dvtung
04-03-2016, 08:20 AM
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C
(Lc 15, 1-3. 11-32 )
THANH NIÊN NGHIÊM TÚC
Tôi chắc rằng rất nhiều giáo dân hầu như thuộc lòng dụ ngôn “Người con hoang đàng” (hay còn gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu”), không thuộc từng câu chữ nhưng chí ít cũng thuộc từng chi tiết. Tôi cũng thuộc số đông đó!
Nhưng hôm nay nghe lại, tôi thấy dường như phải gọi đây là dụ ngôn “Người con cả đàng hoàng” mới đúng. Hay nói như ngôn ngữ đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay là “thanh niên nghiêm túc”. Vì nếu như nói về người con hoang đàng hay người cha nhân hậu thì dụ ngôn phải bắt đầu thế này: “Ông nhà giàu kia có đứa con trai…” Và kết thúc ngay khi người cha mở tiệc khoản đãi mừng đứa con trở về. Anh chàng con trai cả chen chi vào đây để lòng tôi hôm nay xốn xang khó tả?
Từ đầu anh đã xuất hiện như một chuẩn mực để phê phán nhân vật phản diện. Rồi cái chuẩn mực ấy không thể làm nên tác phẩm nên chúng ta được dẫn dắt theo một số phận ly kỳ hơn. Những biến chuyển thăng trầm của cuộc đời người con thứ khiến hình ảnh anh lại càng nhạt nhòa. Cứ tưởng anh là vai phụ, thậm chí chỉ là vai quần chúng. Nhưng không, những gì anh đã thể hiện ở những phút giây vắn vỏi lại đẩy câu chuyện đến cao trào. Sự xuất hiện của anh ta ở phút chót đã biến đổi cái kết thúc đang có hậu trở nên… nghiệt ngã! Chính lúc này, qua rất nhiều dồn nén, thân phận người của anh mới bộc lộ trần trụi và rõ nét nhất. Đúng vậy, tội lỗi là thuộc tính của con người. Nên chi, “thanh niên nghiêm túc” chỉ là một khái niệm mang tính tương đối và có khi còn hơi… hài hước! Chúng ta hãy nghe anh ta nói:
“Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào…” Chà, câu này nghe hơi quen quen, giống giọng điệu chàng Pharisiêu cầu nguyện trong đền thờ: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con…”
“Còn thằng con của cha kia…” Chà, cứ như là thằng này do ông già “ăn vụng” mà có chứ chẳng liên hệ máu huyết gì với anh, nếu không, anh đã nói: “Còn thằng em con…” Phen này, ông cụ bị một cú “đúp”… quỷ khốc thần sầu! Không thót tim cũng vỡ mật.
Còn thái độ nhất quyết không chịu vào của anh rõ là… “có mày thì không có tao”.
Cũng như mọi người, tôi hiểu rằng người cha kia chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Còn tôi là nhân vật nào trong 2 người con? Xem chừng tôi không phải là kẻ đi hoang, đơn giản bởi vì tôi… chưa từng đi hoang?!? Nhớ hồi còn nhỏ ham chơi bỏ lễ, bị ông bố tẩn cho một trận cạch tới già. Từ đó, tôi đi theo nền nếp của mẹ cha. Học đủ các lớp giáo lý. Thêm sức xong thì gia nhập lễ sinh. Trọng trọng một chút lại vào ca đoàn. Lớn lên lập gia đình với người bạn đời “đạo nòi”trong xứ. Kinh tối cùng giữ với ông bà nội từ lúc chưa ra riêng. Lễ Chúa Nhật không dám bỏ bê, lại tham gia Hội đồng mục vụ… Xem ra, tôi giống anh con cả “thanh niên nghiêm túc” hơn.
“Thiên đàng, hỏa ngục hai bên…” Trò chơi thời thơ ấu nhắc tôi luôn chọn Thiên Đàng! Thiên Đàng của tôi hẳn là phải đẹp, phải thơ mộng, phải tiện nghi, phải sung sướng mọi đàng… Và chắc chắn rằng, Thiên Đàng của tôi phải có những người tôi yêu thương: có cha mẹ, có con cái, có vợ chồng, có bạn bè “cánh hẩu”, có ông cha xứ dễ thương, có bà xơ dễ mến, có anh ca trưởng nhiệt thành, có chị Legio sốt sắng. Thiên Đàng của tôi không thể có đám đầu trộm đuôi cướp, không thể có bọn đĩ điếm ma cô, không thể có gã nát rượu chuyên quấy rối, không thể có tay cờ bạc lưu manh, không thể có loại phá gia chi tử, không thể có quân lừa thầy phản bạn… Nếu có thì còn gì là Thiên Đàng? Hỏa ngục kia để cho ai?...
Thì ra, suy nghĩ của tôi bấy nay cũng như chàng “thanh niên nghiêm túc” kia: Có mày thì không có tao! Tôi đã phân loại người ngay từ đầu và tôi đã giành quyền phán quyết của Thiên Chúa để ấn định chuyện Thiên Đàng – Hỏa Ngục… Suốt một đời, tôi đã cố giữ mình để đừng dây vào đám “hỏa ngục” đặng giữ chặt Thiên Đàng cho mình. Nói nôm na theo kiểu các cụ xưa là “giữ cho đặng phần rỗi linh hồn”.
Nhưng, tôi thật sự có Thiên Đàng không?
Cứ nhìn chàng “thanh niên nghiêm túc” kia xem. Anh sống bao nhiêu năm yên ấm trong nhà cha anh mà anh cứ ngỡ như chịu cực hình: “Bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn…” Thì ra, anh cũng như tôi: Nghiêm túc để đòi hỏi quyền lợi, để có cái tư riêng chứ chẳng hề yêu mến cha già rộng lượng. Anh lại còn phân bì với đứa em lưu lạc bao năm: “sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng”. Tâm trạng anh cũng giống như người công nhân giờ thứ nhất, cầm đồng bạc Thiên Đàng trong tay mà lòng đầy bực bội: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt. 20, 12). Có lẽ anh còn ấp ủ một câu trong lòng chưa kịp thốt ra: “Biết thế này thì tôi cũng đi hoang cho sướng thân!” Ờ, mà tôi cũng dám nói câu đó khi thấy trên Thiên Đàng có “đám hỏa ngục” mà tôi liệt kê ở trên.
“Biết thế này thì… chẳng cần phải nghiêm túc!”
Thì ra, chính tôi cũng đi hoang trong từng ngày sống. Thân xác vẫn đó nhưng tâm hồn lạc lõng tận cõi nào xa xăm. Tôi vẫn thèm khát và đòi hỏi phần của riêng mình mà không màng đến phần phúc của Chúa vì “mọi sự của Cha là của con”. Tôi như nghe văng vẳng như Lời Chúa đang nói với tôi: “Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào.” (Mt. 23, 13)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra rằng chúng con đang đi hoang từng ngày để bất cứ lúc nào chúng con cũng cảm thấy một nhu cầu thúc bách là trở về bên Chúa. Và niềm vui của con sẽ nhân lên gấp bội khi thấy chung quanh Chúa quy tụ thật nhiều anh em đang lưu lạc của chúng con. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo
(Lc 15, 1-3. 11-32 )
THANH NIÊN NGHIÊM TÚC
Tôi chắc rằng rất nhiều giáo dân hầu như thuộc lòng dụ ngôn “Người con hoang đàng” (hay còn gọi là dụ ngôn “Người cha nhân hậu”), không thuộc từng câu chữ nhưng chí ít cũng thuộc từng chi tiết. Tôi cũng thuộc số đông đó!
Nhưng hôm nay nghe lại, tôi thấy dường như phải gọi đây là dụ ngôn “Người con cả đàng hoàng” mới đúng. Hay nói như ngôn ngữ đang phổ biến trong giới trẻ hiện nay là “thanh niên nghiêm túc”. Vì nếu như nói về người con hoang đàng hay người cha nhân hậu thì dụ ngôn phải bắt đầu thế này: “Ông nhà giàu kia có đứa con trai…” Và kết thúc ngay khi người cha mở tiệc khoản đãi mừng đứa con trở về. Anh chàng con trai cả chen chi vào đây để lòng tôi hôm nay xốn xang khó tả?
Từ đầu anh đã xuất hiện như một chuẩn mực để phê phán nhân vật phản diện. Rồi cái chuẩn mực ấy không thể làm nên tác phẩm nên chúng ta được dẫn dắt theo một số phận ly kỳ hơn. Những biến chuyển thăng trầm của cuộc đời người con thứ khiến hình ảnh anh lại càng nhạt nhòa. Cứ tưởng anh là vai phụ, thậm chí chỉ là vai quần chúng. Nhưng không, những gì anh đã thể hiện ở những phút giây vắn vỏi lại đẩy câu chuyện đến cao trào. Sự xuất hiện của anh ta ở phút chót đã biến đổi cái kết thúc đang có hậu trở nên… nghiệt ngã! Chính lúc này, qua rất nhiều dồn nén, thân phận người của anh mới bộc lộ trần trụi và rõ nét nhất. Đúng vậy, tội lỗi là thuộc tính của con người. Nên chi, “thanh niên nghiêm túc” chỉ là một khái niệm mang tính tương đối và có khi còn hơi… hài hước! Chúng ta hãy nghe anh ta nói:
“Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào…” Chà, câu này nghe hơi quen quen, giống giọng điệu chàng Pharisiêu cầu nguyện trong đền thờ: “Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con…”
“Còn thằng con của cha kia…” Chà, cứ như là thằng này do ông già “ăn vụng” mà có chứ chẳng liên hệ máu huyết gì với anh, nếu không, anh đã nói: “Còn thằng em con…” Phen này, ông cụ bị một cú “đúp”… quỷ khốc thần sầu! Không thót tim cũng vỡ mật.
Còn thái độ nhất quyết không chịu vào của anh rõ là… “có mày thì không có tao”.
Cũng như mọi người, tôi hiểu rằng người cha kia chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Còn tôi là nhân vật nào trong 2 người con? Xem chừng tôi không phải là kẻ đi hoang, đơn giản bởi vì tôi… chưa từng đi hoang?!? Nhớ hồi còn nhỏ ham chơi bỏ lễ, bị ông bố tẩn cho một trận cạch tới già. Từ đó, tôi đi theo nền nếp của mẹ cha. Học đủ các lớp giáo lý. Thêm sức xong thì gia nhập lễ sinh. Trọng trọng một chút lại vào ca đoàn. Lớn lên lập gia đình với người bạn đời “đạo nòi”trong xứ. Kinh tối cùng giữ với ông bà nội từ lúc chưa ra riêng. Lễ Chúa Nhật không dám bỏ bê, lại tham gia Hội đồng mục vụ… Xem ra, tôi giống anh con cả “thanh niên nghiêm túc” hơn.
“Thiên đàng, hỏa ngục hai bên…” Trò chơi thời thơ ấu nhắc tôi luôn chọn Thiên Đàng! Thiên Đàng của tôi hẳn là phải đẹp, phải thơ mộng, phải tiện nghi, phải sung sướng mọi đàng… Và chắc chắn rằng, Thiên Đàng của tôi phải có những người tôi yêu thương: có cha mẹ, có con cái, có vợ chồng, có bạn bè “cánh hẩu”, có ông cha xứ dễ thương, có bà xơ dễ mến, có anh ca trưởng nhiệt thành, có chị Legio sốt sắng. Thiên Đàng của tôi không thể có đám đầu trộm đuôi cướp, không thể có bọn đĩ điếm ma cô, không thể có gã nát rượu chuyên quấy rối, không thể có tay cờ bạc lưu manh, không thể có loại phá gia chi tử, không thể có quân lừa thầy phản bạn… Nếu có thì còn gì là Thiên Đàng? Hỏa ngục kia để cho ai?...
Thì ra, suy nghĩ của tôi bấy nay cũng như chàng “thanh niên nghiêm túc” kia: Có mày thì không có tao! Tôi đã phân loại người ngay từ đầu và tôi đã giành quyền phán quyết của Thiên Chúa để ấn định chuyện Thiên Đàng – Hỏa Ngục… Suốt một đời, tôi đã cố giữ mình để đừng dây vào đám “hỏa ngục” đặng giữ chặt Thiên Đàng cho mình. Nói nôm na theo kiểu các cụ xưa là “giữ cho đặng phần rỗi linh hồn”.
Nhưng, tôi thật sự có Thiên Đàng không?
Cứ nhìn chàng “thanh niên nghiêm túc” kia xem. Anh sống bao nhiêu năm yên ấm trong nhà cha anh mà anh cứ ngỡ như chịu cực hình: “Bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn…” Thì ra, anh cũng như tôi: Nghiêm túc để đòi hỏi quyền lợi, để có cái tư riêng chứ chẳng hề yêu mến cha già rộng lượng. Anh lại còn phân bì với đứa em lưu lạc bao năm: “sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng”. Tâm trạng anh cũng giống như người công nhân giờ thứ nhất, cầm đồng bạc Thiên Đàng trong tay mà lòng đầy bực bội: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt” (Mt. 20, 12). Có lẽ anh còn ấp ủ một câu trong lòng chưa kịp thốt ra: “Biết thế này thì tôi cũng đi hoang cho sướng thân!” Ờ, mà tôi cũng dám nói câu đó khi thấy trên Thiên Đàng có “đám hỏa ngục” mà tôi liệt kê ở trên.
“Biết thế này thì… chẳng cần phải nghiêm túc!”
Thì ra, chính tôi cũng đi hoang trong từng ngày sống. Thân xác vẫn đó nhưng tâm hồn lạc lõng tận cõi nào xa xăm. Tôi vẫn thèm khát và đòi hỏi phần của riêng mình mà không màng đến phần phúc của Chúa vì “mọi sự của Cha là của con”. Tôi như nghe văng vẳng như Lời Chúa đang nói với tôi: “Các người khoá cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các người đã không vào, mà những kẻ muốn vào, các người cũng không để họ vào.” (Mt. 23, 13)
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhận ra rằng chúng con đang đi hoang từng ngày để bất cứ lúc nào chúng con cũng cảm thấy một nhu cầu thúc bách là trở về bên Chúa. Và niềm vui của con sẽ nhân lên gấp bội khi thấy chung quanh Chúa quy tụ thật nhiều anh em đang lưu lạc của chúng con. Amen.
Pio X Lê Hồng Bảo