PDA

View Full Version : NHỮNG BÀI HÁT XẬP XÌNH TRONG NHÀ THỜ



giusehien
02-12-2008, 08:05 AM
NHỮNG BÀI HÁT XẬP XÌNH TRONG NHÀ THỜ


Mới đây, nhạc trưởng Thiên Quang có gửi điện thư về hỏi ý kiến tôi về một vấn đề đang làm cho ông bức xúc. Ong yêu cầu trả tôi lời trên mạng Vietcatholic cho rộng đường dư luận. Bài trả lời ở đây không phải là ý kiến của riêng tôi, nhưng là lời dạy của Hội thánh liên quan đến vấn đề. Vậy tôi xin dựa trên lời đó mà trả lời như sau :

Nỗi băn khoăn của nhạc sư Thiên Quang là có phải bây giờ Hội thánh rông rãi cho phép các thứ nhạc xập xình được dùng trong nhà thờ và có phải các thứ điệu phát xuất từ nhạc Jazz như Boléro, Twist, Rumba, Gogo, Surf v.v… được tha hồ vùng vẫy trong nhà thờ hay không. Tôi xin nói ngay là không và dựa vào đâu mà nói như vậy. Thưa dựa vào những văn kiện và tài liệu của Tòa thánh. Nhưng Văn kiện là văn kiện, tài kiệu là tài liệu, còn người ta có nghe và tuân hành hay không lại là chuyện khác. Nhưng dù nghe hay không, thiết tưởng vẫn nên nhắc lại cho nhiều người biết (nếu chưa biết), và nhớ (nếu đã quên).

Thực ra, không nguyên gì nhạc sư Thiên Quang mà còn một số người khác nữa cũng chung một nỗi lòng như ông. Những người nàý tỏ ý lo ngại về khuynh hướng của nhiều người trẻ công giáo hiện nay yêu thích và cổ võ cho những bài hát xập xình trong nhà thờ. Có người như bạn Phi Hùng, phát biểu trên một tuần báo nọ như sau : “Việc sử dụng các bài thánh ca có tiết tấu hiện đại là hoàn toàn phù hợp và bình thường.”

Không hiểu bạn Phi Hùng dựa vào đâu mà bảo những bài thánh ca có tiết tấu hiện đại là “hoàn toàn phù hợp và bình thường.” Nếu cá nhân bạn Phi Hùng nghĩ thế thì khỏi nói, vì đó là địa hạt riêng tư ; phải hay trái, đúng hay sai, dư luận ngay thẳng sẽ phê phán. Còn nếu nói theo giáo huấn của Hội thánh về việc ca hát trong nhà thờ thì lại khác. Vấn đề ở đây không phải là ngặt nghèo hay buông thả như nhiều người trẻ thường nghĩ, mà là đàn hát như vậy có đúng với chức năng của Thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu hay không. Người ta hay nghĩ đến “cung cách vui tươi trẻ trung” như bạn Phi Hùng nói, mà ít nghĩ đến cung cách tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa tâm hồn người tham dự.

Những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến cộng đồng dại kết Taizé (Pháp) để gặp gỡ nhau và chung lời cầu nguyện. Họ hát thánh ca rất sôi nổi. Nhạc họ hát ở đây cũng vui tươi trẻ trung hiện đại, nhưng tiết tấu không phải là nhạc Jazz với các điệu Fox-strot, Surf, Twist, Gogo, Rumba, Rock v.v... như rất đông bạn trẻ V.N. ưa thích và muốn đưa vào nhà thờ. Nếu có các băng nhạc của Taizé như Jubilate, Cantate Domino và Come and worship, các bạn mang ra thử nghe coi. Trong đó có vỗ tay, có ca hát say sưa nồng nhiệt, nhưng người nghe không bị “chia trí” và kích động bởi tiết tấu của các bài ca như ở phòng trà hay các tụ điểm ca nhạc.

Về điểm này, đây là lập trường và giáo huấn của Hội thánh biểu hiện qua các tài liệu Thánh nhạc như :

Văn thư Noviciis đề ngày 25.1.1967 của Đ.H.Y Lercaro, Chủ tịch Hội Đồng thực thi Hiến chế Phụng vụ. Đ.H.Y viết :”Những gì thế tục như là điệu Jazz, nhạc kích động phải loại ra khỏi thánh đường, vì chúng không hợp với bầu khí cầu nguyện nghiêm trang của thánh đường.”

Văn thư gửi Đại Hội Thánh nhạc Ý (đăng trên Osservatore Romano số 39). Trong văn thư này, Đ.H.Y. Jean Villot, Quốc vụ khanh Tòa thánh có viết : “Hãy cố gắng tránh và cấm tất cả các loại âm thanh, nhạc khí có tính thế tục, đặc biệt các bài hát kích động, gay cấn, rùm beng làm náo động khung cảnh thanh tĩnh của nghi thức phụng vụ. Những thứ nhạc đó không thể nào xứng hợp với mục đích cao cả của Phụng vụ là thánh hóa con người.”

Đức Thánh Cha Phao-lô VI phát biểu trước Đại hội Thánh nhạc của các nữ tu ở Roma năm 1972 đã nói : “Đối với những gì thuộc Thánh nhạc, không nên cảm hứng từ thể nhạc thời trang, vì nhạc thời trang thì hay thay đổi và đôi khi mất giá trị, không những về mặt thiêng liêng mà còn về mặt nghệ thuật nữa.”

Giáo luật mới khoản 1210 viết ; “Chỉ được chấp nhận cho sử dụng trong nơi thánh tất cả những gì phục vụ hoặc cổ võ cho việc phụng tự, lòng đạo đức hay sự sốt sắng, đồng thời cấm sử dụng tất cả những gì không phù hợp với sự thánh thiện của nơi chốn.”

Cuối cùng, văn kiện Hòa nhạc trong thánh đường (Concerts dans les églises) của Thánh Bộ Phụng tự đề ngày 5.11.1987 số 8 cũng viết : “Thật bất hợp pháp, nếu cho phép tổ chức trình diễn trong thánh đường một thứ âm nhạc không lấy nguồn cảm hứng từ tôn giáo, nhưng đã được sáng tác với mục đích biểu diễn trong bối cảnh phàm tục rõ rệt, cho dù đó là nhạc cổ điển hay tân thời, bình dân hay trí thức; vì làm như thế là không tôn trọng đặc tính linh thánh của giáo đường, cũng không tôn trọng ngay chính tác phẩm âm nhạc, vì lúc đó nó không được trình diễn trong bối cảnh tự nhiên của nó.”

Như vậy, đã rõ là không được dùng các thể loại nhạc Jazz trong nhà thờ. Tuy thế, giới trẻ vẫn thích loại nhạc này. Nhiều linh mục cũng thích như thế và cho đó mới hợp thời và lôi cuốn đựoc giới trẻ. Có lẽ chỉ ở Việt Nam và một phần khá đông người trẻ Việt Nam nghĩ như thế, còn ở Âu Mỹ người ta nghĩ khác, tuy các loại nhạc mà giới trẻ chúng ta ưa thích phát xuất từ nơi ho. Họ vẫn tôn trọng kỷ luật thánh nhạc.

Đã bao giờ chúng ta nghe phản ứng và dư luận của người Âu Mỹ về lối đàn hát cũng như cách trang trí trong các nhà thờ của ta chưa nhỉ ? Nếu đã nghe rồi thì chắc chúng ta sẽ chẳng lấy gì làm vẻ vang cho lắm.

Thánh Phao-lô có nói một câu rất chí lý trong thư gửi tín hữu Ga-lát. Câu này có thể giúp cho các bậc hữu trách trong vấn đề đàn hát suy nghĩ mà thận trọng hơn, trong việc chiều theo thị hiếu không mấy thích đáng của những người trẻ : “Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô”. (Gl 1,10).


Tác giả: Đỗ Xuân Quế, Lm

http://www.dunglac.org/

nhoccon
31-12-2008, 08:04 AM
e cũng đồng ý với ý kiến của giusehien, kô nên đưa các laọi nhạc cụ : trống điện tử, gita điện ... vào trong thánh lễ. e nhớ kô lầm thì hồi còn nhỏ, e có dọc về tài liệu này rồi. những điệu nhạc như kiểu khiêu vũ thì kô được phép sử dụng trong thánh lễ : vanse. bolero...
vậy mà e vẫn còn thấy nhiều nhà thò khi trong thánh lễ, vẫn sử dụng nhạc cụ mà GH đang cấm sử dụng trong thánh lễ, các bài hát mang am hửơng rất ư nhộn nhịp. nhưng có một bài hát trong đêm lễ Phục Sinh, sau khi đọc Bài Đọc : nói về Biến Cố Vượt Qua cảu sách Xh, e kô nhớ tựa đề bài hát đó. nhưng có một đoạn :"... ta vang lời ca, vì uy danh Ngài cao cả , chiến mã với kỵ binh, Ngài đã...." thì khi hát bài này, trống ,đàn nổi lên nghe rất hùng dũng, cứ như đội quân đang xuất trận vậy. bản thân e cũng art61 phấn khởi khi được nghe bài này, và rất thích nũa. nhưng kô biết bài hát này có bị vi phạm luật của HT kô ?
nhưng nói cho cùng, trong thánh lễ, cũng đừng có nên sử dụng các loại nhạc cụ điện tử, nghe nó giả tạo lắm, và kô đưa người ta đến sự tập trung cao độ trong Bí Tích Thánh Thể được.
mà sao e thấy HDGM VN vẫn còn thấy để ngỏ chuyện này, vẫn để các LM trẻ tự ý làm theo ý nghi riêng của mình.
lần đầu tiên e nhảy vào đây, nếu kô phai thi xin mọi người đừng cười chê e nhé,

vũng_nước
22-03-2009, 01:46 AM
Nếu ở nhà nghe nhạc thánh ca vào đời mà giúp mình đến với chúa thì cũng không sao.
Nhất là tuổi trẻ ở Mỹ này thì hợp với nhạc vào đời lắm.
Đừng lố lăng qúa thôi.

Trong Nhà thờ thì nhất định phải theo luật về THÁNH NHẠC phụng vụ.

Vicente Hạnh

bichduyen
12-04-2009, 03:37 PM
Ở nhà thờ của tớ thì chỉ sử dụng organ thôi. Đệm đàn thì phải đệm bằng cả tay trái chứ không mở điệu tự động. Được cái là cây organ nhà thờ tớ có 2 tầng (cho 2 tay) và có phần bass (cho chân trái), pedal chỉnh âm lượng (chân phải) nên đệm cho các bài hát có tiết tấu nhanh hay chậm đều ok cả.

Trong 1 số lễ trọng (Ví dụ như lễ Phục Sinh) thì ca đoàn tớ chơi thêm 1 dàn trống và 2 cây guitar điện (1 solo, 1 bass). Cũng khá là xập xình nhưng lại tăng thêm phần long trọng cho buổi lễ. Việc chơi thêm các nhạc cụ này rất hạn chế thôi (hầu như 1 năm chỉ có 2 lễ là như vậy, không kể lễ cưới của thành viên trong ca đoàn).

Riêng việc đệm đàn trong phụng vụ, tớ thấy dùng tiếng đàn nhà thờ (church organ) là hay nhất, hoặc ít ra là dùng các tiếng của bộ dây (string) hoặc piano. Cứ mở điệu xập xình nghe giống phòng trà lắm.

bau123
15-04-2009, 12:17 PM
Mình thấy ở chỗ mình Đức Cha cho thành lập một ban nhạc phục vụ Thánh lễ bao gồm organ, gitar ,bass...mình thấy Thánh Ca trong Thánh lễ đóng vai trò rất quan trọng làm cho Thánh lễ trang trọng và ý nghĩa hơn,những phong cách nhạc như album ''Một Chút'' của Tam Ca Áo Trắng theo mình có thể là phục vụ trong Thánh lễ được.

dominico_dung
18-04-2009, 12:34 AM
Xin được có chút thiển ý: thấy các sáng tác Thánh Ca giờ cứ tre trẻ làm sao í, khó hát, khó nhớ, không nhập tâm lắm,... cả về âm điệu lẫn ca từ. Nên chẳng trách khi đưa các loại nhạc cụ hiện đại vào để phối khí_hòa âm_đệm hát vẫn cứ hòa quyện mà không rời rạc, lạc lõng.
Thời nhỏ, mỗi khi đi chầu Mình Thánh, tôi nằm lòng : "Đây Lòng Chúa Ái Tuất không bến bờ...", rồi không lần nào không xúc động đến chực rơi nước mắt khi hát đến câu: "... từ nay con quyết sống tình yêu Chúa...". Giờ thỉnh thoảng được hát lại trong giờ Chầu Mình Thánh bỗng ấm cúng làm sao.
Xin lượng thứ nếu nhận xét có phần lệch lạc.
Xin Cám ơn


https://thanhcavietnam.net/ThanhCaVN/?url=Download,8975,RP89-FD0E8EB909613144
(bài hát vừa được TCVN cập nhật)

bichduyen
19-04-2009, 10:59 AM
Tớ nghĩ việc bạn thấy các bài thánh ca ngày này 'cứ tre trẻ làm sao í' là nhận xét dành cho những bài thánh ca có tiết điệu nhanh, vui tươi. Những bài thánh ca này cũng cần thiết như những bài hát tâm tình mà bạn có nhắc đến. Tùy hoàn cảnh, ý lễ mà ta chọn bài này hay bài khác. Cũng giống như bạn chọn quần áo để đi đám tang và đám cưới phải khác nhau. Thế thôi.

Guilenguyen
09-06-2009, 12:54 PM
Tùy bài thôi à, đâu phải lúc nào thánh ca cũng chậm rãi cả đâu. Cần có cái nhìn rộng hơn nữa bạn ạ !

Angelus
30-08-2009, 10:22 PM
Mình thấy Thánh ca, bài nào cũng hay...