PDA

View Full Version : Sứ Điệp Giáo Hoàng



dvtung
20-10-2007, 06:50 AM
Sứ Điệp Giáo Hoàng cho ngày Chúa Nhật Truyền Giáo 21/10/2007

“Tất cả các Giáo Hội cho toàn thế giới”
http://vietcatholicnews.com/pics/Pope_Mission.jpg

VATICAN : Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới, sẻ được cử hành vào Chúa Nhật 21/10 tuần này, tức Chúa Nhật XXIX Thường Niên

* * *
Sứ Điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI gởi cho Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo Thế Giới lần thứ 81 năm 2007

Anh Chị Em thân mến,
Nhân dịp Ngày Thế Giới Truyền Giáo, tôi muốn mời toàn thể Dân Chúa—các Mục tử, linh mục, các tu sĩ nam và nữ và giáo dân—cùng nhau suy tư về nhu cầu khẩn cấp và tầm quan trọng của việc truyền giáo của Giáo Hội, cũng trong thời đại chúng ta.

Trên thực tế, những lời qua đó Chúa Giêsu Chịu Đóng Đinh và Phục Sinh giao phó mệnh lệnh truyền giáo cho các Tông Đồ trước khi lên trời, không ngừng vang lên như một tiến gọi phổ quát và một tiếng kêu chân thành “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyển cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:19-20).

Trong công việc đòi hỏi truyền giáo chúng ta được nâng đở và đồng hành bởi sự chắc chắn là Chúa, Chủ mùa gặt, ở với chúng ta và tiếp tục hương dẫn dân Người. Chúa Kitô là nguồn vô tận của sứ vụ Giáo Hội

Hơn nữa, năm nay, một lý do khác thúc giục chúng ta đổi mới sự dấn thân truyền giáo của chúng ta: kỷ niệm 50 năm Thông Điệp của Tôi Tớ Chúa, Đức Piô XII, “Fidei Donum,” cổ võ và khuyến khích sự hợp tác giữa các Giáo Hội cho việc truyền giáo.

“Tất cả các Giáo Hội cho toàn thế giới” : đó là chủ đề được chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo sắp tới. Chủ đề này mời các Giáo Hội địa phương mọi lục dịa chia sẻ ý thức về nhu cầu khẩn cấp phát động việc truyền giáo trước nhiều thách đố nghiêm trọng thời đại chúng ta.

Những điều kiện sống của nhân loại dĩ nhiên đã thay đổi và trong những thập niên mới đây, cách riêng từ Công Đồng Vaticanô 2, một cố gắng lớn đã được thực thi để phổ biến Tin Mừng.

Tuy nhiên, còn nhiều chuyện phải làm hầu đáp ứng tiếng gọi truyền giáo mà Chúa không bao giờ ngưng gởi đến mọi người đã được chịu phép rửa tội. Trước hết, Người tiếp tục kêu gọi các Giáo Hội được gọi là có “truyền thống lâu đời’, những Giáo Hội này trong quá khứ đã cung cấp cho những xứ truyền giáo một số phù hợp các linh mục, tu sĩ nam và nữ và giáo dân cũng như những phương tiện vật chất, gây nên một sự hợp tác hũu hiệu giữa các công đồng Kitô hữu.

Sự cộng tác này đã sinh nhiều hoa quả tông đồ cho những Giáo Hội trẻ trung trong các phần đất truyền giáo cũng như trong những tình huống giáo hội mà từ đó các vị truyền giáo đến. Truớc nền văn hóa toàn cầu hóa, mà thỉnh thoảng xem ra thâm nhập càng sâu xa hơn trong các xã hội phương Tây, vả lại vì cơn khủng hoảng gia đình, vì con số hao mòn các ơn gọi và tuổi tác ngày càng cao của giáo sĩ, những Giáo Hội này có nguy cơ khép kín để nhìn tương lai với hy vọng ít hơn và làm suy yếu sự cố gắng truyền giáo của mình

Nhưng, đây chính là thời buổi mở lòng tin cẩn Chúa Quan Phòng, Đấng không bao giờ bỏ Dân Người và, với quyền năng Chúa Thánh Thần, hướng dẫn Dân Người tới chỗ hoàn thành kế hoạch đời đời của Người về sự cứu rỗi.

Đấng Chăn Chiên Lành cũng mời những Giáo Hội mới được phúc âm hóa phải hiến mình cách quảng đại cho việc truyền giáo. Mặc dầu nhiều khó khăn và ngăn trở họ gặp trong sự phát triển của mình, những cộng đờng này tiến triển liên tục. Phước thay, một số những cộng đồng ấy có được một số lớn linh mục và những người thánh hiến, nhiều người trong họ, mặc dầu có nhiều nhu cầu tại địa phương, cũng được sai đi thực hiện thừa tác vụ mục vụ của họ và việc phục vụ tông đồ nơi khác, cả trong những phần đất đã được rao giảng Tin Mừng lâu đời.

Như vậy, chúng ta đang chứng kiến một sự “trao đổi ân huệ” có tính quan phòng góp phần to lớn cho phúc lợi của toàn thể Thân Thể Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Tôi nồng nhiệt hy vọng rằng việc hợp tác truyền giáo sẽ được tăng cường và đa số sẻ được thực hiện nhờ tiềm năng và ơn riêng của mỗi người. Tôi cũng hy vọng Ngày Thế Giới truyền Giáo sẽ góp phần làm mọi công đồng Kitô hữu và mọi người đã được rửa tôi càng ý thức hơn rằng tiếng gọi của Chúa Kitô mở rộng Nước của Người cho tới tân cùng trái đất, là phổ quát.

“Giáo Hội tự bản tính là truyền giáo”, Đức Gioan Phaolô II đã viết trong Thông Điệp của ngài “Redemptoris Missio,” “bởi vì mệnh lệnh của Chúa Kitô không phải là một cái gì phụ thuộc hay là bên ngoài, nhưng đạt tới trung tâm của Giáo Hội. Nên Giáo Hội Phổ quát và mỗi Giáo Hội địa phương được sai đi tới các dân tộc….Điều rất thích hợp là các Giáo Hội trẻ trung “nên chia sẻ càng sớm càng tốt trong công việc truyền giáo phổ quát của Giáo Hội. Những Giáo Hội đó nên gởi các nhà truyền giáo đi rao giảng Tin Mừng khắp thế giới, dầu mình cũng đang thiếu giáo sĩ” (s.62).

Năm mươi năm sau tiếng gọi lịch sử, cho sự hợp tác giữa các Giáo Hội đẻ phục vụ việc truyền giáo, của đấng Tiền Nhiệm tôi, Đức Piô XII, với Thông Điệp của Người “Fidei Donum,” tôi muốn khẳng định việc công bố Tin Mừng phải tiếp tục hợp thời và khẩn cấp.

Trong Thông Điệp “Redemptoris Missio” trưng dẫn trên, Đức Gíao Hoàng Gioan Phaolô II, về phần ngài, đã công nhận rằng” sứ vụ của Giáo Hội rộng lớn hơn “việc hiệp thông giữa các Giáo Hội’; sứ vụ đó không chỉ bảo đảm cho sự trợ giúp vào việc tái loan báo Tin Mừng, mà còn và hơn hết phải hướng về hoạt động đặc biệt có tích cách truyền giáo (s.64)

Do đó, như thường được nói, sự dấn thân truyền giáo vẫn là việc phục vụ trước hết mà Giáo Hội nợ với nhân loại ngày nay để hướng dẫn và phúc âm hóa những biến đổi văn hóa, xã hội và đạo đức; để cống hiến sự cứu rỗi của Chúa Kitô cho người thời đại chúng ta trong rất nhiều phần thế giới bị hạ nhục và áp chế do nạn nghèo thường thấy, do bạo lực và sự chối từ có hệ thống nhân quyền.

Giáo Hội không thể né tránh sứ vụ phổ quát này; đối với Giáo Hội đó là một sức mạnh ràng buộc. Cũng như Chúa Kitô trước hết đã giao sứ mệnh truyền giáo cho Phêrô và các Tông Đồ, thì ngày nay trước hết đó là trách nhiệm của người Kế Vị Phêrô Chúa Quan Phong chọn như nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất Giáo Hội, và của các giám Mục trực tiếp trách nhiệm về việc rao giảng Tin Mừng, như những thành viên Cộng Đoàn Giám mục và như Mục tử các Giáo Hội địa phương (x.”Redemtoris Missio,” s.63).

Như vậy tôi ngõ lời với các Mục Tử của tất cả các Giáo Hội được Chúa chọn để hướng dẫn đoàn chiên độc nhất của Người, ngõ hầu các ngài có thể chia sẻ trong sự quan tâm cấp bách công bố và phổ biến Tin Mừng.

Chính sự quan tâm này từ 50 năm nay đã thúc đẩy Tôi Tớ Chúa là Đức Piô XII mang đến sự hợp tác truyền giáo cập nhật hơn với các thời đại

Với sự quan tâm cách riêng đối với tương lai của việc rao giảng Tin Mừng, ngài xin các Giáo Hội “đã được thiết lập lâu đời” sai các linh mục đi giúp những Giáo Hội mới xây dựng.

Như vậy, ngài đã ban sự sống cho một chủ đề truyền giáo” mới lấy tên là “Fidei Donum” chính xác do những tiếng đầu của Thông Điệp.

Về điều đó ngài đã viết: “Khi Chúng Ta nghĩ tới, một đàng, số đông vô kể những con cái của Chúng Ta, những kẻ đã chia sẻ trong những phúc lành của đức tin vào Chúa, cách riêng trong những xứ có truyền thống Kitô hữu lâu đời, và đàng khác, khi Chúng Ta nhìn tới những đám đông các kẻ còn chờ đợi ngày cứu rỗi được công bố cho họ, Chúng ta đầy ước muốn lớn lao khuyên Anh Em luôn luôn, thưa Anh em Đáng Kính, chăm lo sốt sắng nâng đỡ vấn đề chí thánh là đem Giáo Hội đến cho toàn thế giới”. Ngài nói thêm: “ Nhơ ơn Chúa, mong sao cho những lời Khuyến khích của Chúng Ta sẽ làm nẩy lên một sự quan tâm nhiệt tình hơn trong việc tông đồ truyền giáo giữa các linh mục và qua các linh mục nung đốt tâm hồn các tín hũu!” (x. “Fidei Donum,” s.4).

Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những hoa quả đồi dào đạt được bởi sự hợp tác truyền giáo tại châu Phi và trong những vùng khác trên địa cầu.

Những đám đông linh mục, sau khi từ bỏ những cộng đồng nơi quê hương mình, đã hiến năng lực tông đồ của mình để phục vụ các cộng đồng mà đôi khi mới ra đời trong những lãnh vực nghèo nàn và đang phát triển. Giũa những linh mục này có nhiều vị tử đạo đã kết hợp với sự minh chứng bằng lời và sự tận tụy tông đồ, sư hy sinh mạng sống mình.

Chúng ta cũng không thể quên nhiều tu sĩ nam và nữ và giáo dân, những kẻ, cùng với các linh mục, không tiếc sức rao giảng Tin Mừng cho tới tận cùng trái đất. Mong sao Ngày Truyền Giáo Thế Giới sẽ nên cơ hội để nhớ trong kinh nguyện những anh và chị em chúng ta trong đức tin, và tất cả những kẻ tiếp tục làm việc trong cánh đồng bao la truyền giáo.

Chúng ta hãy xin Chúa cho gương các ngài có thể, trên khắp nơi, linh hứng những ơn gọi mới và một ý thức truyền giáo đổi mới trong dân Kitô hữu. Trên thực tế, mọi cộng đồng Kitô hữu được sinh ra là truyền giáo, và chính nền tảng của lòng can đảm rao giảng Tin Mừng là thước đo tình yêu của các tín hữu đối với Chúa mình.

Do đó, chúng ta có thể nói rằng đối với các thành phần cá nhân các tín hữu không còn là một vấn đề thuần túy hợp tác trong việc rao giảng Tin Mừng, nhưng cảm thấy rằng chính họ là những nhân vật chính và đồng trách nhiệm. Sự đồng trách nhiệm này kéo theo sự tăng trưởng hiệp thông giữa các cộng đồng và gia tăng sự trợ giúp nhau về phương diện nhân sự (các linh mục, các tu sĩ nam và nữ và những giáo dân tình nguyện) và về sự sử dụng các phương tiện cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng ngày nay.

Anh chị em thân mến, mệnh lệnh truyền giáo Chúa Kitô giao phó cho các Tông Đồ thật sự bao hàm tất cả chúng ta. Do vậy, mong sao Ngày Truyền Giáo Thế Giới nên cơ hội thuận tiện để đạt một ý thức sâu xa hơn và cùng nhau phát triển những hành trình thiêng liêng và có ảnh hưởng thích hợp, khích lệ sự hợp tác liên-Giáo Hội và sự đào tạo những nhà truyền giáo mới hầu phổ biến Tin Mừng trong thời đại chúng ta.

Tuy nhiên, không nên quên rằng sự đóng góp đầu tiên và ưu tiên mà chúng ta được kêu gọi cống hiến cho việc truyền giáo của Giáo Hội là sự cầu nguyện. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin Chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Lc 10:2).

“Do đó trước hết,” Đức Giáo Hoàng Piô XII đáng kính đã viết cách đây 50 năm, “ Hỡi anh em Đáng Kính, Chúng ta tin tưởng rằng những kinh nguyện liên tục và sốt sắng hơn sẽ được dâng lên Chúa vì vấn đề này” (“Fidei Donum, s.49).Hãy nhớ những nhu cầu thiêng liêng to lớn của đông đảo dân chúng sớng xa đức tin chân thật hay là có nhu cầu rất lớn về những phương tiện bền chí (x. s.55). Và ngài đã nài nỉ các tìn hữu gia tăng số Thánh Lễ dâng cho các xứ truyền giái, nói rằng “điều này phù hợp với những kinh của Chúa Chúng ta Đấng thương yêu Giáo Hội Người và muốn Giáo Hội thịnh hành và mở rộng biên giới khắp toàn thể giới” (ibid.,s.52).

Anh chị em thân mến, tôi cũng lập lại lời mời này, lời mời càng hợp thời hơn bao giờ. Mong sao sự cầu xin nhất trí của kinh “Lạy Cha chúng con ở trên trời” được trải rộng trong mọi cộng đồng, ngõ hầu Nước Người trị đến trên mặt đất.

Tôi kêu gọi cách riêng các trẻ con và giới trẻ, những kẻ luôn luôn sẵn sàng và quảng đại khuếch trương sự truyền giáo của họ. Tôi ngõ lời với những người bịnh và đau khổ, nhắc lại giá trị của sự cộng tác mầu nhiệm và cần thiết của họ trong việc cứu rỗi. Tôi xin những người thánh hiến, cách riêng những người sống trong các đan viện kín, tăng cường những lời cầu nguyện của họ cho các xứ truyền giáo.

Nhờ sự dấn thân của mọi tín hữu, mạng lưới thiêng liêng cầu ngưyện và nâng đỡ cho việc rao giảng Tin Mừng đang được trải dài khắp Giáo Hội. Xin Đức Trinh Nữ Maria đấng đồng hành với tình âu lo mẫu tử về sự phát triển của Giáo Hội sơ sinh, cũng hướng dẫn những bước chân chúng ta trong thời đại chúng ta và xin cho chúng ta được một lễ Hiện Xuống mới đầy tình yêu. Mong sao Mẹ làm cho tất cả chúng ta được ý thức nên những nhà truyền giáo, nghĩa là, những kẻ đã được Chúa sai đi để làm chứng nhân của Người trong mọi lúc đời sống chúng ta.

Tôi bảo đảm sự nhớ hằng ngày của tôi trong kinh nguyện, với các linh mục fidei donum, vơi các tu sĩ nam và nữ và những giáo dân tình nguyện đang làm việc trong những biên giới của việc rao giảng Tin Mừng cũng như với tất cả những kẻ theo khả năng khác nhau của họ hiến mình cho việc công bố Tin Mừng, và với tình yêu tôi ban Phép Lành Tông Tòa của tôi cho tất cả.
Từ Điện Vatican ngày 27/5/2007- Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Benidictus XVI


http://vietcatholicnews.com/pics/TRUYENGIAOVIETNAM.jpg
http://vietcatholicnews.com/Pics/19102007missiontogehter.jpg

Đ.Ô Nguyễn Quang Sách

Nguồn: VietCatholic