lập, Nam Ðịnh; chết 26 tháng 11, 1839, tại Bảy Mẫu. Bị xử trảm (chém đầu) cùng với Thánh Tôma Dụ. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 26 tháng 10.

117. Vinh Sơn Ðỗ Yến, linh mục Ða Minh; sanh khoảng 1764-65 tại Trà Lũ, Nam Ðịnh; chết 30 tháng 6, 1838, tại Hải Dương. Sau khi trở thành linh mục Ða Minh năm 1808, ngài hoạt động trong cánh đồng truyền giáo cho đến khi chịu tử đạo. Từ khi có sắc chỉ cấm đạo năm 1832, ngài sống ẩn náu trong 6 năm và tiếp tục sứ vụ trong vòng bí mật. Cuối cùng ngài bị phản bội và bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900.


Cước Chú:

Ngày Lễ cho tất cả Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam: 24 tháng 11 (Lễ Nhớ trong lịch chung của Giáo Hội). Ghi Chú: Các ngày lễ riêng chỉ được ghi khi không phải là ngày sanh. Ngày này chỉ được ghi chú để giúp cho việc tra cứu.
Ngày 16 tháng 6, 1988, khoảng 8.000 người giáo dân tị nạn tham dự lễ Phong Thánh tại La Mã. Họ đã nghe Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố: "Các vị tử đạo Việt Nam khởi xướng một cuộc đối thoại sâu xa và cởi mở với dântộc và vănhóa của quốc gia họ, tuyên xưng trên hết chân lý và sự phổ quát của đức tin nơi Thiên Chúa, và hơn nữa, đề nghị một hệ thống các giá trị và bổn phận đặc biệt thích hợp cho nền văn hóa tôn giáo của tất cả thế giới Á Ðông. Dưới sự hướng dẫn của Cuốn Sách Giáo Lý Việt Nam đầu tiên, họ làm chứng rằng cần phải tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất là Chúa, đấng tạo dựng nên đất trời. Phải đối diện với sự đàn áp của chính quyền về việc thực hành đức tin, họ khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, gìn giữ với niềm can đảm tầm thường rằng đạo Công Giáo là điều duy nhất họ không thể nào chối bỏ, rằng họ không thể nào bất tuân Ðấng Chúa Tể Tối Cao là Thiên Chúa. Hơn nữa, họ vững mạnh khẳng định ước muốn của họ là vâng lệnh chính quyền, tuân theo những gì là phải và đúng. Họ cũng dạy rằng người ta phải tôn trọng và tôn kính tổ tiên của mình, theo phong tục của nước họ, trong ánh sáng của mầu nhiệm phục sinh. Giáo Hội Việt Nam, với các vị tử đạo và các nhân chứng, đã có thể tuyên xưng ước vọng và quyết định là không từ bỏ các truyền thống văn hóa và cơ cấu luật pháp của quốc gia. Giáo Hội Việt Nam đã tuyên bố và chứng minh rằng họ muốn hội nhập những điều này để có thể đóng góp một cách trung thành cho việc xây dựng quốc gia của họ.


Tài Liệu Tham Khảo:

Các Nhân Chứng Ðức Tin ở Á Ðông (Hong Kong 1989). B. Bloomfield, Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam (London 1995). M. J. Dorcy, Gia Ðình Thánh Ða Minh (Dubuque, Iowa 1963) 498-99, 506-9, 511-13. V. Gomez, Pedro Almatĩ y Ribera, OP, Các Vị Tử Ðạo Việt Nam: Các Lá Thư cho Gia Ðình và Bạn Bè (Valencia 1987). Kỷ Yếu Phong Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Ủy Ban Phong Thánh ( USA, 1989).Trịnh Việt Yên, Máu Tử Ðạo Trên Ðất Việt Nam, Ủy Ban Phong Thánh, (USA 1987).

(THEO CIIDVN.COM)

xoicucnong
12-11-2008, 12:25 AM
XOicuc đang tính pót thì Mr đã post mất tiêu òi...dựt tem huuuuuuu... Cám ơn Mr nhiều!!!