phale
02-01-2017, 05:54 PM
Video: Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 02/12/2017:
Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế Giới
https://www.youtube.com/watch?v=xXVhgGJhuNY
Ngày đầu năm mới 2017, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”
Các sứ điệp trước đó của Đức Thánh Cha vào những năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt có các chủ đề là “Tình huynh đệ, nền tảng và lộ trình dẫn đến Hòa bình”, “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau” và “Vượt qua sự thờ ơ và dành lấy hòa bình”.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tóm tắt giáo huấn Công Giáo về hòa bình và chiến tranh chính đáng trong phần thứ ba của các cuộc thảo luận liên quan đến điều răn thứ năm, và cuốn Hợp tuyển các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thảo luận về giáo huấn Công Giáo về hòa bình trong chương 11.
Trong khoảng thời gian giữa năm 1914 và 1968, năm vị Giáo Hoàng đã ban hành 21 thông điệp về hòa bình. Kể từ năm 1968, giáo huấn của các vị giáo hoàng về hòa bình đã được thể hiện chủ yếu qua các thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Trong sứ điệp ngày hòa bình thế giới lần đầu tiên, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết, “Mong muốn của chúng tôi là mỗi năm sau đây, lễ kỷ niệm này sẽ được lặp đi lặp lại như một niềm hy vọng và như một lời hứa, vào lúc bắt đầu của một tờ lịch mới, mà con người dùng để đo lường và phác thảo con đường của cuộc sống theo thời gian, chúng ta nhắc lại rằng hòa bình, với sự cân bằng chính đáng và có ích, phải chiếm ưu thế trong sự phát triển của các sự kiện sắp diễn ra.”
Trong ý hướng đó, lúc 10h sáng thứ Chúa Nhật 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 50 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
“Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) Trong những lời này, Thánh Luca mô tả thái độ của Đức Mẹ sau khi đã trải qua mọi sự trong những ngày đó. Vượt xa cố gắng để hiểu và làm chủ được tình hình, Đức Mẹ là người phụ nữ có thể lưu giữ, có thể nói được là, bảo vệ và giữ gìn trong trái tim Mẹ, đường lối của Chúa trong đời sống dân Ngài. Thẳm sâu trong lòng, Mẹ đã học cách lắng nghe nhịp tim của Con Mẹ, và điều đó lại dạy cho Mẹ, trong suốt cuộc đời mình, cách khám phá nhịp tim của Thiên Chúa trong lịch sử. Mẹ học được cách trở thành một người mẹ, và trong tiến trình học tập đó Mẹ đã cho Chúa Giêsu được trải nghiệm vẻ đẹp khi nhận ra làm một người con nghĩa là gì. Nơi Mẹ Maria, Ngôi Lời vĩnh cửu không chỉ trở thành xác phàm, nhưng còn học biết sự dịu dàng mẫu tử của Thiên Chúa. Với Đức Maria, Hài Nhi-Thiên Chúa học cách lắng nghe những khát vọng, những long đong, những niềm vui và hy vọng của dân giao ước. Với Đức Maria, Ngài nhận ra chính mình là một người Con trong dân trung tín của Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm, Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ kín tiếng, không có những bài phát biểu vang dội hay những hành động to tát, nhưng Mẹ có một cái nhìn chăm chú có thể bảo vệ cuộc sống và sứ mạng của Con Mẹ, và qua đó, là tất cả mọi thứ mà Ngài yêu mến. Mẹ đã có thể trông nom cho sự khởi đầu của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, và nhờ đó, Mẹ học được kinh nghiệm để trở thành mẹ của một đám đông. Mẹ đã gần gũi với các tình huống đa dạng nhất để gieo hy vọng. Mẹ đồng hành cùng những thập giá được vác âm thầm trong tâm hồn những con cái Mẹ. Cơ man những việc sùng kính, những đền thờ và nhà nguyện ở những nơi xa xôi nhất, và cơ man những ảnh tượng trong các ngôi nhà của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về sự thật lớn lao này. Đức Maria đã cho chúng ta sự ấm áp của một người mẹ, sự ấm áp chúng ta có thể nương náu trong gian truân, sự ấm áp của Mẹ khiến bất cứ điều gì hay bất cứ ai cũng không thể dập trong lòng Giáo Hội cuộc cách mạng đã được Con Mẹ khai mào. Nơi đâu có một người mẹ, nơi đó có sự dịu dàng. Qua tình mẫu tử của mình, Mẹ cho chúng ta thấy sự khiêm tốn và dịu dàng không phải là những đức tính của những kẻ yếu đuối nhưng là của những người mạnh mẽ. Mẹ dạy chúng ta rằng chúng ta không cần phải ngược đãi những người khác để cảm thấy mình là quan trọng (x. Niềm Vui Phúc Âm, 288). Dân thánh của Thiên Chúa đã luôn thừa nhận và ca ngợi Mẹ là Mẹ Thánh của Thiên Chúa.
Cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta vào thời khắc bắt đầu một năm mới nghĩa là nhắc lại một xác tín luôn đồng hành trong đời chúng ta: đó là chúng ta có một người mẹ; chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi.
Các bà mẹ là loại thuốc giải độc mạnh nhất để chữa trị khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân và sự tự cao tự đại của chúng ta, để chữa trị sự thiếu cởi mở và thờ ơ của chúng ta. Một xã hội mà không có các bà mẹ thì không chỉ là một xã hội lạnh lùng, nhưng còn là một xã hội đánh mất con tim, và mất đi “cảm giác của gia đình.” Một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội tàn nhẫn, một xã hội trong đó con tim chỉ có chỗ cho những tính toán và đầu cơ. Bởi vì người mẹ, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất, vẫn có thể làm chứng cho sự dịu dàng, cho sự hy sinh chính mình vô điều kiện, và cho sức mạnh của niềm hy vọng. Tôi đã học được rất nhiều từ những người mẹ có con em đang ở trong tù, hoặc nằm trên giường bệnh, hoặc dính líu với ma túy, nhưng, dù nóng dù lạnh, dù mưa dù nắng, không bao giờ ngừng đấu tranh cho những gì là tốt nhất cho con em họ. Hoặc những bà mẹ trong các trại tị nạn, hoặc thậm chí trong chiến tranh, không ngừng ôm ấp và nâng đỡ những đau khổ cuả con em họ. Có cả các bà mẹ thực sự hy sinh mạng sống của họ để không một đứa con nào của mình bị hư mất. Nơi nào có một người mẹ, nơi đó có sự hiệp nhất, có sự thuộc về nhau như những đứa con của cùng một mẹ.
Khi bắt đầu năm mới bằng cách nhắc lại sự tốt lành của Thiên Chúa nơi khuôn mặt từ mẫu của Đức Maria, khuôn mặt từ mẫu của Giáo Hội, và khuôn mặt các bà mẹ của chính chúng ta, chúng ta được bảo vệ khỏi một căn bệnh bào mòn chúng ta là bệnh “mồ côi tinh thần”. Đó là cảm giác mồ côi mà linh hồn trải qua khi nó cảm thấy không có mẹ và thiếu vắng sự dịu dàng của Thiên Chúa, khi cảm giác thuộc về một gia đình, một dân tộc, một đất nước, hay thuộc về Thiên Chúa trở nên mờ nhạt. Cảm giác mồ côi này chôn kín trong một con tim duy ngã chỉ chỉ có thể thấy chính bản thân mình và những lợi ích riêng của mình. Nó phát triển khi chúng ta quên mất raằng cuộc sống là một món quà mà chúng ta đã nhận được và còn nợ những người khác - một món quà mà chúng ta được mời gọi để chia sẻ trong ngôi nhà chung này.
Chính cái tình cảnh mồ côi tự coi mình là trung tâm ấy đã khiến Cain hỏi: “Tôi là người giữ em tôi à?” (St 4: 9). Hệt như muốn nói rằng: Nó không thuộc về tôi; Tôi không biết nó. Thái độ mồ côi tinh thần này là một căn bệnh ung thư âm thầm ăn mòn và làm băng hoại linh hồn chúng ta. Chúng ta trở thành hèn hạ hơn tới tận cùng, khi không ai thuộc về chúng ta và chúng ta cũng chẳng thuộc về ai. Tôi làm hư hỏng trái đất vì nó không thuộc về tôi; tôi làm băng hoại người khác vì họ không thuộc về tôi; tôi sỉ nhục Thiên Chúa bởi vì tôi không thuộc về Người, và cuối cùng chúng ta làm băng hoại giá bản thân chúng ta, vì chúng ta quên chúng ta là ai và quên cả cái “họ” (family name) linh thánh của chúng ta. Sự mất mát những mối giây ràng buộc chúng ta, rất tiêu biểu trong nền văn hóa bị phân mảnh và chia rẽ của chúng tôi, làm gia tăng cảm giác mồ côi này, và kết quả là một cảm giác hư vô và cô đơn lớn lao. Thiếu các tiếp xúc vật lý (chứ không phải là ảo) đóng kín tâm hồn chúng ta (x Laudato Si ', 49) và làm cho chúng ta mất khả năng dịu dàng, và ngạc nhiên, cảm thương và từ bi. Mồ côi tinh thần làm chúng ta quên đi những gì có nghĩa là con, cháu, cha mẹ, ông bà, bạn bè và các tín hữu. Nó làm cho chúng ta quên đi tầm quan trọng của chơi đùa, ca hát, mỉm cười, nghỉ ngơi, và biết ơn.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa làm cho chúng ta mỉm cười một lần nữa khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một dân tộc, chúng ta thuộc về nhau, và rằng chỉ khi chúng ta thuộc về một cộng đồng, một gia đình, chúng ta mới có thể tìm thấy “sự ấm cúng”, một “sự ấm áp” cho phép chúng ta phát triển trong tình nhân loại, chứ không phải là đối tượng để “tiêu thụ hay bị tiêu thụ”. Mừng lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là một món đồ có thể trao đổi trong thương trường hay trong các bộ xử lý thông tin. Chúng ta là con cái, chúng ta là một gia đình, chúng ta là dân Thiên Chúa.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa dẫn chúng ta đến việc tạo ra và chăm sóc cho những nơi công cộng có thể cung cấp cho chúng ta một cảm giác thuộc về nhau, có cùng cội nguồn, cảm giác ở nhà tại các thành phố của chúng ta, trong các cộng đồng hiệp nhất và hỗ trợ chúng ta (x Laudato Si', 151).
Chúa Giêsu, vào giây phút tự hiến tột cùng, trên thập tự giá, khi không còn giữ lại điều gì cho riêng mình, và sắp thở hơi cuối cùng, đã bàn giao cho chúng ta Mẹ Ngài. Ngài đã nói với Đức Maria: Đây là con trai của Mẹ; đây là con cái của Mẹ. Chúng ta cũng muốn tiếp rước Mẹ vào nhà mình, vào gia đình của chúng ta, cộng đồng và quốc gia của chúng ta. Chúng ta muốn gặp gỡ cái nhìn từ mẫu của Mẹ. Cái nhìn ấy giải phóng chúng ta khỏi tính trạng mồ côi; cái nhìn đó nhắc chúng ta rằng chúng ta đều là anh chị em, rằng tôi thuộc về bạn, và bạn thuộc về tôi, rằng chúng ta là cùng một xương một thịt. Cái nhìn đó dạy chúng ta rằng chúng ta phải học cách chăm sóc cho cuộc sống với cùng một sự dịu dàng như Mẹ, nghĩa là, bằng cách gieo niềm hy vọng, bằng cách gieo một cảm giác thuộc về nhau trong tình huynh đệ.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc chúng ta rằng chúng ta có mẹ. Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có mẹ. Cùng nhau tất cả chúng ta hãy tuyên xưng chân lý này. Tôi mời các bạn tung hô ba lần, xin tất cả cùng đứng, như các tín hữu Êphêsô đã từng làm: Mẹ Thánh Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa.
nguồn: Vietcatholic.net
Lễ Mẹ Thiên Chúa - Ngày Hòa Bình Thế Giới
https://www.youtube.com/watch?v=xXVhgGJhuNY
Ngày đầu năm mới 2017, Giáo Hội kỷ niệm Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho dịp này, đã được công bố hôm 12 Tháng 12, có chủ đề là “Bất bạo động: một hình thái chính trị vì hòa bình”
Các sứ điệp trước đó của Đức Thánh Cha vào những năm 2014, 2015, và 2016 lần lượt có các chủ đề là “Tình huynh đệ, nền tảng và lộ trình dẫn đến Hòa bình”, “Không còn là nô lệ, nhưng là anh chị em với nhau” và “Vượt qua sự thờ ơ và dành lấy hòa bình”.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo đã tóm tắt giáo huấn Công Giáo về hòa bình và chiến tranh chính đáng trong phần thứ ba của các cuộc thảo luận liên quan đến điều răn thứ năm, và cuốn Hợp tuyển các Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo thảo luận về giáo huấn Công Giáo về hòa bình trong chương 11.
Trong khoảng thời gian giữa năm 1914 và 1968, năm vị Giáo Hoàng đã ban hành 21 thông điệp về hòa bình. Kể từ năm 1968, giáo huấn của các vị giáo hoàng về hòa bình đã được thể hiện chủ yếu qua các thông điệp cho Ngày Hòa Bình Thế Giới của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Thánh Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Trong sứ điệp ngày hòa bình thế giới lần đầu tiên, Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết, “Mong muốn của chúng tôi là mỗi năm sau đây, lễ kỷ niệm này sẽ được lặp đi lặp lại như một niềm hy vọng và như một lời hứa, vào lúc bắt đầu của một tờ lịch mới, mà con người dùng để đo lường và phác thảo con đường của cuộc sống theo thời gian, chúng ta nhắc lại rằng hòa bình, với sự cân bằng chính đáng và có ích, phải chiếm ưu thế trong sự phát triển của các sự kiện sắp diễn ra.”
Trong ý hướng đó, lúc 10h sáng thứ Chúa Nhật 1 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón năm mới với thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và Ngày Hoà Bình thế giới lần thứ 50 tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có đông đảo các vị trong giáo triều Rôma. Tham dự thánh lễ có các vị đại sứ trong ngoại giao đoàn và đông đảo các tín hữu ngồi chật bên trong đền thờ.
Trong bài giảng Đức Thánh Cha nói:
“Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2:19) Trong những lời này, Thánh Luca mô tả thái độ của Đức Mẹ sau khi đã trải qua mọi sự trong những ngày đó. Vượt xa cố gắng để hiểu và làm chủ được tình hình, Đức Mẹ là người phụ nữ có thể lưu giữ, có thể nói được là, bảo vệ và giữ gìn trong trái tim Mẹ, đường lối của Chúa trong đời sống dân Ngài. Thẳm sâu trong lòng, Mẹ đã học cách lắng nghe nhịp tim của Con Mẹ, và điều đó lại dạy cho Mẹ, trong suốt cuộc đời mình, cách khám phá nhịp tim của Thiên Chúa trong lịch sử. Mẹ học được cách trở thành một người mẹ, và trong tiến trình học tập đó Mẹ đã cho Chúa Giêsu được trải nghiệm vẻ đẹp khi nhận ra làm một người con nghĩa là gì. Nơi Mẹ Maria, Ngôi Lời vĩnh cửu không chỉ trở thành xác phàm, nhưng còn học biết sự dịu dàng mẫu tử của Thiên Chúa. Với Đức Maria, Hài Nhi-Thiên Chúa học cách lắng nghe những khát vọng, những long đong, những niềm vui và hy vọng của dân giao ước. Với Đức Maria, Ngài nhận ra chính mình là một người Con trong dân trung tín của Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm, Đức Maria xuất hiện như một người phụ nữ kín tiếng, không có những bài phát biểu vang dội hay những hành động to tát, nhưng Mẹ có một cái nhìn chăm chú có thể bảo vệ cuộc sống và sứ mạng của Con Mẹ, và qua đó, là tất cả mọi thứ mà Ngài yêu mến. Mẹ đã có thể trông nom cho sự khởi đầu của các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi, và nhờ đó, Mẹ học được kinh nghiệm để trở thành mẹ của một đám đông. Mẹ đã gần gũi với các tình huống đa dạng nhất để gieo hy vọng. Mẹ đồng hành cùng những thập giá được vác âm thầm trong tâm hồn những con cái Mẹ. Cơ man những việc sùng kính, những đền thờ và nhà nguyện ở những nơi xa xôi nhất, và cơ man những ảnh tượng trong các ngôi nhà của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về sự thật lớn lao này. Đức Maria đã cho chúng ta sự ấm áp của một người mẹ, sự ấm áp chúng ta có thể nương náu trong gian truân, sự ấm áp của Mẹ khiến bất cứ điều gì hay bất cứ ai cũng không thể dập trong lòng Giáo Hội cuộc cách mạng đã được Con Mẹ khai mào. Nơi đâu có một người mẹ, nơi đó có sự dịu dàng. Qua tình mẫu tử của mình, Mẹ cho chúng ta thấy sự khiêm tốn và dịu dàng không phải là những đức tính của những kẻ yếu đuối nhưng là của những người mạnh mẽ. Mẹ dạy chúng ta rằng chúng ta không cần phải ngược đãi những người khác để cảm thấy mình là quan trọng (x. Niềm Vui Phúc Âm, 288). Dân thánh của Thiên Chúa đã luôn thừa nhận và ca ngợi Mẹ là Mẹ Thánh của Thiên Chúa.
Cử hành lễ Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là Mẹ chúng ta vào thời khắc bắt đầu một năm mới nghĩa là nhắc lại một xác tín luôn đồng hành trong đời chúng ta: đó là chúng ta có một người mẹ; chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi.
Các bà mẹ là loại thuốc giải độc mạnh nhất để chữa trị khuynh hướng chủ nghĩa cá nhân và sự tự cao tự đại của chúng ta, để chữa trị sự thiếu cởi mở và thờ ơ của chúng ta. Một xã hội mà không có các bà mẹ thì không chỉ là một xã hội lạnh lùng, nhưng còn là một xã hội đánh mất con tim, và mất đi “cảm giác của gia đình.” Một xã hội mà không có các bà mẹ sẽ là một xã hội tàn nhẫn, một xã hội trong đó con tim chỉ có chỗ cho những tính toán và đầu cơ. Bởi vì người mẹ, ngay cả trong những thời điểm tồi tệ nhất, vẫn có thể làm chứng cho sự dịu dàng, cho sự hy sinh chính mình vô điều kiện, và cho sức mạnh của niềm hy vọng. Tôi đã học được rất nhiều từ những người mẹ có con em đang ở trong tù, hoặc nằm trên giường bệnh, hoặc dính líu với ma túy, nhưng, dù nóng dù lạnh, dù mưa dù nắng, không bao giờ ngừng đấu tranh cho những gì là tốt nhất cho con em họ. Hoặc những bà mẹ trong các trại tị nạn, hoặc thậm chí trong chiến tranh, không ngừng ôm ấp và nâng đỡ những đau khổ cuả con em họ. Có cả các bà mẹ thực sự hy sinh mạng sống của họ để không một đứa con nào của mình bị hư mất. Nơi nào có một người mẹ, nơi đó có sự hiệp nhất, có sự thuộc về nhau như những đứa con của cùng một mẹ.
Khi bắt đầu năm mới bằng cách nhắc lại sự tốt lành của Thiên Chúa nơi khuôn mặt từ mẫu của Đức Maria, khuôn mặt từ mẫu của Giáo Hội, và khuôn mặt các bà mẹ của chính chúng ta, chúng ta được bảo vệ khỏi một căn bệnh bào mòn chúng ta là bệnh “mồ côi tinh thần”. Đó là cảm giác mồ côi mà linh hồn trải qua khi nó cảm thấy không có mẹ và thiếu vắng sự dịu dàng của Thiên Chúa, khi cảm giác thuộc về một gia đình, một dân tộc, một đất nước, hay thuộc về Thiên Chúa trở nên mờ nhạt. Cảm giác mồ côi này chôn kín trong một con tim duy ngã chỉ chỉ có thể thấy chính bản thân mình và những lợi ích riêng của mình. Nó phát triển khi chúng ta quên mất raằng cuộc sống là một món quà mà chúng ta đã nhận được và còn nợ những người khác - một món quà mà chúng ta được mời gọi để chia sẻ trong ngôi nhà chung này.
Chính cái tình cảnh mồ côi tự coi mình là trung tâm ấy đã khiến Cain hỏi: “Tôi là người giữ em tôi à?” (St 4: 9). Hệt như muốn nói rằng: Nó không thuộc về tôi; Tôi không biết nó. Thái độ mồ côi tinh thần này là một căn bệnh ung thư âm thầm ăn mòn và làm băng hoại linh hồn chúng ta. Chúng ta trở thành hèn hạ hơn tới tận cùng, khi không ai thuộc về chúng ta và chúng ta cũng chẳng thuộc về ai. Tôi làm hư hỏng trái đất vì nó không thuộc về tôi; tôi làm băng hoại người khác vì họ không thuộc về tôi; tôi sỉ nhục Thiên Chúa bởi vì tôi không thuộc về Người, và cuối cùng chúng ta làm băng hoại giá bản thân chúng ta, vì chúng ta quên chúng ta là ai và quên cả cái “họ” (family name) linh thánh của chúng ta. Sự mất mát những mối giây ràng buộc chúng ta, rất tiêu biểu trong nền văn hóa bị phân mảnh và chia rẽ của chúng tôi, làm gia tăng cảm giác mồ côi này, và kết quả là một cảm giác hư vô và cô đơn lớn lao. Thiếu các tiếp xúc vật lý (chứ không phải là ảo) đóng kín tâm hồn chúng ta (x Laudato Si ', 49) và làm cho chúng ta mất khả năng dịu dàng, và ngạc nhiên, cảm thương và từ bi. Mồ côi tinh thần làm chúng ta quên đi những gì có nghĩa là con, cháu, cha mẹ, ông bà, bạn bè và các tín hữu. Nó làm cho chúng ta quên đi tầm quan trọng của chơi đùa, ca hát, mỉm cười, nghỉ ngơi, và biết ơn.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa làm cho chúng ta mỉm cười một lần nữa khi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một dân tộc, chúng ta thuộc về nhau, và rằng chỉ khi chúng ta thuộc về một cộng đồng, một gia đình, chúng ta mới có thể tìm thấy “sự ấm cúng”, một “sự ấm áp” cho phép chúng ta phát triển trong tình nhân loại, chứ không phải là đối tượng để “tiêu thụ hay bị tiêu thụ”. Mừng lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là một món đồ có thể trao đổi trong thương trường hay trong các bộ xử lý thông tin. Chúng ta là con cái, chúng ta là một gia đình, chúng ta là dân Thiên Chúa.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa dẫn chúng ta đến việc tạo ra và chăm sóc cho những nơi công cộng có thể cung cấp cho chúng ta một cảm giác thuộc về nhau, có cùng cội nguồn, cảm giác ở nhà tại các thành phố của chúng ta, trong các cộng đồng hiệp nhất và hỗ trợ chúng ta (x Laudato Si', 151).
Chúa Giêsu, vào giây phút tự hiến tột cùng, trên thập tự giá, khi không còn giữ lại điều gì cho riêng mình, và sắp thở hơi cuối cùng, đã bàn giao cho chúng ta Mẹ Ngài. Ngài đã nói với Đức Maria: Đây là con trai của Mẹ; đây là con cái của Mẹ. Chúng ta cũng muốn tiếp rước Mẹ vào nhà mình, vào gia đình của chúng ta, cộng đồng và quốc gia của chúng ta. Chúng ta muốn gặp gỡ cái nhìn từ mẫu của Mẹ. Cái nhìn ấy giải phóng chúng ta khỏi tính trạng mồ côi; cái nhìn đó nhắc chúng ta rằng chúng ta đều là anh chị em, rằng tôi thuộc về bạn, và bạn thuộc về tôi, rằng chúng ta là cùng một xương một thịt. Cái nhìn đó dạy chúng ta rằng chúng ta phải học cách chăm sóc cho cuộc sống với cùng một sự dịu dàng như Mẹ, nghĩa là, bằng cách gieo niềm hy vọng, bằng cách gieo một cảm giác thuộc về nhau trong tình huynh đệ.
Cử hành lễ Mẹ Thánh của Thiên Chúa nhắc chúng ta rằng chúng ta có mẹ. Chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có mẹ. Cùng nhau tất cả chúng ta hãy tuyên xưng chân lý này. Tôi mời các bạn tung hô ba lần, xin tất cả cùng đứng, như các tín hữu Êphêsô đã từng làm: Mẹ Thánh Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa, Mẹ Thánh của Thiên Chúa.
nguồn: Vietcatholic.net