View Full Version : Lượm nhặt Kiến thức đó đây
hungdung
28-11-2008, 09:56 AM
Lượm nhặt Kiến thức đó đây
Ông già Noel trong truyền thuyết là ai?
Ngày 25 tháng Mười Hai mỗi năm là ngày lễ Noel. Hôm ấy ông già Noel sẽ tặng quà cho các cháu nhỏ, đó là sự việc thích thú nhất đối với các cháu nhỏ trong lễ Noel.
Ông già Noel trong truyền thuyết là một ông già có dáng vẻ rất nhân từ phúc hậu. Chiếc mũ đỏ, bộ râu dài trắng như tuyết, trên mình mặc một chiếc áo khoác có cổ lông màu trắng, lưng thắt chiếc dây lưng bằng da đen, chân đi đôi ủng. Hàng năm, cứ đến đêm trước Noel, ông già Noel đi trên một chiếc xe trượt tuyết có các chú hươu kéo từ phương Bắc tới, rồi vào từng nhà qua các ống khói để đem quà Noel bỏ vào trong bít tất của các cháu nhỏ.
Người ta cho rằng ông già Noel là hoá thân của thánh Nicola ở thành Mila, Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi còn trẻ, thánh Nicola đã dùng những món tiền lớn được bố mẹ để lại mang đi giúp đỡ người nghèo khổ. Ở quê ông có một cụ già có ba cô con gái, vì gia cảnh bần hàn không có tiền làm lễ cưới, cho nên cả ba cô đều không thể đi lấy chồng được. Sau khi biết chuyện này, thánh Nicola lén tới nhà cụ già, leo lên mái nhà, tới ống khói và ném một túi tiền vàng nhỏ xuống, túi tiền rơi ngay vào chiếc bít tất dài mà các cô gái treo trên vách bếp lò. Sau khi có được tiền, ba cô gái đã có thể lấy chồng và có cuộc sống hạnh phúc.
Câu chuyện này đã được lưu truyền và về sau cứ đến lễ Noel, trước khi đi ngủ các cháu nhỏ không quên đặt bít tất của mình bên cạnh giường để cụ già Noel bỏ quà vào đó cho mình.
hungdung
28-11-2008, 09:58 AM
Tại sao trong lễ sinh nhật người ta phải thổi tắt nến?
Đến ngày sinh nhật của mình, các bạn nhỏ bao giờ cũng thích ngồi quây quần với bố mẹ, họ hàng và bạn bè, rồi thổi tắt một số lượng nến bằng số tuổi của mình cắm trên chiếc bánh gatô, đồng thời hát bài hát mừng sinh nhật hạnh phúc. Cuối cùng chiếc bánh được cắt ra và chia cho mọi người.
Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy Lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp, người ta rất sùng bái nữ thần Mặt trăng là Actemix và mỗi năm đều phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ người ta thường bày một cái bánh làm từ trứng, bột mỳ và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của Mặt trăng và như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình với đối với vị nữ thần Mặt trăng.
Về sau mỗi khi làm lễ sinh nhật cho con mình người Hy Lạp cổ cũng thích bày trên bàn một chiếc bánh gatô và trên chiếc bánh ấy người ta cũng thắp nhiều ngọn nến nhỏ. Rồi sau đó lại có thêm động tác thổi tắt các ngọn nến.
Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thần bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện.
Tập tục này được lưu truyền cho tới ngày nay và được phổ biến ở nhiều nước.
hungdung
28-11-2008, 10:01 AM
Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?
Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.
Thiếp xuất hiện sớm nhất dưới triều nhà Tống. Thời đó rất thịnh hành việc hàng năm gửi thiếp chúc Tết. Tương truyền hoạ sỹ của triều đình Nam Tống là Lý Tung có vẽ bức “Tuế chiêu đồ” (Bức tranh sáng đầu năm), trên đó vẽ cả nhà chủ nhân đang đón tiếp khách khứa trong viện, khi đó các gia nhân trong căn nhà bên cạnh nhận những tờ thiếp giấy đỏ để mừng năm mới. Trên các tờ thiếp màu đỏ ấy người ta ghi họ tên của mình gửi tới bạn bè để tỏ ý chúc mừng. Vì loại thiếp này là nhờ người khác mang đi cho nên mới gọi là phi thiếp.
Ngày 25 tháng Mười Hai là tết Noel, tức là ngày chúa Jesus, người sáng lập ra đạo Cơ Đốc ra đời. Ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, nơi đạo Cơ Đốc được thịnh hành, lễ Noel cũng như là ngày Tết đầu năm của các nước châu Á là ngày lễ quan trọng trong cả năm. Để tiện cho việc chúc mừng, năm 1843, quốc vương Anh đã nhờ một hoạ sỹ thiết kế tấm thiệp mừng Noel đầu tiên, từ đó về sau bắt đầu từ một tháng trước ngày Noel người ta đã gửi cho nhau thiếp mừng.
Năm 1911 sau cách mạng Tân Hợi, Trung Quốc tính năm theo Công nguyên, bắt đầu coi trọng ngày tết Nguyên đán, vì thế cho nên việc ăn mừng năm mới cũng theo năm mới dương lịch, thiếp chúc mừng năm mới cũng bắt đầu có từ ngày ấy.
hungdung
28-11-2008, 11:27 PM
Ngày Lễ Cha
Từ "cha" và nguồn gốc tín ngưỡng:
Nguồn gốc Ngày Lễ Cha:
Biểu tượng của ngày Lễ Cha:
Kỷ lục mừng ngày Lễ Cha xưa nhất:
Ngày Lễ Cha của một số nước trên thế giới:
Những nước tổ chức ngày chúa nhật thứ 3 của tháng 6 :
Từ "cha" và nguồn gốc tín ngưỡng:Đấng tạo hóa được đặt tên là Chúa Cha. Abraham, thế kỷ 19 trước công nguyên, là Cha của đạo hữu. Người dân La Mã kêu hoàng đế của họ là Cha của tổ quốc, thí dụ hoàng đế Auguste (Caius Julius Caesar Octavianus Augustus). Đạo Thiên chúa, các giáo sĩ được gọi là "cha" , Giáo hoàng được gọi là "Thánh cha". Ngoài ra, "cha" theo từ la tinh là "pater", có nghĩa là tạo hóa, khi thì nói lên tình cha dịu dàng thắm thiết lẫn độc đoán, che chở.
Nguồn gốc Ngày Lễ Cha:Năm 1909, bà Sonora Smart Dodd (Mrs. John B. Dodd), 27 tuổi, sau khi nghe diễn thuyết về ngày Lễ Mẹ tại đền Spokane, bà muốn có một ngày đặc biệt để tôn vinh Cha của bà là William Smart. Mẹ bà chết ngay sau khi sinh đứa con thứ sáu và để lại cho cha bà năm đứa con thơ cùng với đứa con sơ sinh. Ông William Smart nuôi con một mình trong một nông trại miền đông của tiểu bang Washington. Bà Dodd muốn nêu lên lòng can đảm, hy sinh và tình thương con của cha bà khi đơn độc nuôi con. Để tỏ lòng biết ơn cha, bà lấy tháng 6, tháng cha bà sinh ra, để làm ngày lễ. Ngày Lễ Cha đẩu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại Washington nhưng phải tới năm 1966 mới chính thức.
Năm 1924, tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge ủng hộ ý kiến này, xem ngày Lễ Cha là ngày lễ quốc gia. Cuối cùng, năm 1966, tổng thống Lyndon Johnson, người thay thế cố tổng thống John F. Kennedy, quy định chính thức là ngày chúa nhật thứ ba của tháng Sáu. Từ năm 1972, tổng thống Richard Nixon đặt Lễ Cha là lễ quốc gia và tổ chức vào ngày chúa nhất thứ 3 của tháng 6
Ngày Lễ Cha không những là ngày để vinh danh cha của bạn mà còn vinh danh tất cả những người mang chức cha, như cha vợ hay cha chồng, chú bác dượng cậu và tất cả những người đàn ông.
Biểu tượng của ngày Lễ Cha Hoa hồng là hoa của ngày Lễ Cha. Người nào còn cha thì cài hoa hồng đỏ, ai mất cha thì cài hoa hồng trắng.
Kỷ lục mừng ngày Lễ Cha xưa nhất:
Ngày Lễ Cha xưa nhất được tìm thấy trong đống tàn tích của Babylone. Một chú bé tên là Elmesu khắc trên tấm đá vôi cách đây trên 4000 năm, lời chúc mừng cha cậu nhiều sức khoẻ và sống lâu.
Ngày Lễ Cha của một số nước trên thế giới:
Nước Đức:
Tại Đức, ngày Lễ Cha Vatertag được tổ chức cùng với ngày Lễ Thăng Thiên (Ascension). Lễ Thăng Thiên là ngày Chúa Jésus lên trời, nhằm thứ Năm (thứ Năm Thăng thiên) và là ngày thứ 40 sau lễ Pâques. Thứ Sáu Thánh: Chúa Jésus bị đóng đinh trên thập tự giá. Chúa nhật Phục Sinh: Chúa Jésus sống dậy (ngày thứ 3).
Người Đức có ý niệm lạ lùng là ngày Lễ Cha, họ có quyền bỏ bê gia đình, tụ họp nhau để vui chơi.
Họ đẩy xe chở những thùng bia ra miền quê, vừa dạo chơi vừa uống cho hết. Tại thành phố, họ tới các quán Kneipe bistrot thù tạc chén anh chén tôi, say sưa. Do đó ngày lễ Thăng thiên là ngày hội lớn của các chủ quán Kneipenbesitzer.
Truyền thống ngày lễ này là họ đi bộ hay đi ngựa ra miền quê. Những sử gia tranh cãi để tìm ra nguyên nhân. Có thể do phong tục cổ của Đức là ngày xưa, các chủ đất , mỗi năm một lần, đi một vòng qua hết các vùng đất sở hữu của họ để kiểm tra. Hay có thể đó là một nghi thức lập lại cuộc diễn hành của 11 tông đồ trên đồi Ô liêu (Mont des Oliviers) trong ngày Lễ Thăng Thiên của Chúa Jésus? Hay cũng có thể họ làm sống lại những đám rước xuyên qua cánh đồng do giáo hoàng Léon III tổ chức vào thế kỷ thứ 9 để cầu xin cho đất mầu mỡ.
Thụy Điển (Suède, Sweden)
Tại Thụy Điển, người ta bắt đầu làm Lễ Cha năm 1930. Lễ này được phổ biến rộng rãi vì nhà trường lẫn nhà thờ đều ủng hộ ý kiến này. Lễ Cha ở Thụy Điển Na Uy, Phần Lan đều được tổ chức vào chúa nhật thứ 2 của tháng 11.
Nước Ý:
Ngày Lễ Cha Festa del papa rơi nhằm ngày Thánh Joseph, ngày 19 tháng 3. Ngày này học sinh vần đi học, gia đình không làm gì đặc biệt nhưng các con thì mua bánh, kẹo ăn với nhau và mua những món quà nhỏ tặng cha, như cà vạt, ví đựng tiền, xâu đựng chìa khóa... Họ thường ăn Bánh zeppole, làm bằng bột chiên rải đường lên, giống bánh thèo lèo của nước ta.
Nước Pháp:
Ngày Lễ Mẹ được chính bắt đầu năm 1950 thì hai năm sau đó người ta tổ chức Lễ Cha. Theo truyền thống người Mỹ, ngày Fête des pères rơi nhằm ngày chúa nhật thứ 3 của tháng 6.
Áo Quốc bắt đầu năm 1956, tổ chức ngày chúa nhật thứ hai tháng 6. Ngày này các con gởi thiệp và quà cho Papis của mình.
Brésil ngày Chúa nhật thứ hai của tháng 8
Úc Châu tổ chức vào ngày chúa nhật đầu tiên của tháng 9
Bỉ: tổ chức cùng ngày với Lễ Thăng Thiên, 19 tháng 3 và ngày chúa nhật thứ 2 của tháng 6.
Thụy Sĩ không có ngày Lễ Cha chính thức cho Papa . Vatertag tùy từng vùng
Nước cộng hòa Dominique:Chúa nhất cuối cùng tháng 7
Estonia: chúa nhật thứ 2 tháng 11
Finland: chúa nhật thứ 2 tháng 11
Đan Mạch: Fars Dag : ngày 5 tháng 6
Lithuania: chúa nhật đầu tiên tháng 6
Tân Tây Lan: chúa nhật đầu tiên tháng 9
Nicaragua:23 tháng 6
Norway: chúa nhật thứ 2 tháng 11
Poland: 23 tháng 6
Portugal: 19 tháng 3
Nga: 23 tháng 2
Nam Hàn: 8 tháng 5 (Ngày lễ Cha Mẹ)
Tây Ban Nha: 19 tháng 3
Thái Lan: 5 tháng 12 (ngày sinh vua Bhumibol Adulyadej)
Taiwan:8 tháng 8
Những nước tổ chức ngày Cha vào Chúa nhật thứ 3 của tháng 6 :
Nam Phi
Argentine
Canada
Bulgarie
Chili
Cuba
Hoa Kỳ
France
Hong Kong
Ấn Độ
Irlande
Nhật
Mã Lai
Malte
Mễ Tây Cơ
Hoà Lan
Pérou
Phi Luật Tân
Vương quốc Anh
Singapour
Slovaquie
Thổ Nhĩ Kỳ
Venezuela
Còn Việt Nam?
(st)
hungdung
29-11-2008, 10:04 PM
Ý nghĩa các món quà
- Khăn choàng: Anh là của em và em không muốn mất anh
- Nhẫn: Anh thỉnh cầu em
- Sổ ghi nhật ký: Không có gì bí mật giữa chúng ta cả
- Bật lửa: Anh là mối tình đầu của em
- Khăn tay: Hãy quên anh (em) đi!
- Bức ảnh của "người ấy": Hãy nhớ anh (em) mãi mãi
- Son môi: I want a kiss
- Khung ảnh: Tình yêu của em và của anh là bất diệt
- Dây đeo chìa khoá: Em đã bị anh "tóm" rồi nhé!
- Album ảnh: Cho những kỷ niệm của chúng ta
- Kẹo: Tình yêu ngọt ngào
- Bút: Chúc anh (em) may mắn
- Đồng hồ đeo tay: Hãy để anh là một phần cuộc sống của em
- Gấu bông: Lời đề nghị, cầu hôn
- Thuốc lá: Em không thích anh
- Sách: Em muốn tìm hiểu về anh hơn
- Nước hoa: Anh muốn nhớ mùi hương của em
(st)
hungdung
29-11-2008, 10:07 PM
Những biểu tưởng của tình yêu
Cupid là tên gọi của một vị thánh La Mã, là biểu tượng của lòng say đắm và nồng nhiệt. Cupid là con trai của Thần Vệ nữ, nữ thần sắc đẹp và tình ái. Nhiều nơi, người ta còn dùng hình ảnh thần Eros (con trai của thần Aphrodite) để biểu tượng cho tình yêu. Truyền thuyết kể rằng, Cupid đem lòng yêu và cưới nàng Psyche, một biểu tượng của sắc đẹp và sự đoan chính. Thế nhưng sự ghen tuông của tình yêu khiến nàng đem lòng nghi ngờ người chống mẫu mực của mình. Cupid đã trừng phạt người vợ bằng cách buộc nàng làm nhiều công việc cực khổ. Trong khi làm việc, vì lén nhìn vào chiếc hộp "sắc đẹp" nàng bỗng biến thành nàng tiên ngủ! Với tài nǎng và tình yêu vợ vô bờ bến, Cupid đã "nhốt" được nàng tiên ngủ và đưa người vợ yêu trở về với chàng. Kể từ đó, Cupid được xem là biểu tượng của một tình yêu mãnh liệt.
Cupid được biết đến dưới hình dạng một đứa trẻ tinh quái và có cánh, người sẽ dùng mũi tên tình ái xuyên thủng trái tim của các "nạn nhân" của mình buộc họ phải yêu nhau đắm đuối. Và trong điêu khắc hay kiến trúc và cả hội hoạ nữa, Cupid đôi khi được khắc hoạ là cậu bé mù với hai cánh trên vai. Đại thì hào Shakespeare có nói một câu nổi tiếng về vị thần này: "Ái tình không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn. Vì vậy, nhân loại khắc họa Thần Tình ái có hai cánh nhưng con mắt mù lòa".
Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ được xem là hoa thánh dành riêng cho thần Vệ nữ, nữ thần tình yêu. Màu đỏ tượng trưng cho một tình yêu mãnh liệt.
Truyền thuyết kể rằng : Nữ thần tình yêu Aphrodite được sinh ra cùng với một đóa hoa hồng màu trắng .Vì nữ thần đã lừa dối chồng mình ngoại tình với Adonis nên chồng của nữ thần đã giết tình địch của mình . Đau khổ trước cái chết của người tình, nữ thần đã vô tình để gai của hoa đâm vào tay. Máu của Người đã làm hoa hồng trắng trở thành hoa hồng đỏ. Từ đó, hoa hồng đỏ là biểu tượng của Tình yêu. Và ngày nay, hoa hồng đỏ vẫn được người đời hiểu rằng đó là thông điệp "Anh yêu em" (Em yêu anh).
Trái tim
Từ xa xưa, người ta vẫn tin rằng trái tim là trung tâm của mọi xúc cảm. Vì vậy, trao cho ai trái tim mình đồng nghĩa với sự hiến dâng một tình yêu trọn vẹn. Trải qua thời gian, đến nay, trái tim vẫn là biểu tượng của một tình yêu vĩnh hằng.
Đôi chim bồ câu
Chim bồ câu trở thành biểu tượng tình yêu kể từ thời Trung cổ, bởi thời đó, người ta tin rằng loài chim này chỉ giao phối vào ngày thứ mười bốn của tháng hai (trùng vào ngày lễ thánh Valentine). Một minh chứng tình yêu khác ở chim bồ câu là chúng luôn xuất hiện từng đôi một và thường chung sống với người bạn đời của mình suốt cả cuộc đời.
Quả táo
Quả táo là trái cấm mà khi ở trong vườn Địa Đàng, Adam và Eva đã được "khuyến cáo" không nên ăn. Thế nhưng sau khi nếm quả táo kia, tình cảm trai gái giữa họ bắt đầu trỗi dậy. Kết quả là họ bị đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng.
Quả trứng
Người Ai Cập cổ và người Hồi giáo cho rằng trứng là biểu hiện của sự sinh sản dồi dào, cho sự tái sinh của mọi loài vật. Vì thế nó tượng trưng cho đôi vợ chồng mắn con hơn là cho tình yêu đôi lứa.
Đôi môi
Là dấu hiệu của tình yêu thể xác. Ở người đàn bà, đôi môi được xem là gợi tình khi đỏ mọng, dầy và hơi hé mở. Trong khi ở đàn ông, môi phải hơi mỏng và mím.
Nhẫn cưới
Cô dâu nhận nhẫn cưới từ chú rể, đó là một phong tục cổ xưa, xuất xứ từ thành Rome cổ đại. Chiếc nhẫn như lời hứa với tất cả mọi người về cuộc sống đôi lứa vĩnh cửu. Thời kỳ đầu, nhẫn chỉ được làm bằng loại thép đơn giản, sau này người ta mới dùng vàng. Đến thế kỷ 15, kim cương bắt đầu xuất hiện và phổ biến đến nay. Người công giáo rất trân trọng nghi thức trao nhẫn, nó trở thành một khoảnh khắc thiêng liêng trong ngày hôn lễ.
Mặt trăng
Sự bình an sẽ có mỗi khi ta nghĩ đến hoặc ngắm trăng. Trai gái hay lấy hành tinh này để làm chứng cho tình yêu chân thành.
Con rồng
Theo người Trung Hoa, rồng là hình ảnh của sự phồn vinh, thịnh vượng. Còn trong tình yêu, nó lại là biểu hiện của sự đam mê mạnh mẽ không gì lay chuyển nổi.
Tất tay
Cách đây nhiều năm, khi một người đàn ông ngỏ lời cầu hôn với một phụ nữ, anh ta thường yêu cầu được hôn tay người đó. Bàn tay trở thành một biểu tượng của tình yêu và hôn nhân. Những chiếc tất tay cũng nhanh chóng trở thành biểu tượng của tình yêu.
Nơ tình yêu
Dải nơ gồm một loạt các nút thắt và đường cong bằng vải không có đầu mà cũng không có cuối. Đó là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Người ta tạo ra những dải nơ từ những dải ruy băng hay vẽ chúng lên trên giấy.
Chim uyên ương
Chim uyên ương thường là những chú vẹt sặc sỡ thường thấy ở châu Phi. Chúng được gọi là chim uyên ương bởi thường đứng sánh đôi bên nhau.
Ðăng ten
Ðăng ten là một loại vải rất đẹp được tạo ra bằng cách đan những sợi chỉ mảnh với nhau. Cách đây hàng trăm năm, phụ nữ mang những chiếc khăn choàng bằng đăng ten. Nếu một người phụ nữ đánh rơi chiếc khăn choàng của mình, người đàn ông đứng gần đó sẽ nhặt nó lên và đưa lại nó cho cô. Ðôi khi người phụ nữ gặp được người đàn ông của cô. Cô có thể giả vờ đánh rơi chiếc khăn choàng để làm một cuộc hẹn hò lãng mạn. Thế rồi chẳng mấy chốc người ta nghĩ đến sự lãng mạn khi họ nghĩ đến đăng ten. Họ bắt đầu sử dụng những loại đăng ten bằng giấy để trang trí cho các hộp Sôcôla và bưu thiếp Valentine
Nếu nhận được từ người yêu một quả táo, một đôi bao tay hay bông hoa hồng... bạn đừng cho đó chỉ là những món quà bình thường, không ý nghĩa gì. Thật ra, mỗi món quà đều mang một thông điệp riêng. Sẽ rất lý thú nếu bạn hiểu được điều này.
(st)
Powered by vBulletin® Version 4.1.7 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.