PDA

View Full Version : Dạng Mật Thư đơn Giản



Damsan
19-11-2008, 10:54 AM
1. QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN
Ở một số nước trên thế giới có sử dụng mẫu tự Latinh thì các chữ hòan tòan không có dấu mũ như: â, ă, ê, đ, ô, ư…và không sử dụng dấu thanh: Sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Do đó, Ngành Bưu Điện Việt Nam đã tạm quy ước thay các dấu thanh và dấu mũ trên bằng một số chữ tương ứng, mà ta thường gọi lòa QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN. Như vậy, sự thay thế QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN chỉ sử dụng riêng cho nước Việt Nam chúng ta.
MẬT MÃ QUỐC NGỮ ĐIỆN TÍN ĐƯỢC QUY ƯỚC NHƯ SAU:
 = AA
Ă = AW
Ê = EE
Đ = DD
Ô = OO
Ơ = OW
Ư = UW
ƯƠ = UOW
Sắc = S
Huyền = F
Hỏi = R
Ngã = X
Nặng = J
CÁCH ĐẶT DẤU MŨ: Thay thế trực tiếp
Ví dụ: “Đôi mươi” sẽ được viết là …..
CÁCH ĐẶT DẤU THANH: Đặt sau mỗi từ
Ví dụ: Với câu: Bác Hồ là vị cha chung,
Là sao Bắc Đẩu là vầng Thái Dương

Sẽ được viết là:
……

2. ĐỌC NGƯỢC
Ta có thể sử dụng một số cách đọc ngược như sau:
Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu ; MEJ VAWNGS NHAF
Có thể viết là: FAHN SGNWAV JEM
Hoặc đọc ngược từng từ: JEM SGNWAV FAHN
Đôi khi ta có thể viết 1 trong 2 cách nói 1 trên nhưng tách nhóm chữ ra cho có vẻ khó hiểu hơn đôi chút:
FAH NSG NWA VJE M
Hoặc JEM SGN WAV FAH N

3. ĐỌC LÁI (2 TỪ)
Trong lúc nói chuyện với nhau, thỉnh thoảng chúng ta vẫn thuờng hay đọc lái để tạo ra những tình huống vui nhộn.
Ví dụ người ta thường nói: chuyện này “đơn giản” cứ như là “đang giỡn”, hay thời buổi hiện nay cứ càng “hiện đại” nhưng càng “hạ điện”
Thế nên, lọai Mật Thư này buộc chúng ta phải nói lái tòan bộ. Nguyên tắc nói lái đa dạng. Nhưng ở đây, chúng tachỉ sử dụng cách nói lái theo quán tính. Ví dụ: “Đọc ngược” thì ta nói lại là: “Được ngọc”…
VD: Chòa khía
EM ANH – HỄ VÀY – SỌP HUM – VÁU NHƠI - Ả NHỜ - CẢ TUA.

4. ĐỌC LÁI (3 TỪ)
Ở cách này thì yêu cầu là phải nói lái cùng 1 lúc 1 cụm có 3 từ liền nhau. Do đó, từ giữa vần giữ nguyên, chỉ nói lái ở đầu và ở cuối thôi.
VD: Chìa khóa Lái Liến 3
CÃY BẠN HÁC-NẢ TẤT CỘP-MÀ CON GỘT-BỊT CON VA-BÉO CON HÔN-ĐỊT LÀM THỂ-UI CHO VĂN- CÁ BẠN NHÁC

5. TIẾNG LÓNGCó 1 số bạn trẻ trong cuộc sống hằng ngày vẫn thường sử dụng tiếng lóng để nói chuyện với nhau. Tiếng lóng để thì muôn hình muôn vẻ. Tùy theo quy định giữa hai người nói chuyện với nhau.
VD: Tiếng lóng
ÁNG RÍ - Ề VÌ- ẠI TRỊ - ẬT THỊ - ỚM SÍ – ƯỚC TRÍ - Ờ GÌ – ƠM CI.

6. PHÁT ÂM ĐỊA PHƯƠNG
Ta có thể kết hợp đủ thứ phát âm địa phương (giọng miền Bắc, Huế, Bùi Chu Phát Diệm, Quảng Nam, Nam Bộ, Miền Tây…) để tạo thàng 1 Mật Thư. Người dịch nên đọc lớn cho mọi nguời cùng nghe, sẽ dễ mường tượng hơn. Khi người nghe hiểu và dịch ra được rất thú vị.

7. ĐÁNH VẦN
Ở cách này thì yêu cầu là phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn lên thì sẽ dễ hình dung hơn
Vd: Chìa khóa: Em vào lớp 1
Khở-ông, cờ-o-sắc, gờ-i-huyền, cu-u-y-sắc, hờ-ơn, đờ-ốc-nặng, lờ-ấp-nặng, tờ-ư-nặng, dờ-o

8. GIẤY THAN
Ta có thể lấy 1 tờ giấy Carbon mới, sau đó viết đè bản tin lên một tờ giấy để sau đó người dịch phải nhìn vào tờ carbon soi lên ánh sang sẽ thấy bản tin.

9. ĐẦU VÀ ĐUÔI
Mật thư sẽ có nhiều chữ và câu. Nhưng ta chỉ lấy chữ đầu và chữ cuối câu mà thôi.
VD:
Chìa khóa: “Trâu ơi ta bảo trâu này
Anh cả em út đi cày mà thôi”
Anh sẽ đến cùng em
Như con mèo tam thể
Tay nắm lấy cổ chân

10. BỎ ĐẦU BỎ ĐUÔI
Mật thư ngược lại với mật thư trên. Có nghĩa là ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu mà thôi. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
VD:
Chìa khóa: “ Chặt đầu chặt đuôi đem mình về nấu”
Nếu không có việc gì khó lắm.
Ta chỉ sợ lòng không bền mà thôi.
Ta đào núi và lấp biển đông.
Hãy quyết tâm ắt làm nên chuyện.


11. TÙ GHÉPTừ tong Tiếng Việt là 1 khối vững chắc về kết cấu, vè ngữ âm và vè nghĩa, thường thường gồm hai từ gắn chặt vào nhaukhông thể bị chia cắt, tách rời hoặc không thể chen vào giữa những từ tố bằng những từ khác. Do đó, từ tố này có thể gợi nghĩ đến từ tố kia.
VD: Nguy …. Sẽ gợi ra cho ta từ ?

12. TỤC NGỮ - THÀNH NGỮ
Tục ngữ, thành ngữ, ca dao hặoc những có câu thơ nổi tiếng cũng là những khối vững chắc, cố định. Ta dễ dàng đóan ra 1 ti61ng nào đó bị mất đi trong một câu tục ngữ, thành ngữ…
VD: Điền vào chỗ trống
….. lửa tắt đèn
….. khóc mai cười
Không …. Mà đến
Giàu nhờ ….. sang nhờ vợ.
….. hẹn lại lên
Con hơn cha là ….. có phúc.
Làm ….. hai chủ.
Làm ….. ăn thiệt
P/S: Có nhiều ví dụ chưa có giải các bạn có thể gởi trả lời . 3 phần quà đặc biệt cho các bạn có đáp án đúng và nhanh nhất.

Damsan
19-11-2008, 10:54 AM
Mật Thư Dạng Hóa Chất
Mưc vô hình là thứ chất lỏng không màu dùng để viết mật thư. Khi khô đi, mực không để lại dấu vết gì trên trang giấy. Nguời nhận thư sẽ làm cho nét chữ hiện ra bằng cách nhúng tờ giấy vào nuớc, hơ lửa hoặc bôi hóa chất lên. Nét chữ có màu xanh, nâu, vàng, đỏ hoặc đen tùy theo mỗi thứ mực và thuốc hiện hình.
Duới đây là một số loại mực vô hình thong dụng và biện pháp làm cho nét chữ hiện rõ.


1.Nước trái cây (cam, đào, chanh, hành…) _ Hơ lửa
2. Nước đường _ Hơ lửa
3. Mật ong _ Hơ lửa
4. Giấm _ Hơ lửa
5. Sữa _ Hơ lửa
6. Phèn _ Hơ lửa
7. Sáp đèn cầy _ Hơ lửa
8. Nước Coca-cola _ Hơ lửa
9. Xà bông _Nhúng nước
10. Huyết thanh _Nhúng nước
11. Tinh bột (nước cơm, cháo lỏng, chè đậu…) _ Teiture d’iode (thuốc sát trùng có màu đỏ)
12. Nitrat chì (Pb(NO3)2) pha nuớc _ Sunfit natri (Na2SO3) pha nước
13. Sunfat sắt (FeSO4) pha nước _ Cacbonat natri (Na2CO3) pha nước
14. Sunfat đồng (CuSO4) pha nước
Có thể dùng 1 trong 3 chất sau:
Cacbonat natri (Na2CO3)
Hydrooxit amon (NH4OH)
Iodit natri (NaIO2)
15. Clorit coban (Co(ClO2)2 pha nước _Kali hexaxiano ferat K3 Fe(CN)6 pha nước

Trong bảng trên, 10 chất đầu tiên dễ kiếm và d6ẽ sử dụng nhất vào các buổi trại. Chìa khóa cho loại Mật Thư này là 1 câu nói ám chỉ nước hoặc lửa.
Ví dụ:
• Nếu cần giải với “nước” thì người ta dùng các loại sau:
1. Hãy tắm rửa tôi cho thật sạch
2. Tôi khát quá! Cho tôi uống nước
3. Nước là chất lỏng cần thiết cho cuộc sống
…..
• Nếu cần giải với “lửa” thì nguời ta dùng các loại sau:
1. Tôi lạnh quá! Hãy sười ấm cho tôi
2. Nếu có lửa, lòai người sẽ làm chúa tể muôn loài
3. Diêm quẹt đâu?