PDA

View Full Version : Trời cho ... trò chơi đây



Damsan
26-11-2008, 09:51 AM
BONG BÓNG
Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.
Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.
THỔI NẾN
Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến của bạn mình.
UỐNG NƯỚC
Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.
Ai uống xong trước là thắng.

KỂ CHUYỆN
Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì bị loại.
PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.
RƯỚC ĐUỐC
Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG
Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
THI GIỌNG NÓI
Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con...
Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Các khán giả quan sát và cho điểm.
LÀM MẶT NẠ
Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI
Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
THI NHẢY LỬA
Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG
Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN
Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
THI LÀM MŨ NÓN
Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.
Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng...
Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.
VẬT KỲ LẠ
Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người gánh hàng...).
Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà thưởng.
HOẠT CẢNH NGẮN
Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.
Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được tinh thần đề tài.
VD: Trần Quốc Toản ra quân.
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.
Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày...
Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.
DỰNG MỘT HOẠT CẢNH THEO MỘT SỐ TỪ CHO TRƯỚC
Người điều khiển đưa ra các từ: bộ đội, dân quân, máy bay, tù binh.
Mỗi đội chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà 4 từ đó gợi nên.
VD: Bộ đội hành quân qua đồng trống phải thực hiện các thao tác quân sự như: lăn, lê, bò, toài.
Dân quân chiến đấu bắn rơi tàu bay Mỹ.
Bộ đội và dân quân phối hợp chiến đấu, giải phóng Điện Biên, bắt sống tướng ĐờCát.
Đội chơi nào dàn dựng tốt, có sáng tạo, gây ảnh hưởng tốt cho người xem là đội chiến thắng.
ĐỐT LỬA THI
Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.
Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.
Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.
Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.
CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC
Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba... cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.
Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.
Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.
Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.
NGƯỜI CÂM
Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người, người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.
BỊT MẮT
Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.
BÓNG BAY
Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện... Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ bị loại.
BÓNG CHUYỀN
Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.
CHIẾC NÓN
Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay mũ bằng khăn tay).
Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.
Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.
Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.
Ai làm sai sẽ bị phạt.
CỨU NGUY
Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến, khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa...). Đội nào qua được là thắng

Damsan
26-11-2008, 09:56 AM
Trò chơi Đứng, ngồi, nằm (http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=1200)


Tạo không khí vui vẻ trong sinh hoạt, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.


Nội dung: Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu
Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô : Khò
Cách chơi:

Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.


Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai ( hô một đằng làm một nèo).


Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
Phạm luật: Những trường hợp sau phải chịu phạt

Làm động tác sai với lời hô của quản trò


Không nhìn vào quản trò.


Làm chậm, làm không rõ động tác.
Chú ý:

Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.


Quản trò dùng những từ khác để " lừa" người chơi như tiến, lùi, khò.... tạo không khí.

Damsan
26-11-2008, 09:57 AM
Trò chơi đổ nước chai được tổ chức ở các nơi hội trại, hội thi... giúp các đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể , khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.



Số lượng: tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
Nội dung: các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
Cách chơi:

Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng ở các đội bằng nhau.


Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn


Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.


Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3.... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.


So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó sẽ thắng.
Dụng cụ chơi:

Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.


Thìa múc nước


Chậu đựng nước.
Luật chơi:

Phải đưa thìa ở vạch xuất phát


Dùng chai và thìa giống nhau


Không bóp méo thìa


Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
Chú ý:

Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.


Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.


Trò chơi Bắt cá (http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=1196)


Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹn, tạo không khí vui vẻ trong học tập.


Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung: Quản trò quy định người bắt cá và cá
Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:

Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
Khi nghe tiếng còi ( hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thóat ra ngòai.
Luật chơi:

Cá nào bị bắt là thua.
Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý: tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.

Damsan
26-11-2008, 09:58 AM
Nhóm trò chơi tìm bạn (http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=1509)


Gồm các nhóm trò chơi: Mũi tên của thần Cupid, nỗi hai bờ yêu thương, tâm đầu ý hợp, sắc màu tình yêu, nói thay lời yêu, bến bờ hạnh phúc, điều kỳ diệu của trái tim ...

1. MŨI TÊN CỦA THẦN CUPID:
Người chơi dùng cung tên bắn lên những trái tim được treo ở phía trên, mỗi lần bắn chỉ được bắn một trái, làm sao cho trái tim rớt xuống để ghép thành chữ LOVE, trong thời gian 2 phút. ( lưu ý mỗi trái tim là một chữ cái)

2. NỐI HAI BỜ YÊU THƯƠNG:
Hai người nam và nữ đứng đối diện với nhau nhưng cách nhau khoảng 2m. Khi có hiệu lệnh mỗi người di chuyển phân nữa trái tim vượt qua các chướng ngại vật, để nối lại thành một trái tim có kích thước lớn trong thời gian 2 phút

3. TÂM ĐẦU Ý HỢP: Hai đội thi đối kháng với nhau
Hai người nam và nữ sẽ cùng tìm những hộp sữa có cùng màu với nhau, hai người bị ngăn cách nhau bằng một cái kệ, lần lượt người nam tìm được hộp màu cau thì bắt buộc người nữ cũng phải để hộp cùng màu kế bên cạnh, một lần chỉ được cầm một hộp đặt lên kệ. Trong thời gian 2 phút cặp nào có đôi hộp sữa giống nhau nhiều hơn thì chiến thắng.

4. SẮC MÀU TÌNH YÊU:
Người nam sẽ trượt patin qua bên kia để ngậm một bông hồng về tặng cho người nữ (lưu ý trên đường trượt sẽ có những thanh chắn ngang người chơi phải chui qua những thanh chắn, nếu làm rớt những thanh chắn thì xem như bị loại)

5. NÓI THAY LỜI YÊU:
Người chơi sẽ nhìn thấy 10 câu nói thể hiện lời yêu thương, người chơi quyết định chọn một câu duy nhất. Sau đó sẽ đến 10 ống trụ, mỗi ống trụ có đựng 10 trái banh, trên mỗi trái banh là một vần đã được dán sẵn. Chia 10 ống trụ cho 2 người, mỗi người 5 ống. Người chơi sẽ lấy từng trái banh phía dưới ống trụ sau đó thả lại trong ống tru, tính toán làm sao để cả hai người sẽ cùng ráp thành 1 câu nói yêu thương nằm hàng ngang trên 10 ống trụ. Thời gian là 4 phút.

6. BẾN BỜ HẠNH PHÚC:
Bạn nữ sẽ đứng trên một cái bục dùng còi thổi để hướng dẫn cho bạn nam bị bịt mắt vượt qua mê cung, để đi đến chỗ bạn nữ trong thời gian 6 phút. Lưu ý cứ sau hai phút là mê cung sẽ quay 180 độ theo chiều kim đồng hồ. Vì thế hai bạn cần phải thỏa thuận với nhau thật chính xác (vd: thổi 1 tiếng còi là đi lên, 2 tiếng còi là sang trái, 3 tiếng còi là sang phải, thổi 1 hơi dài là lùi lại, đó là tùy hai bạn thỏa thuận với nhau)

7. ĐIỀU KỲ DIỆU CỦA TRÁI TIM:
Bạn nam sẽ leo lên một cái bục tròn cao 2m (dùng dây leo lên, hoặc làm bật thanh leo lên) để mở 1 trái tim đã được đặt sẵn phía trên bục, trái tim được đóng lại bằng một ổ khóa có số, người nam phải nói xuống phía dưới đất để bạn nữ tìm cho được chiếc chìa khóa có số tương ứng với ổ khóa, bạn nữ tìm được chìa khóa rồi thì đứng dưới đất quăng lên trên bục, để bạn nam mở trái tim lấy ra một chiếc hộp có số tương ứng với chìa khóa trong thời gian 2 phút

Damsan
26-11-2008, 10:09 AM
GIẢI ĐÁP ĐỒNG DAO
Mỗi đội (1 nam, 1 nữ sẽ bị cột chân lại thành 2 người 3 chân), khi có hiệu lệnh hai người sẽ cùng chạy trên 1 đoạn phao để qua được bờ bên kia, sau đó thì tháo dây buộc ra, người nữ sẽ đi qua bên trái để bóc 1 bài đồng dao và phải học thuộc lòng. Trong lúc đó người nam sẽ chạy qua bên phải và đi ra cầu kiều để bứt 1 tờ giấy được treo trên đỉnh cầu kiều, đó là 1 hoặc 2 câu đầu của 1 bài đồng dao, bạn nam phải đọc hoàn tất bài đồng dao đó. Sau khi bạn nam đọc xong thì bạn nữ cũng phải đọc hoàn tất bài đồng dao của mình (lưu ý bài đồng dao của bạn nữ sẽ dài và khó hơn của bạn nam). Từng đội thi lần lượt, một bài đồng dao hoàn tất các bạn sẽ được 5 điểm, thời gian của trò chơi là 3 phút
Chuẩn Bị
dây cột chân
1 đoạn phao bắt qua sông
20 bài đồng dao
1 cây cầu kiều bắt ra ngoài bờ sông

MÚA LÂN TRANH KỲ
Cả đội nối lại với nhau thành 1 đội lân, người đầu tiên sẽ đội đầu lân, người cuối cùng sẽ cắm phía sau lưng 1 lá cờ, khi có hiệu lệnh xuất phát, cả đội sẽ tiến về phía có cây trụ ( lưu ý trong quá trình di chuyển, không được làm rớt hoặc mất cờ ), 1 người sẽ mang đầu lân và leo lên đỉnh của cây trụ để lấy lá cờ đã cắm sẵn trên đỉnh, những người còn lại sẽ đứng vịn vào cây trụ để không bị ngã. Hai đội thi cùng một lúc trong quá trình di chuyển có quyền giật cờ phía sau lưng của đội bạn để được cộng thêm điểm. Sau 4 phút đội nào hoàn thành trước là chiến thắng.
Chuẩn bị

2 cây trụ cao 4m đã cắm cờ sẵn ở trên đỉnh
2 bộ đồ lân cho hai đội

2 lá cờ


BÓP BÓNG BẮT VỊT
Mỗi đội (1 nam, 1 nữ) ngồi vào trong một cái thúng, chèo ra giữa sông, ở đó có rất nhiều bong bóng nhiệm vụ của hai người chơi là tìm mọi cách để bóp bể bóng của đội mình (VD: đội A bong bóng màu xanh, bội B bong bóng màu đỏ), sau khi bóp bể bóng thì sẽ chèo về phía có các chú vịt, bắt 1 chú vịt để vào trong thúng và nhanh chóng bơi trở lại bờ. Hai đội thi đối kháng với nhau, đội nào về đến bờ trước là thắng.
Chuẩn bị


thúng và tay chèo
bong bóng được treo ở dưới nước
vịt và rào chắn

ĐI CẦU KHỈ ĐẬP HEO ĐẤT
Mỗi đội (1 nam, 1 nữ), đi qua một cây cầu khỉ, người nam sẽ bị bịt mắt lại từ khi xuất phát và được người nữ hướng dẫn đi qua cầu tới một mức qui định, sau đó người nam phải tự mình đi về hướng có treo heo đất và đập bể heo đất ( người nữ đứng tại mức qui định hướng dẫn cho người nam), sau đó đến cặp kế tiếp. Mỗi con heo bị bể được tính 5 điểm. Thời gian qui định là 4 phút, mỗi lần thi là một đội.
Chuẩn bị


cây cầu khỉ có tay vịn dài 3m, bắt qua sông
khăn bịt mắt
chạc ba treo heo đất
heo đất
mức qui định

Damsan
26-11-2008, 10:11 AM
Nhóm trò chơi dân gian đòi hỏi sự khéo léo (http://www.nvhtn.org.vn/tintuc.php?id=1518)


Gồm các nhóm trò chơi như: Đi cầu khỉ câu cá, Ném vòng cổ vịt lẫn ném vòng cổ chai, Xỏ xâu đồng màu, Uống phải biết cách, Bịt mắt đập niêu, Tải nước về nhà, Đi gáo dừa uống nước...


1) Đi cầu khỉ câu cá: (cá có thể thay bằng chai hoặc lon bia)
Luật chơi :Người chơi sẽ đứng trên cầu khỉ, dùng cần câu để câu chai hoặc lon bia được thả xuống hồ nước. Mỗi lượt sẽ có 2 người chơi ,sau 2 phút ai câu nhiều sản phẩm sẽ thắng.
2) Ném vòng cổ vịt lẫn ném vòng cổ chai:
Luật chơi :Dùng chai có kích thước lớn cho cố định ở 1 chỗ, bỏ vào 2 hoặc 3 chú vịt , người nào ném vòng vào cổ vịt, hoặc cổ chai đều thắng và nhận quà.
3) Xỏ xâu đồng màu:
Luật chơi :Trong 1 đống nút khoén có nhiều loại, tìm ra những nút khoén nào đồng màu thì xỏ thành xâu. Trong 3 phút người nào xỏ nhiều nhất là thắng.
4) Uống phải biết cách:
Luật chơi : Hai người thi đối kháng với nhau, người chơi sẽ di chuyển trên 1 đôi dép lớn, trong lúc di chuyển phải cầm 1 cái mâm, trên cái mâm có 1 lon bia và 1 cái ly có đá. Phải làm sao di chuyển từ vạch xuất phát đến đích, người chơi phải uống hết bia trên mâm. Về đến đích sẽ lắc ly không. Người nào về đến đích trước là thắng.
5) Bịt mắt đập niêu:
Luật chơi :Người chơi sẽ bị bịt mắt và di chuyển đến vị trí niêu treo sẵn và dùng cây đập sao cho bể niêu thì giành được chiến thắng.
6) Tải nước về nhà:
Luật chơi :Hai người ngồi trên xe đạp, vượt qua chướng ngại vật để chở sản phẩm về đến đích, người ngồi sau sẽ dùng quang gánh để gánh sản phẩm và ngồi phíasau xe đạp. Đến đích đội nào gánh được nhiều sản phẩm sẽ thắng cuộc.
7) Đi gáo dừa uống nước:
Luật chơi :Người chơi sẽ đi trên gáo dừa, vượt qua 1 khu vực có treo nhiều chai và lon nước ,người chơi phải làm sao dùng miệng để lấy được 1 chai hoặc lon ở phía trên đầu. Ai về đến đích trước sẽ thắng cuộc

Damsan
27-11-2008, 10:11 AM
Dàn nhạc giao hưởng

* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất 7 đội)
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa …). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng)

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …
-----------------------------------------
Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng
-----------------------------------------
Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: (nhiều nội dung)
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10)
-----------------------------------------------
Hát giao duyên

* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ …) là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau
------------------------------------------
Cùng sở thích

* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …

Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC

Damsan
29-11-2008, 09:33 AM
1. Bắt cá:
Số lượng: Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
Nội dung:
Quản trò quy định người bắt cá và cá.
- Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
- Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
Cách chơi:
- Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của người bắt.
- Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
Luật chơi:
- Cá nào bị bắt là thua.
- Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
- Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
Chú ý:
Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội. Khi thi đấu các đội sẽ ngồi theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước, hai tay của người ngồi trước nắm lấy chân của ngồi sau. khi nghe lệnh xuất phát , các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên thắng cuộc và được vào vòng trong.
Luật chơi: các đội phải giữ nguyên hàng như đã sắp trong suốt quá trình đua, đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại .

2.Con tàu tìm báu vật

Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội
Mỗi đội đứng xếp thành một hàng dọc để làm thành những đoàn tàu, tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm thuyền trưởng tàu. Mỗi đội được qui định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, cái nón … để cách xa các đội 30-50m . Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
Ví dụ: nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái ,nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải, nếu trưởng tàu đập lên cả hai vai thì tàu đứng yên. Người nào nhận được ám hiệu xong thì chuyển tín hiệu cho người đứng trước mình theo cách tương tự tàu sẽ di chuyển . Tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó sẽ thắng.
Luật chơi: không dùng lời nói để điều khiển ai vi phạm sẽ bị loại khỏi vòng thi đấu.

3. Chuyển thun trên lưng ngựa

Chuẩn bị : tăm tre , thun.
Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 20 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 03 đội, một người cõng một người, người được cõng sẽ ngậm một tăm tre, quản trò cấp 10 cọng thun cho cặp đứng đầu của các đội, khi có hiệu lệnh, cặp thứ hai dùng tăm tre lấy thun từ cặp thứ nhất và chuyển cho cặp đứng sau, mỗi lần chỉ được lấy 1 cọng thun, cứ thế chuyền thun đến cặp cuối cùng, khi nào người cuối cùng nhận hết 10 cọng thun trước thì thắng.

4. Đổ nước vào chai

Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội, 10 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 06 đội, phía trước mỗi đội cách 4 - 6m có đặt những cái chai không có nước, người chơi mỗi đội xếp thành một hàng dọc và lần lược từng người sẽ chuyển nước bằng tay không từ vạch xuất phát chứa đi đổ vào chai, khi người thứ nhất vừa đổ nước vào chai xong thì người thứ hai sẽ tiếp tục thực hiện trò chơi, hết 3 phút thì kết thúc và kiểm tra đội nào nhiều nước hơn thì thắng.
Chuẩn bị : chai không, nước, thau đựng nước.

5. Gieo sỏi

Cách chơi: người chơi được chia thành nhiều đội xếp thành những hàng dọc, để bong bóng chưa thổi cách vạch xuất phát 5-7m, mỗi người chơi cầm sẵn trên tay số sỏi theo qui định, khi có lệnh của người quản trò từng người sẽ chạy đến bỏ sỏi vào bong bóng, sau đó chạy về, người thứ hai tiếp tục, cứ thế hết thời gian qui định đội nào có số sỏi bỏ vào trong bong bóng nhiều nhất thì sẽ thắng.
Luật chơi: số người chơi của mỗi đội là như nhau.

6. Cưỡi xe đạp ném bóng

Cách chơi: Mỗi chi đoàn một đội gồm 4 người. Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội. Khi có lệnh của người quản trò thì người thứ nhất của đội 1 cưỡi xe đạp và trên tay cầm một quả bóng nhỏ, khi chạy được một đoạn thì bên đường chạy có để một vòng tròn buộc người chơi phải ném vào vòng tròn đó (bóng được ném vào sẽ tính 1 điểm) và chạy về đích. Khi đó người thứ hai của đội 1 có thể xuất phát và lần lượt cho đến hết đội 1, các đội có thể tiến hành cùng một lúc.
Luật chơi: Phải dùng xe đạp và dùng tay ném bóng vào vòng tròn, đội nào ném nhiều nhất sau một khoảng thời gian quy định sẽ thắng và được vào vòng trong.

Damsan
29-11-2008, 09:39 AM
TẠT BONG BÓNG

Xếp các đội thành hàng song song, với số em trong mỗi đội bằng nhau. Đưa cho em đứng đầu tiên của mỗi đội một bong bóng. Sau tiếng còi bắt đầu, em đầu tiên sẽ dùng tay vừa tạt bong bóng vừa chạy đến đích và ngược lại cho em kế tiếp. Em kế tiếp sẽ làm giống như vậy cho đến em cuối cùng. Đội làm xong trước thắng.

ĐÁ BONG BÓNG

Giống như trò chơi tạt bong bóng, thay vì dùng tay tạt bong bóng, các em sẽ dùng chân đá bong bóng đến đích và ngược lại cho em kế tiếp.

HÚC BONG BÓNG

Giống như trò chơi tạt bong bóng, các em sẽ dùng đầu húc bong bóng đến đích và ngược lại cho em kế tiếp.

NHẨY KẸP BONG BÓNG (KANGAROO)

Cho các đội xếp hàng dọc, mỗi đội cách nhau chừng 1 meter, số người của mỗi đội bằng nhau. Sau tiếng còi bắt đầu, các em đứng đầu sẽ dùng đầu gối nhấc bong bóng, đã được đặt trước mỗi em, và bắt đầu nhẩy đến đích. Sau khi đến đích, các em sẽ nhẩy trở lại và truyền bong bóng cho em kế tiếp. Em kế tiếp sẽ dùng đầu gối kẹp bong bóng và nhẩy tiếp tục. Đội nào xong trước thắng. Nếu đội nào làm bể bong bóng sẽ bị loạị Nếu em nào làm tuột bong bóng ra khỏi chân sẽ phải dùng đầu gối nhấc lên và tiếp tục nhẩy lại ở mức khởi hành.

CUỘC CHIẾN TRANH BONG BÓNG

Các em đứng thành vòng tròn, mỗi em mang một trái bong bóng ngang lưng. Sau tiếng còi bắt đầu, các em sẽ dùng hai tay vỗ (không đấm, đạp, tát...) bể bong bóng của các em khác. Nếu bong bóng của em nào bị bể, em đó bị loại ra.

ĐẠP BONG BÓNG

Giống như trò chơi trên; mỗi em mang một trái bong bóng ở mắt cá chân phải. Sau tiếng còi bắt đầu, mỗi em sẽ tìm cách đập bể bong bóng của các em khác trong khi giữ bong bóng của mình đừng bị đạp. Em cuối cùng còn bong bóng sẽ thắng. Đề tăng thêm hào hứng và ganh đua trong một nhóm lớn, xếp các em theo vòng tròn, đếm số từ 1 đến 5 hoặc 10 tùy theo số đông. Sau khi các em đã có số và đã mang bong bóng vào mắt cá chân, người điều khiển sẽ gọi bất cứ số nào; những em nào mang số được gọi sẽ vào giữa vòng tròn và bắt đầu tìm cách đập bong bóng của những em khác. Người điều khiển sẽ gọi các số thay phiên nhau em nào còn bong bóng cuối cùng sẽ thắng.

Damsan
29-11-2008, 09:48 AM
1. Đấu Gà
Số người chơi : Hai em đại diện cho hai phe.
Cách chơi: Hai em đứng trong vòng tròn đường kính 1,5 m (nhớ chỉ đứng một chân mà thôi). Hai tay nắm để sau lưng . chỉ được dùng đầu vai để đẩy địch thủ ra khỏi vòng. Ai bị đẩy ra khỏi vòng tròn là coi như bị thua cuộc.

2. Tìm Chiên Lạc
Số người chơi : Ba đội cử ra mỗi đội một người.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng xếp thành vòng tròn. Ba người được cử ra thì : một người làm chủ chiên, một người làm chiên lạc, và một người làm bò. Tất cả đều phải bịt mắt bằng khăn quàng, và chỉ có thể đi lại trong vòng tròn mà thôi. Người điều khiển thổi một tiếng còi thì bắt đầu chơi. Thỉnh thoảng con bò lại kêu “bò” và con chiên lại kêu “be” cho chủ chiên dễ tìm. Khi chủ chạm được chiên thì thắng cuộc, rủi đụng phải bò thì thua. Người ngoài nên giữ yên lặng và trật tự thì cuộc chơi mới vui.

3 . Thi mặc áo ngược
Số người chơi : Mỗi đội cử ra người (nếu là chơi cả đoàn) hoặc là các đội viên trong một đội chơi với nhau cũng được.
Cách chơi : Người điều khiển ra một hồi còi chuẩn bị, rồi sau một tiếng còi khởi hành là các người chơi phải làm sao cởi rất nhanh chiếc áo mình đang mặc xuôi, rồi mặc ngược lại, cài cúc chỉnh tề. Em nào xong trước và gọn gàng hơn cả thì thắng cuộc.
Trước khi ra hiệu còi khởi hành thì người điều khiển nên kiểm soát kỹ xem các em chơi có tháo một cúc nào chưa !

4 . Nhận người nhà
Số người chơi : Chừng 6 người mà thôi.
Cách chơi : Một trong các em chơi dùng khăn bịt mắt lại. Các em còn lại dùng khăn làm dấu : mỗi em làm một khác, hoặc quấn đầu, buộc cánh tay hay quàng vào cổ…Trước khi có còi cho hiệu chơi thì để em bịt mắt đứng xa những em làm dấu kia chừng 5m để quan sát trong vòng một phút, rồi bịt mắt lại. các em làm dấu thay đổi thứ tự để em bịt mắt khó kiếm ra. Sau tiếng còi khởi hành, em bịt mắt đi tìm người nhà. Rờ vào em nào trong số ngững em làm dấu mà nói đúng tên thì thắng cuộc, nói sai thì trừ đi một điểm.
Chú ý : Những người không chơi vây tròn những người chơi để cho người tìm người nhà khỏi đi quá xa.

5. Rót nước vào chai
Số người chơi : Mỗi đội cử ra một người.
Cách chơi : Có bao nhiêu người chơi thì lấy bấy nhiêu chai, buộc vào ngần ấy cái cột theo thứ tự. Những ai chơi thì bịt mắt lại, đứng cách hàng chai chừng 15m. sau tiếng còi thì những người chơi, tay cầm ấm nước, đi tìm chai để rót vào.
Ai rót nước vào chai đầy trước tiên là người thắng cuộc.

6. Thỏ cóc thi đua
Số người chơi : Chừng 6 người, 3 người làm thỏ, 3 người làm cóc.
Cách chơi : Vẽ hai mức song song và cách xa nhau chừng 20m, 3 thỏ đứng xen kẽ 3 cóc trên một mức, quay về mức bên kia, 3 cóc ngồi xổm.
Tiếng còi đầu là tiếng còi chuẩn bị, tiếng còi thứ hai là tiếng còi khởi hành. Sau mỗi tiếng còi của người điều khiển thì thỏ được phép bước một bước dài bao nhiêu có thể, trong khi đó thì cóc được nhảy hai bước dài bao nhiêu có thể, và cứ thế cho tới khi con nào về tới đích trước là con đó thắng cuộc.

7 . Mẫu hàng
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng thành một vòng tròn vây quanh người điều khiển. Sau mỗi lệnh của người điều khiển thì những người chơi phải làm sao thi hành thật lẹ và đúng.
Thí dụ : người điều khiển ra lệnh :
Kiếm mẫu hàng bằng cọng rơm dài 1 tấc, hoặc : kiếm mẫu hàng bằng lá gianh dài 15 ly…
Ai đưa về cho người điều khiển vừa sớm vừa đúng nhất thì kể là thắng cuộc.

8. Chim về tổ
Số người chơi : Mỗi đội cử ra một người.
Cách chơi : Vẽ hai mức, hoặc cho dễ thấy hơn thì những người không chơi đứng làm mức, hai mức này xa nhau chừng 30m.
Những người chơi đứng xếp hàng chuẩn bị, co một chân, hai tay để trên đầu. Khi có còi khởi hành, các con chim phải thi nhau cò về tới mức bên kia, rồi cò trở lại mức đã khởi hành. Chim nào về sớm nhất là chim thắng cuộc.



9.Tìm Số Nhà
Số người chơi : Chừng 5 người một lượt.
Cách chơi : Cắt cát tông làm 6 hình khác nhau. Trên 6 hình cát tông đó có ghi lần lượt 6 số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Những người chơi đứng xung quanh để quan sát kỹ 6 hình cát tông đó. Sau đó đi ra xa, cách nhưng hình cát tông đó 10 m. Người nào cũng phải dùng khăn quàng bịt mắt lại. Sau tiếng còi hiệu của người điều khiển, những người chơi tìm lại chỗ những hình cát tông đó, rờ kỹ và cầm một hình giơ cao, nói lớn số của nó. Nói đúng số của nó là được 1 điểm, nói sai thì phải trừ đi 1 điểm.

10. Bà cõng cháu
Số người chơi : Tất cả hay chừng 10 người .
cách chơi : Tất cả người chơi cũng như người không chơi đứng xếp thành vòng tròn.
Tiếng còi chuẩn bị : những ai chơi đều phải cúi mình, co một giò lên, Người bên cạnh gấp gọn khăn quàng, để trên lưng người chơi.
Tiếng còi khởi hành, những người chơi cò một chân vòng quanh vòng tròn người, làm sao đừng để cho khăn rơi xuống đất, rồi trở về chỗ mình. Ai về trước hết mà không rơi khăn thì thắng cuộc.

11 . Trao trả tù binh.
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được, nhưng với điều kiện số người chơi phải chẵn.
Cách chơi : Vẽ hai mức cách nhau chừng 1 m. những người chơi đứng xếp hai hàng trên hai mức và quay vào nhau đôi một, tất cả trong thế sẵn sàng.
Sau tiếng còi hiệu, người bên này trao cho người bên kia chiếc dép đang xỏ ở chân, người bên kia giơ chân đỡ chiếc dép và xỏ vào chân mình. Nhớ cả hai người không được phép bỏ chân xuống đất trong khi trao dép. Đôi nào trao xong trước hết và không sai luật thì kể là thắng cuộc.

12 . Thi ném xa
Số người chơi : Từng đội hay từng 10 người.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thẳng hàng ngang. Một tiếng còi chuẩn bị : tất cả vo viên chiếc khăn quàng của mình. Sau tiếng còi khởi hành, tất cả dùng hết sức mình mà ném chiếc khăn đi xa trước mặt. Ai ném xa nhất là người thắng cuộc.
Chú ý : Muốn cho công bằng thì nên lựa những người chơi ngang sức hoặc to lớn bằng nhau.

13 . Aùm sát
Số người chơi : Hai người một lượt.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi đứng hay ngồi thành vòng tròn, hai người chơi vào giữa vòng. Tiếng còi đầu cho phép hai xạ thủ chuẩn bị bằng cách buộc hay vo viên chiếc khăn quàng. Tiếng còi ra lệnh chơi: hai xạ thủ được phép ném vào đầu đối địch. Bên nào bị khăn trúng đầu thì kể là thất trận.
Nên nhớ : Trong khi chơi, hai xạ thủ chỉ được tránh né hay di động trong vòng người mà thôi. Đàng khác hai xạ thủ luôn phải xa nhau ít là 2m.


14. Thiện xạ
Số người chơi : Thi đua từng đội (số người nhiều bằng nhau).
Cách chơi : Mỗi đội cử một người chơi trong đợt đầu. Chồng 5 ống lon lên nhau. Mỗi người lần lượt dùng banh tennis đổ 5 ống lon một lượt thì được 1 điểm. Rồi lần lượt tới những người sau…đội nào được nhiều điểm hơn cả là đội đó thắng cuộc.

15. Săn thỏ
Số người chơi : Hai người một lần.
Cách chơi : Tất cả những người không chơi xếp thành vòng tròn. Một em làm thỏ và một làm người săn đuổi nhau. Cả hai đều phải đi trong vòng tròn và đi bằng 10 ngón chân, đi trong thế ngồi xổm. Khi nào người săn bắt được thỏ thì tất cả reo to lên một tiếng.

16. Phe đối lập.
Số người chơi : Trò chơi cho cả đoàn.
Cách chơi : Người điều khiển ra một lệnh gì thì mọi người phải làm ngược lại. thí dụ : người điều khiển nói đứng thì mọi người ngồi. Ai làm sai thì phải cò một vòng quanh cả đoàn.

17. Đặt tên.
Số người chơi : Trò chơi cho cả đoàn.
Cách chơi : Người điều khiển chỉ cái gì thì tất cả đều hô to tên cái ấy. Thí dụ : người điều khiển chỉ tóc, cái mũi…thì tất cả đều hô to cái tóc, cái mũi… Ai nói sai thì phải cò một vòng xung quanh đoàn.

18. Rụt Rè
Số người chơi : Thi đua hàng đội, mỗi đội cử ra hai người.
Cách chơi : Hai người trong mỗi đội dùng khăn thắt chặt hai khuỷu chân vào với nhau, hai tay để lên đầu. Nghe thấy hiệu còi hai người lo dìu nhau về tới đích sớm hết sức. Đội nào về trước là đội đó thắng.

19. Thầy bói.
Số người chơi : Chơi cho cả đoàn hay cả đội.
Cách chơi : Người làm thầy bói, bịt mắt đứng vào giữa vòng người. Những anh chị trưởng đụng vào người thầy bói. Thầy bói nói đúng tên người đụng thì người đó vào làm thầy bói thay. Nếu thầy bói nói không đúng thì cứ tiếp tục làm thầy bói.


20. Lạc đạn.
Số người chơi : Trò chơi cho từng đội.
Cách chơi : Tất cả mọi người ngồi xếp thành vòng tròn, sát cánh nhau. Người điều khiển tung trái banh vào giữa, trúng ai thì người đó bị loại. Nên nhớ trong khi chơi thì không ai được đứng dậy, chỉ có thể nghiêng mình tránh mà thôi.
21. Tiếng vọng
Số người chơi : Chơi cả đoàn hay cả đội.
Cách chơi : Người điều khiển nói lên một tiếng nào thì mọi người phải đáp lại một tiếng ngược nghĩa. Thí dụ : người điều khiển nói “ăn” thì mọi người phải đáp lại “xuống”. Ai nói sai thì tự động cò một vòng xung quanh những người chơi.

22. Du lịch trong trí.
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.
Cách chơi : Người điều khiển nói: chúng ta đi du lịch trên các sông Việt Nam, rồi chỉ ai là người đó phải xướng tên một con sông trên đất nước Việt Nam. Thí dụ: sông Hương, sông Cả, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn…

23. Vớt người chết.
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được.
Cách chơi : Khăn quàng để cách 1 m, mỗi người chơi đều đứng một chân, cách chiếc khăn 1 m, dùng chân kia kẹp lấy chiếc khăn. Ai kẹp được chiếc khăn trước là người thắng cuộc.

24. Trao quyền.
Số người chơi : Chừng 10 người với 5 cái mũ.
Cách chơi : Tất cả những người chơi đứng xếp thành hai hàng, người này cách người kia chừng 0,5m. hai hàng quay vào nhau, dùng đầu trao nhau mũ trên đầu mình. Trao đi rồi lại trao lại. đôi nào trao xong trước mà không bị rơi xuống đất thì tất cả những người đứng xung quanh cho một tràng pháo tay.

25. Mù dẫn mù.
Số người chơi : Cử ra hai em để chơi, tất cả những người không chơi ngồi xung quanh.
Cách chơi : Hai em chơi dùng khăn bịt mắt, nghe hiệu còi, dắt nhau tới rờ vào cái cọc cắm tại đích trong một thời gian nào đó. Nếu chưa tới giờ mà rờ được cái cột thì kể là thắng cuộc. Ngược lại nếu hết giờ mà chưa mó được cột thì người điều khiển thổi còi để chấm dứt để đổi cho phiên người khác.

26. Chuyền tay
Số người chơi : Bao nhiêu người cũng được ,
Cách chơi : Đứng xếp hai hàng quay mặt với nhau, người này đối diện với người kia, trong cùng một lúc, người này ném cho người đối diện một vật (quả bóng nhỏ chẳng hạn) và nhận một vật người đối diện ném cho. Ai không bắt được để vật rơi xuống đất là người đó thua.


27. Ha! Ha! Ha!
Tất cả xếp vòng tròn, người thứ nhất nói ha, người thứ hai nói ha ha, người thứ ba nói ha ha ha và cứ tiếp tục theo vòng tròn. Ai trong khi nói ha mà cười thì bị loại khỏi vòng, kẻ còn lại sau cùng là kẻ thắng cuộc.




28. Thức Tỉnh
Ngồi vòng tròn, quản trò có một chỗ, tất cả quay mặt vào trong. Bắt đầu từ quản trò, một chiếc đồng hồ reo được chuyền đi. Đồng hồ dứt đổ ở ai, người ấy bị loại. Vừa chuyền vừa hát bài “kìa con bướm vàng”. Ai còn lại cuối cùng sẽ thắng.

29. Rung mũi
Gọi một em ra nằm ngữa giữa sân, bạn đặt một đồng bạc cắc lên chóp mũi của em. Em cố gắng làm sao cho đồng bạc rơi xuống bằng cách cử động cái mũi. Cấm không được lắc đầu hoặc dùng tay.

30. Phù thuỷ- pho tượng.
Chia tất cả người chơi thành bốn nhóm, trong đó có một nhóm làm phù thuỷ. Phù thuỷ đuổi các người khác. Khi chạm vào ai thì người đó thành một pho tượng và phải đứng yên trong vị thế lúc bị chạm. Những pho tượng này sẽ không được cử động và chạy tiếp trừ khi đã được những đồng bạn khác cứu.

31. Phơi Quần.
Căng một sợi dây kẽm cách mức khởi hành chừng 10 mét. Và trao cho mỗi đội 3,4 bộ quần áo và 4,5 cái kẹp trong một cái túi có dây buộc. Nghe hiệu còi, người thứ nhất của mỗi đội đi phơi quần áo, chỉ được dùng một tay, kẹp lại đàng hoàng. Xong rồi trở về chỗ, người thứ hai lên cất quần áo vô bao và đem về cho người thứ ba lên phơi lại. Trò chơi cứ thế tiếp tục, đội nào xong trước thắng.

32. Vây tay
Hai em ngồi lưng kề lưng, chân duỗi ra, hai tay khoá ở đằng sau. Khi có lệnh, các em cố sao vật em kia ngã lăn bên tay trái hoặc phải chạm đất.

Damsan
29-11-2008, 09:56 AM
-Đường hiểm hóc:
Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.
Số người chơi:12 đến 40.
Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật. mấy bạn này đứng cách nhau độ 7,8 thước. Bạn đầu cuối lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.
Cách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước gặp bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.
Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.
Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.



2-Cướp cờ.

Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.
Số người chơi: 20 sắp lên
Vật liệu: 8 cây cờ
Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ , cắm theo hàng ngang đều nhau.
Cách chơi: Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chổ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc.



3-Cua bò:

Chỗ chơi: San hoặc phòng rộng
Số nguời chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.
Xếp đặt: Nẵm ngửa, mặt và bụng lên trời. Chống với 2 chân và 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi: Nghe còi lịnh, bò ngang với 2 chân 2 tay, ai đến sau cùng phải cõng người đầu tiên một vòng. nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.



4-Người què chơi bóng:
Chỗ chơi: Sân dài độ 20 thước
Số người chơi: 10-40
Vật liệu: Quả bóng tròn
Xếp đặt: Chia các bạn làm 2 phe cân sức. Trước khi chơi mỗi phe đứng ở một đầu sân đối diện nhau. Quản trò đứng giữa sân, ném quả bóng lên. Khi quả bóng rơi xuống đất rồi, bạn nào lượm được trước, ném về phía phe kia và cuộc chơi bắt đầu. Một bạn phe kia lượm quả bóng và ném trở lại. Phe này lại lượm bóng ném qua phe kia và cứ thế mà mà tục ném bóng qua lại. Trái bóng rơi xuống ở đâu thì phải đứng tại đó mà ném trở lại.
Mục đích cuộc chơi là làm thế nào liệng quả bóng đến đường đích của đối phương. Muốn thế phải lấn đất, mỗi lần ném bóng, khi phe A ném bóng qua phe B, và truớc khi bóng rơi xuống thì phe B có thể lấy tay và ngăn lại không cho đi sâu vào nội địa, nhưng không được chụp bóng, chỉ đập bóng với bàn tay thôi. Khi qủa bóng rơi xuống đất rồi thì có thể lấy chân chận lại để nó khỏi lăn xa.



5-Ai say ai tỉnh

Chỗ chơi: Sân rộng có một cây
Số người chơi 5-40
Vật liệu:Một vòng tròn đường kính 2 tấc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vàomột cành cây cách mặt đất độ 1 thước 50.
Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo.
Ai đưa được cách tay vào giữa vòng thì được 5 điểm. Nêú bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.



6-Người cụt đội nón

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
Số người chơi: 10-40.
Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dụng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón ên nghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi,chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình. đội nào làm xong trước thắng cuộc.



7-Gánh nước thi

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng
Số người chơi: 3-40 người
Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy
Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.
Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu mỗi hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay em thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại.
Đội nào chạy mau nhất và còn nước nhiều nhất được cuộc.



8. Mưa rơi :

Chỗ chơi : Trong hội trường, trong vòng tròn hoặc trên xe
Cách chơi : Vòng tròn chú ý theo người điều khiển. Người điều khiển đưa tay dưới thắt lưng vòng tròn vỗ tay nhẹ ( mưa nhỏ ). Người điều khiển đưa tay lên cao dần, vỗ tay to dần và nhanh lên dần. Khi người điều khiển đưa tay qua đầu vòng tròn, vỗ tay nhânh và lớn ( mưa lớn )
Chú ý : Người điều khiển có thể đưa tay lên cao hoặc xuống thấp nhiều lần, với tốc độ nhanh chậm khác nhau để tạo âm thanh hay.
Để gợi sự chú ý cho vòng tròn, người điều khiển có thể chia vòng tròn thành hai nhóm và thực hiện theo hay tay của người điều khiển.
Trò chơi cũng có thể biến dạng kết hợp tiếng reo theo quy ước. Mưa nhỏ là “ rì, rì...” và khi mưa lớn là “ u,u...” liên tưởng có gió lớn.



9. Ban nhạc hòa tấu :

Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm :
+ Nhóm 1 : Thực hiện tiếng trống “ Thùng thình “
+ Nhóm 2 : Thực hiện tiếng mỏ “ Tóc tóc “
+ Nhóm 3 : Thực hiện tiếng đàn “ Tùng tùng “
+ Nhóm 4 : Thực hiện tiếng chuông “ Keng keng “
Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công
Để trò chơi thêm hững thú, quản trò có thể điều khiển một lúc hay tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “ Hùm hùm ...” và trò chơi được tiếp tục.



10. Nhà báo tìm dũng sỹ

Vòng tròn cử một người là nhà báo và đi ra khởi vòng ( phòng ). Trong phòng cử một người khác là dũng sỹ. Cả vòng tròn ( phòng ) quan sát thật kỹ những đặc điểm của dũng sỹ.
Khi hay tin trong vòng ( phòng ) có một dũng sỹ, nhà báo được cử đến phỏng vấn. Nhà báo có thể hỏi trong vòng tròn ( từ 3 đến 10 câu ) tùy theo vòng tròn quy định. Câu hỏi của nhà báo chỉ có thể được là câu hỏi phủ định hay khẳng định. Ví dụ : Dũng sỹ là nam phải không ? Hoặc dũng sỹ có đeo khăn quàng phải không ? Nếu dũng sỹ là nam thì tất cả vòng tròn vỗ tay, nếu dũng sỹ là nữ thì vòng tròn im lặng lăc đầu. mọi thành viên không được nói, ai nói sẽ bị phạt vi phạm luật chơi. Sau khi hỏi đủ câu hỏi đã quy định sẽ chỉ dũng sỹ đang ngồi trong vòng tròn. Nếu chỉ đúng dũng sỹ đi ra ngoài và thay nhà báo, còn chỉ sai sẽ bị phạt hình phạt do tập thể quy định.



11. Tập tự chủ

Vòng tròn cử ra một người có khiếu để quản trò
Tất cả trong vòng đều im lặng, quản trò đến trước mặt một người trong vòng tròn và được làm 3 động tác thật hài hoặc một câu nói dí dỏm sao cho người đối diện mình phải cười. Người đối diện với người quản trò không được cười, nếu cười là vi phạm sẽ thay thế làm quản trò hoặc bị phạt.



12. Nhóm yêu thích

Quản trò chia vòng tròn thành 2 nhóm đến 4 nhóm.
Quản trò cho một mẫu tự và chỉ một nhóm, tức khắc nhóm bị chỉ phải đọc tên một tên tựa đề phiam hoặc tựa bài hát bắt đầu bằng mẫu tự đó.
Quản trò lại chỉ nhóm kế tiếp. nếu nhóm nào nói chậm hoặc nói lại tựa phim, tựa bài hát đã nói là bị xử thua.
Nên quy định tỷ số thắng bại. Trò chơi này còn có thể phát triển thêm các kiểu như sau :
a.Nói địa danh
b.Tên danh nhân, nhân vật lịch sử
c.Hoặc hát theo chủ đề : Những bài hát có chũ “ Mưa “, chữ “ Sông “...



13. Bảo vệ ngọn cờ vinh quang

Vật dụng : 01 cây cờ có cán
Số lượng : 20 - 30 người
Vòng tròn đếm từ số 1 đến hết. Mỗi người phải nhớ số của mình. Quản trò đứng giữa vòng tròn và hô to “ 11 “ vừa dứt tiếng gọi số, quản trò bỏ tay cầm cờ ra và cho rớt tự do, người mang số 11 chạy đến và giữ không cho lá cờ chạm đất. nếu để chạm đất là vi phạm luật chơi, bị phạt và trò chơi tiếp tục. Quản trò sẽ vào vị trí người số 11 và mang số 11.
Chú ý : Có thể thay thế số bằng tên tỉnh, thành phố, cây trái, hoa quả...

Damsan
05-01-2009, 10:46 AM
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifHát đếm số
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra
Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay
Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)
Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”
Quản trò đưa 2 ngón tay:
Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”
Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt



Đếm sao

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt
http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gif Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:
- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”
- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”
- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”
- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”
- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”
- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”
- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”
Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng
Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

Ba - Má - Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …

Trò chơi nơm cá

* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát

http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gif (http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=604)http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifhttp://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/web/tintuc/images/transparent.gifHát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: (nhiều nội dung)
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
- Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian

Tìm bạn
* Mục đích: tạo sự vui tươi, thân mật
* Số lượng: 30 -> 40 người, chia 2 đội Nam và Nữ
* Vật dụng: giấy rôky cắt hình trái tim
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng hội trường
* Vật dụng: cắt giấy hình trái tim, sau đó cắt trái tim làm 2 mảnh sao cho không đường cắt nào giống nhau, số lượng phụ thuộc người chơi

Cách chơi: phát một nửa trái tim đều cho Nam và Nữ (trên nửa của Nam ghi “Nếu”, còn bên Nữ ghi “Thì”. Sau khi nghe hiệu lệnh tất cả các đôi Nam, Nữ tìm nửa của mình ghép lại, đôi nào nhanh nhất sẽ được giải – sau đó lần lượt từng đôi đọc lên những câu viết của mình

Phản xạ nhanh
* Mục đích: tạo sự nhanh nhạy, phản xạ
* Địa điểm: trong phòng, …
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: cả tập thể

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái … với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy … Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi (khó hơn): quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên … Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng


Mưa rơi

* Mục đích: tạo không khí sinh động
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: ngoài sân, trong phòng
* Thời gian: 2 -> 3 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi trong phòng hoặc ngoài sân. Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt

Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói

Damsan
30-01-2009, 11:24 AM
Xin gởi tiếp một vài trò chơi nữa ... hy vọng sẽ giúp các anh chị, các bạn có thêm những trò chơi để làm hành trang trên con đường phục vụ

Tôi bảo:
Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.

Bắn tàu:
(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại.

Truyền Điện
Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút

Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)

Hột vịt lộn

Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi
Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).

. Bà Ba đi chợ
Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác)
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ ...

Bạn ơi hãy làm
Quản trò: Bạn ơi hãy làm
Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện)

Giặt áo, giặt quần
Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất cả cùng hô:
"Giặt áo giặt quần
Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại)
Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú: mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía tay phải của mình) Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng mặt thì thôi.

Bắn tên:
Tất cả ngồi thành vòng tròn.

Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B.

Vòng tròn hô: Một hai, một hai

B: B bắn C

Vòng tròn: Một hai

C: C bắn D

Vòng tròn: Một hai
...

trò chơi càng lúc càng nhanh.

Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình.

Làm chậm sau một động tác:
Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.

Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp.

Cá bơi:

Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò)

Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt)


Vòng tròn: Nước đây, nước đây.

Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước)

Vòng tròn: Cá đây, cá đây.

Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi)

Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...

Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)

Vòng tròn: Chiếu

Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước)

Vòng tròn: Bùm

Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm

Chanh chua, cua kẹp:
Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.

Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.

Muỗi bay:
Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại)
Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".
Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).

Sóng biển:
Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây.
Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn)
(lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo)
Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.
Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóngVòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )

Bỏ khăn:
Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ.

Tìm nhạc trưởng:
Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn.

Ta là Vua:
Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ".
Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình.
Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua

Bội số của Bảy:
Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).
Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:
A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...
Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.
Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...
Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị phạt ráng chịu

Trí nhớ dai:
Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như trong các loại thú, các loại hoa,...)
Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào một vật khác cùng chủ đề.
Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...
Phạt: như trò Bội số 7
Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.

Tàu điện:
Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị ra giữa vòng tròn chịu phạt.

Tôi cần:
Quản trò: tôi cần, tôi cần.
Vòng tròn: Cần gì, cần gì.
Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo.

Trồng cây:
Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt>
Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)
Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,...
Vòng tròn hô theo:
Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,...
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)
Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)

Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):
Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.
(thay vì dậm chân thì Quản trò dơ tay cao hoặc thấp: nếu dơ tay thấp thì Vòng tròn vỗ tay chậm rãi, Quản trò giơ tay cao hơn thì Vòng tròn vỗ tay nhanh và mạnh hơn.)

Bão thổi:
Quản trò: Bão thổi, bảo thổi
Vòng tròn: Thổi ai, thổi ai
Quản trò: (hô một câu lệnh, ví dụ: thổi nam không được đứng gần nam,...)
Vòng tròn: (làm theo lời Quản trò nói)

Đoàn kết (hay Dính chùm):
(trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)
Quản trò: Đoàn kết.
Vòng tròn: Thì sống
Quản trò: Chia rẻ.
Vòng tròn: Thì chết
Quản trò: Kết chùm
Vòng tròn: Chùm mấy, chùm mấy?

Quản trò: (hô theo dự đính của mình - ví dụ: chùm ba, chùm ba hoặc 4 đầu 4chân,...)

Vòng tròn: (thực hiện theo mệnh lệnh của Quản trò

Vòng tròn nhấp nhô:
Vòng tròn đứng sát vào nhau và choàng vai nhau (như chơi trò sóng biển). Quản trò bắt đầu chạy quanh vòng tròn (phía trong và sát với vòng tròn đang choàng vai nhau). Đồng thời Quản trò cũng giơ một tay ra, hướng về phía vòng tròn. Nếu tay Quản trò ở phía trên đầu thì vòng tròn sẽ cùng nhau hụp xuống khi thấy tay Quản trò chỉ về hướng của mình, nếu tay Quản trò chỉ xuống chân thì vòng tròn ở hướng đó phải đồng loạt nhảy lên.
Chú ý: chỉ thực hiện động tác nhảy lên hoặc hụp xuống khi thấy Quản trò chỉ tay về hướng của mình và đồng thời thổi còi.

Chim sổ lồng:
Chia thành từng nhóm 3 người, hai người đứng hai bên đối diện và cần tay nhau tạo thành một cái lồng chim. Người đứng ở giữa làm chim.

Ở giữa vòng tròn có một hoặc hai con chim mồi (người bị) lạc loài đang tìm lồng.

Tất cả các lồng khép lại (nắm tay nhau nhưng hạ xuống), khi nghe tiếng còi, tất cả các lồng đồng loạt mở ra (giơ tay cao lên) để chim sổ lồng, bay đi và "giành" lồng mới. Những con chim đứng giữa vòng tròn cũng phải thật nhanh "bay đi" giành lồng với những con chim khác. Cuối cùng, con nào không giành được lồng thì sẽ đứng ra giữa vòng tròn để mà làm chim mồi.

Mèo bắt chuột:

Vòng tròn đứng rộng ra một chút, tất cả nắm lấy tay nhau và giơ lên thật cao để tạo ra khoảng trống cho mèo và chuột dễ luồng lách.

Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.

Mưa - nắng:

Vòng tròn chia thành từng cặp đứng đối lưng vào nhau, sau đó từng cặp một lồng hai cánh tay vào nhau. Khi nghe Quản trò hô "Nắng" thì tất cả những người đứng bên phải dùng sức, khom người xuống và cõng bạn của mình nằm hẳn lên lưng của mình (người kia sẽ nằm trên lưng người cõng, ngửa mặt lên trời và co chân lên cho không đụng đất). Khi nghe Quản trò hô "Mưa" thì người bên trái cũng thực hiện như vậy, sẽ cõng người bên phải trên lưng của mình.

nu_angel
30-01-2009, 11:39 AM
trùi reng anh banmexanh... có nhiều trò chơi hay vậy ta???Kiếm đâu ra vậy?

[Vy.Kju:t]
30-01-2009, 06:27 PM
anh bán me kiếm được đâu ra nhiều trò chơi hay ghê :21:

Damsan
16-02-2009, 10:36 AM
Trò chơi truyền tin kết hợp âm nhạc
Số lượng người: Từ 20 người trở lên
Địa điểm: phòng học có 8 dãy bàn
Cách thức:
* Bước 1: truyền tin
- Nếu phòng học có 8 dãy bàn thì 2 dãy sẽ vào 1 đội
- Mẫu tin: gồm 8 mẫu tin khác nhau. Mỗi mẫu tin là 1-2 câu ngắn trong bài hát.8 mẫu tin được ghi trong 8 tờ giấy
- Yêu cầu 8 người ngồi đầu bạn lên.Phát cho mỗi người 1 mẫu tin.Trong 10s, yêu cầu 8 người này nhớ.
- Sau 10s, yêu cầu 8 người về vị trí ( chưa được truyền tin). KHi có hiệu lệnh " Truyền tin" thì tin mới được truyền bằng cách nói nhỏ vào tay người phía sau.
- Người cuối cùng sẽ lên ghi lại mẫu tin lên bảng.
- Nếu mẫu tin ko sai, được 10d
(nếu địa điểm là sân trường thì yêu cầu đọc to mẫu tin)
* Bước 2:đoán tên bài hát
- Sau khi ghi mẫu tin hòan tất. Yêu cầu 4 đội đoán và ghi tên bài hát của mẫu tin. 5d cho mỗi cái tên đúng.
- Nếu đội nào ko đoán đựơc tên bài hát hoặc đoán sai, thì mấy đội còn lại được quyền trả lời
*Bước 3:hát lời bài hát
- Tương tự như vậy, các đội lên hát lời bài hát trong mẫu tin.Nếu hát ko được thì các đội khác được quyền hát. Và 5d cho mỗi 1 mẫu tin hát đúng.

trò giới thiệu tên
Mọi người đứng thành 1 vòng tròn. Bắt đầu từ người đầu tiên, sẽ là một hành động gì đó và nói kèm tên mình với 1 tính từ có chữ cái bắt đầu giống với chữ cái đầu của tên bạn đó (tiếng anh thì tính từ ở trước tên mình hoặc tiếng việt thì tính từ đứng sau tên).

Ví dụ bạn này tên là Hạnh. Nếu ngay từ đầu quy định là nói tính từ tiếng anh (có thể sử dụng trò này trong các CLB tiếng anh cho buổi họp mặt đầu tiên), bạn Hạnh sẽ nói Happy Hạnh, sau đó tất cả sẽ cùng làm lại động tác mà Hạnh vừa làm và nhắc lại "Happy Hạnh". Bạn tiếp theo sẽ nói "Lovely Lâm" và làm 1 động tác đơn giản nào đấy. Cả nhóm sẽ nhắc lại "Happy Hạnh", "Lovely Lâm" và làm lại động tác giống hai bạn kia đã làm mỗi khi nhắc đến tên người đấy. Cứ thế đi hết 1 vòng của cả nhóm. mọi người sẽ phải nhớ hết tên của các bạn còn lại, kèm theo biệt danh của họ. Đến lượt cuối cùng, mọi người sẽ phải đồng thanh nhắc "Happy Hạnh", "Lovely Lâm", "Cute Cúc", ....

Mình chơi trò này bằng tiếng anh, nhưng mình nghĩ nếu tiếng Việt, các bạn sẽ tìm được nhiều tính từ thú vị.

Trò này rất funny, và cũng tạo được ấn tượng tốt cho mọi người ngay từ lần đầu tiên gặp nhau.
Mình được chơi trò này trong lần đầu tiên đi cắm trại với trường.
Các bạn cứ thử đi, vui lắm

xây tháp bằng bóng bay
Chia số người ra làm 3 đội. Mỗi đội được phát 1 túi bóng bay, mấy cuộn băng dính nhỏ, 1 cái kéo, và vài cái tăm.
Đội nào xây được cái tháp cao nhất, trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ 10 - 15 phút, sẽ là đội thắng cuộc. Các bạn sẽ phải họp nhau để bàn ra chiến lược ghép bóng như thế nào, sau đó phân công người thổi bóng, người xây tháp (bằng cách ghép các quả bóng và dán băng dính vào cho chắc).
Trò này đòi hỏi mọi người phải đưa ra chiến lược đúng và tất cả phải nỗ lực hết mình để đội mình dành chiến thắng.
Sau khi kết thúc, mỗi bạn 1 cái tăm , đâm thủng bóng, nghe như tiếng pháo nổ ý các bạn ạ (có vẻ hơi dã man vì vừa mới mất bao nhiêu công để xây rồi lại phá ngay, nhưng mà tạo được không khí sôi động và vui vẻ) .

TÔI LÀ AI?
Bạn ghi tên mỗi người lên 1 tờ giấy và dán lên sau lưng 1 người bất kì nhưng không được cho người đó biết đó là tên ai.
Trò chơi bắt đầu.Người này hỏi người khác :"Tôi là aj?"Và mọi người trả lời bằng cách tả các đặc điểm của người mang tên đó nhưng không được nói tên ra.Vd:"bạn có mái tóc rất dài"Sau 5',mỗi người phải diễn 1 vở kjch ngắn thể hiện tính cách của nhân vật mình mang trên lưng và nói tên người đó.
Trò chơi này có thể ljnh hoạt bằng cách sd tên của những người nổi tiếng ^^
Nhảy với bóng bay nào ><
(Hehe,trò này để kiếm người phạt thì tuyệt ^^)
Mỗi người buộc chặt một quả bóng bay vào chân mình.Khi mọi người đã chuẩn bj xong thì bật nhạc lên và mọi người bắt đầu nhảy.Trong khj nhảy,mọi người tjm` cách giẫm chân lên quả bóng của người khác sao cho nó nổ,nhưng cũng phải đề phòng sao cho bóng của mình không nổ.Aj có bóng bj nổ thì loại ra,người nào mà hết bản nhạc mà bóng không nổ thì thắng cuộc,những người mà có bóng nổ sẽ bị phạt^^

Tạm đặt tên là " CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU "
Cần khoảng 3-5 đôi, tốt nhất là nên chọn các đôi đang yêu nhau hoặc có tình cảm với nhau, như vậy họ sẽ hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn. 2 người phải đứng quay lưng vào nhau và giữ 1 quả bóng bay bằng lưng. Đoạn đường của cuộc thi được rải 10 cái kẹo dưới đất và treo 10 cái kẹo ở phía trên.
Các đôi lần lượt đi từ vạch xuất phát đến vạch đích, Trên đường đi người đi đằng trước phải tìm cách lấy được hết số kẹo. Họ phải phối hợp làm sao để cùng nhau ngồi xuống hoặc đứng lên mà vẫn giữ được quả bóng bay ở trên lưng.
Trọng tài bấm giờ, đôi nào về đích sớm nhất sẽ thắng cuộc.

Có thể thay kẹo bằng các đồ vật khác, và thay đổi số lượng, tuỳ theo hoàn cảnh :)

Mình cũng đã được chứng kiến trò này 1 lần, thấy không khí vui vẻ lắm.
Nhưng rất tiếc là mình chưa được chơi thử lần nào.
Hy vọng 1 ngày nào đó được chơi thử :)

Trò chơi mớm mì
Chọn lấy mấy đôi nam nữ ( 5,6 gì đó)
- Cách chơi: nam ngậm que mỳ spaghetty( mỳ chưa nấu nhá mỳ cứng ấy) , nữ ngậm ống mút vào miệng.. làm thế nào nhanh nhất có thể cho sợi mỳ vào trong ống 1 được càng nhanh càng tốt.. càng sâu càng tốt.. càng nhiều lần càng tốt...
- Kết quả : đôi thắng cuộc nhanh và nhiều nhất.


Trò bắt sâu

Số lượng tham gia: khoảng 4 - 6 cặp là vừa rồi

Cách thức:
- Nữ được bịt mắt
- Nam được người quản trò cài 5 - 10 con sâu bằng kim tây hoặc có thể thay thế bằng thứ gì có thể dính vào quần áo.
- Trò chơi bắt đầu, ng nữ đã bịt mắt sẽ tìm bắt mấy con sâu trên quần áo ng nam.

Cặp nào bắt xong trước coi như thắng, được thưởng.

Dùng.... chuối dập lửa"

Số lượng tham gia: cũng khoảng 4-6 cặp

Cách thức:
- Nam được bịt mắt.
- Quản trò cột 1 sợi dây vòng quanh eo và thòng xuống dưới, phía dưới cột 1 trái..chuối . Tất nhiên trái chuối ở giữa 2 chân hehe (Lưu ý độ dài của sợi dây để trái chuối..."lủng lẳng" tầm đầu gối).
- Quản trò đốt 1 cây nến cho mỗi cặp.
- Nam đứng dang chân, cho cây nến ở giữa, trái chuối phía trên.
- Nữ đứng cách xa 2m, hướng dẫn ng nam dập tắt ngọn nến = trái chuối.

Chống chỉ định:
- Nam không được dùng tay, cứ tư thế đứng tấn mà, chỉ được hạ ng lên xuống.
- Nến ko nên to quá, lửa lớn dễ phỏng .

Damsan
16-02-2009, 10:43 AM
Ban nhạc hòa tấu


Vòng tròn có thể được chia thành 4 nhóm:

+ Nhóm 1: Thực hiện tiếng trống “Thùng thình”
+ Nhóm 2: Thực hiện tiếng mỏ “Tóc tóc”
+ Nhóm 3: Thực hiện tiến đàn “Tưng tưng”
+ Nhóm 4: Thực hiện tiếng chuông “Keng keng”

Quản trò đưa tay về phía nhóm nào thì nhóm đó sẽ reo vang loại nhạc cụ mà mình được phân công.
Để trò chơi thêm hứng thú, quản trò có thể điều khiển một lúc 2 tay và khi đưa tay lên thì đồng loạt 4 nhạc cụ đều vang lên và ngân dài nhạc cụ của mình, quản trò chỉ tay dưới đất thì tất cả đều phát ra tiếng “Hùm hùm…” và trò chơi được tiếp tục.

Gánh nước thi

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

Số người chơi: 3-40 người.

Vật liệu: Mỗi đội 2 chén nước đầy.

Xếp đặt: Các đội đứng thành hàng dọc. Cách mấy bạn đầu độ 10 thước, vạch một đường. Mấy bạn đứng đầu hàng cầm mỗi bạn một chén nước đầy.

Cách chơi: Nghe tiếng còi lệnh, các bạn đứng đầu một hàng chạy lên đường vạch, để chén nước xuống và chạy về đánh vào tay bạn thứ nhì, đoạn chạy ra hàng sau mà đứng. Người thứ nhì vội chạy lên cầm chén nước đưa cho người thứ 3 tiếp tục chạy lại. Đội nào chạy mau nhất và còn nhiều nước nhất thì thắng cuộc.



Người cụt đội nón

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

Số người chơi: 10-40.

Vật liệu: Mỗi đội 01 cái nón, 1 cái ghế.
Cách chơi: Nghe tiếng còi, bắt đầu chơi, mấy bạn đứng đầu mỗi đội chạy lên dùng miệng ngậm vào vành nón, để lật ngửa ra, tìm cách đội lên đầu đi về rồi trở lại để nón lên ghế, lật úp lại. Không được dùng tay để làm các công việc trên. Xong rồi, chạy về đánh vào tay người thứ 2 để bạn này lên thay mình, đội nào làm xong trước thắng cuộc.

Ai say ai tỉnh


Chỗ chơi: Sân rộng có một cây.

Số người chơi: 5-40.

Vật liệu: Một vòng tròn đường kính 2 tắc, một gậy dài độ 8 tấc. Treo vòng tròn trên vào một canh cây cách mặt đất độ một thước 50.

Cách chơi: Các bạn thay phiên nhau chơi. Mỗi bạn đứng cách vòng tròn khoảng 5 thước, xoay quanh người 10 vòng. Xong vòng chót, đứng thẳng dậy, bước ngay tới trước, chĩa thẳng cánh tay trái vào trong vòng treo. Ai đưa được cánh tay vào giữa vòng tròn thì được 5 điểm. Nếu bị đổ lúc xoay tròn hoặc lúc bước đến vòng tròn hoặc đưa tay ra ngoài vòng thì bị loại.

Cua bò

Chỗ chơi: Sân hoặc phòng rộng.

Số người chơi: 5 trở lên. Tùy chỗ chơi rộng hẹp mà định số người chơi.

Xếp đặt: Nằm ngửa mặt và bụng lên trời.Chống với 2 chân, 2 tay, người này nằm nối đuôi người kia.
Cách chơi:Nghe còi lệnh, bò ngang với 2 chân, 2 tay, ai đến sau cùng thì phải cõng người đến đầu tiên một vòng, nếu chỗ chơi hẹp, người chơi đông thì chơi loại dần.

Cướp cờ

Chỗ chơi: Sân rộng hoặc đám đất phẳng rộng một bề 30 thước, một bề 20 thước.

Số người chơi: 20 sắp lên

Vật liệu: 8 cây cờ

Xếp đặt: Chia Đoàn làm 02 phe, mỗi phe đứng một bên. Sau lưng mỗi phe có 4 cây cờ, cắm theo hàng ngang đều nhau.
Cách chơi:Các bạn phải chạy qua lọt hàng rào quân địch, vào chỗ cắm cờ để lấy cờ. Vào chỗ cắm cờ rồi, không ai có quyền bắt họ nữa. Vào được rồi lấy một cây cờ đem về, đi ung dung không còn lo như khi đi qua. Có thể lấy một cây cờ hoặc giải thoát cho tất cả tù binh thuộc phe mình. Nếu trong lúc chạy qua bị quân địch sờ phải thì ở tù. Phe nào đem về địa phận mình cả 8 cây cờ thì thắng cuộc


Đường hiểm hóc

Chỗ chơi: Đường dài ít nhất 20 thước.

Số người chơi: 12 đến 40 người.

Xếp đặt: Chơi từng đội. Mỗi đội ít nhất 06 bạn. Trong mỗi đội chọn ra 3 bạn làm chướng ngại vật, máy bạn này đứng cách nhau độ 7, 8 thước. Bạn đầu cúi lưng xuống, bạn thứ 2 đứng thẳng, bạn thứ 3 đứng 2 chân dang ra. Tất cả các bạn khác đứng theo từng đội, ở đầu đường.

Chách chơi: Nghe hiệu còi, bạn số 1 trong các đội chạy tới trước mặt bạn thứ nhất thì nhảy qua lưng bạn ấy (nhảy cừu), gặp bạn thứ nhì thì chạy vòng quanh bạn một vòng, gặp bạn thứ 3 thì bò lòn qua giữa hai chân, đoạn chạy thẳng đến cuối đường. Rồi chạy lui gặp 3 chướng ngại vật phải làm như trước. Về đến đích đập vào tay bạn số 2 để bạn này chạy tiếp.

Chơi sai: Bỏ băng một chướng ngại vật và không nhảy, lòn hay chạy vòng quanh.
Bạn kia chưa đập vào tay mà bạn này đã bắt đầu chạy.

Damsan
17-02-2009, 10:38 AM
Tìm Người Yêu
Số người chơi: 15 - 30 hoặc hơn(Yêu cầu Số Nam - Nữ tương đương nhau)
Luật chơi: Quản trò chọn ra 3 Nam/Nữtheo xung phong của người chơi hoặc chỉ định. 1 người giám sát cho từng người 1 quay mặt đi chỗ khác. Cả đội sẽ chọn ra 1 bạn Nữ/Nam để làm người iu của bạn Nam/Nữ kia(Có thể xung phong). Sau đó, cho bạn Nam/Nữ kia quay lại. Nhiệm vụ của bạn này là đặt ra 3 câu hỏi để nhận ra được người iu của mình(Có thể hỏi về người đó thông qua vẻ bề ngoài, cách ăn mặc, tóc... VD: Người ấy tóc dài hay ngắn?...)
Sau 3 câu mà không tìm được người iu thì người đó thua cuộc. Lần lượt cho 3 người chơi hết.
Sau khi tìm được người yêu của mình. 3 đôi sẽ đứng đối mặt với nhau. Người Quản trò sẽ hỏi : Bạn thích nhất bộ phận nào trên cơ thể của người iu mình?(Hoặc:Bạn ghét nhất bộ phận nào trên cơ thể ng iu của mình? Bạn thấy bộ phận nào trên cơ thể người kia là bình thường nhất?...) và hỏi lý do bạn chọn bộ phận đó?
Sau đó bạn cho 3 đôi lần lượt "Hôn" lên bộ phận bạn vừa chọn kia(Cái này thể hiện tính bất ngờ của trò chơi).
Hôn xong, cả đội sẽ cùng bình chọn đôi đẹp nhất và trao thưởng hoặc phạt đôi "xấu" nhất. Thưởng và phạt thì các bạn có thể tham khảo ở bài khác.

Damsan
23-02-2009, 07:29 PM
1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.

5. Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên


9. Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

Royal
13-03-2009, 08:31 PM
Hay quá đi, cái này ở đây mà bấy lâu nay tớ tìm mãi .. Cám ơn ông bán me nhá .

Damsan
12-05-2010, 02:11 PM
TRÒ CHƠI THI ĐUA TỔ

TRÒ CHƠI THI ĐUA NGOÀI TRỜI
1. Nhảy Bao
(chơi sân đất hoặc cát)
- Mỗi tổ cử ra một người, các người này xỏ chân đứng vào bao, hai tay cầm chắc miệng bao và đứng trước vạch xuất phát.
- Còi thổi, tất cả nhẩy về điểm đích, ai về trước không phạm lỗi sẽ thắng.
* Lưu ý: Khi nhẩy chụm hai chân lại, nếu té thì đứng lên nhẩy tiếp.
2. Dựng Cầu Mà Đi
- Mỗi tổ cử ra 10 người, xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Trước mỗi tổ có xếp 4 cái bao liên tiếp nhau, sát vạch xuất phát và hướng về điểm đích.
- Còi thổi 10 người của mỗi tổ dồn hàng lên 3 cái bao phía trước. Người phía sau lấy cái bao cuối cùng chuyền lên phía trước. Người đầu tiên cầm lấy và xếp tiếp theo phía trước. Xong dồn hàng lên nữa và lấy bao cuối chuyền nối tiếp như thế cho tới điểm đích thì thắng.
* Lưu ý: 4 cái bao phải được xếp nối sát nhau.
3.Nhảy Kẹp Bong Bóng Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên của mỗi tổ cầm một cái bong bóng đã được thổi to.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất của mỗi tổ lấy bong bóng kẹp vào đùi, chụm hai chân lại nhảy tới điểm đích rồi vòng trở về giao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. Người thứ hai cũng tiếp tục như thế và trở về giao bóng cho người thứ ba, và người thứ ba tiếp tục nhảy cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý:Kẹp bóng cho chắc không để rớt và bể.
4. Kẹp Bong Bóng Bằng Đầu
- Mỗi tổ cử hai người đứng trước vạch xuất phát. Lấy một cái bong bóng thổi to để giữa hai đầu của hai người. Hai người này dùng đầu áp vào bong bóng (không được vịn tay) và đi tới điểm đích rồi vòng về.
- Có thể được tiếp sức bởi hai người khác trong tổ.
* Lưu ý: Bong bóng không được rớt và bể. Dùng đầu mà áp vào không được đụng tay.
5. Đạp Bong Bóng
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này đeo hai cái bong bóng thổi to ở hai mắt cá chân và ra giữa vòng tròn.
- Những người còn lại tạo thành một vòng tròn nắm tay nhau.
- Bắt đầu chơi, những người đeo bong bóng ở giữa vòng tròn tìm cách dùng chân đạp bong bóng của người khác, nhưng phải bảo vệ bong bóng của mình. Cuối cùng ai còn bong bóng và đạp được nhiều là thắng cuộc.
* Lưu ý: Bong bóng được cột sát mắt cá chân và được thổi to như nhau.
6. Đập Bong Bóng
- Cột một chùm bong bóng khoảng 10 cái được thổi to để dưới đất. (hoặc cho nước vào và thổi bong bóng lên rồi treo trên cây).
- Mỗi tổ cử ra một người. Người này bị bịt mắt và cầm một khúc cây dài 2 m, đứng cách chùm bong bóng chừng 6m.
- Bắt đầu chơi, người này đứng tại chỗ quay 3 vòng và đi tới chùm bong bóng, dùng cây đập 3 cái liên tiếp. Bể bao nhiêu cái là bấy nhiêu điểm.
* Lưu ý: Chân không được chạm chùm bong bóng, khi đập phải giơ gậy cao lên và đập xuống ngay không quơ qua quơ lại.
7. Bóng Nổ Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Mỗi người cầm một cái bong bóng chưa thổi và một cong thun.
- Cách vạch xuất phát 10 m có để một cái ghế trước mỗi tổ.
- Còi thổi, người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng chạy lên tới ghế, thổi bong bóng cho to. Một tay cầm bong bóng để trên ghế và dùng đít ngồi lên cho bể. Xong chạy về đụng người thứ hai, và chạy tiếp cho đến hết.
* Lưu ý: Không được dùng tay làm bể bong bóng. Bóng xì thổi lên và làm lại. Không được thổi bong bóng trước.
8. Truyền Tin
Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát nhau, số lượng mỗi tổ đều nhau.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy lên gặp NĐK nhận bản tin (bản tin là một số hay một chữ hai vần). Nhận xong, khi nghe thổi còi, chạy về truyền cho người phía trước bằng cách dùng tay viết trên lưng người trước bản tin đã nhận. Cứ thế tiếp tục truyền bằng viết tay trên lưng người trước cho đến hết tới người đầu mỗi tổ. Người này sẽ chạy lên nói với NĐK bản tin đã nhận được.
- Tổ nào đúng chính xác sẽ thắng.
* Lưu ý: Không được truyền bằng miệng, người trước không được nhìn xuống, không được truyền tắt.
9. Xỏ Vòng
- Dụng cụ: Mỗi tổ một vòng dây thun (dây thun luồn quần khoảng 1m được nối hai đầu lại).
- Mỗi tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m vẽ một vòng tròn nhỏ, để vòng dây thun vào vòng tròn.
- Còi thổi, Người thứ nhất mỗi tổ chạy lên cầm vòng dây thun xỏ vào người từ đầu tới chân rồi để vào chỗ cũ, xong chạy về vỗ vào người thứ hai, sau đó chạy ra sau hàng. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi người thứ nhất vỗ vào vai người thứ hai thì người này mới được chạy.
10. Giựt Cờ
- Người chơi chia làm hai phe A và B số lượng bằng nhau, điểm số từ 1 đến hết, được xếp thành 2 hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 10m ở giữa có cắm cây cờ.
- NĐK gọi số của hai phe và chạy ra giựt cờ (nếu gọi số 1 thì hai người mang số 1 chay ra). Người nào giựt được phải nhanh chân chạy về không để người kia bắt được.
- Ai giựt được cờ hoặc bắt được người kia cầm cờ đã giựt thì thắng.
* Lưu ý: NĐK có thể gọi cùng lúc 2 hoặc 3 số. Nếu lâu quá mà không có ai giựt cờ thì có thể cho cá số đó về và kêu số khác lên. Mình mang số nào thì bắt người đối phương cùng số với mình. Không được bắt số khác.
11. Kéo Co Tay Ba
- Một dây thừng dài 8 – 10m nối hai đầu lại với nhau.
- Xếp đặt ba người chơi đại diện ba tổ. Mỗi người đưa một tay nắm lấy một điểm trên dây thừng tạo thành hình tam giác. Đặt một cái nón phía trước mỗi người.
- Mỗi người chơi ráng sức kéo sợi dây để tìm cách nhặt lấy nón trước mặt mình, ai nhặt được là thắng.
* Lưu ý: Có thể thiết kế nhiều tổ thi đấu một lượt.
12. Tìm Dép Tiếp Sức
- Mỗi người trong tổ bỏ đôi dép của mình vào một cái bao lộn xộn.
- Các tổ xếp hàng dọc dưới vạch xuất phát cách vạch xuất phát 10m, để cái bao đựng dép trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ chạy lên mở bao tìm đôi dép của mình rồi mang vào chân chạy về, người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước là đạt.
* Lưu ý: Khi tìm dép không được để dép trong bao rơi ra ngoài.
13. Mặc Quần Ao Tiếp Sức
- Mỗi tổ có một cái bao đựng quần áo nam và nữ, cả giày dép và nón khăn.
- Mỗi tổ xếp hàng dọc xen kẽ nam nữ.
- Bắt đầu chơi, người nam mặc y phục nữ vào rồi chạy một vòng quanh tổ rồi trở về, tới người nữ mặc y phục nam vào và chạy một vòng. Trong khi đó người nam đầu tiên cởi y phục ra để lại bao chạy về cuối hàng. Người nữ chạy về thì tiếp tục tới người nam khác. Cứ thế tiếp tục. Tổ nào xong trước và có y phục trình diễn đẹp là đạt.
14. Đổ Nước Vào Chai Tiếp Sức
- Dụng cụ mỗi tổ có một cái thau đựng nước và một chai không.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát trước mỗi tổ khoảng 10m, đặt cái chai không và một thau nước.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất mỗi tổ chạy lên tới thau nước dùng hai tay múc nước đưa vào miệng và ngậm ngụm nước. Sau đó đến chai không kê miệng phun nước vào chai (không được vịn tay) rồi chạy về, tới người thứ hai tiếp tục cho đến hết. Tổ nào xong trước mà nước nhiều trong chai là đạt.
* Lưu ý: Chỉ dùng hai tay múc nước một lần. Không được chạy khi người kia chưa về đến.NĐK nên qui định thời gian chơi.
15. Chuyền Dĩa Nước
- Dụng cu: Mỗi tổ một cái dĩa mủ, một cái ly thủy tinh. Đổ nước vào các dĩa đều nhau.
- Các tổ xếp hàng dọc ngồi sát vào nhau.
- Bắt đầu chơi, dĩa nước được người thứ nhất mỗi tổ cầm chuyền lên đầu ra sau đưa cho người thứ hai và tiếp tục như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng lại nguyền ngược lên phía trước ở bên hông bên phải của tổ. Đến người đầu tiên nhận được thì đổ nước vào chai thủy tinh trước mặt. Tổ nào xong trước và nước còn nhiều thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền chậm chậm giữ dĩa nước cho thăng bằng.
16. Đua Xe Đạp Chậm
- Vẽ các đường song song từ vạch xuất phát đến điểm đích. Chiều rộng 1m, chiều dài 15m.
- Dụng cụ: Mỗi tổ một chiếc xe đạp như nhau.
- Mỗi tổ cử ra một người. Những người này chuẩn bị xe đạp trước vạch xuất phát. Khi có hiệu còi các tay đua đạp xe hướng về điểm đích, nhưng ai về sau nhất không bị phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các xe đạp chỉ chạy trong đường kẻ song song không được cán mức và không được chống chân, được sử dụng thắng tự do.
17. Chim Tha Rắn Bỏ Thùng
- Mỗi người trong tổ ngậm một khúc cây khoảng một gang tay làm mỏ chim.
- Một số con rắn được làm bằng những sợi dây dù hoặc ni lông khoảng 2 gang tay đặt trên cây ngang phía trước mỗi tổ. Cách mỗi tổ khoảng 10 m, đặt một cái thùng.
- Bắt đầu chơi lần lượt từng NC của mỗi tổ chạy lên, dùng mỏ chim xỏ vào lưng rắn đem lên bỏ vào thùng (không được dùng tay). Và tiếp tục như thế cho đến hết. Tổ nào mang được rắn bỏ vào thùng nhiều thì thắng cuộc.
* Lưu ý: Rắn nào bị rớt ra khỏi mỏ chim thì bị loại.
18. Tiếp Nước Đưa Vào Thùng
- Có một bể (chum) nước lớn trước vạch xuất phát.
- Mỗi tổ có ba cái thau nhỏ và một cái thùng lớn trước mỗi tổ, để cách vạch xuất phát khoảng 5m. Bắt đầu chơi mỗi người đầu tiên của các tổ dùng ba cái thau múc nước ở bể nước cho đầy và đặt ngay vạch xuất phát. Rồi bước hai chân vào hai cái thau nước và chuyển thau kia lên phía trước. Cứ tiến lên như thế cho đến thùng lớn đổ nước ở ba cái thau vào đó (chân lúc nào cũng phải đặt trong thau nước), cầm ba cái thau chạy về đưa cho người 2, tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước mà được nước nhiều ở trong thùng là đạt.
19. Dùng Quạt Nâng Bong Bóng Bỏ Vào Rổ
- Một đống bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cái rổ để cách xa đống bong bóng khoảng 10m. Các tổ xếp hàng dọc trước đống bong bóng, mỗi tổ có một cây quạt.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt chạy lên đón bong bóng, dùng quạt nâng (múc) một cái bong bóng lên, đem đi bỏ vào rổ rồi chạy về đưa quạt cho người thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục như thế cho đến hết.
* Lưu ý:Khi bóng rớt dọc đường thì phạm lỗi. Có thể qui định trong 2 phút tổ nào quạt được nhiều bóng bỏ vào rổ là đạt.
20. Lừa Banh Tới Goal Sút Vào
- Thiết kế điểm xuất phát và điểm đích có một cầu môn khoảng 0,5m, cả tổ đứng trước vạch xuất phát và có một số banh ở đó.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất trong tổ dùng chân lừa banh tới cách goal 2m sút vào, cứ thế cho đến hết banh. Trong vòng 1 phút, tổ nào được nhiều banh vào goal là thắng cuộc. Chơi từng tổ một, có qui định giờ.
21. Vinh Qui Bái Tổ
- Số người chơi mỗi tổ đều nhau, mỗi tổ có 2 cây gậy dài 1,5m và 2m.
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi tổ chọn 2 người khỏe mạnh cầm 2 đầu cây gậy dài 1,5m đứng trước mỗi tổ. Cách vạch xuất phát 10m có điểm đích.
- Bắt đầu chơi, người đầu tiên mỗi tổ sẽ cầm cây gậy 2m leo lên cây gậy 1,5m đứng và dùng gậy 2m chống để giữ thăng bằng. Hai người cầm gậy 1,5m sẽ đưa ông nghè vinh qui đi tới điểm đích rồi quay trở lại điểm xuất phát, tiếp tục người thứ hai nhảy lên cho đến hết, ai nhanh sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý: “Ông nghè”nào bị té sẽ về lại điểm xuất phát.
22. Quạt Bong Bóng Qua Chướng Ngại Vào Goal
- Thiết kế vạch xuất phát để một bong bóng đã được thổi sẵn. Mỗi tổ có một cây quạt. Thiết kế chướng ngại trên đường đi đến điểm đích và có một cầu môn (goal) ở đó.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ cầm quạt và quạt một bong bóng cho bay trên đường rầy qua chướng ngại vật vào cầu môn và trở về tiếp tục người thứ 2 quạt bong bóng như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Quạt bong bóng phải qua chướng ngại và vào cầu môn, quạt không được chạm bong bóng.
23. Bịt Mắt Mò Tìm Bong Bóng Bỏ Vào Rổ.
- Mỗi tổ cử ra một người. Các người này đứng trước vạch xuất phát hướng về điểm đích có một cái rổ trước mỗi ngừời, phía sau lưng những người này có một đống bong bóng đã thổi sẵn.
- Bắt đầu chơi bịt mắt những NC lại và những người này mò tìm bong bóng phía sau lưng rồi đem lên bỏ vào rổ, cứ thế tiếp tục trong vòng khoảng 2 phút, người nào bỏ nhiều bong bóng vào rổ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Mỗi lần chỉ được tìm một bong bóng mà thôi. Ai bỏ lộn rổ của người khác không được tính điểm.
24. Chống Xuồng Vận Tải Đạn Qua Sông
- Mỗi tổ có 2 cái ghế đặt trước vạch xuất phát. Một số bong bóng chưa thổi và dây thun để ở đó. Cách khoảng 5m có một cái giỏ cho mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ thổi một cái bong bóng và cột lại ngậm vào miệng rồi dùng một cái ghế leo lên và truyền ghế kia tới trước, bước qua đi như thế cho tới phía sau cái giỏ. Vẫn đứng tư thế trên ghế khom người xuống nhả bong bóng vào giỏ và vòng trở về. Người thứ 2 tiếp tục như thế. Trong vòng khoảng 4 phút, tổ nào được nhiều bong bóng vào giỏ là thắng.
* Lưu ý: Khi đi trên ghế chân không được chạm đất. Nếu té ngã thì phải xach ghế chạy về để em khác tiếp tục. Còn nếu trên đường trở về mà chạm đất hoặc té ngã cứ đứng lên tiếp tục. Bóng nhả ngoài giỏ không tính. Kích cỡ bong bóng thổi to như nhau.
25. Chuyền Dây Thun
- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Đầu hàng cử ra người thứ nhất cầm một chùm dây thun. Cuối hàng để một cái giỏ. Mỗi người trong tổ ngậm một cái ống hút (hoặc một cây tăm).
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất mỗi tổ lấy một sợi dây thun xỏ vào ống hút người thứ 2 đang ngậm, và người thứ hai chuyền cho người thứ 3 (chuyền bằng miệng không dùng tay) cứ thế tiếp tục. người thứ nhất cũng liên tục xỏ dây thun vào ống hút người thứ 2. Người cuối cùng mỗi tổ thả dây thun vào giỏ. Trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều dây thun vào giỏ là thắng cuộc.
* Lưu ý: Chuyền qua từng người một, không được dùng tay. Mỗi lần chuyền chỉ một cọng dây thun mà thôi.
26. Cây Vả Ra Trái
- Mỗi tổ ngồi hàng ngang đều nhau. Người ở đầu hàng cầm một bịch bong bóng chưa thổi. Người cuối hàng được bịt mắt, người kế cuối cầm một chùm dây thun. Cách cuối hàng mỗi tổ khoảng 8m có dựng một nhánh cây.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất đưa một bong bóng cho người thứ 2. Người này thổi to và chuyền cho người thứ 3 cứ thế chuyền cho tới người kế cuối, người này lấy dây thun buộc lại đưa cho người cuối hàng bị bịt mắt, mò tìm lên nhánh cây treo vào đấy. Cứ thế tiếp tục trong vòng 4 phút tổ nào được nhiều trái (bong bóng) trên nhánh cây là thắng cuộc.
* Lưu ý: Các trái vả (bong bóng) phải được thổi to như nhau. Chuyền qua từng người một, mỗi lần chuyền một trái. Treo lộn nhánh cây của tổ khác thì tổ khác được hưởng. Bóng bể hoặc rớt không tính.
27. Đội Nón Chạy Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Người đầu tiên mỗi tổ đội một cái nón lá không có quai. Cách mỗi tổ 10m, có một điểm đích. Trên đường chạy thiết kế chướng ngại vật, đường hầm chui ra.
- Bắt đầu chơi, người thứ nhất đội nón lá chạy chui qua đường hầm tới điểm đích rồi vòng trở về người thứ 2 xỏ đầu vào nón người thứ nhất đang đội (hai người không được dùng tay, chỉ dùng đầu). Tiếp tục người thứ 2 đội nón chạy cho tới hết tổ. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Khi chạy mà làm rơi nón thì lượm lên chạy tiếp. Tay không được chạm nón.
28. Tiếp Sức Mò Vàng
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Phía trước mỗi tổ có một thau nước và một số trái táo ở trong thau đủ cho số người trong tổ.
- Bắt đầu chơi người thứ nhất chạy lên dùng miệng mò tìm trái táo trong thau nước và ngậm chạy về. Tiếp tục người thứ 2 chạy lên mò tìm táo trong thau nước và tiếp tục người thứ ba cho tới hết. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng cuộc.
* Lưu ý: Người này về đến vạch xuất phát thì người kia mới được chạy tiếp. Dùng miệng mò tìm chứ không được dùng tay.
29. Bò Ngược – Tha Mồi
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, mỗi người trong tổ ngậm một bóng bóng đã thổi sẵn có cột dây thun. Phía trước mỗi tổ có một thau lớn.
- Bắt đầu chơi người đầu tiên mỗi tổ ngồi xuống quay lưng về phía trước, chống 2 tay xuống đất và ngậm bong bóng di chuyển tới thau bằng cách bò ngược, dùng tay, đít và chân để bò. Khi bò đưa lưng về phía trước. Tới thau nhả bóng vào thau và bò ngược trở về tiếp tục người thứ hai như thế cho đến hết. Tổ nào xong trước là thắng.
* Lưu ý:Khi bò rớt hoặc bể bóng thì bò trở về và người thứ 2 tiếp tục.
30. Câu Cá
- Các tổ đứng hàng dọc trước đống gói quà để ở dưới đất trên một tấm thảm (quà được gói lại và có làm móc bằng dây chì để móc lưỡi câu vào). Mỗi tổ có một cây cần câu có dây nhợ và lưỡi câu.
- Bắt đầu chơi,người thứ nhất mỗi tổ cầm cần câu, câu móc cho được một gói quà. Ai câu được rồi trao cần câu cho người thứ hai tiếp tục cho hết tổ. Tổ nào xong trước, có nhiều gói quà là thắng.
* Lưu ý: Nếu quà ít thì có thể chơi qui định giờ, nếu hết giờ chưa câu được thì phải trao cần câu cho người kế tiếp. Cuối cùng tổ nào nhiều quà là thắng.
31. Đua Ngựa
- Mỗi tổ cử ra 3 người làm một con ngựa bằng cách : 2 người đứng trước nắm tay nhau (1 người tay phải và 1 người tay trái) và một người phía sau xỏ chân phải vào 2 tay nắm của 2 người kia. Cả 3 người mắt hướng về điểm đích, có một cục gạch làm chuẩn.
- Bắt đầu chơi, ngựa sẽ chạy về điểm đích và vòng trở về. Khi chạy người phía sau phải cò chân trái và 2 tay nắm 2 vai của 2 người kia.
* Lưu ý: Ngựa nào bị sứt dọc đường hoặc về sau là thua cuộc.
32. Xách Nước
- Mỗi tổ cử ra 3 người đứng trước vạch xuất phát, một người làm thùng nước ngồi chồm hổm, 2 tay khoanh chặt, ép 2 đầu gối vào và 2 người kia đứng 2 bên xách thùng nước này bằng cách dùng 2 tay xỏ ngang nách người làm thùng nước và nắm chặt tay lại.
- Bắt đầu chơi, 2 người xách thùng nước chạy tới điểm đích và vòng trở về.
* Lưu ý:Điểm đích có thể là cục gạch. Thùng nước không được sứt quai, phải đi vòng qua cục gạch. Tổ nào về trước an toàn là thắng.
33. Tôm Chạy Đua Tiếp Sức
- Các tổ đều nhau được xếp thành những hàng dọc trước vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát khoảng 8m có để cục gạch trước mỗi tổ.
- Bắt đầu chơi, người phía trước mỗi tổ quay người ra phía sau, cúi xuống 2 tay nắm lấy 2 cổ chân ngay mắt cá, và đi thụt lùi về phía trước cục gạch, đi vòng trở lại và tiếp tục người thứ 2 cho đến hết.
* Lưu ý: Đi lui phải cầm chắc cổ chân không được buông, về tới chỗ xuất phát thì người khác mới tiếp tục. Tổ nào xong trước không phạm lỗi là thắng.
34. Nối Chân Tiếp Sức
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 10m vẽ một vòng tròn nhỏ (điểm đích), người cuối cùng mỗi tổ cầm nón.
- Bắt đầu chơi, người cuối cùng mỗi tổ chạy ra phía trước hàng dọc đứng sát người đầu tiên và đặt 2 bàn chân nối tiếp người này (chân phải trước, chân trái sau) và chuyền nón ra sau. người kế tiếp tục như thế cho đến khi chân đã được nối tiếp tới điểm đích và đặt nón vào vòng tròn.
* Lưu ý: Hai bàn chân nối nhau không được hở kẽ, chuyền nó theo thứ tự từng người một.
35. Đua Thuyền Trên Cạn (Đua ghe ngo)
- Các tổ xếp hàng trước vạch xuất phát, ngồi bệp xuống đất, 2 chân của người phía sau đặt lên 2 đùi của người phía trước, 2 tay chống xuống đất. Vẽ điểm đích cách vạch xuất phát khoảng 10m.
- Bắt đầu chơi, mỗi người trong tổ cố dùng 2 tay đẩy mạnh xuống đất nâng đít lên để cho thuyền di chuyển về phía trước. Cứ thế đẩy mạnh nhanh dần cho ăn khớp với nhau.
* Lưu ý:Thuyền nào bị đứt đoạn bị chìm thua cuộc.
36. Thiên Đàng – Hỏa Ngục
- Người chơi chia làm 2 phe thiên đàng và hỏa ngục. 2 phe được xếp hàng ngang đối diện nhau, cách nhau 1m và đứng quay lưng vào nhau, trước mặt mỗi phe có điểm đích cách chừng 8m.
- Bắt đầu chơi người điều khiển gọi tên phe nào thì phe đó lo chạy về điểm đích của mình. Trong khi đó phe kia lo quay mặt lại và rượt đuổi bắt phe chạy, bắt được mấy người thì được bấy nhiêu điểm.
* Lưu ý:Trong khi đang rượt chạy NĐK có thể gọi lại tên phe rượt để phe kia qua lại rượt phe này.
37. Cá Sấu Lên Bờ
- Mỗi tổ xếp hàng dọc, ngồi xổm nối đuôi nhau, đặt 2 tay lên vai người phía trước.
- Bắt đầu chơi, mọi người trong tổ nhảy bước đều về phía trước tới điểm đích. Tổ nào đến trước không giuộc tay là thắng.
38. Rết Thiếu Chân
- Các tổ xếp hàng dọc trước vạch xuất phát, vẽ điểm đích cách vạch xuất phát 10m. Người thứ nhất giơ (co) chân phải ra phía sau (cò), người thứ 2 tay phải cầm chân phải và tay trái vịn vai người phía trước. Tương tự như thế với người thứ ba nắm chân và vịn vai người phía trước cho đến hết tổ. Người cuối cùng cũng cò.
* Lưu ý: Bắt đầu chơi các tổ cò về tới điểm đích, không được té và giuộc chân dọc đường.

Damsan
12-05-2010, 02:13 PM
1 .Trò Chơi Có Dụng Cụ
1. Quan Sát Nhanh
- Khoảng 30 đồ vật khác nhau để trên bàn, được phủ khăn che kín.
- Các tổ chơi đứng xung quanh bàn, mỗi tổ được phát cho một cây viết và giấy.
- Bắt đầu chơi tất cả cùng hát vui một lúc. Sau đó NĐK mở khăn ra để NC quan sát đồ vật rồi đậy lại.
- NC trong mỗi tổ họp lại với nhau và ghi nhanh tên các đồ vật đã được quan sát. Tổ nào ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
2. Quan Sát Thoáng Qua
- Để khoảng 20 đến 30 đồ vật trong một cái hộp
- NĐK tuần tự lấy từng đồ vật giơ cao cho các tổ xem rồi đặt vào hộp thứ 2.
- Sau cùng mỗi tổ họp lại ghi danh sách những đồ vật đã quan sát được qua tay NĐK. Tổ nào ghi đúng được nhiều sẽ thắng.
3. Người Này Là Ai ?
- Mỗi tổ chọn ra một người, người này đeo mặt nạ trùm kín cả mặt, đầu cổ, chỉ trừ hai con mắt ra,
và được trùm kín từ đầu tới chân (kể cả đôi dép) nhưng để lộ hai con mắt. Tất cả những người còn lại trong tổ đi trốn hết.
- NĐK dẫn người được hóa trang này đến các tổ khác để đoán xem người này là ai. Tổ nào đoán đúng thì đạt. Tương tự như vậy các tổ khác cũng hóa trang một người đến tổ kia để đoán xem là ai ?
4. Ngửi Đoán Đồ Vật
- Chuẩn bị một số lá cây, hoa các loại hoặc trái cây các thứ và một cái khăn bịt mắt.
- Mỗi tổ cử ra một người bị bịt mắt, NĐK đưa một loại lá cây hoặc trái cây cho người bị bịt mắt. Người này sờ hoặc ngửi để đoán xem là thứ gì ? Ai đúng thì người đó sẽ thắng.
5. Sờ Đồ Vật Ghi Liền
- Dụng cụ khoảng 20 đồ vật khác nhau và khăn bịt mắt cho mỗi người trong tổ.
- Tất cả NC trong tổ được bịt mắt xếp hàng ngang, NĐK đưa từng đồ vật cho người đầu hàng. người này được quyền sờ mó đồ vật rồi chuyền cho người thứ 2, cứ thế tiếp tục các em trong tổ đều được sờ đến 20 đồ vật khác nhau.
- Sau đó mở khăn ra họp tổ lại và ghi danh sách các đồ vật đã được sờ, tổ nào đúng nhiều sẽ thắng.
* Nếu không có khăn bịt mắt thì mỗi em trong tổ được sờ đồ vật trong một cái bao, hoặc tắt đèn rồi họp tổ ghi lại danh sách.
6. Chuyền Đồ Vật Xuôi Ngược
- Mỗi đội xếp thành hàng ngang, số đồ vật ở đầu hàng bằng số đồ vật ở cuối hàng mỗi đội.
- Bắt đầu chơi, mỗi đội chuyền ngược và xuôi đồ vật (đến đầu và cuối hàng) xem đội nào nhanh nhất là thắng.
* Vừa chuyền đồ vật đi, vừa nhận.
7. Ngậm Muỗng Chanh
- Mỗi tổ 2 cái muỗng và một trái chanh, xếp hàng dọc. Vẽ một vòng tròn phía trước cách 3 – 4m.
- Người đầu hàng mỗi tổ cầm một cái muỗng và một trái chanh, người thứ hai cầm một cái muỗng còn lại.
- Bắt đầu chơi, người đầu hàng ngậm cái muỗng vào miệng, bỏ trái chanh lên muỗng đi về phía điểm vòng, trở về sang trái chanh qua muỗng người thứ hai (không được dùng tay) và trao muỗng cho người thứ ba và chạy ra phía sau. Người thứ hai cứ tiếp tục cho đến hết, tổ nào xong trước không phạm lỗi là đạt.
* Lưu ý : Có thể dùng trái ping pong thay vì trái chanh.
8. Nhặt Khoai (Mận) Bỏ Vào Hộp (Rổ)
- Mỗi tổ một cái hộp (rổ) và khoảng 5 củ khoai (mận), một khăn bịt mắt.
- Cử ra một người trong tổ bịt mắt, để cái hộp (rổ) trước mặt, bỏ khoai mận xung quanh người bị bịt mắt. Trong mỗi tổ cử một người hướng dẫn người bị bịt mắt nhặt khoai bỏ vào hộp (rổ). Người hướng dẫn chỉ được nói tới mấy bước, lui trái, phải, mà thôi. Tổ nào xong trước thì thắng cuộc.
9. Ném (Đá) Bóng Vào Vòng (Giỏ)
- Dựng đứng cái vòng trên đất hay treo nó trên một nhánh cây sát đất hoặc trên cao.
- Người chơi đá hoặc ném một quả bóng vào vòng là đạt.
10. Thả Bút Vào Chai (thả ống hút vào ly)
- Theo thứ tự mỗi người ra giữa vòng tròn, nơi đó có để sẵn một cái chai và ba cây bút chì.
- Khi tới chỗ để chai, người đó đứng hơi xoãng chân ra để làm sao chai sẽ ở giữa hai bàn chân. Với tư thế này, người đó sẽ dùng tay trỏ và ngón cái của bàn tay phải và tìm cách thả cây bút chì vào chai.
- Mỗi người sẽ được thả ba lần, và mỗi lần thả trúng sẽ được một điểm.
11. Ném Lá Bài Vào Nón
- Mỗi tổ một cái nón và một bộ bài.
- NC mỗi tổ lần lượt đứng cách nón khoảng 1,5m, thẳng lưng, tay cầm lá bài ném vào nón là thắng.
- Có thể ném một lần nhiều lá gộp lại
12. Ném Hạt Đậu Vào Ly
- Mỗi đội có một cái ly không phía trước, cách người đầu hàng dọc mỗi tổ khoảng 2m. Mỗi tổ có một lon hạt đậu, mỗi người trong tổ lần lượt, dùng tay bốc một hạt đậu ném vào ly (mỗi người ném 5 lần).
- Cuối cùng xem tổ nào ném được nhiều hạt đậu vào ly là thắng cuộc.
13. Đặt Mũi Trong Vỏ Bao Quẹt Tiếp Sức
- Mỗi đội xếp hàng dọc, phía trước có vạch một điểm cách 3m.
- NC đầu tiên của mỗi đội cầm bao hộp quẹt cây đặt lên lỗ mũi của mình hít vào rồi đi tới vạch phía trước, rồi vòng về đưa vỏ quẹt cho người thứ hai bằng cách đặt bao quẹt vào mũi bạn. Người này hít vào và tiếp tục làm như người trước. Không dùng đến tay. Đội nào xong trước là thắng.
* Lưu ý: Nếu ai đánh rớt phải lượm lên làm lại.
14. Xâu Chuỗi Hạt Gạo
- Vật dụng: một nắm gạo và một cuộn chỉ cho mỗi đội.
- Bắt đầu chơi, mỗi người trong đội hợp tác cầm lấy sợi chỉ và nhặt các hạt gạo lên buộc vào sợi chỉ bằng cách thắt nút.
* Lưu ý: Qui định thời gian đội nào nhiều hạt chuỗi là thắng.
15. Thổi Tắt Ngọn Nến
- Mỗi đội một ngọn nến và một khăn bịt mắt.
- Mỗi đội cử ra một người được bịt mắt và dẫn đến cách ngọn nến chừng 5 bước rồi yêu cầu người đó xoay mình 3 lần. Sau đó tiến lại gần ngọn nến thổi ba lần, tắt ngọn nến là đạt.
16. Ai Thổi Khỏe Hơn
- Mỗi tổ cử ra một em khỏe mạnh nhất. Các em này đứng quay mặt xuống khán giả. Phát cho mỗi em một bong bóng chưa thổi.
- Bắt đầu chơi các em này dùng miệng thổi bong bóng. Ai thổi bể bong bóng trước là thắng cuộc.
* Lưu ý: Chỉ dùng tay cầm bong bóng, không được dùng tay ép cho bể.
17. Ai Ăn Nhanh Hơn
- Một cọng dây ni lông dài 1m. 3 cục kẹo được cột vào dây này ở hai đầu và chính giữa sợi dây.
- Từng hai tổ một thi đấu với nhau, mỗi tổ cử ra một em. Hai em này đứng đối diện với nhau. Mỗi em ngậm một cục kẹo ở một đầu của sợi dây trên. Còi thổi, hai em cố nuốt nhanh sợi dây cho đến khi ngậm được cục kẹo giữa là thắng cuộc.
* Lưu ý: Không được dùng tay và không được cắn kéo sợi dây mạnh quá.
18. Đố Nhau
(chia làm 2 phe A và B)
- Phe A hỏi : Bồ ơi bồ con chó nó kêu làm sao ?
Bồ ơi bồ con chó nó kêu thế nào ?
(thay con chó bằng bất cứ con khác : Gấu, mèo, chuột…)
- Phe B trả lời : Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu
Bồ ơi bồ con chó nó kêu gâu gâu
* Lưu ý: Có thể đổi ngược lại.
2. Trò Chơi Suy Đoán
1. Tôi Là Ai ?
- Cắt nhiều bảng bằng giấy carton, trên đó ghi tên những nhân vật nổi tiếng và ghim vào lưng vài người chơi mỗi đội.
- Những người có bảng tên lần lượt đi vòng quanh hỏi những người khác vài câu hỏi để biết bảng tên của mình đang đeo. Câu trả lời sẽ là “đúng, sai”. Ai đoán ra tên mình mang sẽ thắng cuộc.
Ví dụ : Tôi là văn sĩ ? Không
Tôi là nghệ sĩ ? Không
Tôi là vận động viên thể thao ? Đúng
Tôi là cầu thủ bóng đá ? Đúng
Tôi là người Việt Nam ? Đúng
Tôi được khoảng 30 tuổi ? Đúng
Tôi là Công Minh ? Đúng
2. Đoán Đồ Vật
- Một người ra khỏi phòng, những người khác chọn một tiếng có một hoặc nhiều đồng âm là đồ vật
- Người này đi vào và hỏi một số người 3 câu hỏi sau :
. Bạn thích nó cách nào ?
. Bạn thích dùng nó làm gì ?
. Bạn thích nó ở đâu ?
- Người được hỏi trả lời và nghĩ tới tiếng có âm giống.
- Ví dụ : Chiếu (để nằm ; đọc sách, trên giường)
. Bạn thích nó cách nào ? Nằm lên
. Bạn dùng nó làm gì ? Đọc sách
. Bạn thích nó ở đâu ? Trên giường.
3. Nhạc Sĩ Mù
- Một người bị bịt mắt ở giữa vòng tròn.
- Vòng tròn vừa di chuyển vừa hát cho tới khi NĐK thổi còi thì ngưng. Người bị bịt mắt sẽ đến trước mặt một người, người này sẽ giả giọng hát một bài. Người bị bịt mắt sẽ đoán, nếu đúng người này sẽ bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu sai người bị bịt mắt phải đi đến người khác.
4. Đoán Hình Anh
- NĐK đưa ra một tấm ảnh nhân vật trong Kinh Thánh hoặc một phong cảnh du lịch cho mỗi tổ xem.
- Trong vòng một phút mỗi tổ họp lại và cho biết hình gì. Tổ nào đúng là đạt.
5. Đoán Sở Thích
- Mỗi tổ cử ra một bạn đứng phía trên, chỗ NĐK. NĐK phát cho người này một tờ giấy và cây viết.
- NĐK hỏi bạn thích chương trình Tivi nào nhất ? Và người này viết vào giấy sở thích của mình. Cả tổ ở dưới đoán coi sở thích của bạn là gì ?
* Lưu ý: Chương trình Tivi được thay đổi bằng sở thích khác :
- Cầu thủ bóng đá - Nghệ sĩ đóng phim
- Loại hoa - Ca sĩ
- Bài hát sinh hoạt - Vị thánh.
6. Những Kiểu Nón Đẹp
- Vài tờ giấy báo lớn, bút chì, kéo, đồ bấm ghim, kẹp cho mỗi tổ.
- Mỗi tổ tự nghĩ ra cách chế tạo những kiểu nón lạ trong thời gian khoảng 15 phút.
- Sau đó đội lên trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm kiểu nón nào đẹp nhất là đạt.
*Lưu ý: Có thể thay những kiểu nón thành những kiểu quần áo.
7. Dán Tranh
- Mỗi tổ hai tờ lịch treo tường giống nhau, một tờ được xé ra nhiều mảnh xếp lộn xộn (xé ngang và dọc tờ lịch). Tờ kia để đối chiếu làm mẫu.
- Mỗi tổ thêm 1 tờ lịch cũ và một chai keo nước hoặc hồ.
- Bắt đầu chơi, NĐK phát cho mỗi tổ dụng cụ như trên. Mỗi tổ dùng tờ lịch cũ lật bề trái (giấy trắng không có cảnh) trải xuống đất, lấy tờ lịch được xé rải đều lên mặt trái này và đối chiếu với tờ lịch mẫu để dán sao cho giống với tờ lịch mẫu. Tổ nào xong và giống là đạt.
8. Viết Nhanh
- Mỗi tổ tụm lại thành vòng tròn nhỏ.
- NĐK phát cho mỗi tổ một tờ giấy và một cây viết cho tổ trưởng. Tổ trưởng ngồi giữa vòng tròn.
- Bắt đầu chơi, NĐK yêu cầu mỗi tổ hãy liệt kê danh sách tên các con vật theo vần đầu là C và CH … Tổ họp lại, nói cho tổ trưởng để viết ra giấy. Trong vòng hai phút tổ nào viết được nhiều và đúng là thắng.
* Lưu ý: Có thể viết tên các nhân vật trong Kinh Thánh theo vần D hoặc M, P, A…
9. Ghép Câu Kinh Thánh
- Viết một câu Kinh Thánh ra giấy nhỏ. Sau đó cắt rời câu Kinh Thánh ra từng chữ.
- Phát cho mỗi tổ một miếng bìa giấy lớn và một chai keo (hồ).
- Mỗi tổ họp lại sắp xếp câu Kinh Thánh đã được cắt ra, dán vào giấy lớn cho hợp với câu Kinh Thánh. Tổ nào xong trước và đúng là thắng.
10. Mặt Nạ Vui
- Vật dụng: 1 tờ giấy carton lớn, viết lông, bút chì, kéo, đồ bấm, ghim, kẹp, keo cuộn cho mỗi tổ.
- Mỗi tổ tự nghĩ chế ra những loại mặt nạ hề vui hóm hỉnh nhất.
- NĐK ấn định khoảng thời gian 15 phút, sau đó đeo mặt nạ vào trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm mặt nạ đẹp vui và trình diễn xuất sắc.
11. Dựng Cảnh Xảy Ra
- NĐK bày ra trước mặt các tổ 6 loại đồ vật, (búa, chai, khăn…) và tuyên bố. Vừa rồi có việc gì xảy ra tại đây ? Những đồ vật này là tang chứng, mỗi tổ dùng các vật đó diễn lại sự việc đã xảy ra.
- Mỗi tổ họp lại bàn cách dựng lại biến cố này bằng vai diễn của vài người hoặc bằng lời hùng biện của một người đại diện tổ.
- Ban giám khảo sẽ đánh giá chấm điểm những màn kịch khác nhau của mỗi tổ.
12. Dựng Kịch Theo Nhân Vật Cho Trước
- NĐK liệt kê những nhân vật rất đặc thù : người bán báo, người đi xe đạp, người cùi, người xỉn rượu…
- Mỗi tổ họp lại dàn dựng một vở kịch với những vai trên. Có thể tự hóa trang.
- Giám khảo sẽ chấm điểm diễn xuất của mỗi tổ có cái hay riêng nối kết được các nhân vật.
13. Sáng Chế Thơ Lục Bát
- NĐK cho các tổ một chủ đề.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế ra 5 câu thơ lục bát theo chủ đề đã cho.
- Mỗi tổ cử ra một người xướng 5 câu thơ trên theo điệu hò lơ, hoặc hò dô ta, hoặc cò lả.
- Giám khảo sẽ chấm cái hay và súc tích của mỗi tổ.
14. Sáng Chế Cử Điệu Bài Hát
- NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế cử điệu múa dựa theo bài hát đã cho.
- Giám khảo sẽ chấm điểm cách diễn súc tích và đều đặn của mỗi tổ.
15. Sáng Chế Lời Bài Hát
- NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài và yêu cầu sáng chế lời theo chủ đề.
- Mỗi tổ họp lại sáng chế lời bài hát đó theo chủ đề người điều khiển yêu cầu.
- Giám khảo sẽ chấm điểm khi mỗi tổ hát lên lời sáng chế theo tiêu chuẩn hát hay, nội dung sâu sắc và xúc tích.
* Lưu ý: Nên chọn những bài hát có làn điệu dân ca.
16. Họa Sĩ Mù
- Mỗi tổ cử hai người, một người không bịt mắt còn một người bị bịt mắt. Người không bịt mắt cõng người bị bịt mắt. Trên bảng vẽ sẵn một khuôn mặt người nhưng chưa vẽ các bộ phận mắt, lông mày, tai, mũi miệng, tóc. Người cõng hướng dẫn người bị bịt mắt vẽ vào cho đủ mặt người. Sau một phút, hình vẽ nào đúng, đẹp nhất là thắng cuộc.
17. Viết Kinh Tiếp Sức
- Mỗi tổ xếp hàng dọc, trước mặt mỗi tổ có một tấm bảng. Người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng đã được thổi và kẹp vào đùi.
- Bắt đầu chơi, NĐK cho biết viết kinh Lạy Cha tiếp sức mỗi người viết một chữ. Người thứ nhất cầm cục phấn kẹp bóng nhảy lên bảng viết một chữ rồi nhảy về, trao phấn và bong bóng cho người thứ hai. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến khi viết hết kinh. Tổ nào xong trước là thắng cuộc.
* Lưu ý: Dư hoặc thiếu một chữ trừ 1 điểm. Ai làm rớt bong bóng thì lượm lên, kẹp vào đùi, nhảy tiếp tục. Người thứ nhất trao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng.
18. Thi Hát Với Nhau
- Hai tổ thi đấu với nhau, mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn có một cái micrô.
- Bắt đầu chơi NĐK đưa ra một chủ đề để hát.
Ví dụ : “Con vật” “Mưa”
“Mây” “Mẹ”
“Xuân” “Tình yêu”.
- Tổ nào hát đã có từ theo chủ đề rồi thì hát tiếp một câu nữa của bài hát đó rồi mới chỉ tổ kia. Tổ nào bí hoặc lặp lại bài hát tổ kia hay tổ mình đã hát rồi thì bị thua.
* Lưu ý:Hát đúng lời của bài hát không được sáng chế.
19. Nghe Nhạc Đoán Tựa Bài Hát
- Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau.
- NĐK chọn một vài bài hát quen thuộc có nhạc. Nhờ một người dạo đàn 1 hoặc 2 câu đầu hoặc câu cuối của bài hát cho các tổ nghe. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.
* Lưu ý:
+Có thể chọn bài hát sinh hoạt hoặc nhạc trẻ đời hoặc nhạc đạo.
+Tựa bài hát có 2 loại : là chính câu đầu của bài hát hoặc có lời tựa riêng khác với câu đầu của bài hát.
20. Thi Hát Chọn Ca Sĩ “Dở Nhất”
- Hai tổ thi đấu với nhau, tổ này chọn chỉ định một người dở nhất trong tổ kia và ngược lại tổ kia chỉ định 1 người trong tổ này.
- NĐK ghi lời câu đầu của một vài bài hát quen thuộc (bài hát sinh hoạt, nhạc đời, nhạc đạo) cho 2 người được chọn bắt thăm và hát lên bài hát đó cho mọi người thưởng thức. Giám khảo sẽ cho điểm hát của từng ca sĩ một.
21. Nghe Hát Trích Đoạn Đoán Tựa Bài Hát
(Nói và làm theo đúng như lời NĐK)
- Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau.
- NĐK chọn một bài hát quen thuộc và hát trích đoạn, ngưng và hát tiếp như băng cassette bị dập nhão. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc.
22. Trăng Tròn
(Nói và làm theo đúng như lời NĐK)
NĐK:
- Bắt đầu nhé.
- Trăng tròn (tay phải chỉ ra trước đánh vòng tròn)
- Có hai con mắt (vẽ 2 con mắt tròn)
- cái lỗ mũi (gạch cái lỗ mũi)
- Cái miệng (vẽ cái miệng)
- Xin hết.
* Tất cả người chơi nói và làm theo NĐK, kể cả nói bắt đầu và kết thúc. Có thể cử một người chơi lên lặp lại lời nói và cử điệu của NĐK. Ai đúng xin thưởng một tràng pháo tay và kết thúc trò chơi. Trò chơi chỉ chơi một lần duy nhất trong cuộc đời.

Teresa_QMai
12-05-2010, 06:44 PM
:53:Cám ơn anh Damsan về những trò chơi thi đua rất là hay em sắp tổ chức cuộc sinh hoạt thi đua giữa 2 nhóm trong CĐ em , nhờ các trò chơi của anh san mà em lại có thêm nhiều kiến thức cho vai trò là 1 người quản trò cám ơn anh san nhiều.... nhiều.... nhiều........hihihi....:3::53:

omem2207
26-04-2011, 12:12 PM
PHẦN I:








CÁC MẪU TRÒ CHƠI


SINH HOẠT VÒNG TRÒN






01. BÃO THỔI – BÃO THỔI
Thể loại: Phản xạ thuận, dành cho 30 người mọi lứa tuổi tham dự trong phòng, hoặc đông hơn khi tổ chức ngoài trời.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, phản xạ nhạy bén.
Giáo dục: Ý thức bản thân giống và khác mọi người ở điểm nào.
Luật chơi: Quản trò hô to: “Bão thổi, bão thổi”, mọi người hỏi lại: “Thổi ai ? Thổi ai ?” Quản trò bảo: “Thổi những ai đeo đồng hô !” Những ai có đeo đồng hồ đều phải chạy đổi chỗ cho nhau trong vòng tròn. Ai chậm chân nhất sẽ phải ra thay quản trò tiếp tục điều khiển.
Mục đích: Xáo trộn vị trí mọi người trong vòng tròn, tránh co cụm.
Vật dụng: Còi thổi để gây sự chú ý trước khi hô.
Lưu ý: Câu hô “bão thổi, bão thổi” có thể thay bằng các câu khác như: “Kiến cắn, kiến cắn”, “Điện giựt, điện giựt”...


02. TỰ HỌA CHÂN DUNG
Thể loại: Phản xạ thuận, trong phòng hay ngoài trời, cho 30 tới 60 người tham dự.
Rèn luyện: Sự nhanh nhạy, nhịp nhàng, chính xác.
Giáo dục: Tính hòa đồng, cởi mở trong tập thể.
Luật chơi: Quản trò bắt bài hát chỉ có ba chữ “Trán-cằm-tai” theo điệu nhạc phần đầu của bài “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, mọi người hát theo, tay chỉ đúng vào vào trán, vào cằm hay vào tai của mình khớp với lời đang hát. Tốc độ hát ngày một tăng.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn, sảng khoái.


03. TÔI BẢO THÌ LÀM
Thể loại: Phản xạ thuận, trong phòng hay ngoài trời, cho 30 tới 60 người mọi lứa tuổi tham dự.
Rèn luyện: Sự tập trung chú ý, phản xạ nhanh và phản xạ đúng theo thính giác.
Giáo dục: Vâng lời một cách sáng suốt, không dễ dàng tin một cách mù quáng.
Luật chơi: Quản trò hô: “Tôi bảo đứng !” Mọi người phải đứng. Quản trò bất ngờ không nói “Tôi bảo” mà chỉ hô: “Ngồi xuống !”, những ai lỡ ngồi xuống thì sẽ bị phạt sau khi trò chơi đã kết thúc. Cứ thế quản trò cứ đổi hành động và khẩu lệnh ngày một nhanh cho đến khi có được khoảng 10 bị phạt thì chuyển sang trò chơi phạt.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn.


04. ÔNG NÓI GÀ, BÀ NÓI VỊT
Thể loại: Phản xạ nghịch, trong phòng hay ngoài trời, cho 15 tới 30 người độ tuổi thiếu niên trở lên có thể tham dự.
Rèn luyện: Phản ứng nhạy bén và chính xác.
Giáo dục: Cần phán đoán, nhận định đúng đắn trước mọi sự.
Luật chơi: Quản trò đứng trước một người nào đó trong vòng tròn, chỉ vào tai anh ta và nói: “Đây là cái mũi của tôi”, người kia phải chỉ mũi của mình và nói: “Đây là cái tai của tôi”. Ai nói hoặc làm sai thì phải ra thay quản trò tiếp tục điều khiển trò chơi hoặc bị phạt.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn.
Lưu ý: Có thể nâng thêm mức độ khó: Quản trò chỉ vào đầu mình và nói: “Đây là cái lưng của các bạn”, mọi người phải tự vỗ vào lưng mà nói: “Đây là cái vai của anh”...


05. THẦY BÓI ĐOÁN MÒ
Thể loại: Trò chơi lý luận, trong phòng hay ngoài trời, cho khoảng 30 người độ tuổi thiếu niên trở lên tham dự.
Rèn luyện: Óc lý luận, loại suy để phán đoán đúng đắn.
Giáo dục: Tinh thần khao khát khám phá những giá trị lành mạnh.
Luật chơi: Với một món đồ gói kín, được hỏi 3 câu hoặc hơn, quản trò chỉ trả lời: đúng hay sai, có hay không. Đến câu cuối cùng ai đoán được đúng đó là món đồ gì sẽ là người đoạt giải, thường là chính món đồ bí mật ấy.
Mục đích: Gây bầu khí sinh động, thư giãn sau một trò chơi mạnh.
Vật dụng: Một món quà nhỏ, vui, có ý nghĩa, được gói lại và ngụy trang khéo léo, gây tò mò cho tập thể.

omem2207
26-04-2011, 12:13 PM
06. EM HỌC CỬU CHƯƠNG 3
Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong nhà, cho khoảng 30 em trở lại, độ tuổi từ 12 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ đúng và nhanh.
Giáo dục: Chú ý đến tha nhân, nhưng không bị tha hóa làm cho bản thân bị mất tự chủ, bị cuốn hút theo người khác.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn, chọn một người bất kỳ để mở đầu điểm số từ số 1. Nhưng hễ tới người nào có số chia hết cho 3 ( như 3, 6, 9, 12, 15, 18, 21... ) thì không được hô lên số ấy, chỉ được phép vỗ tay mà thôi. Người kế tiếp lại hô con số kế tiếp.
Ai sai luật có thể bị phạt hoặc loại trực tiếp. Vòng tròn điểm số lại từ số 1, trò chơi tiếp diễn cho tới khi đạt được số 30, hoặc cho tới khi chỉ còn lại 6 người, thì đó là những người thắng cuộc.
Lưu ý: Có thể nâng mức độ khó của trò chơi lên bằng cách quy định cả những số có mang số 3 ( như 13, 23... ) cũng không được hô số mà chỉ được vỗ tay.


07. NÀO CÙNG CHUYỀN
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, cho độ 30 người độ tuổi thiếu niên tham dự.
Rèn luyện: Sự nhịp nhàng về thao tác.
Giáo dục: Tinh thần phối hợp tập thể khéo léo.
Luật chơi: Tập trước bài hát: “Nào cùng chuyền chiếc dép trên tay cho người bên mình, chuyền cho đều, chuyền cho khéo, ai ơi, nếu sai, nếu sai xin mời đi ra”.
Ngồi vòng tròn, mỗi người cầm trên tay phải một chiếc dép, cùng chuyền sang cho người bên phải theo nhịp hát. Tới đoạn “Nếu sai, nếu sai xin mời đi...” thì giữ dép lại, nhịp 4 lần trên mặt đất phía bên phải và phía mình, và chỉ thật sự chuyền đi tiếp khi hát tới chữ “ra”.
Những ai sai nhịp, dép dồn đống trước mặt, sẽ bị loại. Vòng tròn thu hẹp dần cho tới khi còn lại 2 người đấu tay đôi chung kết.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui tươi.
Vật dụng: Mỗi người một chiếc dép của mình.
Lưu ý: Nếu chơi trên sân đất, chỉ nên đập nhẹ chiếc dép, tránh làm tung bụi mù mịt.


08. THỜI SỰ GIỰT GÂN
Thể loại: Vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, cho 15 tới 30 người độ tuổi thiếu niên trở lên tham dự.
Rèn luyện: Sự phối hợp, cộng tác ăn ý trong tập thể.
Giáo dục: Không nhẹ dạ trước những tin vịt hay dư luận xấu.
Luật chơi: Quản trò ngồi giữa vòng tròn, hỏi to lên: “Ai ?” Một người chạy lên nói nhỏ vào tai quản trò tên ai đó có mặt trong vòng, ví dụ: “Anh Tèo !”
Quản trò lại hỏi: “Làm gì ?” Một người khác chạy lên nói nhỏ một động từ, ví dụ: “Ăn vụng !” Quản trò lại hỏi về nơi chốn: “Ở đâu ?” –“Trong Sở Thú !” Quản trò hỏi tiếp: “Lúc nào ?” – “Giữa đêm khuya !” Có thể hỏi thêm: “Như thế nào ?” – “Một cách lấm lét !”
Cuối cùng, quản trò công bố bản tin thời sự cuối cùng: “Anh Tèo ăn vụng trong Sở Thú giũa đêm khuya một cách lấm lét...” Người có tên vừa nêu sẽ phải vào thay quản trò để hỏi và lập một bản tin mới .
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn, thư giãn sau một trò chơi mạnh.
Lưu ý: Có thể sử dụng ngoại ngữ nếu tất cả đều biết chung một ngoại ngữ. Khi ấy sẽ lần lượt hỏi bằng tiếng Anh là: Who ? What ? When ? With who ?... hoặc hỏi bằng tiếng Pháp là: Qui ? Où ? Comment ? Quand ? Avec qui ? Avec quoi ?


09. BẮN CHÌM TẦU CHIẾN
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ ngoài trời hoặc trong nhà, cho khoảng 30 người trở lại, độ tuổi từ 14 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ nhanh và đúng thứ tự.
Giáo dục: Mỗi người chú ý làm tròn bổn phận của mình.
Luật chơi: Ngồi vòng tròn, quản trò cho điểm số 1, 2, 3. Cứ 3 người mang số 1, 2 và 3 thì họp lại thành một chiến hạm có mang số thứ tự ( như: tầu 1, tầu 2, tầu 3... ) hoặc mang tên ( như: tầu Đen, tầu Trắng, tầu Vàng... ).
Ở mỗi tầu, khi nghe tầu khác gọi tên của tầu mình mà bắn, thì lập tức người bên trái nạp đạn kêu “clic”, tới người bên phải lên nòng kêu “clac”, rồi cuối cùng người ở giữa bắn “đùng” kèm theo tên của một tầu khác.
Tầu nào bị sai hoặc bị chậm ở bất cứ khâu nào thì coi như chìm. Những tầu còn lại nếu gọi lầm tên của những tầu đã chìm cũng coi như bị loại. Cuối cùng, tầu nào sống sót sẽ được tất cả hát tặng một bài.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn, sôi nổi.


10. NỐI LỬA CHO ĐỜI
Thể loại: Trò chơi thính giác, vận động nhẹ trong phòng hoặc hội trường lớn, hoặc ngay trong lòng Nhà Thờ, cho khoảng từ 30 tới 300 người mọi lứa tuổi có thể tham dự.
Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh bằng thính giác và xúc giác.
Giáo dục: Tương trợ và sẵn sàng kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm chung của tập thể.
Luật chơi: 2 người bị bịt mắt, người lớn tuổi nhất cầm nến sáng, người nhỏ tuổi nhất cầm nến chưa thắp, được quản trò dẫn đến 2 nơi xa nhau.
Mọi người hát chung bài “Nối lửa” của cha Tiến Lộc ( hoặc một bài có ý về thắp lửa ) đồng thời giúp 2 người tìm gặp nhau bằng cách vỗ tay mạnh hơn nếu đang đến gần nhau, vỗ tay nhẹ đi nếu đang rời xa nhau.
Khi đã gặp nhau, 2 người cố gắng “nối lửa” cho nhau mà không làm tắt mất ngọn nến.
Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó.
Lưu ý: Nhớ tắt hết quạt máy và đèn trong phòng. Kết thúc trò chơi, quản trò nên có đôi lời diễn giải ý nghĩa.
Dụng cụ: 2 khăn quàng và 2 ngọn nến.


11. TÔI LÀ HỌA SĨ
Thể loại: Vận động nhẹ trong phòng, cho khoảng 30 người tham dự, hay nhất là dành cho tuổi Ấu ( thiếu nhi ).
Rèn luyện: Kỹ năng vẽ trong một điều kiện rất hạn chế.
Giáo dục: Tinh thần đồng đội cùng gắng sức.
Luật chơi: Mỗi đội khoảng 6 người, phát 1 tờ giấy bìa và bút màu. Cho đề tài đơn giản và cụ thể. 2 người cúi xuống làm bàn, 2 người căng giấy, 2 người vẽ tranh.
Cứ sau 5 phút, quản trò cho hiệu lệnh thay đổi cặp họa sĩ. Hết 15 phút, các đội nộp tranh và cử người thuyết minh vắn tắt trong 5 phút. Ban giám khảo là các huynh trưởng.
Mục đích: Gây bầu khí hứng khởi, sẵn sàng hợp tác và tranh đua.
Vật dụng: Giấy bìa trắng kích thước 120 x 80 cm, một số bút lông màu nét to, loại dùng mực a-xê-tôn ( acétone ).

omem2207
26-04-2011, 12:13 PM
12. CHÚA GỌI – DẠ, CON ĐÂY !
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài trời, dành cho 15 tới 30 người, độ tuổi từ 16 trở lên.
Rèn luyện: Sự chú ý để phản xạ theo đúng thứ tự.
Giáo dục: Tinh thần sẵn sàng, luôn tỉnh thức trước Thánh Ý Thiên Chúa qua mọi biến cố cuộc đời.
Luật chơi: Tất cả ngồi vòng tròn, điểm số 1, 2, 3, cứ 3 người thành một tổ, mỗi tổ chọn tên một một vị thánh nam hoặc nữ gọi chỉ có 2 âm, ví dụ: Gio-an, Lu-ca, An-na, Phê-rô, An-phong, Mác-ta...
Quản trò sẽ mở đầu bằng cách hô, ví dụ: “Chúa gọi Gio-an !” Tổ nào mang tên Gio-an sẽ đáp lại tuần tự như sau:
· Người số 1 đứng lên thưa: “Dạ !”
· Người số 2 đứng lên thưa: “Con...”
· Người số 3 đứng lên thưa: “Đây !”
· Người số 1 ngồi xuống nói: “Chúa...”
· Người số 2 bên phải nói: “Gọi...”
· Người số 3 ngồi xuống nói: “An-phong !”
Tổ nào mang tên An-phong lại đáp tuần tự như trên. Tổ nào làm sai, thưa chậm hoặc gọi tổ khác không kịp coi như bị loại. Tổ nào lại gọi tên những tổ đã bị loại cũng bị loại theo.
Cuối cùng, khi chỉ còn lại 1 tổ, quản trò nhắc nhở: “Các bạn có thấy không, khi Chúa gọi, ta phải luôn sẵn sàng để đáp trả...” sau đó, chuyển sang một trò chơi phạt cho các tổ đã bị loại.
Mục đích: Gây bầu khí vui tươi, ấm áp.


13. NGƯỜI THỨ BA
Thể loại: Vận động mạnh ngoài trời, cho khoảng trên 30 người tham dự, hay nhất là dành cho tuổi Thiếu.
Rèn luyện: Sức khỏe dẻo dai.
Giáo dục: Luôn luôn sẵn sàng.
Luật chơi: Điểm số 1 – 2, người số 1 đứng vòng ngoài, ngay sau lưng người số 2 ở vòng trong. Còn dư lại một cặp, oẳn tù tì, ai thắng là người đuổi, ai thua là người bị đuổi.
Quản trò cho hiệu lệnh bắt đầu, người bị đuổi chỉ được chạy bên trong vòng tròn, nhanh chân đến đứng trước một người số 2 nào đó thì người số 1 đứng phía sau tức khắc trở thành người bị đuổi, phải chạy tiếp, nếu chậm chân bị bắt, sẽ trở thành người đuổi.
Mục đích: Gây dựng bầu khí sôi nổi.
Vật dụng: Sào tre 2m, gậy tre 2m.


14. LANG BĂM CHẨN BỆNH
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hoặc bên đóng lửa dặm đường, cho khoảng 12 tới 30 người lớn tham dự.
Rèn luyện: Óc suy đoán, phân tích, tổng hợp.
Giáo dục: Tinh thần liên kết gắn bó sâu xa với nhau trong tập thể.
Luật chơi: Quản trò mời một bạn làm Lang Băm ra xa, giải thích cách chơi cho mọi người còn lại trong vòng tròn:
Hễ Lang Băm trở vào hỏi người thứ nhất câu gì thì người này im lặng không trả lời; Hỏi người thứ hai thì người này trả lời câu đã hỏi người thứ nhất...
Chỉ được hỏi 5 người, sau đó phải hỏi lại người thứ nhất, người này sẽ trả lời câu đã hỏi người thứ năm trước đó.
Cuối cùng, Lang Băm phải đoán cho được căn bệnh tập thể của cả vòng tròn. Đó là căn bệnh “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Mọi người trong vòng phải chú ý nghe để trả lời cho khớp các câu hỏi chẩn bệnh.
Mục đích: Gây bầu khí ấm áp ( warming-up ).
Lưu ý: Đây là dạng trò chơi chỉ chơi được một lần. Trong dịp khác, phải có ít là một người lạ tham dự để mời đúng người ấy đóng vai Lăng Băm thì mới không lộ bí mật của trò chơi.


15. GỠ RỐI TƠ LÒNG
Thể loại: Vận động nhẹ ngoài trời, cho khoảng 30 đến 60 người độ tuổi thiếu niên trở lên tham dự.
Rèn luyện: Sự quan sát tinh tường đưa tới phán đoán chính xác.
Giáo dục: Đoàn kết trong thân ái. Nếu trong tập thể có vấn đề trục trặc, cần để cho các Huynh Trưởng giúp gỡ rối.
Luật chơi: Mời 5 huynh trưởng lớn ra ngoài xa. Các bạn trẻ nắm chặt tay nhau thành một vòng tròn dứt khoát không rời.
Quản trò lần lượt làm cho “sợi-dây-người” này rối lên, thắt thành 5 nút rồi yêu cầu mọi người dồn lại sát nhau. Mời các huynh trưởng trở lại, cố gắng gỡ các nút để trả lại vòng tròn như cũ mà không được cắt lìa ở bất cứ mắt xích tay người nào...
Kết thúc, vẫn nắm tay nhau đứng vòng tròn, hát chung bài “Giữ chặt mối dây”.
Mục đích: Gây bầu khí thân ái, lưu luyến.
Lưu ý: Nên chơi ở cuối buổi sinh hoạt để sau đó hát chia tay, thì sẽ tạo được bầu khí lưu luyến và ấn tượng xúc động trong lòng mọi người.

omem2207
26-04-2011, 12:14 PM
16. LẠY ÔNG, TÔI Ở BỤI NÀY
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ ngoài trời hoặc trong nhà, cho khoảng 30 người ở độ tuổi từ 14 trở lên.
Rèn luyện: Thính giác nhạy bén, phán đoán tốt và tinh khôn.
Giáo dục: Chú ý lắng nghe người khác và giữ cẩn mật.
Dụng cụ: 2 chiếc khăn quàng và một chiếc còi.
Luật chơi: Mọi người nắm tay nhau làm thành vòng tròn lớn như hàng rào. 2 người tình nguyện ở giữa, đều bị bịt mắt, nhưng có một người được cầm còi.
Nghe hiệu lệnh bắt đầu, quản trò hô “thổi”, người cầm còi là tên trộm sẽ thổi 3 tiếng ngắn rồi nhẹ bước nhanh chân lẩn trốn ngay, người kia làm thám tử, phải định hướng để bắt tên trộm.
Khi chụp bắt được, phải nhanh tay vỗ lên vai tên trộm 3 cái. Quản trò cho 2 người đổi vai và chơi lại.
Quản trò nhớ tính thời gian “cầm cự” bằng đồng hồ xem ai lâu hơn thì thắng cuộc.
Mục đích: Gây bầu khí vui tươi, sôi nổi.
Lưu ý: Có thể mời 2 người có tính cách đặc biệt trong tập thể ra chơi cho thêm phần hấp dẫn ( người lớn tuổi nhất và người nhỏ tuổi nhất; hoặc một huynh trưởng và một em Đội sinh bé; hoặc đôi tân hôn trong một đám cưới... )


17. SỐNG-CHẾT-THIÊN ĐÀNG-HỎA NGỤC
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ ngoài trời hay trong nhà chơi rộng, cho khoảng 20 tới 100 em độ tuổi từ 14 trở lên.
Rèn luyện: Sự phản xạ chính xác và nhanh.
Giáo dục: Trí phán đoán sáng suốt, biết tự chủ.
Luật chơi: Mọi người đứng thành vòng tròn. Quản trò hô “Sống, sống, sống !”, tất cả chạy nhẹ tại chỗ, nhanh chậm tùy theo nhịp độ hô thưa hay dồn của quản trò.
Bất ngờ quản trò hô “Chết !”, tất cả phải đứng im lại ngay. Nếu nghe hô “Thiên Đàng !”, tất cả nhảy lên giang hai tay lên cao hình chữ V. Nếu nghe hô “Địa Ngục !”, tất cả ngồi xuống, hai tay bó gối.
Quản trò sẽ hô một đàng, nhưng lại làm một nẻo, ai phản xạ chậm hoặc không đúng với tiếng hô khoảng 3 lần thì bị loại. Nếu có được 5, 6 người bị loại thì cho một trò chơi phạt, mọi người hát bài “Thiên Đàng, Địa Ngục hai bên...”
Mục đích: Gây bầu khí giao lưu, hòa đồng.


18. VỪA ĂN CƯỚP, VỪA LA LÀNG
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời, cho khoảng 30 người, độ tuổi từ 16 trở lên.
Rèn luyện: Óc phán đoán và suy luận tốt.
Giáo dục: Tính trung thực ( Sự lừa dối gạt gẫm sớm muộn gì cũng sẽ bị phát giác )
Luật chơi: Quản trò xin một người tình nguyện làm thám tử, dẫn anh ta đi khuất xa khỏi vòng tròn, rồi quản trò sẽ nhờ một người dùng kim băng gài sợi dây đeo còi ở sau lưng mình, dặn dò nhỏ cho mọi người biết cách thức mình sẽ đánh lừa ra sao.
Mời thám tử trở lại vòng tròn, bảo anh ta rằng ở đây có một người đang bí mật giữ một chiếc còi và thỉnh thoảng lại thổi còi phá bĩnh, đề nghị anh ta điều tra.
Quản trò khéo léo di động trong vòng tròn, luôn quay mặt về phía thám tử, thỉnh thoảng dừng lại đưa lưng trước mặt một người trong vòng, người này nhanh tay cầm lấy chiếc còi đeo sau lưng quản trò để thổi một tiếng. Quản trò lại nhanh chân di chuyển ngay sang chỗ khác, ra vẻ ngạc nhiên để đánh lừa thám tử.
Thám tử sẽ phải cố gắng phát giác thủ phạm chính là quản trò “vừa ăn cướp, vừa la làng”. Tất cả sẽ hát tặng thám tử tài ba bài “Hoan hô anh này một cái...”
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.
Vật dụng: 1 chiếc còi có dây đeo không quá dài, 1 cây kim băng.


19. MỘT CÂY CÓ MẤY ĐẦU ?
Thể loại: Trò chơi trí não trong nhà, cho 20 người, độ tuổi từ 16 trở lên.
Rèn luyện: Óc suy luận nhanh, phản xạ đúng.
Giáo dục: Tính thận trọng, không sơ xuất mà bỏ qua những chi tiết tuy nhỏ nhưng quan trọng.
Luật chơi: Mọi người đứng vòng tròn, quản trò chỉ tay vào bất cứ ai và liên tục hỏi thật nhanh các câu hỏi sau đây: “Một cây mấy đầu ?” ( 2 đầu ) “Hai cây mấy đầu ?” ( 4 đầu ) “Một cây rưỡi mấy đầu ?” ( 4 đầu ) “ Hai cây một phần ba mấy đầu ?” ( 6 đầu ). Những ai trả lời sai sẽ bị tập trung phạt bằng một trò chơi khác.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.


20. ĐĂNG KÝ TẠM TRÚ
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà, cho khoảng 20 người, độ tuổi từ 12 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ nhanh.
Giáo dục: Ganh đua hết mình nhưng cũng sẵn sàng nhường nhịn.
Luật chơi: Luôn luôn số ghế ( hoặc dép ) ít hơn một so với số người chơi. Tất cả nắm tay nhau vừa hát một bài hát sinh hoạt quen thuộc, vừa đi vòng tròn quanh các chiếc ghế ( hoặc dép ).
Bất ngờ, quản trò hô to: “Đăng ký !”, tất cả phải đáp lại: “Tạm trú !” rồi nhanh chân nhảy vào ngồi lên một chiếc ghế ( hoặc giẫm chân phải lên một chiếc dép ). Chắc chắn sẽ có một người chậm chân bị lọt sổ, loại ra khỏi vòng tròn.
Quản trò cứ thế lấy bớt đi một chiếc ghế ( hoặc dép ) cho đến khi còn có 5, 6 người có nhà ở. Quản trò sẽ hô: “Thường trú !”, những người này sẽ mở vòng tay ra và hô to: “Xin mời !” rồi đón những người bị loại “vào nhà mình” bằng bài hát “Cái nhà là nhà của chung, xin đón anh em vào chung, sống chung trong tình thương mến, vui chung thân thiết vô cùng !”
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.
Vật dụng: Một số ghế tương ứng.


21. CÁC DẤU CÂU
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà hoặc ngoài trời, cho khoảng 30 người, độ tuổi từ 14 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ nhanh và chính xác. Luyện thêm môn văn phạm đặt câu và sử dụng đúng chỗ những dấu câu.
Giáo dục: Tinh thần cảnh giác, không để bị lôi cuốn, bắt chước điều sai, điều không hay.
Luật chơi: Quản trò quy định các ký hiệu bằng chân như sau:
§ Giậm mũi chân phải một cái: dấu chấm câu ( . )
§ Xoay người ngang, nhảy giậm cả hai chân: dấu 2 chấm ( : )
§ Mũi chân phải ngoáy một cái: dấu phẩy ( , )
§ Mũi chân phải ngoặc một vòng rộng rồi giậm 1 cái: dấu chấm hỏi ( ? )
§ Nhảy hai chân vào trong vòng tròn: dấu mở ngoặc kép ( “ ).
§ Nhảy hai chân ra ngoài vòng tròn: dấu đóng ngoặc kép ( “ ).
Sau đó, quản trò sẽ kể một câu truyện vui, đến các chỗ có các dấu thì hô to từng loại dấu câu, mọi người đồng loạt hô lại và làm theo.
Coi chừng quản trò sẽ hô một đàng lại làm một nẻo, ai sơ ý bắt chước thì bị phạt.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.


22. TRUYỆN THẰNG CU TÝ
Thể loại: Trò chơi vận động trong nhà cho khoảng 20 em, độ tuổi từ 12 tới 14.
Rèn luyện: Những đức tính nhân bản đơn giản thường nhật.
Giáo dục: Ý thức nhân bản trong đời sống, vun đắp chiều sâu tâm linh tôn giáo cơ bản.
Luật chơi: Các em đứng thành vòng tròn. Quản trò đưa hai tay làm loa và kể truyện: “Thằng Cu Tý !” Tất cả hỏi lại: “Thằng Cu Tý nó làm sao ?”
Quản trò làm động tác nghịch đất, miệng bảo: “Thằng Cu Tý nó làm như thế này !” Tất cả lập lại câu nói và làm theo động tác.
Quản trò lại đập hai tay liên tiếp, bảo: “Thằng Cu Tý bẩn lắm, hư lắm !” Tất cả nói và làm theo.
Quản trò đập hai tay vào mông, nói: “Thằng Cu Tý bị ăn đòn!”... Cứ thế thành một câu truyện nhân bản với các câu: “Thằng Cu Tý khóc !”, “Thằng Cu Tý xin lỗi mẹ”, “Thằng Cu Tý ngoan !”, “Thằng Cu Tý cười...” hoặc một câu truyện giáo dục việc cầu nguyện: “Thằng Cu Tý đi ngủ !”, Thằng Cu Tý chợt nhớ còn quên một chuyện !”, “Thằng Cu Tý đọc kinh !”, “Thằng Cu Tý được Chúa khen ngoan !”...
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.
Lưu ý: Nên chọn các câu nói ngắn, vui, dễ hiểu và có ý dẫn tới một bài học đạo đức. Cũng nên chọn những động tác phù hợp cho dễ thương mà không bị thô lỗ, phản giáo dục, phản tác dụng.

omem2207
26-04-2011, 12:14 PM
23. THĂNG TRẦM ĐẢO LỘN

Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ ngoài trời hoặc trong nhà, cho khoảng 30 người, độ tuổi từ 14 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ nhanh và chính xác.
Giáo dục: Sự hãnh diện tự hào chứ không kiêu căng khoác lác, khiêm nhường chứ không quỵ lụy, lễ độ chứ không khúm núm.
Luật chơi: Quản trò đứng giữa vòng tròn, chỉ thật nhanh vào bất cứ ai, người này đưa cao hai tay lên và hô to: “Ta là vua !” Tức thì hai người hai bên phải quỳ một chân, chắp tay hướng về người ấy và nói: “Muôn tâu bệ hạ !”.
Cứ thế, có khi người mới làm vua đã chuyển thành thần dân, hoặc ngược lại. Ai làm chậm hoặc sai thì bị loại bằng cách phải ngồi bệt xuống đất.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.
Lưu ý: Có thể chơi ngay trong lớp học, quản trò đứng ở lối đi giữa lớp và vừa hô vừa làm động tác. Có thể thêm những câu và động tác khác như: “Vua đi xuống hang !” thì tất cả phải chui xuống gầm bàn để luôn thấp hơn vua; hoặc “Vua đi ngủ !” thì tất cả phải đưa tay quạt; hoặc quản trò chỉ các dãy bàn bàn trái: “Ta là vua !” thì các dãy bàn bên trái phải quay sang mà xá và hô: “Muôn tâu bệ hạ !”


24. KẾT MỘT CHÙM HOA

Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà, cho khoảng 30 em, độ tuổi từ 12 trở lên.
Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn.
Giáo dục: Sự đoàn kết trong tập thể, không kết bè kết phái, nhưng sẵn sàng cộng tác với mọi người, chẳng trừ ai.
Luật chơi: Mọi người đứng vòng tròn. Quản trò hô: “Kết chùm ! Kết chùm !” Tất cả hỏi lại: “Chùm mấy ? Chùm mấy ?” Quản trò hô: “Chùm 5 ! Chùm 5 !” Tất cả nhanh chóng tản ra tìm nhau để kết thành từng cụm 5 người một.
Ai chậm chân không tìm được cụm để vào thì bị loại ngay chờ phạt. Có thể tăng mức độ khó hơn, ví dụ: “Chùm 3 cây, 4 rễ, 2 cành !” tức là mỗi cụm chỉ có 3 người đứng trên 4 chân và 2 tay chạm đất. Xen kẽ và kết thúc có thể hát: “Mỗi người là một cành hoa...”
Mục đích: Gây bầu khí giao lưu hòa đồng và sôi nổi đầu buổi sinh hoạt.


25. HỌA SĨ THIÊN TÀI

Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trên sân hoặc trong hội trường lớn, cho khoảng 30 người tới 300 người, độ tuổi từ 18 trở lên.
Rèn luyện: Trí nhớ, sự quan sát tinh tường đi kèm với sự chú tâm lắng nghe ( liên quan đến thị giác và cả thính giác ).
Giáo dục: Ý thức khi làm việc gì, nói điều chi, cũng cần có đầu có đuôi, đâu ra đó.
Luật chơi: Quản trò đứng trên ghế cao, làm mẫu 3 lần các động tác trong không gian và nói theo như sau:
§ Bắt đầu nhá ! ( Nói thật tự nhiên )
§ Trăng tròn ! ( Tay phải vẽ một vòng tròn lớn, từ dưới lên trên, từ trái qua phải ).
§ Hai con mắt ( Tay phải vạch ngang làm hai con mắt bên trái và bên phải ).
§ Một cái mũi ( Tay phải ngoáy một cái ở giữa làm mũi ).
§ Một cái miệng ( Tay phải vạch một đường cong nằm ngang bên dưới làm miệng ).
§ Trăng tròn ! ( Tay phải lại vẽ một vòng tròn lớn, từ dưới lên trên, nhưng lần này thì từ phải qua trái ).
§ Hết ! ( Hai tay chắp ra sau lưng, chú ý động tác này làm rất tự nhiên, không quá gây chú ý ).
Sau đó, quản trò đố mọi người ai có thể lên làm lại giống như thế. Sẽ có nhiều người lần lượt xung phong lên biểu diễn lại, nhưng hầu hết chỉ chú ý ở các động tác vẽ mặt trăng, mà sơ xuất quên đi còn có hai câu mở đầu và kết thúc.
Thường thì rất hiếm khi có người thành công, nhất là đám đông tham dự càng đông, xác xuất thành công càng thấp.
Cuối cùng, quản trò cũng lật tẩy điểm then chốt của trò chơi, kèm theo một lời nhắc nhở nhẹ nhàng: “Luôn luôn chúng ta cần phải chú ý mọi việc mọi điều cho có đầu có đuôi, đầy đủ ngọn ngành”.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi vì tò mò và thắc mắc.
Lưu ý: Đây là loại trò chơi chỉ chơi một lần trong đời. Quản trò nên dặn những ai đã từng chơi thì xin giữ kín, không kể lại cho bất cứ ai, để cho người ta còn có cơ may và niềm vui để được chơi trò chơi này. Trong một cuộc chơi, quản trò có thể hỏi xem có ai đã chơi rồi, xin mời lên phụ mình, làm cộng tác viên hoặc giám khảo.


26. NGƯỜI KIỂM LÂM TỈNH TÁO

Thể loại: Trò chơi vận động mạnh ngoài trời, dành cho khoảng 15 người, độ tuổi từ 12 trở lên.
Rèn luyện: Óc mưu trí, khôn ngoan, khéo léo và nhanh nhẹn.
Giáo dục: Ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Luật chơi: Dùng một sợi dây thừng cột một đầu quanh lưng của một người đóng vai kiểm lâm, đầu kia buộc vào một thân cây to. Tất cả những người còn lại đóng vai những kẻ phá rừng, tìm cách lén chạy vào đốn cây bằng cách đập tay 3 cái vào thân cây. Người kiểm lâm sẽ phải bảo vệ rừng, không cho ai xáp lại gần thân cây.
Ai bị người kiểm lâm chạm vào bất cứ chỗ nào trên người thì phải ngồi xuống tại chỗ bị bắt, trở thành các chướng ngại vật. Người sống sót cuối cùng sẽ thay vai cho người kiểm lâm.
Mục đích: Gây bầu khí sôi nổi, vui nhộn.
Vật dụng: Một sợi dây thừng dài độ 6m.


27. TRÒ CHƠI KIM

Thể loại: Trò chơi giác quan liên hệ đến thị giác ( quan sát bằng mắt ), tổ chức trong phòng hoặc ngoài trời, cho khoảng 30 người ở mọi lứa tuổi, độ tuổi càng cao thì càng đặt thêm nhiều vật để quan sát.
Rèn luyện: Sự quan sát tinh tế và trí nhớ chính xác.
Giáo dục: Tính thận trọng, không bỏ qua các chi tiết nhỏ nhặt.
Luật chơi: Quản trò bầy 10 món vật trên một chiếc khay. Mời mọi người cùng lên quan sát trong 30 giây, rồi lấy khăn phủ kín khay.
Tất cả về chỗ, trong 1 phút, phải ghi chi tiết từng vật theo thứ tự từ trái sang phải đã quan sát được.
Quản trò mở khăn che. Ai ghi nhận chính xác nhất thì thắng cuộc.
Mục đích: Gây bầu khí thư giãn, ấm áp sau 1 Trò chơi vận động mạnh.
Vật dụng: 1 cái khay, 1 chiếc khăn vuông, các vật lặt vặt khác...
Lưu ý: Từ trò chơi này có thể biến chế thành vô số trò chơi khác liên hệ đến từng giác quan: thính giác ( nghe từng vật có chất liệu khác nhau rơi xuống nền nhà ); khứu giác ( ngửi các loại mùi khác nhau ); vị giác ( nếm các loại gia vị khác nhau ); xúc giác ( sờ các vật có hình dạng khác nhau ); thị giác ( tìm xem những chi tiết đã thay đổi trên người quản trò )...
Nguồn gốc: Kim Bôn Ô Ha-ra ( Kim Ball O’Hara ) là một em bé gốc người Ấn-dộ, nhân vật trong 1 tác phẩm của văn hào người Anh là Rất-ya-kíp-linh ( Rudyard Kipling ). Theo truyện, Kim có biệt tài quan sát và ghi nhớ không sót một chi tiết nào. Sau này, em được tuyển vào làm đội viên trinh sát tiền thám của quân đội Anh tại Ấn-độ.


28. CHANH CHUA, CUA KẸP

Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài trời, dành cho 30 người, độ tuổi từ 12 trở lên.
Rèn luyện: Phản xạ nhanh nhạy.
Giáo dục: Đừng bao giờ “bắt cá hai tay”, có thể “mất cả chì lẫn chài” !
Luật chơi: Mọi người đứng thành vòng tròn, tay trái mở ra đưa cao ngang ngực, còn tay phải thì chụm lại đặt vào giữa lòng bàn tay trái của người bên cạnh. Quản trò sẽ đóng vai một người đầu bếp đi chợ, vừa đi rảo quanh vòng tròn, vừa kể lể.
Bất ngờ trong câu chuyện, quản trò sẽ hô: “Mua cua !”, mọi người sẽ hô đáp lại “Cua kẹp !” và tay trái chụp ngay tay phải của người bên cạnh. Quản trò lại có thể hô: “Mua chanh !”, mọi người hô đáp lại: “Chanh chua !” và tay phải sẽ xòe ra đập thật nhanh xuống tay trái của người bên cạnh.
Nếu ai không nhanh tay tránh, để bị người khác kẹp hoặc đập trúng thì coi như bị loại, vòng tròn thu nhỏ lại. Khi số người thua đã kha khá thì ngưng lại để cho một trò chơi phạt.
Mục đích: Gây bầu khí vui nhộn và thân ái.


29. TRẢ LẠI CHO XÊ-DA
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà, dành cho khoảng 20 người chơi, độ tuổi từ 16 trở lên.
Rèn luyện: Óc quan sát và nhận định chính xác.
Giáo dục: Quản trò nhắc đến lời dạy của Chúa Giê-su “Của Xê-da, hãy trả về cho Xê-da; của Thiên Chúa, hãy trả về cho Thiên Chúa” ( xem Tin Mừng Mt 22, 15 – 21 ).
Luật chơi: Mọi người ngồi vòng tròn, tự mỗi người chọn một vật nhỏ của mình rồi đặt trước mặt mình. Tất cả đều phải quan sát kỹ vật gì và của ai.
Quản trò đi thu tất cả các món vật, bỏ vào một cái túi lớn, đặt túi ở giữa vòng tròn.
Nghe hiệu lệnh bắt đầu, quản trò sẽ đếm từ 1 tới 10, tất cả phải chạy lên, nhặt lấy một vật trong túi rồi bằng trí nhớ, chạy đi tìm đúng chủ của nó để trao.
Nếu trả lầm người thì không được nhận. Sau 10 tiếng đếm, ai không tìm được chủ của món vật mình đang cầm thì bị phạt.
Mục đích: Gây bầu khí thư giãn nhưng sôi nổi và hào hứng.
Vật dụng: Các vật dụng tùy thân của mỗi người như: chùm chìa khóa, bật lửa ga, bút viết, ví tiền, đồng hồ...


30. TRUYỀN ĐIỆN, CHUÔNG REO.
Thể loại: Trò chơi vận động nhẹ trong nhà, dành cho khoảng 20 tới 30 người chơi, độ tuổi từ 16 trở lên.
Rèn luyện: Xúc giác nhạy và óc quan sát nhanh.
Giáo dục: Tinh thần cộng tác gắn bó trong mọi công việc.
Luật chơi: Tất cả ngồi vòng tròn nắm lấy tay nhau. Quản trò mời một người tình nguyện làm kỹ sư công ty điện lực. Người này sẽ ra ngoài một lát. Những người còn lại thỏa thuận chọn một người làm nguồn phát điện. Một người khác làm chuông reo và một người làm ra-đi-ô. 3 người này ngồi tương đối cách xa nhau.
Mời kỹ sư vào. Quản trò ra hiệu lệnh. Người làm nguồn điện bí mật phát điện về bên trái ( hoặc về bên phải tùy ý ) bằng cách bấm nhẹ vào tay người bên trái ( hoặc tay người bên phải ). Người này lại tiếp tục truyền điện.
Điện truyền đến chuông thì chuông reo, truyền đến ra-đi-ô thì ra-đi-ô phát ra một bài hát sinh hoạt, thế là mọi người hát theo.
Đến truyền về đến máy phát điện thì người này có quyền đổi chiều giòn điện để truyền ngược lại. Kỹ sư công ty điện phải “bắt quả tang” điện đang truyền tới người nào. Người bị bắt phải thay anh ta làm kỹ sư và trò chơi tiếp tục.
Mục đích: Gây bầu khí thư giãn, thân tình và ấm áp.

myfatherisjesu
26-04-2011, 12:44 PM
Hay lắm! cảm ơn bạn rất nhiều! đây sẽ là bổ xung cần thiết cho tụi GLV tụi mình!
Chúa ở cùng và ban phúc cho Bạn!

TamHonNho
01-05-2011, 09:00 PM
May quá, mình đang tìm thêm vốn liếng để chuẩn bị cho kỳ cắm trại Giáo lý sắp tới, gặp phải những trò chơi này lợi thật. Cám ơn mọi người nhiều lắm ha.

tuyet trinh
01-09-2011, 01:46 PM
Adong Và Evà Kết Nghĩa

Người: Trò chơi đông người

Tuổi: Cho mọi lứa tuổi

Cách Chơi::
Người chơi làm thành 2 vòng tròn đồng tâm. Chọn 2 người làm Adong/Eva. Adong ở ngoài vòng tròn, còn Evà ở trong vòng tròn. Người chơi trên 2 vòng tròn cầm tay nhau vừa đi vòng tròn (đối chiều nhau) vừa hát. Trong khi cố giữ cho Adong và Evà không được chạm tay nhau. Khi đã chạm tay nhau được thì 2 người khác ra thay thế.

Anh Em Một Nhà

Người: Trò Chơi chung mọi người

Dụng Cụ: Không cần

Cách Chơi::
Người chơi đứng thành vòng tròn. Mỗi ngưòi cố gắng học và nhớ tên của hai người bên cạnh mình. Trưởng chỉ vào bất cứ người nào đồng thời nóp PHẢI hoạc TRÁI thì người đó phải đáp lại bằng cách nói tên của người bên cạnh.


Chiên Ngoan Về Chuồng

Người: Chơi theo đơn vị đội

Dụng Cụ: Mỗi người cần 1 gậy và ống lon.

Cách Chơi::
Mỗi đội sẽ dẫn một con chiên về với cách sau đây: Dùng gậy lùa ống lon từ đầu sân về cuối sân vòng qua cột cờ lùa về chỗ trao cho người kế tiếp. Cũng vậy, người kế tiếp lùa lên cùng một kiểu như người trước. Đội nào lùa xong trước thắng cuộc.

tuyet trinh
01-09-2011, 01:50 PM
Chồn Rượt Gà

Người: Chơi theo nhóm. Dành cho các em nhỏ

Cách Chơi::
Đội làm gà đứng thành hàng học, hai tay giữ chặt lưng đồng bạn đứng truớc. Đấu thủ làm gà mái đứng hàng đầu.
Sau khi lệnh chơi bắt đầu, đội làm gà phải luôn giữ chặt thắt lưng và len lỏi trốn tránh, đừng cho chồn chạm vào mình, chỉ riêng đấu thủ làm đầu gà mới được chạm vào chồn. Nếu chồn bị chạm thì cả đội chồn thua. Trái lại, nếu gà bị trượt tay, hay bị chồn đập phải cũng thua (phải loại ra ngoài). Nếu chồn bắt được một nửa số gà thì toàn đội gà thua cuộc.

Chúa Tìm Phêrô

Người: Nhiều người chơi

Dụng Cụ: Không cần

Cách Chơi::
Người chơi xếp thành các hàng dọc, khoảng chách từ người nọ đến người kia bằng một sải tay (cầm tay nhau được). Cử một người làm Phêrô chạy trốn và một người làm Chúa đi tìm. Hai người này chỉ được chạy theo hàng dọc hay nganh mỗi khi có lệnh đổi hướng. Các người đang nắm tay nhau theo hàng rời tay quay về hướng phải đưa tay nắm tay người mới bên cạnh. Chúa tìm gặp được Phêrô là thắng cuộc.

Con Sâu Đo

Người: Chơi theo đơn vị đội.

Cách Chơi::
Đội xếp hàng dọc từ mức khởi hành. Ngồi mông chấm đất, hai chân hơi co lại, hai tay đưa ra sau giữa 2 cổ chân người ngồi sau.
Sau lệnh khởi hành, toàn đội đồng tiếnt tới bằng cách đồng duỗi chân ra phía trước và đồng nhấc mông tới. Đội nào có người sau cùng đến mức thắng cuộc. Đội nào đứt đoạn thì bị loại.

Có Phải Con Không

Environment: Chơi trong phòng

Dụng Cụ: Không cần

Câu Chuyện: Trong 12 môn đệ Chúa có kẻ đã phản bội anh em ra đi giữa đêm tối. Chúa bải cho họ hay ý định đó nhưng không ai biết ai là kẻ phản anh em.

Cách Chơi::
Người chơi tụ tập trong phòng. Trưởng cho một em ra khỏi phòng trong khi các em khác nhắm mắt lại. Khi nghe lệnh mở mắt ra, các em đoán sem ai thiếu. Ai tìm ra trước nhất và nhanh nhất thắng cuộc.

Davít Diệt Goliat

Người: Trò chơi đông người

Dụng Cụ: Không cần

Cách Chơi::
Người chơi chia thành hai phe đều nhau mỗi người nhận một số. Hai phe đứng ở hai đầu sân. Bắt thăm để ứng chiến trước, Ai được ứng chiến thì đứng lên phía trước đòng quân mình cách khoảng 15 feet và gọi số bên đối phương. Ai được gọi thìm mang danh: "Đavít gọi Goliat số ..." Số được gọi chạy sang đập vào tay Đavít 3 cái rồi chạy trở về. Đoàn quâng Đavít chạy đuổi theo Goliat. Nếu đập (chạm vào) được người Goliat thì Goliat chết (phải đi tù!) Bên Đavít thắng được gọi tiếp tục. Nếu thua thì bên đối phương được cử người ra gọi. Tù binh được cầm tay nhua để chờ sang cứu, (Nếu người sang cứu không bị bắt lại)

David Tìm Vợ

Người: Trò chơi cùng phái, theo đội hay chi đoàn.

Dụng Cụ: 2 khăn bịt mắt

Câu Chuyện: Mikal, con gái của vua Saul, yêu Đavid, Saul nói: "Ta sẽ gả con ta cho nó và con ta sẽ là một cái bẫy cho nó ..." (Isamul 18: 20 - 27)

Cách Chơi::
Hai người được cử ra bịt mắt làm Đavít và tôn nương. Bắt đầu nghe hiệu còi Đavít gọi to: "Tôn nương đâu?" và Tôn nương đáp lại: "Có em đây!" Rồi chạy trốn để Đavít không bắt được mình. Sau ba lần gọi tên mà không tìm được Tông nương thì Đavít phải chịu hình phạt đi bằng hai đầu gối đến ngửi một gốc cây gần nhất rồi trở về chỗ. Cử một người khác ra thay thế.

Diệt Quân Thù

Người: Trò chơi đông người

Dụng Cụ: Một trái banh nhỏ

Câu Chuyện: David được thiên hạ nhảy múa ca tụng rằng: "Saul hạ được hàng ngan, và Đavid hàng vạn!" (Isam 29:5)

Cách Chơi:: Để quân đội mình thành những nhà thiện xạ, Vua Đavít thường tập trận như sau: Chia quân làm hai phe A and B. Mỗi phe chiếm trọn một nửa sân chơi. Hai bên sẽ bốc thăm để được ném trước.
Thí dụ: Bên A được ném trước, có quyền di chuyển trên phần đất mình để phần đất mình để lựa chiều ném vào đối phương (bên B). Nếu bên B bị ném trúng sẽ phải sang bên A chịu tù. Bên A được ném tiếp. Nếu ném trật thì bên B được ném bên A. Muốn cứu được một tù binh. Banh trạm đất trước khi trúng người không được kể là thắng.
Khi hết giờ chơi, đội nào có nhiều tù nhân sẽ thắng.

josephtuyen
02-08-2012, 11:47 PM
Xin cảm ơn tất cả mọi người! Mình đang cần tài liệu tham khảo!