...***Wjndy_kemvani***...
19-11-2008, 01:31 PM
hôm nay pé Sữa xjn mời các bạn tìm hiễu về 1 số tôn giáo ở nước ta nhé ! , từ xưa đến nay nhân dân ta có tục lệ thờ kính các ông bà tổ tiên đã wa đời ! và đó cũng dc xem như là 1 đạo giáo , và " đạo Ông Bà " dc ra đời
:53::53::53:****:53::53::53:****:53::53::53:****:53::53::53:*****:53::53::53:****:53::53:
I. ĐẠo Ông Bà
Trước hết, chữ “Đạo” ở đây chỉ dùng theo thói quen, đạo ông bà thật ra không phải là một tôn giáo. Chẳng có giáo chủ, chẳng có giáo điều, chẳng có hàng tư tế. Đây chỉ là tinh thần gắn bó với tổ tiên, lòng biết ơn lớp người đi trước, sự gắn bó giữa các thế hệ, bảo vệ gia sản chung, cách nhắc nhở nguồn gốc của mỗi người. Vì thế mà mọi người Việt Nam dù có tôn giáo hay không, tôn giáo này hay tôn giáo khác vẫn phụng thờ tổ tiên.
1. Cơ sở sự phụng thờ tổ tiên theo người xưa
a. Chết là thể phách, linh hồn vẫn còn sống.
b. Cây có cội, nước có nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, không có ông bà thì không có cha mẹ, không có cha mẹ thì không có mình.
c. Linh hồn người chết vẫn lẩn quẩn nơi bàn thờ để gần gũi con cháu.
d. Sự tử như sự sinh (Khi sống hiếu thảo với cha mẹ, thì khi các ngài chết, con cái cũng phải thảo hiếu).
e. “Dương sao âm vậy” nghĩa là cõi trần làm sao thì cõi người chết cũng vậy. Có lẽ vì thế mà người lương đốt vàng mã, quần áo nhà cửa…
f. Người sống khi làm việc, sinh sống phải suy nghĩ đắn đo để khỏi làm tủi lòng người khuất bóng.
2. Những dịp cần báo cáo lên gia tiên
- Sanh con, con đầy tháng, đầy năm.
- Con cái đi học, đi thi, thi đậu.
- Dựng vợ gả chồng cho con.
- Thăng chức, được khen thưởng…
- Xây nhà mới.
- Khi gia đình có chuyện buồn, buôn bán thua lỗ, người đi xa, người chết…
3. Của lễ dâng tổ tiên
Nước lạnh, trầu cau, rượu, hoa trái, nhang, xôi, cỗ mặn.
4. Cách cử hành nghi thức
Bàn thờ đốt đèn nhang, chủ nhà lễ, xá lạy. Sau đó các người khác trong nhà lần lượt xá.
Cách tôn kính tổ tiên của chúng ta chịu ảnh hưởng sâu đậm của người Trung Hoa xưa. Hai cuốn Gia Lễ của Chu Huy, Thọ Mai, Gia Lễ của Hồ Gia Tân có ảnh hưởng sâu xa trong cách biểu lộ chữ hiếu với tổ tiên của người Việt Nam xưa và nay.
Lộng hình tổ tiên được biểu lộ một cách tỉ mỉ qua tang lễ, từ lúc hấp hối cho tới lúc chôn có không biết bao nhiêu nghi thức.
Ngày kỵ giỗ, cách săn sóc phần mộ tổ tiên, nhà thờ tổ… tất cả đều có nghi thức (xem thờ phụng tổ tiên, tín ngưỡng Việt Nam , từ trang 22-27).
5. Đạo Công giáo với vấn đề tôn kính tổ tiên hôm nay
Có thời người ta chỉ trích rất nhiều về lòng bất hiếu với tổ tiên của người Công giáo Việt Nam . Thú thực chúng ta chẳng bao giờ quên tổ tiên, nhưng thay vì cúng, chúng ta xin lễ, cầu nguyện. Vấn đề cấm không cho giáo dân tham dự lễ cúng ông bà, cha mẹ, quả thật có gây nên sự hiểu lầm. Nhưng ngày 20-10-1964 , Tòa Thánh đã cho phép áp dụng huấn thị Plane Compertum Est ở Việt Nam . Huấn thị này cho phép người Trung Hoa được phép tham dự các nghi lễ ông bà, lễ Đức Khổng, lễ anh hùng dân tộc…
Ngày 14-6-1965 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã cho phép giáo dân tham dự những nghi lễ tỏ lòng hiếu thảo với người quá cố, với tổ tiên, như vái lạy, lập bàn thờ tổ tiên, dùng nhang… một cách chủ động (Xem Phụ lục).
Huấn thị cũng cho phép vái lạy thi hài người quá cố, đốt hương theo phong tục địa phương.
Giáo dân được tham dự các nghi lễ kính các vị có công với đất nước, các vị thành hoàng.
Dĩ nhiên tránh những gì mê tín rõ ràng như đốt vàng mã…
Nói tóm lại, người Việt kính tổ tiên vì chữ hiếu, vì lòng biết ơn sinh thành, dưỡng dục của người đã sinh ra mình. Đạo hiếu này tạo ra tình yêu nước, yêu đồng bào, người có đạo cần làm cho kẻ khác hiểu sự quí mến tổ tiên của mình, lòng trọng kính nhớ ơn cha mẹ, lòng yêu đất nước cụ thể của mình. Dĩ nhiên chúng ta không làm những gì rõ ràng mê tín và chúng ta không thể bỏ việc cầu nguyện, xin lễ cho ông bà, nhất là những dịp giỗ, tết
:53::53::53:****:53::53::53:****:53::53::53:****:53::53::53:*****:53::53::53:****:53::53:
I. ĐẠo Ông Bà
Trước hết, chữ “Đạo” ở đây chỉ dùng theo thói quen, đạo ông bà thật ra không phải là một tôn giáo. Chẳng có giáo chủ, chẳng có giáo điều, chẳng có hàng tư tế. Đây chỉ là tinh thần gắn bó với tổ tiên, lòng biết ơn lớp người đi trước, sự gắn bó giữa các thế hệ, bảo vệ gia sản chung, cách nhắc nhở nguồn gốc của mỗi người. Vì thế mà mọi người Việt Nam dù có tôn giáo hay không, tôn giáo này hay tôn giáo khác vẫn phụng thờ tổ tiên.
1. Cơ sở sự phụng thờ tổ tiên theo người xưa
a. Chết là thể phách, linh hồn vẫn còn sống.
b. Cây có cội, nước có nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, không có ông bà thì không có cha mẹ, không có cha mẹ thì không có mình.
c. Linh hồn người chết vẫn lẩn quẩn nơi bàn thờ để gần gũi con cháu.
d. Sự tử như sự sinh (Khi sống hiếu thảo với cha mẹ, thì khi các ngài chết, con cái cũng phải thảo hiếu).
e. “Dương sao âm vậy” nghĩa là cõi trần làm sao thì cõi người chết cũng vậy. Có lẽ vì thế mà người lương đốt vàng mã, quần áo nhà cửa…
f. Người sống khi làm việc, sinh sống phải suy nghĩ đắn đo để khỏi làm tủi lòng người khuất bóng.
2. Những dịp cần báo cáo lên gia tiên
- Sanh con, con đầy tháng, đầy năm.
- Con cái đi học, đi thi, thi đậu.
- Dựng vợ gả chồng cho con.
- Thăng chức, được khen thưởng…
- Xây nhà mới.
- Khi gia đình có chuyện buồn, buôn bán thua lỗ, người đi xa, người chết…
3. Của lễ dâng tổ tiên
Nước lạnh, trầu cau, rượu, hoa trái, nhang, xôi, cỗ mặn.
4. Cách cử hành nghi thức
Bàn thờ đốt đèn nhang, chủ nhà lễ, xá lạy. Sau đó các người khác trong nhà lần lượt xá.
Cách tôn kính tổ tiên của chúng ta chịu ảnh hưởng sâu đậm của người Trung Hoa xưa. Hai cuốn Gia Lễ của Chu Huy, Thọ Mai, Gia Lễ của Hồ Gia Tân có ảnh hưởng sâu xa trong cách biểu lộ chữ hiếu với tổ tiên của người Việt Nam xưa và nay.
Lộng hình tổ tiên được biểu lộ một cách tỉ mỉ qua tang lễ, từ lúc hấp hối cho tới lúc chôn có không biết bao nhiêu nghi thức.
Ngày kỵ giỗ, cách săn sóc phần mộ tổ tiên, nhà thờ tổ… tất cả đều có nghi thức (xem thờ phụng tổ tiên, tín ngưỡng Việt Nam , từ trang 22-27).
5. Đạo Công giáo với vấn đề tôn kính tổ tiên hôm nay
Có thời người ta chỉ trích rất nhiều về lòng bất hiếu với tổ tiên của người Công giáo Việt Nam . Thú thực chúng ta chẳng bao giờ quên tổ tiên, nhưng thay vì cúng, chúng ta xin lễ, cầu nguyện. Vấn đề cấm không cho giáo dân tham dự lễ cúng ông bà, cha mẹ, quả thật có gây nên sự hiểu lầm. Nhưng ngày 20-10-1964 , Tòa Thánh đã cho phép áp dụng huấn thị Plane Compertum Est ở Việt Nam . Huấn thị này cho phép người Trung Hoa được phép tham dự các nghi lễ ông bà, lễ Đức Khổng, lễ anh hùng dân tộc…
Ngày 14-6-1965 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã cho phép giáo dân tham dự những nghi lễ tỏ lòng hiếu thảo với người quá cố, với tổ tiên, như vái lạy, lập bàn thờ tổ tiên, dùng nhang… một cách chủ động (Xem Phụ lục).
Huấn thị cũng cho phép vái lạy thi hài người quá cố, đốt hương theo phong tục địa phương.
Giáo dân được tham dự các nghi lễ kính các vị có công với đất nước, các vị thành hoàng.
Dĩ nhiên tránh những gì mê tín rõ ràng như đốt vàng mã…
Nói tóm lại, người Việt kính tổ tiên vì chữ hiếu, vì lòng biết ơn sinh thành, dưỡng dục của người đã sinh ra mình. Đạo hiếu này tạo ra tình yêu nước, yêu đồng bào, người có đạo cần làm cho kẻ khác hiểu sự quí mến tổ tiên của mình, lòng trọng kính nhớ ơn cha mẹ, lòng yêu đất nước cụ thể của mình. Dĩ nhiên chúng ta không làm những gì rõ ràng mê tín và chúng ta không thể bỏ việc cầu nguyện, xin lễ cho ông bà, nhất là những dịp giỗ, tết